Chương II kế toán nguồn vốn hoạT ĐỘng của ngân hàng thưƠng mạI


Kế toán công cụ lao động và vật liệu



tải về 2.26 Mb.
trang12/22
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích2.26 Mb.
#25426
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   22

2. Kế toán công cụ lao động và vật liệu

2.1. Cơ chế quản lý CCLĐ và vật liệu


CCLĐ và vật liệu là các tài sản, dụng cụ làm việc như bàn ghế, các thiết bị văn phòng và các vật liệu văn phòng, ấn chỉ không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ. Việc mua sắm CCLĐ và vật liệu ở đơn vị ngân hàng phải dựa trên kế hoạch và dự toán mua sắm theo năm, quý, tháng do thủ trưởng đơn vị duyệt. Khi hoàn thành việc mua sắm, chi nhánh phải lập quyết toán gửi hội sở chính.

Giá trị CCLĐ và vật liệu là giá mua trên hoá đơn trừ đi chiết khấu, giảm giá (nếu có) cộng với các chi phí hợp lý có liên quan. Giá trị CCLĐ khi xuất dùng đều phải được phân bổ đầy đủ vào chi phí theo đúng phương pháp. các vật liệu dùng cho hoạt động hàng ngày như vật liệu văn phòng, giấy tờ in, bóng đèn... là những vật liệu giá trị thấp, tiêu hao nhanh nên khi xuất dùng sẽ được ghi thẳng vào chi phí về vật liệu và giấy tờ in thuộc hoạt động quản lý và công vụ. Việc xuất dùng CCLĐ trong ngân hàng không phát sinh thường xuyên như các loại hình doanh nghiệp khác nên ngân hàng thường áp dụng cách phẩn bổ ngay 100% giá trị CCLĐ xuất dùng vào chi phí. Trường hợp tại một thời điểm xuất dùng một số lượng lớn CCLĐ, để phản ánh đúng tình hình sử dụng và không làm tăng chi phí quá lớn tại một kỳ kế toán thì sẽ được hạch toán thông qua tài khoản chi phí chờ phân bổ để phân bổ dần theo thời gian sử dụng.

Việc quản lý CCLĐ cũng giống như quản lý TSCĐ, kế toán phải hạch toán theo dõi về giá trị và các bộ phận khác như hành chính, quản trị phải mở sổ theo dõi về hiện vật, đồng thời định kỳ phải kiểm kê để thanh lý hoặc xử lý kịp thời những CCLĐ bị mất mát hoặc hư hỏng không sử dụng được nữa.

Khi thanh lý CCLĐ phải lập hội đồng thanh lý và phải có biên bản đầy đủ, số tiền thu được từ thanh lý được ghi vào thu nhập của ngân hàng.


2.2 Tài khoản và chứng từ sử dụng

2.2.1. Tài khoản sử dụng


- TK Công cụ lao động đang dùng (TK 311)

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị CCLĐ đang dùng của ngân hàng.

Bên Nợ ghi giá trị CCLĐ đưa ra sử dụng

Bên Có ghi giá trị CCLĐ xuất khỏi tài sản của ngân hàng

Số dư Nợ phản ánh giá trị CCLĐ đang dùng

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại CCLĐ

- TK Giá trị CCLĐ đang dùng đã ghi vào chi phí (TK 312)

Tài khoản này dùng để phản ánh việc phân bổ giá trị CCLĐ đang dùng vào chi phí của ngân hàng.

Bên Có ghi giá trị CCLĐ đưa ra sử dụng được phân bổ vào chi phí

Bên Nợ ghi giá trị CCLĐ xuất khỏi tài sản của ngân hàng

Số dư Có phản ánh giá trị CCLĐ đang dùng đã phân bổ vào chi phí

Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết



- TK Vật liệu (TK 313)

Tài khoản này dùng để phản ánh các loại vật liệu sử dụng ở ngân hàng như vật liệu văn phòng, giấy tờ in, phụ tùng thay thế....

Bên Nợ ghi giá trị vật liệu nhập kho

Bên Có ghi giá trị vật liệu xuất kho

Số dư Nợ phản ánh giá trị vật liệu tồn kho

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng nhóm hoặc loại vật liệu

2.2.1.. Chứng từ

Ngoài các chứng từ thông thường phản ánh các chi phí mua sắm CCLĐ, vật liệu bằng tiền mặt hoặc thanh toán không dùng tiền mặt, trong kế toán CCLĐ và vật liệu còn sử dụng các chứng từ gốc như hoá đơn mua hàng, phiếu nhập, xuất kho, bảng quyết toán mua sắm vật liệu và CCLĐ.


2.2. Quy trình kế toán CCLĐ và vật liệu


2.2.1. Kế toán mua và xuất dùng vật liệu, CCLĐ

Khi trả tiền mua vật liệu hoặc CCLĐ, căn cứ vào chứng từ thanh toán:

Nợ: TK Vật liệu (TK313) (nếu nhập kho vật liệu)

Nợ: TK CCLĐ dang dùng (TK 311) (nếu mua về xuất dùng ngay)

Có: TK thích hợp

Nếu ngân hàng tam ứng tiền cho cán bộ để đi mua vật liệu và CCLĐ thì phải căn cứ vào háo đơn mua hàng để thanh toán số tạm ứng cho cán bộ đứng tên tạm ứng trước đây.

Khi xuất dùng cho các đối tượng sử dụng:

Căn cứ vào phiếu xuất kho:

Nợ: TK CCLĐ dang dùng (TK311) (nếu là xuất CCLĐ)

Nợ: TK chi vật liệu và giấy tờ in (TK 861) (nếu xuất vật liệu)

Có: TK Vật liệu (TK 313)

Đối với CCLĐ, khi xuất dùng kế toán phải lập phiếu chuyển khoản để phân bổ vào chi phí (phân bổ ngay 100% khi xuất dùng).

- Nếu giá trị nhỏ, phân bổ ngay toàn bộ vào chi phí:

Nợ: TK chi về CCLĐ (TK 874)

Có: TK Giá trị CCLĐ đang dùng đã ghi vào chi phí (TK 312)

- Nếu giá trị xuất dùng lớn sẽ hạch toán vào chi phí chờ phân bổ và định kỳ sẽ phân bổ dần vào chi phí trong suốt quá trình sử dụng.

Khi xuất dùng, ghi:

Nợ: TK chi phí chờ phân bổ (TK 388)

Có: TK Giá trị CCLĐ đang dùng đã ghi vào chi phí (TK 312)

Định kỳ lập phiếu chuyển khoản phân bổ vào chi phí:

Nợ: TK chi về CCLĐ (TK 874)

Có: TK chi phí chờ phân bổ (TK 388)



2.2.2. Kế toán khi thanh lý CCLĐ

Các CCLĐ không sử dụng được nữa phải tiến hành thanh lý. Khi thanh lý CCLĐ ngân hàng cũng phải lập hội đồng thanh lý và lập biên bản thanh lý, kế toán lập phiếu chuyển khoản hạch toán:

Nợ: TK Giá trị CCLĐ đang dùng đã ghi vào chi phí (TK 312)

Có: TK CCLĐ dang dùng (TK311)

Nếu bán phế liệu khi thanh lý, số tiền thu từ bán phế liệu sẽ ghi:

Nợ: TK thích hợp



Có: TK thu khác

Câu hỏi và bài tập:

1- Việc xác định tiêu chuẩn, nguyên giá và hạch toán TSCĐ trong NH theo chuẩn mực kế toán Việt Nam có sự khác biệt gì với chuẩn mực kế toán quốc tế?

2- Hãy làm rõ các trường hợp làm tăng, giảm TSCĐ tại một chi nhánh NHTM? Mỗi trường hợp tăng, giảm đó sẽ dẫn đến những biến động gì về tài sản và nguồn vốn ở chi nhánh và tại hội sở chính của ngân hàng? Qua đó làm rõ cơ chế quản lý nguồn vốn hình thành TSCĐ trong từng NHTM?

3- Hãy nêu các bút toán cần hạch toán khi chuyển một TSCĐ đã đưa vào sử dụng thành CCLĐ và ngược lại?

4- Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh sau tại chi nhánh NHTM X:

(1) NH được Hội sở chính duyệt quyết toán mua sắm một số máy vi tính trị giá 20 triệu đồng; số chi phí bất hợp lý không được duyệt quyết toán phải thu hồi từ người tạm ứng đi mua là1 triệu đồng. Trước đây, Hội sở đã tạm cấp vốn cho chi nhánh để mua và người đứng tên tạm ứng là ông Hùng (cán bộ NH); đồng thời NH xuất số máy tính này ngay cho Phòng tiết kiệm số 3 sử dụng.


(2) Nhận một ô tô từ chi nhánh NH khác trong cùng hệ thống điều chuyển đến theo lệnh của NH cấp trên, nguyên giá 300 triệu đồng, đã khấu hao cơ bản 30 triệu đồng. Chi phí liên quan đến việc bàn giao mà NH phải chi ra là 3 triệu đồng. Trong ngày, NH nhận được đủ các chứng từ thanh toán của NH điều chuyển tài sản.

Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương