Chương I tiền tệ VÀ LƯu thông tiền tệ


Các giải pháp kiềm chế lạm phát



tải về 0.96 Mb.
trang16/21
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.96 Mb.
#12983
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

4.2.5. Các giải pháp kiềm chế lạm phát


Ngày nay, trong thời đại lưu thông tiền giấy bất khả hoán, lạm phát hầu như là hiện tượng tất yếu ở các nước song chỉ khác nhau ở mức độ cao, thấp. Trải qua lịch sử lạm phát hiện đại hầu như chưa có nước nào có thể dập tắt hoàn toàn lạm phát, mà chỉ có kiềm chế, kiểm soát lạm phát ở mức độ phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm.

Các biện pháp kiềm chế lạm phát rất đa dạng, tuỳ theo điều kiện của mỗi quốc gia mà có thể áp dụng những biện pháp khác nhau. Có thể chia các biện pháp kiềm chế lạm phát thành hai loại: những biện pháp cấp bách và những biện pháp chiến lược.


4.2.5.1. Những biện pháp cấp bách


Những biện pháp cấp bách hay còn gọi là những biện pháp tình thế. Áp dụng những biện pháp này với mục đích giảm tức thời cơn sốt lạm phát, để có cơ sở áp dụng những biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài.

Khi nền kinh tế xảy ra tình trạng lạm phát cao hoặc siêu lạm phát, để kiềm chế lạm phát các nước thường áp dụng những biện pháp tình thế sau:



* Biện pháp về chính sách tài khoá

Áp dụng biện pháp về chính sách tài khoá có ý nghĩa quan trọng và then chốt vì trong nhiều trường hợp Ngân sách Nhà nước bị thâm hụt là nguyên nhận chính của lạm phát, do đó nếu dập tắt được nguyên nhân này thì tiền tệ sẽ được ổn định, lạm phát sẽ được kiềm chế. Khi lạm phát tăng ở mức độ phi mã hoặc siêu lạm phát, Nhà nước có thể thực hiện các biện pháp như:

- Tiết kiệm triệt để trong chi tiêu Ngân sách Nhà nước, cắt giảm những khoản chi chưa cấp bách.

- Tăng thuế trực thu để tăng nguồn thu cho ngân sách

- Vay nợ trong nước và nước ngoài không đi kèm điều kiện chính trị

* Biện pháp thắt chặt tiền tệ

Để góp phần giảm lượng tiền thừa trong lưu thông, Nhà nước có thể thực hiện chính sách siết chặt lượng cung tiền tệ bằng nhiều biện pháp khác nhau như:

- Ngừng phát hành tiền lưu thông hay còn gọi là “đóng băng tiền tệ”

Ngân hàng Trung ương tạm ngừng thực hiện các nghiệp vụ tái chiết khấu, tái cấp vốn, cho vay theo hồ sơ tín dụng. Ngay cả số bội chi của Ngân sách Nhà nước cũng không được phát hành tiền để bù đắp. Mục đích của biện pháp này là không cho tăng thêm tiền trong lưu thông.

- Nâng cao lãi suất tín dụng

Lãi suất tiền gửi tăng, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm có tác dụng thu hút tiền mặt trong dân cư và doanh nghiệp vào ngân hàng. Một tác hại có thể xảy ra là nếu lãi suất tiền gửi cao hơn lợi tức đầu tư thì các nhà kinh doanh sẽ không đầu tư cho sản xuất nữa mà tìm cách đưa vốn của mình vào ngân hàng vì nó đưa đến lợi tức cao mà không chịu sức ép rủi ro lớn. Mặt khác, lãi suất cho vay tăng cũng làm giảm khả năng mở rộng tín dụng của các ngân hàng.

- Quản lý và hạn chế khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

* Biện pháp kiềm chế giá cả

Để chống lại sự tăng giá của hàng hóa, Nhà nước có thể thực hiện chính sách kiềm giữ giá cả bằng nhiều biện pháp khác nhau như:

- Nhập hàng hoá của nước ngoài để bổ sung cho khối lượng hàng hóa trong nước tạo ra một sự cân bằng giữa cung và cầu hàng hóa. Đây là biện pháp “chữa cháy” tuy rất hữu hiệu trong việc chặn đứng sự khan hiếm hàng hóa nhưng có nhiều mặt hạn chế.

- Nhà nước bán vàng và ngoại tệ nhằm thu hút tiền mặt trong lưu thông, ổn định giá vàng, ổn định tỷ giá hối đoái, từ đó tạo tâm lý ổn định giá cả các mặt hàng khác.

- Quản lý thị trường, chống đầu cơ tích trữ…

* Biện pháp đóng băng lương và đóng băng giá

Ở đây trước hết cần có sự cam kết của các nhà lãnh đạo công đoàn chấp nhận đóng băng lương vì việc tăng lương không giúp ích gì cán bộ công nhân viên, bời vì thông thường sau khi tăng lương thì giá cả cũng tăng. Mặt khác, hiệp hội các chủ doanh nghiệp cũng phải cam kết đóng băng giá. Thoả hiệp đó phải được Nhà nước công nhận và về phần mình Nhà nước cam kết cố gắng hết sức giữ các yếu tố khác không diễn biến xấu hơn như không làm tăng thêm số thiếu hụt Ngân sách Nhà nước, cố gắng giảm thiểu số thiếu hụt đó. Đạt được một thoả hiệp như vậy là một yếu tố rất quan trọng trong tiến trình kiềm chế lạm phát.



* Biện pháp cải cách tiền tệ

Đây là biện pháp tình thế bắt buộc khi lạm phát ở mức độ cao mà việc vận dụng các biện pháp trên không đưa lại kết quả như mong muốn. Ở đây, Nhà nước huỷ hoặc thu hồi tiền cũ, phát hành tiền mới để lập lại trật tự mới trong lưu thông tiền tệ.


4.2.5.2. Những biện pháp chiến lược


Đây là biện pháp nhằm tác động đồng bộ lên mọi mặt hoạt động của nền kinh tế, với ý tưởng tạo ra một sức mạnh về tiềm lực kinh tế của đất nước, tạo cơ sở để ổn định tiền tệ vững chắc. Trong thực tiễn, những biện pháp thường được áp dụng là:

* Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn

Do lưu thông hàng hóa là tiền đề của lưu thông tiền tệ nên nếu quỹ hàng hóa được tạo ra có số lượng lớn, chất lượng cao, chủng loại phong phú thì đây là tiền đề vững chắc nhất để ổn định lưu thông tiền tệ, nhằm huy động tốt các nguồn lực để phát triển kinh tế. Nhà nước cần xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, trong đó cần chú trọng điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển ngành mũi nhọn xuất khẩu.



* Kiểm soát thường xuyên thu chi Ngân sách Nhà nước

Chính sách thu phải khai thác và quản lý chặt chẽ các nguồn thu, tăng thu từ thuế chủ yếu dựa trên cơ sở mở rộng và nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thu có hiệu quả. Ngân sách Nhà nước phải đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm. Thực hiện cân đối ngân sách tích cực làm cơ sở cho các cân đối khác trong nền kinh tế.



* Thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Ở đây các nhà kinh tế chủ trương cần phải xoá bỏ mọi ngăn cản đối với hoạt động của thị trường. Nếu quá trình cạnh tranh được nâng cao lên ở mức độ hoàn hảo thì giá cả sẽ có xu hướng giảm xuống. Mặt khác, cạnh tranh thúc đẩy các nhà kinh doanh cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý và do đó giảm được chi phí sản xuất kinh doanh, giảm được giá bán hàng hóa.



* Dùng lạm phát để chống lạm phát

Đối với các quốc gia còn nhiều tiềm năng về lao động, đất đai, tài nguyên…Nhà nước có thể tăng chỉ số phát hành tiền để có nguồn lực tăng chi phí cho việc mở rộng đầu tư và hy vọng các công trình đầu tư này mang lại hiệu quả và góp phần kiềm chế lạm phát. Áp dụng biện pháp này đòi hỏi phải có một tiềm lực mạnh về các yếu tố sản xuất, có trình độ khoa học - kỹ thuật tiên tiến, trình độ quản lý kinh tế cao thì mới có thể thành công được.




tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương