Chương II kế toán nguồn vốn hoạT ĐỘng của ngân hàng thưƠng mạI


Kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp



tải về 2.26 Mb.
trang21/22
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích2.26 Mb.
#25426
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

6. Kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp

6.1. Hình thức kế toán áp dụng tại NHTM


- Hình thức kế toán: Là cách thức tổ chức công tác kế toán, trong đó quy định các mẫu sổ kế toán với kết cấu mẫu sổ cụ thể; Mối quan hệ giữa các loại sổ kế toán với nhau; Trình tự ghi sổ và cách kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ, nhằm hệ thống hoá toàn bộ thông tin kế toán từ các chứng từ kế toán để lập được các báo cáo kế toán hàng ngày và định kỳ.

- Hình thức kế toán áp dụng phổ biến tại các đơn vị ngân hàng là chứng từ ghi sổ: Dựa vào từng chứng từ kế toán NH hoặc Bảng kê chứng từ kế toán NH để hạch toán vào sổ kế toán. Từ nội dung của hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ” chung, đơn vị kế toán ngân hàng đã xây dựng cụ thể quy trình kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp phù hợp với từng điều kiện: Điều kiện kế toán thủ công và điều kiện kế toán máy nhưng đơn lẻ, chưa kết nối mạng; Điều kiện kế toán máy đã kết nối mạng; Điều kiện kế toán đã được ứng dụng công nghệ tin học hiện đại.



- Hình thức chứng từ ghi sổ áp dụng trong điều kiện công nghệ kế toán ngân hàng ở trình độ thấp được mô tả theo sơ đồ sau:



Việc đối chiếu là để kiểm tra và khẳng định: (1) nghiệp vụ kinh tế-tài chính đã phát sinh và hoàn thành (được thể hiện trên chứng từ kế toán) đã được phản ánh chính xác vào sổ kế toán chi tiết; (2) quá trình khóa sổ kế toán chi tiết, chuyển số liệu, tổng hợp số liệu kế toán là chính xác.

T
rong điều kiện công nghệ kế toán ngân hàng hiện đại, hình thức chứng từ ghi sổ được thể hiện một cách đơn giản nhất theo sơ đồ sau:

Như vậy: Trong điều kiện công nghệ kế toán hiện đại, kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp có thể thực hiện đồng thời. Từ cơ sở dữ liệu chung ban đầu có được khi nhập số liệu của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào máy tính, sổ kế toán chi tiết và các loại sổ sách và báo cáo kế toán tổng hợp khác sẽ có được từ kết quả xử lý của hệ thống.



6.2. Kế toán chi tiết

6.2.1 Khái niệm, nhiệm vụ

- Kế toán chi tiết là việc thu thập, kiểm tra, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết nhằm phản ánh tình hình, sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể. Trên cơ sở đó bảo vệ an toàn tài sản và phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ, quản trị hoạt động kinh doanh NH.

Cơ sở để tiến hành kế toán chi tiết là chứng từ kế toán hoặc Bảng kê các chứng từ kế toán. Kế toán chi tiết được hạch toán chính xác theo nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.

- Nhiệm vụ của kế toán chi tiết:

+ Thu thập, kiểm tra, xử lý, ghi chép từng nghiệp vụ kinh tế, tài chính thể hiện trên các chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp vào đúng tài khoản chi tiết một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ.

+ Bất cứ lúc nào kế toán chi tiết cũng cho biết mọi thông tin cần thiết về đối tượng kế toán cụ thể như: Số dư đầu kỳ, doanh số nợ, doanh số có, doanh số tích luỹ từ đầu tháng, đầu năm, số dư cuối kỳ... Từ đó quản lý chặt chẽ tài sản, nguồn vốn, đảm bảo an toàn tài sản.

- Mức độ chi tiết, cụ thể của Kế toán chi tiết phụ thuộc vào yêu cầu quản lý đối với từng đối tượng kế toán cụ thể của từng nghiệp vụ ngân hàng.

6.2.2. Hình thức của kế toán chi tiết

Hình thức của kế toán chi tiết là sổ tài khoản chi tiết. Có 2 loại sổ kế toán chi tiết được sử dụng phổ biến trong ngân hàng là sổ kế toán chi tiết thông thường và sổ kế toán chi tiết chuyên dùng. Sổ kế toán chi tiết chuyên dùng là loại sổ dùng riêng cho một số tài khoản đòi hỏi có sự theo dõi, quản lý tài khoản chi tiết hơn, chặt chẽ hơn như sổ chi tiết TK "chuyển tiền đến", TK "chuyển tiền phải trả". Tuy nhiên, dù thiết kế dưới hình thức nào thì trên sổ kế toán chi tiết phải có các yếu tố bắt buộc sau:

+ Tên ngân hàng lập sổ;

+ Tên sổ


+ Số tài khoản, tiểu khoản.

+ Số sổ (ngày hoạt động trước, ngày hoạt động hiện tại)

+ Số dư đầu

+ Ngày hạch toán, ngày giá trị của giao dịch.

+ Số chứng từ.

+ Số tiền ghi Nợ, số tiền ghi Có

+ Tài khoản đối ứng.

+ Doanh số Nợ; Doanh số Có ngày

+ Doanh số Nợ; Doanh số Có tháng

+ Doanh số Nợ; Doanh số Có năm

+ Số dư cuối

+ Chữ ký của người lập sổ, người kiểm soát.


6.3. Kế toán tổng hợp


6.3.1. Khái niệm, nhiệm vụ

- Kế toán tổng hợp là việc thu thập, kiểm tra, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về tài sản, nguồn vốn của NH, phản ánh tình hình, sự vận động của đối tượng kế toán theo các tài khoản tổng hợp các cấp.

- Nhiệm vụ của kế toán tổng hợp:

+ Kiểm tra sự chính xác của quá trình hạch toán kế toán trong một thời kỳ.

+ Cung cấp các thông tin cho quản trị hoạt động kinh doanh NH cho NHNN để phục vụ công tác thanh tra giám sát các NHTM, các TCTD cũng như việc xây dựng điều hành, đánh giá các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ NH.

6.3.2. Các hình thức của kế toán tổng hợp

Hình thức của kế toán tổng hợp bao gồm tập nhật ký chứng từ, bảng kết hợp tài khoản, sổ cái, bảng cân đối tài khoản và bộ báo cáo tài chính.

a. Tập nhật ký chứng từ

Tập nhật ký chứng từ gồm toàn bộ chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ được sắp xếp theo trật tự nhất định; và các bảng kết hợp chứng từ; bảng liệt kê chứng từ (hoặc bảng cân đối chứng từ). Số lượng các tập "con" nhật ký chứng từ và số liên chứng từ phải lưu trữ cho một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và hoàn thành (chỉ lưu 1 liên chứng từ cho cả 2 vế Nợ và Có hoặc lưu 2 liên chứng từ: 1 liên chứng từ ghi vế Nợ, 1 liên chứng từ ghi vế Có) còn tùy thuộc vào trình độ công nghệ kế toán, tùy thuộc tổ chức bộ máy kế toán cụ thể tại đơn vị ngân hàng.

Ví dụ: Mẫu bảng liệt kê chứng từ:

Ngân hàng:...............

Liệt kê chứng từ

Ngày...... tháng......năm.......

Tập 1:..............


Thứ tự

Số chứng từ

Tài khoản ghi Nợ

Tài khoản ghi có

Số tiền














































Cộng:




Sau khi hoàn thành lập bảng liệt kê chứng từ theo từng tập, toàn bộ chứng từ và các loại giấy tờ khác được đóng thành một tập và được đánh số từ 01 trở đi cho tất cả chứng từ và giấy tờ khác trong tập nhật ký chứng từ. Riêng hồ sơ tín dụng đã thu hết nợ thì đóng thành tập riêng và được sắp xếp theo thứ tự: Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

b. Bảng kết hợp tài khoản

Bảng kết hợp tài khoản có 2 loại: Bảng kết hợp tài khoản ngày và Bảng kết hợp tài khoản tháng (năm).Bảng kết hợp tài khoản lập theo tài khoản tổng hợp cấp nào phụ thuộc vào chỉ tiêu của bảng CĐ tài khoản ngày.

Bảng kết hợp tài khoản ngày là một hình thức tập hợp tất cả các tài khoản chi tiết có hoạt động trong ngày theo từng tài khoản tổng hợp. Bảng kết hợp tài khoản tháng (năm) là một hình thức tập hợp tất cả các tài khoản chi tiết có hoạt động và không hoạt động trong tháng (năm) theo từng tài khoản tổng hợp.

Bảng kết hợp tài khoản ngày được lập trên cơ sở số phát sinh trong ngày của các tài khoản. Doanh số trên bảng kết hợp tài khoản chính là doanh số hoạt động ngày của TK, nhưng số dư đầu ngày và số dư cuối ngày thì không phải là số dư của tài khoản vì chưa bao gồm số dư của các tiểu khoản thuộc TKTH xong không hoạt động trong ngày. Khi thực hiện kế toán trong điều kiện công nghệ hiện đại thì không nhất thiết phải lập bảng kết hợp tài khoản ngày.

Mẫu bảng kết hợp tài khoản ngày.

Ngân hàng:................

Bảng kết hợp tài khoản

Ngày ...... tháng......năm.......

Tài khoản tổng hợp số:............


Số hiệu tiểu khoản

Số dư đầu ngày

Số phát sinh trong ngày

Số dư cuối ngày

Nợ



Nợ



Nợ

































































































































Cộng TK tổng hợp



















c. Sổ cái (sổ tổng hợp)

Sổ cái là một hình thức tập hợp tình hình hoạt động của các tài khoản tổng hợp (có thể là tài khoản cấp 1, hoặc tài khoản cấp 5 - tùy theo yêu cầu quản lý) hàng ngày và cả tháng.

Căn cứ để lập sổ cái là các bảng kết hợp tài khoản ngày. Tuy nhiên chỉ căn cứ doanh số hoạt động Nợ, doanh số hoạt động Có, còn số dư của sổ cái phải tự xử lý trong nội dung hạch toán vì số dư trên bảng kết hợp tài khoản ngày không phải là số dư của TKTH.

Mỗi tờ sổ cái dùng cho 1 tài khoản tổng hợp và dùng trong 1 tháng trong đó có 31 dòng ứng với số ngày trong tháng. Khi đã thực hiện kế toán điện tử thì có thể không dùng sổ cái.

Mẫu sổ cái:

Ngân hàng:................

Sổ tổng hợp

Tháng.......năm.........

Tên tài khoản tổng hợp :.......... Số hiệu:...........


Ngày

Số phát sinh

Số dư

Nợ



Nợ














































































Cộng phát sinh














d. Bảng cân đối tài khoản

Bảng cân đối tài khoản với mục đích kiểm tra mức độ chính xác, đầy đủ của số liệu kế toán sau một thời gian hoạt động. Bảng cân đối tài khoản có 2 loại: Bảng cân đối tài khoản ngày và bảng cân đối tài khoản tháng (năm).

Bảng cân đối tài khoản ngày lập theo tài khoản tổng hợp cấp nào là tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của mỗi ngân hàng.

Sau khi kết thúc giờ giao dịch buổi chiều và hoàn thành lập các loại sổ tổng hợp sẽ căn cứ vào sổ cái để lập bảng cân đối tài khoản ngày. Khi đã thực hiện kế toán điện tử thì theo phần mềm kế toán tổng hợp máy tính sẽ in ra bảng cân đối tài khoản ngày.

Mẫu bảng cân đối tài khoản ngày:

Ngân hàng:............


Bảng cân đối tài khoản

Ngày ........ tháng........năm........




Số hiệu TK tổng hợp

Số phát sinh trong ngày

Số dư cuối ngày

Nợ



Nợ














































































Cộng cân

A

A

B

B


e. Bộ báo cáo tài chính: Các loại báo cáo, nội dung, hình thức, phương pháp lập từng loại báo cáo sẽ được nghiên cứu chi tiết ở chương XII "Báo cáo kế toán - tài chính ngân hàng"

6.4. Quy trình kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp trong điều kiện hiện đại hoá ngân hàng



Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương