Chương I tiền tệ VÀ LƯu thông tiền tệ



tải về 0.96 Mb.
trang8/21
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.96 Mb.
#12983
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   21

2.2.5.2. Lãi kép


Nếu lãi của một khoản vốn vay nào đó được cộng vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo và cứ như vay cho đến kỳ hạn cuối cùng của thời hạn đầu tư thì số lãi đó gọi là lãi kép.

Công thức: Ik = V[(1 + i)n - 1]

Chú thích: Ik: Số tiền lãi tính theo phương pháp kép

V: Số vốn ban đầu

i: Lãi suất (%)

n: Số kỳ hạn tính lãi

Ví dụ: Bà B gửi số tiền 100 triệu đồng vào NHTM X, thời hạn 5 năm với lãi suất là 20%/năm. Hãy tính số lãi mà Bà B nhận được sau 5 năm?

Cho biết: V = 100 triệu đồng

i = 20%/năm = 0,2

n = 5 năm

Ta có: Ik = V[(1 + i)n - 1] = 100[(1 + 0,2)5 - 1] = 10,41 triệu đồng

Vậy số lãi mà Bà B nhận được sau 5 năm là 10,41 triệu đồng.



CÂU HỎI ÔN TẬP

Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích?

Câu 1: Trong quan hệ tín dụng, quyền sở hữu và quyền sử dụng luôn đồng nhất với nhau.

Câu 2: Ông A mua xe ô tô trả góp của công ty B. Quan hệ mua bán giữa ông A và công ty B là quan hệ tín dụng thương mại.

Câu 3: Đối tượng cho vay trong quan hệ tín dụng thương mại là tiền tệ hoặc hàng hóa.

Câu 4: Tín dụng góp phần nâng cao đời sống nhân dân và thực hiện các chính sách xã hội.

Câu 5: Lãi suất tín dụng là phần thu nhập người cho vay nhận được từ người đi vay do việc sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định.

Câu 6: Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất được áp dụng trong trường hợp ngân hàng trung ương chiết khấu giấy tờ có giá của các doanh nghiệp.

Câu 7: Lãi suất liên ngân hàng là mức lãi suất ngân hàng trung ương áp dụng khi tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại.

Câu 8: Khi lãi suất danh nghĩa lớn hơn lãi suất thực thì tỷ lệ lạm phát dương.

Câu 9: Khi lãi suất danh nghĩa lớn hơn lãi suất thực thì tỷ lệ lạm phát âm.

Câu 10: Lãi suất thực là loại lãi suất được ghi trên các hợp đồng vay vốn.

Câu 11: Lãi suất thực có nghĩa là loại lãi suất danh nghĩa sau khi đã loại bỏ tỷ lệ lạm phát.

Câu 12: Khi lãi suất giảm, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam, các nhà đầu tư sẽ tăng đầu tư vào đất đai hay các tài sản khác.

Câu 13: Trong nền kinh tế thị trường, giả định các yếu tố khác không thay đổi, khi lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên thì lãi suất danh nghĩa sẽ tăng.

Câu 14: Ngân hàng chiết khấu thương phiếu có thể được hiểu là ngân hàng thương mại cho vay căn cứ vào giá trị của thương phiếu và ngân hàng không tính lãi.

Câu 15: Ngân hàng thương mại khi chiết khấu thương phiếu cũng giống như cho vay thông thường trong đó thương phiếu là tài sản cầm cố, đến kỳ hạn khách hàng phải trả lãi và vốn vay ban đầu.

Câu 16: Khi lãi suất tái chiết khấu tăng, có nghĩa là ngân hàng thương mại giảm khả năng cho vay đối với nền kinh tế.

Câu 17: Khi tỷ giá ngoại tệ tăng, thì mức lãi suất trên thị trường có xu hướng giảm.

Câu 18: Lãi suất tín dụng là phương tiện thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.

Câu 19: Giả định các yếu tố khác không thay đổi, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, có nhiều người muốn cho vay vốn trong khi chỉ có ít người muốn đi vay thì mức lãi suất sẽ tăng.

Câu 20: Người gửi tiền tiết kiệm luôn mong muốn ngân hàng áp dụng mức lãi suất cố định trong suốt thời hạn gửi vì họ xác định trước được khoản tiền lãi mà họ nhận được

Chương III

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC TỔ CHỨC

TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG



3.1. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

3.1.1. Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng


Trong lịch sử phát triển, nghề ngân hàng đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Nghề này được phát triển từ thời thượng cổ với các nghiệp vụ đơn giản như: đổi tiền, nhận tiền gửi, bảo quản hộ tiền, thanh toán, chuyển tiền, cho vay, nghiệp vụ cho vay mang tính chất cho vay nặng lãi, cho nên các ngân hàng thời kì này gọi là ngân hàng cho vay nặng lãi. Đến thời kỳ trung cổ, nghề ngân hàng bị đình đốn do sự sụp đổ của đế quốc La Mã. Đến thời kỳ phục hưng, nghề này được phục hồi và phát triển khá mạnh. Số lượng các tổ chức kinh doanh tiền tăng thêm, nhiều nghiệp vụ mới được áp dụng như nghiệp vụ thanh toán bằng thương phiếu, thanh toán bù trừ, nghiệp vụ bảo lãnh, cho vay.... Có thể chia quá trình phát triển hệ thống ngân hàng thành các giai đoạn chủ yếu sau đây:

  • Giai đoạn từ thế kỷ XV đến XVIII

Động lực chủ yếu của quá trình phát triển nhanh chóng này là sự lớn mạnh không ngừng của các hoạt động thương mại trong từng quốc gia cũng như quốc tế cùng với việc tìm ra châu Mỹ và các vùng đất mới. Một ngân hàng hoàn chỉnh các nghiệp vụ này đã hình thành đầu tiên ở Hà Lan vào năm 1609, sau đó là ngân hàng Thuỵ Điển- 1656, hệ thống ngân hàng Anh vào 1694, hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ vào năm 1791, ngân hàng Pháp vào năm 1800. Trong giai đoạn này, hoạt động ngân hàng có những nét đặc trưng sau:

Các ngân hàng hoạt động độc lập, chưa tạo thành một hệ thống, chưa có sự ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau. Chức năng hoạt động của các ngân hàng giống nhau như: Chiết khấu, cho vay, phát hành giấy bạc ngân hàng và thực hiện các dịch vụ tiền tệ khác như: đổi tiền, chuyển tiền...



  • Giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến XX

Bước sang thế kỷ XVIII, hoạt động lưu thông hàng hoá được phát triển về cả quy mô lẫn phạm vi. Trong bối cảnh ấy, các ngân hàng phát hành nhiều loại giấy bạc ngân hàng khác nhau làm cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Các ngân hàng bắt đầu lợi dụng ưu thế của mình để phát hành một khối lượng lớn các kỳ phiếu tách rời khỏi dự trữ vàng để cho vay, điều này đe doạ dự trữ vàng và khả năng chuyển đổi ra tiền mặt của các kỳ phiếu được phát hành. Vì tất cả các ngân hàng đều có quyền phát hành tiền nên Nhà nước không thể kiểm soát được khối lượng tiền trong lưu thông và càng không thể kiểm soát được tính chất đảm bảo của lượng tiền lưu thông đó. Mặt khác, mỗi ngân hàng có quy mô hoạt động, uy tín và khả năng ảnh hưởng khác nhau nên công chúng bắt đầu có sự lựa chọn kỳ phiếu được phát hành bởi các ngân hàng khác nhau. Kết quả là, các kỳ phiếu do các ngân hàng lớn, có uy tín phát hành dần dần chiếm lĩnh thị trường và đẩy kỳ phiếu của các ngân hàng nhỏ ra khỏi lưu thông. Tình trạng này kéo dài gây sự bất ổn định trong lưu thông tiền tệ và Nhà nước buộc phải can thiệp nhằm thiết lập trật tự và sự thống nhất cho việc phát hành tiền và đảm bảo an toàn cho các giấy chứng nhận nợ của ngân hàng. Kết quả của sự can thiệp là chỉ còn có một số ngân hàng lớn được quyền phát hành tiền kèm theo nghiệp vụ kinh doanh. Các ngân hàng khác chỉ được phép hoạt động kinh doanh tiền tệ và tín dụng, không được quyền phát hành tiền. Chúng được quyền mở tài khoản và thanh toán bù trừ thông qua ngân hàng phát hành tiền, biến ngân hàng phát hành thành trung tâm thanh toán.

  • Giai đoạn từ thế kỷ XX đến nay

Sang đầu thế kỷ 20, nền kinh tế ở các nước Âu-Mỹ khủng hoảng sâu sắc, đòi hỏi sự can thiệp mạnh mẽ của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự phát huy vai trò điều tiết vĩ mô, nhằm khắc phục khủng hoảng, duy trì chủ nghĩa tư bản.

Một trong những công cụ điều chỉnh vĩ mô quan trọng hàng đầu Nhà nước phải nắm là hệ thống Ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng phát hành, biến nó thành cơ quan Nhà nước quản lý các hoạt động tiền tệ, tín dụng và thanh toán của đất nước. Trong bối cảnh như vậy, ngân hàng phát hành đã chuyên thành ngân hàng Trung ương. Ngoài chức năng cơ bản là phát hành tiền thì ngân hàng phát hành còn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và thanh toán, điều tiết khối lượng tiền lưu thông nhăm đảm bảo sự ổn định về tiền tệ, góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Thời kỳ này, các ngân hàng kinh doanh phát triển mạnh ở các nước Âu Mỹ cũng như các nước thuộc địa, Mỹ la tinh... Sau chiến tranh thế giới thứ 2,với xu thế quốc tế hoá về kinh tế – tài chính, hệ thống ngân hàng ở mỗi nước được hoàn chỉnh thêm một bước, đồng thời trên phạm vi khu vực và trên phạm vi toàn cầu đã xuất hiện các tổ chức ngân hàng quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển khu vực. Những ngân hàng này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp chính sách tài chính - tiền tệ giữa các nước và của cộng đồng các quốc gia trên thế giới. Kể từ đây, hệ thống ngân hàng bao gồm hai bộ phận cấu thành chính là Ngân hàng Trung ương và các ngân hàng trung gian.



Quá trình ra đời và phát triển của ngân hàng nhà nước Việt Nam

Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng được thiết lập và hoạt động chủ yếu phục vụ chính sách thuộc địa của Nhà nước Pháp ở Việt Nam. Trong suốt thời kỳ thuộc địa, sự hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ, tín dụng đều do Chính phủ Pháp xếp đặt, bảo hộ thông qua Ngân hàng Đông Dương.

Sau cách mạng tháng 8, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền cách mạng là phải từng bước xây dựng nền tiền tệ độc lập, tự chủ, công cụ quan trọng của chính quyền để xây dựng và bảo vệ đất nước. Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính- kinh tế mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951) đã đề ra, ngày 06 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc nhà nước, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch.

Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử, là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta.  Quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam kể từ khi Ngân hàng Quốc gia Việt nam ra đời đến nay có thể chia thành 4 thời kỳ như sau:



- Thời kỳ 1951-1954:  Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên: Phát hành giấy bạc Ngân hàng, thu hồi giấy bạc Tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách; Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch.

- Thời kỳ 1955-1975: Đây là thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc vừa xây dựng, chiến đấu, vừa chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam. Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia thực hiện những nhiệm vụ cơ bản: Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế trong chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc. Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam.

- Thời kỳ 1975-1985: Là giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh giải phóng và thống nhất nước nhà. Nhiệm vụ cụ thể của ngành Ngân hàng là tiến hành thiết lập hệ thống Ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống Ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia của chính quyền Việt Nam Cộng hòa  đã được quốc hữu hóa và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam- Bắc vào năm 1978. Trong giai đoạn này, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. 

- Thời kỳ 1986 đến nay: Là quá trình đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Hệ thống ngân hàng nước ta bắt đầu thí điểm quá trình chuyển đổi hệ thống ngân hàng từ một cấp sang hai cấp phù hợp với một nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Ngày 26 tháng 3 năm 1988 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành nghị định 53 – HĐBT, theo đó, hệ thống ngân hàng đã được chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp. Mãi đến tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 Pháp lệnh về ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính). Sự ra đời của 2 Pháp lệnh Ngân hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp, trong đó ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một ngân hàng Trung ương; các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng  trong khuôn khổ pháp luật.


tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương