Chương II kế toán nguồn vốn hoạT ĐỘng của ngân hàng thưƠng mạI


Tài khoản và Hệ thống tài khoản Kế toán ngân hàng



tải về 2.26 Mb.
trang18/22
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích2.26 Mb.
#25426
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

3. Tài khoản và Hệ thống tài khoản Kế toán ngân hàng

3.1. Tài khoản kế toán ngân hàng

3.1.1. Khái niệm tài khoản


Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế.

Mỗi tài khoản mở theo đối tượng kế toán cụ thể, có nội dụng kinh tế riêng biệt. Vì vậy, tên gọi tài khoản, số lượng tài khoản cần mở, nội dung phản ánh của từng tài khoản do nội dung kinh tế của đối tượng kế toán và yêu cầu quản lý quy định.

Đối với đơn vị ngân hàng, số lượng tài khoản rất lớn. Hơn nữa, trong một số tài khoản tổng hợp về các nghiệp vụ có quan hệ với khách hàng như tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc tài khoản cho vay, các tài khoản tổng hợp có nhiều cấp lại có thêm nhiều tài khoản chi tiết (NHTM: có 5 cấp tài khoản tổng hợp); Các tài khoản kế toán ngân hàng được chia làm 2 bộ phận: Bộ phận các tài khoản dùng để hạch toán nội bộ và bộ phận các tài khoản giao dịch với khách hàng.

3.1.2. Phân loại tài khoản kế toán ngân hàng


Việc phân loại tài khoản ngân hàng được thực hiện dựa trên nội dung, tính chất, kết cấu của từng tài khoản, trên cơ sở đó sử dụng tài khoản theo đúng bản chất kinh tế nhằm phản ánh chính xác, đầy đủ rõ ràng từng loại tài sản, từng mặt hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng.

Kế toán ngân hàng có 3 cách phân loại tài khoản chủ yếu:



a. Phân loại tài khoản theo công dụng và kết cấu

Là việc sắp xếp các nhóm tài khoản theo mối quan hệ 2 chiều của vốn là tài sản và nguồn vốn nhằm làm rõ bản chất của tài khoản trong quá trình phản ánh, kiểm soát đối tượng kế toán ngân hàng.

Theo cách phân loại này, tài khoản kế toán ngân hàng được phân thành:

+ Tài khoản phản ánh nguồn vốn: Là các tài khoản phản ánh nghiệp vụ nguồn vốn của ngân hàng. Tính chất của các tài khoản phản ánh nguồn vốn là dư có. Ví dụ: Tài khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng; tài khoản các quỹ của ngân hàng; tài khoản thu nhập của ngân hàng như thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi; tài khoản phát hành giấy tờ có giá...

+ Tài khoản phản ánh tài sản: Là các tài khoản phản ánh hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Tính chất của các tài khoản này là dư nợ. Ví dụ: Tài khoản tiền mặt, kim loại quý, đá quý..; tài khoản tiền gửi và đầu tư chứng khoán tại NHNN; tài khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; tài khoản tiền lãi cộng dồn dự thu...

+ Tài khoản phản ánh tài sản và nguồn vốn (TK Nợ - Có): Loại tài khoản này chia thành hai nhóm:

- Tài khoản Có thể phản ánh tài sản, có thể phản ánh nguồn vốn. Số dư của tài khoản có thể dư nợ hoặc dư có. Ví dụ: Tài khoản lợi nhuận năm nay; tài khoản đánh giá lại giá trị tài sản (TK63); tài khoản tiền gửi thanh toán (đối với những khách hàng được phép thấu chi).

- Tài khoản vừa phản ánh tài sản vừa phản ánh nguồn vốn tại cùng một thời điểm, tức là tài khoản có 2 số dư, số dư nợ và số dư có, Khi lên cân đối tài khoản vẫn phải để 2 số dư, không được bù trừ cho nhau. Ví dụ: Tài khoản chuyển tiền đến còn sai sót chờ xử lý trong nghiệp vụ chuyển tiền điện tử.



b. Phân loại tài khoản theo mối liên hệ với bảng cân đối kế toán

Theo cách phân loại này, tài khoản kế toán ngân hàng được phân thành tài khoản trong bảng cân đối (tài khoản nội bảng) và tài khoản ngoài bảng cân đối (tài khoản ngoại bảng).

- Tài khoản trong bảng cân đối kế toán: phản ánh tài sản, nguồn vốn của bản thân đơn vị ngân hàng. Sự vận động của những tài sản và nguồn vốn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô hoặc cơ cấu tài sản, nguồn vốn của ngân hàng. Khi phản ánh hoạt động của những tài khoản nội bảng phải áp dụng phương pháp ghi sổ kép.

- Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán (tài khoản ngoại bảng): phản ánh những tài sản không (hoặc chưa) thuộc quyền sở hữu, sử dụng, hay nghĩa vụ phải thanh toán của ngân hàng (tài sản giữ hộ, tạm giữ...); các nghiệp vụ chưa tác động ngay đến nguồn vốn và tài sản của ngân hàng (các cam kết thanh toán thư tín dụng, các hợp đồng, các chứng từ thanh toán trong thời gian chưa thanh toán, các giấy tờ ấn chỉ chưa sử dụng...). Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán áp dụng phương pháp ghi sổ đơn (nhập - xuất).



c. Phân loại theo mức độ tổng hợp và chi tiết

Theo cách phân loại này, tài khoản kế toán ngân hàng được phân thành tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết (tài khoản phân tích).

- Tài khoản tổng hợp: dùng để phản ảnh một cách tổng hợp hoạt động ngân hàng theo những chỉ tiêu nhất định nhằm cung cấp thông tin kinh tế, tài chính phục vụ chỉ đạo thực thi chính sách tiền tệ và chỉ đạo hoạt động kinh doanh ngân hàng; đồng thời là chỉ tiêu để lập bảng cân đối tài khoản kế toán ngân hàng.

- Tài khoản chi tiết (còn gọi là tiểu khoản): dùng để phản ảnh sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể. Đối với bộ phận tài khoản giao dịch thì tiểu khoản dùng để phản ảnh hoạt động tiền gửi, tiền vay của từng khách hàng có quan hệ với ngân hàng. Đối với bộ phận tài khoản nội bộ thì tiểu khoản dùng để phản ảnh chi tiết từng loại tài sản, từng mặt nghiệp vụ cụ thể của bản thân ngân hàng.


3.2. Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng

3.2.1. Khái niệm


Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng là một tập hợp (danh mục) các tài khoản kế toán mà đơn vị kế toán ngân hàng phải sử dụng để phản ánh toàn bộ tài sản, nguồn vốn và sự vận động của chúng trong quá trình hoạt động. Trong tập hợp này, mỗi tài khoản có tên gọi riêng phù hợp với nội dung kinh tế của đối tượng kế toán mà nó phản ánh, có số hiệu riêng và các tài khoản được phân loại và sắp xếp theo một trật tự khoa học nhất định.

Hiện nay, ngân hàng không sử dụng hệ thống tài khoản trong hệ thống tài khoản thống nhất của nền kinh tế do Chính phủ ban hành. Ngành ngân hàng đã xây dựng hệ thống tài khoản riêng, trong đó các tài khoản phản ảnh hoạt động về tiền tệ, tín dụng, thanh toán - là những hoạt động đặc trưng của ngân hàng.


3.2.2. Các căn cứ xây dựng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng


Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng được xây dựng theo một số nguyên tắc như sau:

- Phải bảo đảm sự thống nhất cần thiết giữa hệ thống tài khoản kế toán của hai cấp ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho tổng hợp thông tin trong ngành ngân hàng, phục vụ việc lập và điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô.

- Phải bảo đảm phù hợp với các cơ chế nghiệp vụ ngân hàng như nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ huy động vốn... để thông tin kế toán ngân hàng phục vụ tốt nhất cho việc quản lý, điều hành các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng.

- Phải quán triệt Luật kế toán, các chuẩn mực kế toán chung và các chuẩn mực kế toán áp dụng riêng cho lĩnh vực hoạt động tiền tệ, ngân hàng; phản ánh một cách rõ ràng, đầy đủ các loại nguồn vốn, sử dụng vốn phù hợp với các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính ngân hàng...

- Phải thuận tiện cho việc mở tài khoản, hạch toán, xử lý và thu thập thông tin kế toán (từ kế toán phân tích đến kế toán tổng hợp; từ kế toán ban đầu đến khi lập báo cáo kế toán). Phải đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác kế toán và thanh toán trong ngân hàng.

- Phải bảo đảm sự ổn định tương đối cơ cấu của hệ thống tài khoản, đáp ứng được yêu cầu phản ánh các nghiệp vụ ngân hàng mới phát triển trong tương lai.

3.2.3. Nội dung hệ thống tài khoản kế toán NHNN và các TCTD

Việc nghiên cứu nội dung hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng bao gồm 2 vấn đề:

- Hiểu được danh mục về Loại, Tài khoản tổng hợp các cấp;

- Hiểu được hướng dẫn về công dụng; nội dung phản ánh; kết cấu; tính chất; cách mở tài khoản chi tiết của từng tài khoản tổng hợp

Hệ thống tài khoản Ngân hàng Nhà nước và hệ thống tài khoản của các TCTD do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành. Cả hai hệ thống tài khoản đều áp dụng mã hóa theo hệ thống số thập phân nhiều bậc và được bố trí theo trình tự: Loại, tài khoản tổng hợp các cấp, tài khoản phân tích, ký hiệu tiền tệ.



a. Loại:

Loại là hình thức phân tổ tài khoản theo nội dung nghiệp vụ hay loại tài sản. Mỗi loại bao gồm một số tài khoản phản ảnh hoạt động của một nghiệp vụ hay một loại tài sản nào đó. Cả hai hệ thống tài khoản đều bố trí thành 9 loại, trong đó loại 1,2,3 gồm các nhóm tài khoản phản ảnh tài sản của NHNN và TCTD; loại 4 gồm nhóm tài khoản phản ảnh nợ phải trả; loại 5 gồm các tài khoản phản ảnh hoạt động thanh toán; loại 6 gồm các tài khoản phản ảnh vốn và quỹ của NH; loại 7, 8 gồm các TK phản ảnh thu nhập, chi phí,; loại 9 gồm các TK ngoại bảng. Loại ký hiệu bằng chữ số ả rập, bắt đầu từ số 1 đến số 9 trong đó từ số 1 đến số 8 dành cho các tài khoản trong bảng cân đối kế toán, số 9 dành cho các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán.



Các loại trong hệ thống tài khoản của NHNN và hệ thống tài khoản của TCTD:

Hệ thống tài khoản NHNN

Hệ thống tài khoản TCTD

Ký hiệu loại

Tên loại

Ký hiệu loại

Tên loại

I. Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán

I. Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán

1

Hoạt động ngân quỹ

1

Vốn khả dụng và các khoản đầu tư

2

Hoạt động đầu tư và TD

2

Hoạt động tín dụng

3

TSCĐ và TS có khác

3

TSCĐ và TS có khác

4

Phát hành tiền và nợ phải trả

4

Các khoản phải trả

5

Hoạt động thanh toán

5

Hoạt động thanh toán

6

Vốn, quỹ và kết quả hoạt động của NH

6

Nguồn vốn chủ sở hữu

7

Các khoản thu

7

Thu nhập

8

Các khoản chi

8

Chi phí




II. Phần ngoại bảng




II. Phần ngoại bảng

9

Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán

9

Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán

b. Tài khoản tổng hợp

Tài khoản tổng hợp trong hệ thống tài khoản hiện hành của NHNN và tổ chức tín dụng được bố trí thành 5 cấp, từ cấp 1 đến cấp 5.

Tài khoản tổng hợp cấp 1 dùng để chi tiết hóa Loại, được kí hiệu bởi 2 chữ số, chữ số thứ nhất chỉ Loại và chữ số thứ hai là thứ tự của TKTH trong Loại ;

Tài khoản tổng hợp cấp 2 dùng để chi tiết hóa tài khoản tổng hợp cấp 1, được kí hiệu bởi 3 chữ số, hai chữ số đầu là số hiệu TKTH cấp 1 và chữ số thứ ba là số thứ tự của TKTH cấp 2 trong TKTH cấp 1;

Tài khoản tổng hợp cấp 3 dùng để chi tiết hoá TKTH cấp 2, được kí hiệu bởi 4 chữ số, ba chữ số đầu là số hiệu TKTH cấp 2 và chữ số thứ tư là số hiệu của TKTH cấp 3 trong TKTH cấp 2;

Phương pháp mã hóa số hiệu tài khoản tổng hợp nội ngoại bảng được bố trí theo hệ thống số thập phân nhiều cấp, được khái quát như sau:

Loại --> TKTH cấp 1 --> TKTH cấp 2 --> ..... --> TKTH cấp 5

Ví dụ trong hệ thống tài khoản của các TCTD:



Loại

TKTH Cấp 1

TKTH Cấp 2

TKTH cấp 3

......

Vốn khả dụng và các khoản đầu tư

Tiền mặt, chứng từ có giá trị ngoại tệ, kim loại quý, đá quý

Tiền mặt bằng đồng Việt nam

Tiền mặt tại đơn vị




Loại 1

10

101

1011



Thống đốc NHNN quy định tính chất thống nhất của các tài khoản tổng hợp cấp 1, cấp 2, cấp 3, còn tài khoản tổng hợp cấp 4, cấp 5 do Tổng giám đốc (giám đốc) các NHTM (TCTD) quy định phù hợp với nội dung hoạt động của từng đơn vị.



c. Tài khoản chi tiết:

Theo quy định của NHNN, số hiệu tài khoản chi tiết gồm hai bộ phận là số hiệu tài khoản tổng hợp và tiểu khoản. Số tiểu khoản đứng sau tài khoản tổng hợp, ký hiệu tiền tệ và cách nhau bằng một dầu chấm (.)

Để phục vụ cho việc quản lý, kinh doanh ngoại tệ trên dãy số của số hiệu tài khoản có thêm ký hiệu tiền tệ cho từng loại ngoại tệ. Từng loại ngoại tệ được mã hoá bằng hai chữ số bắt đầu từ 00 đến 99. Ký hiệu ngoại tệ được ghi vào bên phải của tài khoản tổng hợp và trước tiểu khoản.

Như vậy số hiệu tài khoản chi tiết theo quy định có dạng chung;

XXXX XX . X(XX...)

Chú giải:

XXXX: Tài khoản tổng hợp cấp 3

XX : Ký hiệu tiền tệ

X(XX..): Số thứ tự tài khoản chi tiết (tiểu khoản).

Nhìn chung, đối với tài khoản chi tiết (tiểu khoản), hệ thống tài khoản kế toán chỉ đưa ra định hướng chung, giành quyền quyết định về nội dung cũng như số lượng tài khoản chi tiết cho từng đơn vị kế toán ngân hàng. Ví dụ, trong mô hình ngân hàng hiện đại được hỗ trợ bởi công nghệ tiên tiến, tài khoản chi tiết khách hàng được cấu trúc theo hình thức:

NNN.N.NN.NNN......NN.N

Ký hiệu mã Chi nhánh

Ký hiệu mã nghiệp vụ

Ký hiệu mã tiền tệ bằng số

Ký hiệu số thứ tự của tài khoản.

Số kiểm tra do hệ thống tự gán

Ký hiệu mã nghiệp vụ có thể được quy định như sau:

0 : Tiền gửi ký quỹ.

1 : Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi chuyên dùng.

3 : Tài khoản tài trợ thương mại.

5 : Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm

6 : Tài khoản giấy tờ có giá.

7, 8 : Tài khoản tiền vay và cho thuê tài chính.

9 : Tài khoản nợ quá hạn.

Các tài khoản chi tiết đều được gắn chặt với một mã sản phẩm nhất định. Mã sản phẩm sẽ quy định mọi thông tin, tính chất, cách thức hoạt động và xác định tài khoản sổ cái tổng hợp của tài khoản khách hàng. Mọi giao dịch đối với tài khoản khách hàng được cập nhật vào từng tài khoản chi tiết và tài khoản sổ cái sẽ chỉ cập nhật doanh số tổng hợp (Nợ, Có) của toàn bộ các tài khoản chi tiết thuộc tài khoản sổ cái đó. Tài khoản chi tiết của khách hàng được quản lý tại Module tác nghiệp riêng.



Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương