Chương II kế toán nguồn vốn hoạT ĐỘng của ngân hàng thưƠng mạI


Kế toán các khoản chi phí của ngân hàng



tải về 2.26 Mb.
trang15/22
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích2.26 Mb.
#25426
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   22

2.2. Kế toán các khoản chi phí của ngân hàng

2.2.1. Nguyên tắc và phương pháp hạch toán chi phí trong NHTM

Khi hạch toán các khoản chi phí phải tuân thủ các quy định sau:


- Các ngân hàng phải chấp hành nghiêm túc chế độ quản lý tài chính của Nhà nước trong quá trình chi tiêu. Xây dựng và thực hiện kế hoạch, định mức chi tiêu hợp lý để đảm bảo tiết kiệm nhưng vẫn không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Loại tài khoản phản ánh chi phí trong kỳ kế toán luôn phản ánh số phát sinh bên Nợ và dư Nợ, cuối kỳ số dư có được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản kết quả kinh doanh và không còn số dư.

- Lỗ phát sinh do thanh lý, nhượng bán TSCĐ được xác định bằng số chênh lệch âm giữa thu nhập với chi phí thanh lý, nhượng bán cộng giá trị còn lại của TSCĐ. Số lỗ này được ghi nhận là chi phí nhượng bán, thanh lý TSCĐ.

- Đối với các khoản thu nhập từ các hoạt động mua bán chứng khoán, vàng, ngoại tệ... chỉ hạch toán phần chênh lệch giữa giá mua và bán (không phản ánh tổng số tiền bán thu được), số lãi về trái phiếu, tín phiếu hoặc cổ phiếu.

- Cuối năm, khi lập báo cáo tài chính thì các khoản phát sinh từ giao dịch nội bộ (chi trả lãi tiền gửi, tiền vay nội bộ) phải loại trừ. Tổng chi tiền lãi nội bộ phải bằng tổng thu tiền lãi nội bộ trong hệ thống.

- Các khoản sau đây không được hạch toán vào chi phí mà phải sử dụng đúng nguồn để bù đắp:


+ Tiền phạt phải nộp Ngân sách Nhà nước do vi phạm luật thuế hoặc vi phạm các chế độ khác (nghĩa vụ báo cáo, nghĩa vụ khác...)

+ Các khoản phải trả khách hàng về những thiệt hại vật chất do ngân hàng gây ra (chậm trễ trong việc chi trả tiền, vi phạm hợp đồng đã thoả thuận ...)

+ Các khoản mất mát, tổn thất tài sản do lỗi của các cá nhân, tập thể ngân hàng gây ra.

+ Các khoản mua sắm TSCĐ, xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn XDCB.

+ Các khoản chi vượt chế độ, vượt định mức hoặc không hợp lý

+ Các khoản chi thuộc nguồn vốn khác (bù đắp rủi ro, khen thưởng, chi phúc lợi, ủng hộ các tổ chức và cá nhân...).

Trong hạch toán các khoản chi phí cũng có thể áp dụng các phương pháp hạch toán trực tiếp khi phát sinh nghiệp vụ, hạch toán dồn tích hoặc hạch toán qua chi phí chờ phân bổ. Tuy nhiên, do tính chất đa dạng của các khoản chi phí và yêu cầu quản lý nên phải căn cứ vào tính chất cụ thể của từng khoản chi để hạch toán theo đúng chế độ. Trong quá trình hạch toán phải đảm bảo phù hợp với quá trình phát sinh chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để thực hiện nghiệp vụ cũng như đánh giá đúng kết quả kinh doanh của ngân hàng qua các thời kỳ.

Từ đó, nhiệm vụ cơ bản của kế toán chi tiêu là phải xác định đúng nội dung, tính chất các khoản chi để hạch toán đúng, kịp thời vào tài khoản thích hợp, chấp hành tốt kế hoạch tài chính, giám đốc các khoản chi theo đúng chế độ của Nhà nước và các quy định của ngành với mục tiêu tiết kiệm chi phí để góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng.


2.2.2. Nội dung các khoản chi phí của NHTM


Các khoản chi phí của ngân hàng rất phong phú, đa dạng. Có các khoản chi thuộc về nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ như trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, có những khoản chi mang tính chất chi dịch vụ (chi dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, chi uỷ thác...), chi cho quá trình sản xuất gia công, chế tác vàng bạc, đá quý và các khoản chi cho hoạt động nội bộ của bộ máy ngân hàng (chi về tài sản, chi phí nhân viên, công vụ, chi quản lý...). Sau dây đề cập đến các khoản chi chủ yếu của NHTM hiện đang áp dụng:

a. Chi phí cho nghiệp vụ kinh doanh: Bao gồm các khoản chi phí phát sinh trong nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Cụ thể là:

- Trả lãi tiền gửi và các giấy tờ có giá là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí của ngân hàng. Khoản chi này phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu vốn huy động và mức lãi suất phải trả.

- Trả lãi tiền vay là số lãi phải trả cho các khoản vay từ NHNN hoặc các tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài.

- Chi cho hoạt động dịch vụ như dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; cước phí tham gia mạng viễn thông; chi uỷ thác, đại lý; chi cho dịch vụ tư vấn, môi giới...

- Chi về hoạt động kinh doanh ngoại hối bao gồm các khoản chi trực tiếp cho hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ; phí nhờ tiêu thụ ngoại tệ, mua bán các bản tin phục vụ cho việc kinh doanh ngoại tệ, chi phí vận chuyển, đóng gói, bảo quản, chế tác vàng, bạc, ...

- Chi về các hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh chứng khoán, cho thuê tài chính,...



b. Chi phí cho nhân viên và chi phí quản lý: Bao gồm các khoản chi cho các hoạt động của bộ máy ngân hàng. Nội dung các khoản chi này là:

- Chi lương và phụ cấp cho cán bộ công nhân viên ngân hàng theo chế độ quy định.

- Các khoản chi để đóng góp theo lương như chi nộp bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, nộp kinh phí công đoàn và các khoản chi đóng góp khác theo chế độ.

- Chi trợ cấp như trợ cấp khó khăn, trợ cấp thôi việc và trợ cấp khác theo quy định.

- Chi trang phục giao dịch và phương tiện bảo hộ lao động.

- Chi hoạt động quản lý và công vụ như chi về vật liệu giấy tờ in, chi công tác phí, chi đào tạo huấn luyện nghiệp vụ, chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, chi bưu phí và điện thoại, chi xuất bản tài liệu tuyên truyền quảng cáo, chi phí quản lý khác.



c. Chi về tài sản: Bao gồm chi khấu hao cơ bản tài sản cố định, bảo dưỡng và sửa chữa tài sản, xây dựng nhỏ, mua sắm công cụ lao động, bảo hiểm tài sản, thuê tài sản.

d. Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí: Gồm chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí.

e. Chi phí dự phòng, bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi: Bao gồm các khoản chi dự phòng giảm giá vàng, ngoại tệ, giảm giá chứng khoán, giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ khó đòi, dự phòng cho dịch vụ thanh toán, chi nộp bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng

f. Chi phí khác: Thường là các khoản chi phí bất thường như chi về thanh lý tài sản, các khoản lỗ do các sự kiện hay nghiệp vụ riêng biệt của đơn vị, các khoản chi bị bỏ sót từ năm trước...

2.2.3. Kế toán toán các khoản chi


2.2.3.1. Kế toán các khoản chi phí trực tiếp

Các khoản chi phí trực tiếp thường phát sinh theo từng lần và được hạch toán trực tiếp vào chi phí của ngân hàng mà không qua tài khoản dự trả hoặc chờ phân bổ như trả lãi từng lần theo tháng hoặc theo món với thời hạn ngắn, chi khấu hao TSCĐ, chi lương hàng tháng cho cán bộ CNV, chi quản lý và công vụ, chi nộp thuế và lệ phí... Các khoản chi này gắn liền với hoạt đọng kinh doanh hàng ngày của các NHTM. Khi hạch toán các khoản chi phí này đồi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo đúng chế độ tài chính của ngân hàng và của Nhà nước. Căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, hợp pháp sau khi đã được giám đốc ngân hàng và trưởng kế toán duyệt, kế toán ghi:

Nợ: TK chi phí thích hợp (theo đúng nội dung, tính chất của khoản chi)

Có: TK thích hợp (theo hình thức thanh toán)

Trong trường hợp tạm ứng cho cán bộ ngân hàng để tiến hành các khoản chi mua sắm, đi công tác... phải hạch toán vào tài khoản tạm ứng đứng tên người đã tạm ứng. Khi hoàn thành công việc, người tạm ứng phải nộp đầy đủ kịp thời chứng từ để thanh toán tạm ứng. Căn cứ vào chứng từ và chế độ tài chính, kế toán tính toán chính xác số chi phí được thanh toán để hạc toán vào tài khoản chi phí thích hợp. Số đã tạm ứng thừa, cá nhân người tạm ứng phải hoàn trả kịp thời; nếu số được thanh toán lớn hơn số đã tạm ứng, sẽ chi trả tiếp cho người được hưởng.

2.2.3.2. Kế toán các khoản chi phí dự trả

Phương pháp này thường áp dụng để hạch toán đối với số lãi phải trả cho số tiền gửi, các giấy tờ có giá mà ngân hàng đã phát hành, lãi tiền vay, lãi trả cho vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho các công cụ tài chính phái sinh... trong trường hợp trả lãi sau hoặc định kỳ trả lãi không trùng với kỳ hạch toán. Trong đó, lãi dự trả được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ, thể hiện số lãi dồn tích mà ngân hàng đã hạch toán vào chi phí những chưa chi trả cho khách hàng. Theo phương pháp này, định kỳ (ngày, tháng hoặc cuối kỳ kế toán) dựa trên số dư nợ hoặc giá trị các công cụ tài chính phái sinh, thời gian tính lãi và lãi suất thực tế từng kỳ để xác định số lãi phải trả và hạch toán

Nợ: TK chi trả lãi thích hợp

Có: TK lãi phải trả (cho tiền gửi, cho phát hành GTCG, cho tiền vay, cho vốn tài trợ uỷ thác, cho công cụ tài chính phái sinh)

Đến hạn trả lãi, căn cứ vào số lãi thực trả, kế toán ghi:

Nợ: TK lãi phải trả (cho tiền gửi, cho phát hành GTCG, cho tiền vay, cho vốn tài trợ uỷ thác, cho công cụ tài chính phái sinh)

Có: TK thích hợp (tiền gửi của KH, tiền mặt...)

Trường hợp đáo hạn số tiền gửi hoặc giấy tờ có giá đến hạn nhưng khách hàng không đến rút tiền, thì số lãi dự trả sẽ được nhập vào gốc và kế toán sẽ chuyển sang kỳ hạn tiền gửi có thời hạn tương ứng.

Trường hợp khách hàng rút tiền gửi trước hạn, tuỳ theo quy định của ngân hàng và thời gian gửi thực tế để áp dụng mức lãi suất phù hợp (thấp hơn mức lãi suất đã thoả thuận - lãi suất phạt rút trước hạn). Sau khi xác định được số lãi thực tế phải trả, số lãi dự trả đã tính lớn hơn thì kế toán lập chứng từ để hạch toán giảm chi số chênh lệch lãi còn lại:

Nợ: TK tiền gửi, phát hành GTCG (số tiền gốc)

Nợ: TK lãi phải trả (số lãi trả cho KH)

Có: TK thích hợp (số tiền gốc và số lãi KH được hưởng)

Đồng thời ghi:

Nợ: TK lãi phải trả

Có: TK chi trả lãi (số chênh lệch giảm chi)

2.2.3.3. Kế toán chi phí chờ phân bổ

Phương pháp hạch toán chi phí chờ phân bổ áp dụng để phân bổ đều cho các kỳ kế toán (thường là theo tháng) các khoản chi phí tính hoặc trả trước cho một nghiệp vụ phát sinh tại một thời điểm nhưng có liên quan tới một khoảng thời gian trong tương lai. Chẳng hạn như lãi trả trước cho giấy tờ có giá mà ngân hàng phát hành ra để huy động vốn, xuất một số lượng lớn công cụ lao động ra sử dụng, lãi tính trước cho khoản đi thuê tài chính... Việc tính phân bổ thường là tính bình quân cho số kỳ cần phân bổ.

- Khi phát sinh số chi phí chờ phân bổ, căn cứ vào chứng từ kế toán sẽ ghi:

Nợ: TK chi phí chờ phân bổ

Có: TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi của KH, nợ phải trả...)

- Căn cứ vào số kỳ phân bổ, để xác định số chi phí phân bổ cho mỗi kỳ theo công thức:



Số chi phí phân bổ hàng kỳ

=

Tổng số chi phí thực tế phát sinh

Số kỳ phân bổ

Nợ: TK chi phí thích hợp

Có: TK chi phí chờ phân bổ

2.2.3.4. Kế toán chi dự phòng, bảo hiểm

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thường phát sinh những rủi ro gây thất thoát tài sản đe doạ tới sự ổn định hoạt động của ngân hàng. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng rất đa dạng, những có một số rủi ro mà ngân hàng có thể dự đoán trước được từ nhận biết những dấu hiệu từ phía đối tác, từ biến động thị trường như rủi ro tín dụng, rủi ro giảm giá chứng khoán đầu tư, giảm giá ngoại tệ, rủi ro trong các nghiệp vụ thanh toán... Để tránh những tác động bất thường do những rủi ro này gây ra, các ngân hàng cần trích lập một khoản dự phòng thoả đáng để bù đắp tính vào chi phí hoạt động của mình. Tuy nhiên, các loại rủi ro có nguyên nhân và mang đặc điểm khác nhau theo sự vận động của đối tượng kinh doanh. Rủi ro tín dụng khi số tiền ngân hàng cấp cho một khách hàng nào đó nhưng không thu hồi được, rủi ro kinh doanh chứng khoán và ngoại tệ phát sinh khi số chứng khoán hoặc ngoại tệ mà ngân hàng mua vào những chưa bán ra bị giảm giá, rủi ro đầu tư khi giá thị trường của khoản mục đầu tư này giảm giá trị... Từ đó, việc trích lập và sử dụng số dự phòng rủi ro cũng có nội dung và phương pháp tính toán, hạch toán khác nhau.



a- Kế toán dự phòng rủi ro nợ phải thu khó đòi

Loại rủi ro này chủ yếu liên quan đến các khoản nợ khó đòi trong hoạt động tín dụng và từ những tài sản có khác mà ngân hàng có nguy cơ không thu hồi được. Việc tính toán số dự phòng cho loại rủi ro này phải trên cơ sở đánh giá chất lượng tín dụng và phân loại các tài sản theo từng nhóm để trích dự phòng theo những tỷ lệ thích hợp. Thông lệ quốc tế, định kỳ người ta phân loại tài sản của ngân hàng ra làm các loại: Tài sản chất lượng bình thường, kém chất lượng, chất lượng xấu còn khả năng thu hồi, khó thu hồi và không thể thu hồi để tiến hành trích dự phòng. ở Việt Nam hiện nay, việc dự phòng cũng đang từng bước tiếp cận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Trong đó, dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ỏ cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của NHTM khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại nợ các khoản nợ cụ thể để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Ngân hàng phân các khoản nợ tín dụng làm 5 nhóm:

- Nhóm 1: Bao gồm các khoản nợ đủ tiêu chuẩn gồm các khoản nợ trong hạn mà ngân hàng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng 1 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn và 3 tháng đối với nợ ngắn hạn và được đánh giá là có khả năng trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ cấu lại. Tỷ lệ trích dự phòng cho nhóm này là 0%,

- Nhóm 2: Là nhóm nợ cần chú ý gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại và các khoản nợ khác theo quy định phải phân loại lại vào nhóm này. Tỷ lệ dự phòng cho nhóm nợ này là 5%.

- Nhóm 3: Tỷ lệ dự phòng là 20%, gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại và các khoản nợ khác phải phân loại vào nhóm này theo quy định.

- Nhóm 4: Tỷ lệ dự phòng là 50%, gồm các khoản nợ quá thời hạn từ 181 đến 360 ngày; khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; các khoản nợ khác bị phân loại vào nhóm này theo quy định.

- Nhóm 5: Tỷ lệ dự phòng là 100%, gồm các khoản nợ quá thời hạn trên 360 ngày; nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; các khoản nợ khác bị phân loại vào nhóm này theo quy định. Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng theo khả năng tài chính của ngân hàng.

Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với ngân hàng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì các khoản nợ còn lại của khách hàng đó phải chuyển sang các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. Trường hợp các khoản nợ, kể cả nợ trong hạn và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại mà ngân hàng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì ngân hàng chủ động quyết định phân loại vào nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

Những ngân hàng có đủ khả năng và điều kiện thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính phải xây dựng chính sách phân loại nợ để trích lập dự phòng rủi ro theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và được NHNN chấp thuận. Trường hợp này, việc phân loại nợ cũng gồm 5 nhóm như sau:

- Nhóm 1: Là nhóm nợ đủ tiều chuẩn, bao gồm các khoản nợ mà ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Tỷ lệ trích dự phòng cho nhóm này là 0%,

- Nhóm 2: Là nhóm nợ cần chú ý, gồm các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Tỷ lệ dự phòng cho nhóm nợ này là 5%

- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, tỷ lệ dự phòng là 20%. Gồm các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, tỷ lệ dự phòng là 50%. Gồm các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là khả năng tổn thất cao.

- Nhóm 5: Là nợ có khả năng mất vốn gồm các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Tỷ lệ dự phòng là 100%.

Ngoài việc phân loại nợ theo các nhóm, ngân hàng phải xác định giá trị tài sản bảo đảm trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ quy định với giá trị được sử dụng để tính theo từng loại tài sản bảo đảm. Từ đó, xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích theo công thức:

R = max {0, (A- C)} x r

Trong đó: R là số tiền dự phòng cụ thể phải trích; A là giá trị của khoản nợ; C là giá trị tài sản bảo đảm; r là tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

Đối với khoản dự phòng chung, ngân hàng trích lập bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Ngoài ra, số lãi phải thu mà ngân hàng đã tính dự thu nhưng quá hạn không thu được cũng phải trích dự phòng. Đối với các khoản thanh toán được xác định theo tỷ lệ chung tính trên số nợ phải thu từ dịch vụ này.

Sau khi tính toán số dự phòng phải trích, kế toán hạch toán số dự phòng phải trích vào chi phí của ngân hàng, ghi:

Nợ: TK chi dự phòng

Có: TK dự phòng (phải thu khó đòi; dự phòng lãi phải thu,...).

Số dự phòng đã trích, tuỳ theo quy định của từng ngân hàng có thể được chuyển về quản lý tập trung tại hội sở chính hoặc giao cho chi nhánh quản lý nhưng việc sử dụng số dự phòng để bù đắp rủi ro vẫn phải được Hội đồng xử lý rủi ro phê duyệt. Định kỳ theo quy định, kế toán tính toán lại số dự phòng phải trích và so sánh với số dự phòng đã trích để xử lý. Nếu số phải trích lớn hơn số đã trích sẽ trích thêm số chênh lệch còn thiếu, nếu số phải trích thấp hơn số đã trích, tuỳ theo quy định của NHNN và Bộ Tài chính số chênh lệch thừa này phải hoàn nhập hoặc được giữ lại để làm nguồn vốn kinh doanh sau này. Riêng số dự phòng lãi phải thu và dự phòng cho thanh toán khi thu được phải hoàn nhập số dự phòng đã trích. Khi các NHTM phải hoàn nhập lại số chênh lệch dự phòng thừa hoặc số dự phòng lãi phải thu, dự phòng thanh toán không sử dụng đến sẽ hạch toán:

Nợ: TK dự phòng (phải thu khó đòi, dự phòng lãi phải thu...)

Có: TK chi dự phòng

Việc sử dụng số dự phòng để bù đắp rủi ro được thực hiện khi số nợ bị thất thoát không thu hồi được và được xác định theo từng định kỳ trên cơ sở sự phê chuẩn của hội đồng xử lý rủi ro. Căn cứ vào biên bản xử lý rủi ro và các khoản nợ được xử lý, kế toán lập chứng từ hạch toán:

Nợ: TK dự phòng (phải thu khó đòi, lãi phải thu)

Có: TK thích hợp (nợ quá hạn, nợ phải thu, lãi phải thu)

Trường hợp quỹ dự phòng được quản lý tập trung tại hội sở chính, thì chi nhánh sẽ được hội sở chuyển tiền để xử lý số nợ được xử lý. Số nợ đã xử lý vẫn phải tiếp tục được theo dõi trên các tài khoản ngoại bảng để đôn đốc thu, sau thời gian quy định không thể thu được mới được xem xét để xuất khỏi sổ sách. Trường hợp số nợ đã xử lý, sau đó thu được sẽ ghi nhận như một khoản thu nhập bất thường của ngân hàng.

b- Kế toán dự phòng giảm giá

Loại dự phòng rủi ro này xuất phát từ biến động thị trường dẫn đến số tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ bị giảm giá trị so với giá mua vào. Trong đó phổ biến là giảm giá chứng khoán, giảm giá ngoại tệ kinh doanh, giảm giá các khoản đầu tư, giảm giá hàng tồn kho vàng, bạc đá quý.... Định kỳ đánh giá theo quy định hoặc trước khi lập cân đối kế toán, ngân hàng phải căn cứ vào giá thị trường của số chứng khoán kinh doanh, số ngoại tệ mua vào chưa bán ra, khoản mục đầu tư và lượng hàng tồn kho để so sánh với giá khi mua vào. Nếu giá thị trường giảm thấp hơn giá mua vào, kế toán phải trích lập dự phòng giảm giá cho những tài sản này theo công thức:




Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho, ngoại tệ, CK, khoản đầu tư

=

Lượng hàng tồn kho, số ngoại tệ, CK mua vào chưa bán ra, khoản đầu tư

x

Giá thị trường của HH, CK, tỷ giá thị trường, giá thị trường của khoản đầu tư

-

Giá thực tế khi mua vào của số HH, CK, ngoại tệ, giá trị thực tế khi đầu tư

Nếu giá thị trường của các khoản mục trên giảm thấp hơn giá thực tế mua vào, kế toán hạch toán trích dự phòng bởi bút toán:

Nợ: TK chi dự phòng (giảm giá vàng, ngoại tệ, CK, hàng tồn kho...)

Có: TK dự phòng giảm giá thích hợp

Khi số vàng, bạc, ngoại tệ, chứng khoán, hàng hoá được bán ra, khoản mục đầu tư được chuyển nhượng sẽ xử lý:

- Nếu giá bán thấp hơn giá mua thì sử dụng số dự phòng đã trích để bù đắp:

Nợ: TK dự phòng giảm giá

Có: TK thích hợp (TT mua bán ngoại tệ, mua bán CK....)

- Nếu giá bán cao hơn giá mua thì phải hoàn nhập số dự phòng đã trích:

Nợ: TK Dự phòng giảm giá

Có: TK chi dự phòng giảm giá



c- Kế toán chi bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng

Theo quy định của Luật các TCTD, để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền các NHTM và TCTD phải có trách nhiệm tham gia bảo toàn hoặc bảo hiểm tiền gửi. Đối tượng và mức bảo hiểm tuỳ theo quy định của Nhà nước cho phù hợp với mỗi thời kỳ. Hiện nay, đối tượng bảo hiểm tiền gửi chủ yếu là các tầng lợp dân cư và mức bảo hiểm tối đa là 30 triệu đồng. Để tham gia bảo hiểm, các NHTM phải nộp phí bảo hiểm theo quy định trên cơ sở số tiền cần được bảo hiểm và mức phí bảo hiểm theo quy định. Thông lệ quốc tế, mức phí bảo hiểm phụ thuộc vào chính sách bảo hiểm và tình trạng lành mạnh của từng ngân hàng hay TCTD. Đến kỳ nộp bảo hiểm, kế toán tính toán tổng số tiền gửi cần bảo hiểm và phí bảo hiểm để xác định số phí phải nộp:



Số phí bảo hiểm phải nộp trong kỳ

=

Tổng số tiền gưỉ cần bảo hiểm

x

Tỷ lệ phí

Khi nộp bảo hiểm, kế toán ghi:

Nợ: TK chi bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi

Có: TK thích hợp (TG tại NHNN, TT bù trừ...)

2.2.3.5. Kế toán chi phí bằng ngoại tệ:

Cũng giống như các khoản thu nhập bằng ngoại tệ, hàng ngày kế toán phải quy đổi số chi phí tính bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam thông qua nghiệp vụ bán ngoại tệ để hoà vào cân đối chung theo một trong hai phương pháp:

- Nếu quy đổi theo từng nghiệp vụ, khi phát sinh chi phí ghi:

Nợ: TK mua bán ngoại tệ kinh doanh

Có: TK thích hợp (số ngoại tệ chi ra)

Đồng thời quy đổi ra số VND theo tỷ giá mua và ghi:

Nợ: TK chi phí thích hợp

Có: TK TT mua bán ngoại tệ kinh doanh (số VND theo tỷ giá mua)

- Nếu quy đổi một lần vào cuối ngày, khi phát sinh chi phí ghi:

Nợ: TK chi phí bằng ngoại tệ thích hợp

Có: TK thích hợp (số ngoại tệ)

Cuối ngày quy đổi ra VND theo tỷ giá mua và hạch toán:

Nợ: TK mua bán ngoại tệ KD

Nợ (đỏ): TK chi phí bằng ngoại tệ (tổng số ngoại tệ chi trong ngày)

Đồng thời ghi:

Nợ: TK chi phí thích hợp

Có: TK TT mua bán ngoại tệ KD (số VND tính theo tỷ giá mua)

2.2.3.6. Kế toán chi nộp thuế, phí và lệ phí

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các NHTM thường phát sinh các khoản phí, lệ phí phải nộp cho ngân sách như phí đăng ký, phí giao thông cho các phương tiện vận tải và các khoản thuế như thuế GTGT, thuế môn bài, thuế sử dụng đất, thuế trước bạ... theo luật thuế của Nhà nước.



a- Kế toán chi nộp thuế GTGT

Thuế GTGT là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của các hàng hoá và dịch vụ mà ngân hàng đã cung ứng (tiêu thụ) trên thị trường và do người mua các sản phẩm dịch vụ này chịu. Căn cứ vào Luật thuế GTGT và quy định của Bộ Tài chính, trong hoạt động kinh doanh ngân hàng các đối tượng chịu thuế GTGT như các dịch vụ thu phí, hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, kim loại quý, đá quý, kinh doanh chứng khoán. Trong đó, các hoạt động dịch vụ thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ; hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Để xác định số thuế theo phương pháp khấu trừ, các ngân hàng phải xác định chính xác số thuế đầu ra và số thuế đầu vào để tính toán số thuế phải nộp sau khi đã khấu trừ.

- Kế toán thuế GTGT đầu vào: Thuế GTGT đầu vào là số thuế mà ngân hàng đã phải trả cho các vật tư, hàng hoá, tài sản hoặc dịch vụ khi mua để đưa vào hoạt động. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể để hạch toán trực tiếp số thuế vào tài khoản thuế GTGT đầu vào hoặc tính theo mức thuế suất trên tổng giá trị thanh toán. Trường hợp mua vật tư, hàng hoá sử dụng hoá đơn thuế GTGT theo quy định của Bọ Tài chính, trên hoá đơn cần xác định rõ số thuế GTGT. Trường hợp mua vật tư hàng hoá không sử dụng hoá đơn thuế GTGT thì căn cứ vào thuế suất của loại vật tư hàng hoá để xác định số thuế đầu vào theo công thức:


Số thuế GTGT đầu vào

=

Tổng giá trị thanh toán

x Thuế suất

1 + Tỷ lệ thuế

Sau khi xác định được số thuế đầu vào, kế toán hạch toán:

Nợ: TK thích hợp (giá thanh toán chưa có thuế)

Nợ: TK thuế GTGT đầu vào (thuế GTGT)

Có: TK thích hợp (tổng giá trị thanh toán)

Trường hợp yếu tố đầu vào chỉ sử dụng cho đối tượng không chịu thuế và chịu thuế tính trực tiếp thì số thuế đầu vào được tính vào giá trị của yếu tố đầu vào đó (TSCĐ, vật liệu). Nếu yếu tố đầu vào sử dụng cho nhiều đối tượng thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào tiểu khoản thuế đầu vào riêng, sau đó căn cứ vào mức độ tham gia của yếu tố này trong các hoạt động để định kỳ tiến hành phân bổ số thuế được khấu trừ và kết chuyển vào tài khoản thích hợp số thuế không được khấu trừ.



- Kế toán thuế GTGT đầu ra: Thuế GTGT đầu ra là số thuế mà các khách hàng mua các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của ngân hàng phải trả được tính vào số tiền mà khách hàng phải thanh toán.

Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng có những hoạt động thuộc đối tượng không chịu thuế (hoạt động tín dụng), hoạt động chịu thuế trực tiếp (kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, chứng khoán) và hoạt động chịu thuế theo phương pháp khấu trừ (các hoạt động dịch vụ).

+ Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và chứng khoán... là đối tượng kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thì số thuế GTGT tính trên phần giá trị tăng thêm và mức thuế suất cho từng đối tượng.


Số thuế GTGT đầu ra

=

Số tiền thu được theo giá bán

-

Số tiền đã trả theo giá mua

x

Thuế suất

Căn cứ vào số thuế tính được, kế toán hạch toán:

Nợ: TK chi nộp thuế

Có: TK thuế GTGT phải nộp

Nếu doanh thu bán hàng nhỏ hơn giá mua vào thì phần chênh lệch được chuyển sang kỳ tiếp theo để tính GTGT.

+ Đối với các hoạt động dịch vụ là đối tượng chịu thuế theo phương pháp khấu trừ, căn cứ vào số thuế tính trên từng khoản thu theo biểu thuế suất, và hạch toán:

Nợ: TK thích hợp (tổng giá trị được thanh toán)

Có: TK thuế GTGT phải nộp (số thuế GTGT)

Có: TK thu nhập thích hợp (số tiền được hạch toán vào thu nhập)

- Quyết toán thuế GTGT

Cuối kỳ, các ngân hàng phải xác định chính thức số thuế GTGT phải nộp để quyết toán và thanh toán với Kho bạc Nhà nước. Để xác định số thuế phải nộp ngân sách, kế toán tiến hành kết chuyển số thuế đầu vào được khấu trừ kỳ này, số thuế đầu vào phải phân bổ vào chi phí trong kỳ, số thuế đầu vào tính phân bổ cho kỳ sau để hạch toán:

Nợ: TK chi phí thích hợp (số thuế đầu vào không được khấu trừ và tính vào chi phí trong kỳ)

Nợ: TK chi phí chờ phân bổ (số thuế đầu vào tính cho kỳ sau)

Nợ: TK Thuế GTGT phải nộp (số thuế được khấu trừ kỳ này)

Có: TK Thuế GTGT đầu vào

Sau khi xác định chính xác số thuế GTGT phải nộp, kế toán lập chứng từ nộp thuế cho Ngân sách qua Kho bạc và hạch toán:

Nợ: TK thuế GTGT phải nộp

Có: TK thích hợp (tiền gửi tại NHNN, TTBT, tiền mặt, tiền gửi của Kho bạc, TTBT)

Trường hợp số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra sẽ được tính trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau hoặc được Ngân sách hoàn lại. Số chênh lệch chờ NSNN thanh toán sẽ được hạch toán vào tài khoản chờ NSNN thanh toán:

Nợ: TK chờ NSNN thanh toán

Có: TK thuế GTGT phải nộp

Nếu được hoàn thuế GTGT, căn cứ vào chứng từ chuyển tiền của Kho bạc, kế toán ghi:

Nợ: TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi của Kho bạc...)

Có: TK chờ NSNN thanh toán

Trường hợp ngân hàng tạm ứng nộp thuế GTGT thì khi tạm ứng nộp thuế sẽ hạch toán vào tài khoản tạm ứng nộp NSNN, sau khi xác định số thuế GTGT phải nộp sẽ tất toán tài khoản tạm ứng nộp Ngân sách và nộp tiếp số thuế còn thiếu hoặc thu hồi số thuế đã nộp thừa.



b- Kế toán chi nộp các khoản phí, lệ phí và thuế khác

Các khoản thuế khác, phí và lệ phí mà ngân hàng phải nộp cho ngân sách bao gồm thuế sử dụng đất, thuế trước bạ, lệ phí giao thông, phí đăng kiểm, đăng ký cho các phương tiện vận tải, phí chuyển quyền sở hữu tài sản....

- Trường hợp chi nộp trực tiếp thì khi phát sinh nghiệp vụ, kế toán xác định số thuế, phí hoặc lệ phí phải nộp, căn cứ vào chứng từ tính thuế nộp cho Ngân sách, kế toán ghi:

Nợ: TK chi nộp thuế (số thuế phải nộp)

Nợ: TK chi nộp các khoản phí, lệ phí (số phí và lệ phí phải nộp)

Có: TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi của Kho bạc,...)

- Trường hợp tạm ứng nộp Ngân sách thì căn cứ vào mức thuế hoặc phí của cơ quan tài chính sẽ tạm ứng nộp cho Ngân sách:

Nợ: TK tạm ứng nộp NSNN

Có: TK thích hợp (tiền mặt, TG tại NHNN, tiền gửi của Kho bạc...)

Khi quyết toán số thuế, phí và lệ phí phải nộp theo thông báo của cơ quan tài chính để xác định số còn phải nộp hoặc thu hồi số nộp thừa

- Nếu số phải nộp lớn hơn số đã nộp, hạch toán:

Nợ: TK chi nộp thuế hoặc chi nộp phí, lệ phí (số phải nộp)

Có: TK tạm ứng nộp Ngân sách Nhà nước (số đã nộp)

Có: TK thích hợp (tiền mặt, TG tại NHNN, TG của Kho bạc...) (số phải nộp thêm)

- Nếu số đã tạm ứng nộp lớn hơn số phải nộp, hạch toán:

Nợ: TK chi nộp thuế hoặc chi nộp phí, lệ phí (số phải nộp)

Nợ: TK chờ NSNN thanh toán (số chênh lệch nộp thừa)

Có: TK tạm ứng nộp Ngân sách Nhà nước (số đã nộp)



2.2.3.7. Kế toán giảm chi

Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương