Chương II kế toán nguồn vốn hoạT ĐỘng của ngân hàng thưƠng mạI



tải về 2.26 Mb.
trang16/22
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích2.26 Mb.
#25426
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   22

Thực chất của khoản giảm chi là thu hồi số tiền trước đây đã hạch toán vào chi phí nhưng không đúng chế độ hoặc chi thừa nay phải hoàn lại. Khi xác định được số tiền cần thu để giảm chi, kế toán lập chứng từ qua trưởng phòng kế toán và giám đốc ngân hàng duyệt để hạch toán:


Nợ: TK thích hợp

Có: TK chi phí (trước đây đã ghi nợ)


2.3. Kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận


Kết quả kinh doanh của ngân hàng được xác định vào cuối năm tài chính, là chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí trong năm. Khi kết thúc năm tài chính, kế toán ngân hàng có nhiệm vụ:

- Xác định và kết chuyển số dư của các tài khoản khoản thu - chi cuối năm sang tài khoản lợi nhuận năm nay một cách chính xác, kịp thời. Trên cơ sở đó để tính toán chính xác tình hình lãi, lỗ của ngân hàng.

- Phát hiện các các nguồn thu ổn định, có khả năng khai thác được và những khoản chi không cần thiết có thể tiết kiệm được để tham mưu cho lãnh đạo xây dựng kế hoạch tài chính cho năm tiếp theo.

- Lập báo cáo tài chính để báo cáo tình hình lãi, lỗ kịp thời, chính xác, đúng chế độ gửi cho ngân hàng cấp trên, NHNN và cơ quản tài chính.

- Kết chuyển số lãi (hoặc lỗ) kịp thời về ngân hàng cấp trên

- Phản ánh chính xác tình hình phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ. Giám đốc việc thực hiện chế độ phân phối lợi nhuận theo đúng quy định của Bộ Tài chính và NHNN.



2.3.1. Kế toán kết quả kinh doanh

Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của ngân hàng là hạch toán kinh tế toàn hệ thống, việc tính toán kết quả kinh doanh chỉ được chính thức xác định cho toàn hệ thống tại hội sở chính của ngân hàng. Vì vậy, khi quyết toán năm các chi nhánh ngân hàng phải xác định kết quả kinh doanh tại đơn vị mình và chuyển về hội sở chính để tính toán kết quả kinh doanh chung cho cả ngân hàng.


2.3.1.1. Kế toán tại các chi nhánh ngân hàng


Khi kế thúc năm tài chính, kế toán phải xác định lại chính xác số dư của các tài khoản thu nhập, chi phí đến cuối ngày 31 tháng 12. Sau khi lên cân đối tài khoản tháng 12 sẽ lập phiếu chuyển khoản để kết chuyển số dư các tài khoản thu nhập, chi phí sang tài khoản lợi nhuận năm nay.

- Đối với các tài khoản thu nhập kế toán hạch toán:

Nợ: TK thu nhập

Có: TK lợi nhuận năm nay.

- Đối với các tài khoản chi phí, hạch toán:

Nợ: TK lợi nhuận năm nay

Có: TK chi phí

Sau khi kết chuyển toàn bộ thu nhập và chi phí sang tài khoản lợi nhuận năm nay, kế toán tính toán và rút số dư tài khoản lợi nhuận năm nay để xác định số lãi hoặc lỗ của đơn vị mình. Nếu tài khoản lợi nhuận năm nay có số dư có thì ngân hàng có lãi, dư nợ thì ngân hàng bị lỗ.

Sang ngày đầu của năm mới, số dư của tài khoản lợi nhuận năm nay sẽ được chuyển thành số dư của tài khoản lợi nhuận năm trước. Khi nhận được lệnh của ngân hàng chủ quản, các chi nhánh sẽ lập phiếu chuyển khoản và chứng từ chuyển tiền để chuyển kết quả kinh doanh về ngân hàng cấp trên, hạch toán.

- Nếu chi nhánh ngân hàng có lãi, kế toán sẽ hạch toán:

Nợ : TK lợi nhuận năm trước

Có : TK chuyển tiền đi

- Nếu chi nhánh bị lỗ, kế toán ghi:

Nợ : TK chuyển tiền đi

Có : TK lợi nhuận năm trước

2.3.1.2. Kế toán tập hợp kết quả kinh doanh tại hội sở chính


Khi nhận các chuyển tiền về việc chuyển lãi hoặc lỗ từ các chi nhánh gửi về, sau khi kiểm soát kế toán tại hội sở sẽ ghi:

- Đối với chuyển tiền của chi nhánh có lãi

Nợ : TK chuyển tiền đến

Có : TK phải trả (tiểu khoản của chi nhánh)

- Đối với chuyển tiền của chi nhánh bị lỗ:

Nợ : TK phải thu (tiểu khoản của chi nhánh)

Có : TK chuyển tiền đến.

Sau khi tập trung toàn bộ các khoản lãi, lỗ từ các chi nhánh cấp dưới chuyển lên và xác định kết quả kinh doanh tại hội sở, kế toán tại Hội sở kết chuyển các tài khoản phải thu, phải trả của từng chi nhánh sang tài khoản lợi nhuận năm trước của toàn hệ thống và xác định chính thức kết quả kinh doanh của toàn ngân hàng. Nếu tài khoản lợi nhuận năm trước toàn hệ thống dư có tức là ngân hàng có lãi, nếu dư nợ thì ngân hàng bị lỗ. Trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh cả năm, ngân hàng lập báo cáo tài chính để gửi NHNN và cơ quan tài chính xin duyệt quyết toán.



2.3.2. Kế toán phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ

2.3.2.1. Nguyên tắc phân phối lợi nhuận

Lợi nhuận của NHTM là cơ sở để xác định thu nhập của chủ sở hữu, tiền lương kinh doanh cho cán bộ công nhân viên và là nguồn bổ sung vốn từ nội bộ của mỗi ngân hàng. Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, số lợi nhuận thu được các ngân hàng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước theo quy định. Số lợi nhuận sau khi làm nghĩa vụ với Ngân sách, trích lập quỹ bổ sung nguồn vốn sẽ được phân phối theo chế độ tài chính của Nhà nước hoặc theo quyết định của Đại hội cổ đông. Việc phân phối lợi nhuận của NHTM cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Việc phân phối lợi nhuận chỉ được thực hiện sau khi đã được cơ quan tài chính duyệt quyết toán.

- Số lợi nhuận sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho NSNN sẽ được phân phối như sau:



a. Đối với các NHTM Nhà nước

1- Trích lập Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (5%), quỹ này tối đa không quá số vốn điều lệ thực có.

2- Bù các khoản lỗ năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế.

3- Nộp các khoản thu về sử dụng vốn NSNN, bù đắp khoản phạt cho ngân sách, cho khách hàng do vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng; các khoản phải bồi thường thuộc trách nhiệm của ngân hàng.

4- Phần còn lại được trích lập các quỹ theo tỷ lệ và mức quy định, gồm:

- Trích lập quỹ đầu tư và phát triển

- Trích lập các quỹ dự phòng tài chính

- Trích lập quỹ khen thưởng

- Trích lập quỹ phúc lợi

- Trích lập các quỹ khác

Sau khi trích lập các quỹ đủ mức quy định nếu còn thừa sẽ được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển hoặc xử lí theo quy định của Bộ Tài chính.

b. Đối với các NHTM cổ phần và NHTM khác

Các NHTM cổ phần và các NHTM không được NSNN cấp vốn thì sau khi trích lập quỹ bổ sung vốn điều lệ, nộp các khoản tiền phạt, tiền bồi thường và bù cho số lỗ năm trước cũng phải trích lập quỹ dự phòng tài chính theo quy định của cơ quan tài chính mới được trích lập quỹ chia lãi cổ phần và các quỹ khác. Số trích lập quỹ chia lãi cổ phần và các quỹ khác sẽ do Hội đồng quản trị quyết định theo Đại hội cổ đông.



2.3.2.2. Kế toán phân phối lợi nhuận và sử dụng các quỹ

a. Kế toán nộp thuế thu nhập doanh nghiệp


- Hàng quý, theo thông báo của cơ quan tài chính các ngân hàng phải tạm ứng để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi tạm ứng nộp thuế, kế toán lập chứng từ chuyển tiền thanh toán với Kho bạc, hạch toán:

Nợ: TK Tạm ứng nộp NSNN

Có: TK thích hợp (Tiền gửi tại NHNN, tiền gửi của Kho bạc...)

- Cuối năm khi xác định được chính thức số thuế phải nộp, kế toán lập chứng từ hạch toán:

Nợ: TK lợi nhuận năm trước

Có: TK thuế thu nhập doanh nghiệp

- Kết chuyển số thuế đã nộp hàng quý và số thuế được miễn giảm để xác định số thuế còn phải nộp hoặc số đã nộp thừa cần thu hồi từ NSNN:

Nợ: TK Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có: TK tạm ứng nộp NSNN (số thuế đã nộp)

Có: TK thích hợp (số thuế được miễn giảm)

+ Nếu số thuế nộp còn thiếu thì nộp thêm số chênh lệch còn thiếu:

Nợ: TK thuế TNDN

Có: TK thích hợp (tiền gửi tại NHNN, tiền gửi của Kho bạc...)

+ Nếu số thuế đã nộp thừa thì tất toán tài khoản tạm ứng nộp NSNN chuyển sang theo dõi trên tài khoản chờ NSNN thanh toán số chênh lệch nộp thừa, hạch toán:

Nợ: TK chờ NSNN thanh toán

Có: TK tạm ứng nộp NSNN

Số chênh lệch này sẽ được Ngân sách hoàn trả hoặc sẽ trừ vào số thuế phải nộp năm sau.

b. Kế toán trích lập các quỹ


- Cuối năm căn cứ vào kết quả kinh doanh đã được duyệt quyết toán, ngân hàng xác định số chính thức được trích các quỹ, hội sở chính sẽ hạch toán:

Nợ: TK Lợi nhuận năm trước

Có: TK quỹ thích hợp

- Trong các quỹ đã trích, có những quỹ được quản lý tập trung tại hội sở chính như quỹ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển; có quỹ được giữ lại một phần tại hội sở, số còn lại được phân phối cho các chi nhánh theo kết quả kinh doanh của từng chi nhánh như quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. Khi hội sở phân phối các quỹ khen thưởng, phúc lợi cho các chi nhánh theo quy định của cơ chế tài chính, kế toán tại hội sở sẽ chuyển tiền cho các chi nhánh và ghi:

Nợ: TK quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi

Có: TK chuyển tiền đi

- Tại các chi nhánh khi nhận được chuyển tiền phân phối lợi nhuận của hội sở chuyển về sẽ hạch toán:

Nợ: TK chuyển tiền đến

Có: TK quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi

c. Kế toán sử dụng các quỹ


Các quỹ ngân hàng mang tính chất là những quỹ chuyên dùng nên phải được quản lý chặt chẽ và sử dụng theo đúng chế độ. Mỗi loại quỹ được sử dụng cho một mục đích nhất định, các ngân hàng không được sử dụng các quỹ để đầu tư ra nước ngoài hoặc sử dụng trái quy định của Nhà nước.

- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được sử dụng như nguồn vốn điều lệ của ngân hàng, khi được cơ quản tài chính và NHNN cho phép chuyển sang vốn điều lệ sẽ hạch toán

Nợ: TK Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

Có: TK Vốn điều lệ

- Quỹ đầu tư phát triển sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển nghiệp vụ ngân hàng, khi sử dụng quỹ căn cứ vào số tiền chi cho mục đích phát triển nghiệp vụ ngân hàng, kế toán ghi:

Nợ: TK quỹ đầu tư phát triển

Có: TK thích hợp

- Quỹ dự phòng tài chính sử dụng để bù đắp cho những rủi ro tài chính sau khi đã sử dụng số dự phòng rủi ro trích lập nhưng không đủ bù đắp. Khi sử dụng quỹ để bù đắp rủi ro, kế toán ghi:

Nợ: TK quỹ dự phòng tài chính

Có: TK thích hợp

- Quỹ khen thưởng sử dụng để khen thưởng cho cán bộ CNV, quỹ phúc lợi sử dụng cho sự nghiệp phúc lợi. Nếu sử dụng quỹ phúc lợi để mua sắm tài sản cố định cho mục đích phúc lợi của cán bộ CNV thì phải chuyển số quỹ tương ứng sang tài khoản quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định. Khi sử dụng quỹ để chi khen thưởng, phúc lợi, kế toán ghi:

Nợ: TK quỹ khen thưởng (quỹ phúc lợi)

Có: TK thích hợp (tiền mặt, quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ, ...)
Câu hỏi và bài tập:

1- Phân tích những đặc điểm cơ chế tài chính của NHTM? Tại sao việc xác định kết quả kinh doanh của NHTM lại chỉ được tính vào cuối năm tài chính? Từ đó, nhìn vào số lãi (hoặc lỗ) của một NHTM có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của NH đó không? Tại sao?

2- Hạch toán doanh thu của NHTM có thể thực hiện theo những phương pháp nào và trường hợp áp dụng cho mỗi phương pháp? Các phương pháp đó dựa trên các chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế về doanh thu như thế nào?

3- Dựa vào nội dung và cách phân loại các khoản thu nhập và chi phí đang áp dụng cho ngân hàng Việt Nam, hãy nêu các biện pháp tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí mà bạn cho là hợp lý nhất trong điều kiện hiện nay?

4- Bài tập:

Hãy xử lý và hạch toán các nghiệp vụ sau đây tại NHTM Y



  1. Thu lãi cho vay khách hàng A theo phương pháp cộng dồn 3 triệu đồng, thu lãi tiền gửi tại NHNN trực tiếp theo báo có của NHNN 0,5 triệu đồng.

  2. Số lãi cho vay cộng dồn của khách hàng B là 3 triệu đồng, nay số nợ gốc đã chuyển sang quá hạn.

  3. Khách hàng C nộp tiền mặt 12 triệu đồng trả nợ cho ngân hàng, trong đó: số lãi vay quá hạn trước đây đã được trích dự phòng rủi ro là 2 triệu đồng; số nợ quá hạn đã được xử lý từ nguồn dự phòng rủi ro 10 triệu đồng.

  4. Phân bổ số lãi cho thuê tài chính đã hạch toán vào doanh thu chờ phân bổ kỳ này là 2 triệu đồng; thu phí chuyển tiền của khách hàng B từ tiền gửi 1 triệu đồng cùng với số VAT phải nộp 10% tính trên số phí phải thu.

  5. Tính trả khách hàng D số lãi tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt theo lãi suất không kỳ hạn là 0,2%/tháng. Số tiền gửi tiết kiệm này theo thoả thuận ban đầu là gửi 6 tháng theo lãi suất 0,7%/tháng; nhưng khách hàng mới gửi được 2 tháng 5 ngày đã xin rút ra. Biết rằng số tiền gốc là 50 triệu đồng và NH đã hạch toán lãi cộng dồn được 2 tháng.

  6. Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đợt này là 3 triệu đồng, tổng số thuế GTGT đầu ra 22 triệu đồng. Sau đó qua TTBT với Kho bạc để nộp số thuế còn phải nộp cho ngân sách.

  7. NH tính toán xác định số dự phòng rủi ro phải trích quý này là 450 triệu đồng, số dự phòng còn lại là 430 triệu đồng. Đồng thời chi nộp bảo hiểm tiền gửi qua NHNN 15 triệu đồng.

  8. Trong quá trình phá rỡ một nhà làm việc, NH đã chi ra 11 triệu đồng tiền mặt để thuê lao động từ bên ngoài, số phế liệu bán cho khách hàng B là 9 triệu đồng (khách hàng lập UNC trích tiền gửi để trả).

  9. Trưởng phòng kế toán phát hiện và yêu cầu phải điều chỉnh trường hợp đã hạch toán nhầm số thu lãi cho vay Công ty tài chính F vào tài khoản thu lãi tiền gửi là 5 triệu đồng; chi trả lãi tiền gửi cho khách hàng A thừa 0,5 triệu đồng.

  10. Chi khen thưởng cho CBNV 145 triệu đồng (bằng tiền mặt) và chuyển 30 triệu đồng sang quỹ phúc lợi để nâng cấp nhà thi đấu thể thao cho CBNV ngân hàng.

Phần một

Những vấn đề chung về kế toán ngân hàng



Chương i

Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương