Chương I tiền tệ VÀ LƯu thông tiền tệ



tải về 0.96 Mb.
trang14/21
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.96 Mb.
#12983
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21

4.2.3.2. Về mặt định tính


- Lạm phát thuần túy: đây là trường hợp đặc biệt của lạm phát, hầu như giá cả của mọi loại hàng hóa đều tăng lên cùng một tỷ lệ trong cùng một đơn vị thời gian.

- Lạm phát cân bằng: là loại lạm phát có mức giá chung tăng tương ứng với mức tăng thu nhập.

- Lạm phát được dự đoán trước: là lạm phát mà mọi người có thể dự đoán trước nhờ vào sự diễn tiến liên tục theo chuỗi thời gian trong nhiều năm.

- Lạm phát không được dự đoán trước: là lạm phát xảy ra bất ngờ, ngoài sự tiên liệu của mọi người về quy mô, cường độ cũng như mức độ tác động.

- Lạm phát cao và lạm phát thấp: theo quan điểm của Gary Smith thì lạm phát cao là mức lạm phát mà tỷ lệ tăng thu nhập tăng thấp hơn tỷ lệ lạm phát. Ngược lại lạm phát thấp là mức tăng thu nhập tăng tăng cao hơn mức độ tăng của tỷ lệ lạm phát.

4.2.4. Nguyên nhân và hậu quả của lạm phát

4.2.4.1. Nguyên nhân của lạm phát


Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến lạm phát và mỗi loại lạm phát được xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân này có thể xuất phát từ phía tổng cầu trong nền kinh tế, cũng có thể là các nguyên nhân xuất phát từ phía cung, và cũng có thể chúng xuất hiện đồng thời có cả phía cung lẫn phía cầu. Trong khi quan sát thực tế có thể nhận thấy rằng, trong môi trường đang có lạm phát thì bản thân môi trường đó nó cũng có khả năng và là nguyên nhân thúc đẩy hoặc tiếp tục gây ra một chu trình lạm phát mới, tức là tạo sự lẫn quẩn trong vòng xoáy lạm phát. Dù có sự khác nhau, nhưng tựu trung lại thì những nguyên nhân của lạm phát có thể được xếp vào các nhóm chủ yếu sau:

* Lạm phát do cầu kéo (Demand pull inflation)

Nguyên nhân này xảy ra khi tổng cầu trong nền kinh tế cao hơn tổng cung trong cùng thời điểm đó. Trường hợp này xuất hiện có thể là do tổng cầu tăng nhưng tổng cung không đổi, hoặc tổng cung cũng tăng nhưng tăng không bằng tổng cầu.

- Khi tổng cầu tăng như vậy tức là có nhiều người muốn mua và sẵn sàng mua hàng hóa, trong khi đó lượng cung không tăng hoặc tăng ít hơn, thì đương nhiên trên thị trường sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa, theo quy luật cung cầu thì trong trường hợp này giá cả thị trường tăng lên là điều tất yếu. Như vậy đã xuất hiện lạm phát.

- Tổng cầu trong nền kinh tế bao gồm chi tiêu của hộ gia đình-C, chi tiêu của Chính phủ-G, đầu tư trong nền kinh tế-I, nhu cầu hàng hóa cho xuất khẩu-X, lượng hàng hóa nhập khẩu-M, (hàng hóa nhập khẩu làm phong phú thêm hàng hóa trong nước làm giảm căng thẳng của tổng cầu nên được biểu diễn bằng dấu âm (-) trong biểu thức cộng các yếu tố của tổng cầu).

Nếu gọi tổng cầu là AD thì: AD = C + I + G + X - M.

Tổng cầu tăng có thể do một hoặc một số các yếu trong vế bên phải của biểu thức tăng lên:

+ Các hộ gia đình tăng chi tiêu do thu nhập tăng, hoặc được Chính phủ giảm thuế, hoặc cảm thấy các chế độ an sinh xã hội hay bảo hiểm tốt nên quyết định cắt giảm tiết kiệm để chi tiêu, hoặc được Chính phủ tăng trợ cấp.

+ Chính phủ tăng các khoản chi tiêu cho an ninh quốc phòng, tăng các khoản đầu tư của Chính phủ, cũng làm tăng tổng cầu.

+ Các doanh nghiệp tăng đầu tư do xuất hiện nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn.
+ Kim ngạch XNK thay đổi theo hướng chênh lệch (X-M) ngày càng tăng do đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ, do chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn nên bán được nhiều hơn, do công tác quảng cáo giới thiệu tốt hơn.

+ Ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, làm lãi suất giảm, các doanh nghiệp vay tiền đầu tư nhiều hơn, bên cạnh đó dân chúng hạn chế gửi tiền vào ngân hàng mà rút ra mua hàng hóa hay đầu tư vào chứng khoán, cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư.

Đó là một số nhân tố gây lạm phát xuất phát từ phía tổng cầu trong nền kinh tế, tiếp theo chúng ta sẽ bàn đến lạm phát do chi phí đẩy.

* Lạm phát do chi phí đẩy (Cost push inflation)

Lạm phát loại này xuất hiện khi chi phí đầu vào cho sản xuất tăng hoặc năng lực sản xuất của nền kinh tế giảm sút.

Chi phí đầu vào tăng có thể do giá các nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng. Điều kiện khai thác khó khăn hơn đòi hỏi nhiều chi phí hơn, thiên tai làm mất mùa, lụt bão, động đất làm giảm năng lực sản xuất, khủng hoảng ngành dầu mỏ do các liên minh dầu mỏ tăng giá hoặc chiến tranh làm tăng giá. Khi giá dầu tăng làm tăng chi phí trong ngành năng lượng, từ đó làm tăng chi phí đầu vào trong các ngành khác. Các chi phí sản xuất tăng làm tăng giá thành sản phẩm và buộc doanh nghiệp tăng giá bán để bù đắp chi phí. Giá bán của các hàng hoá tăng - tạo lạm phát. Nhưng mặt khác giá bán tăng kéo dài, theo quy luật cung cầu sẽ làm tổng cầu giảm xuống, các doanh nghiệp sẽ cắt giảm sản xuất, sa thải công nhân. Hậu quả dẫn đến cho nền kinh tế lúc này là vừa có lạm phát lại vừa bị suy thoái.

Nếu lạm phát do cầu kéo ở mức vừa phải là một điều kiện rất tốt cho nền kinh tế, nó sẽ kích thích đầu tư mở rộng sản xuất, người ta còn ví nó như một chất dầu mở dùng để bôi trơn cho bộ máy kinh tế. Nhưng lạm phát chi phí đẩy thì dù bất kỳ mức độ nào cũng đều không tốt, vì bản thân nó đã mang trong mình sự suy thoái kinh tế. Cùng một hiện tượng là lạm phát, nhưng bản chất và nguyên nhân khác nhau nên tác động của chúng là khác nhau.



* Lạm phát do những nguyên nhân liên quan đến sự thiếu hụt mức cung

Khi nền kinh tế đạt đến mức toàn dụng, nghĩa là các yếu tố sản xuất: công nhân, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị…gần như được khai thác tối ưu. Khi đó, mức cung hàng hoá và dịch vụ trên thị trường có khuynh hướng giảm dần. Bên cạnh đó, tình trạng tắc nghẽn của thị trường cũng làm giới hạn mức cung hàng hóa. Đó là tình trạng mất cân đối các yếu tố sản xuất giữa các khu vực nhưng thị trường lại không tạo ra cơ chế điều phối có hiệu quả, khiến cho khối lượng hàng hóa không đáp ứng tốt nhu cầu tăng lên của thị trường. Hàng hóa khan hiếm làm cho giá cả tăng lên, đó là hậu quả tất yếu. Cũng cần lưu ý rằng, ngay lúc nền kinh tế chưa đạt mức toàn dụng nhưng nếu cơ cấu kinh tế tổ chức bất hợp lý thì cũng không cho phép tạo ra một khối lượng hàng hóa và dịch vụ đầy đủ để thoả mãn nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường. Trường hợp này cũng làm nảy sinh hiện tượng lạm phát.



* Một số nguyên nhân khác

- Những nguyên nhân chủ quan có liên quan đến chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước: chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính… của Nhà nước không phù hợp làm cho nền kinh tế quốc dân bị mất cân đối, kinh tế tăng trưởng chậm ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia. Một khi Ngân sách Nhà nước bị thâm hụt thì điều tất yếu là Nhà nước phải tăng chỉ số phát hành tiền. Đặc biệt đối với một số quốc gia, trong những điều kiện nhất định, Nhà nước chủ trương dùng lạm phát như là một công cụ để thực hiện chính sách phát triển kinh tế.

- Những nguyên nhân khách quan đưa đến như thiên tai, chiến tranh, tình hình biến động của thị trường nguyên vật liệu, nhiên liệu trên thế giới…

- Những nguyên nhân khác liên quan đến nội tại của đất nước như: chiến tranh, nội chiến, khủng hoảng chính trị làm cho đồng tiền không còn giữ được chức năng thước đo giá trị.




tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương