Chương I tiền tệ VÀ LƯu thông tiền tệ



tải về 0.96 Mb.
trang2/21
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.96 Mb.
#12983
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

1.1.3. Chức năng của tiền tệ


Ngày nay, với sự đa dạng về hình thức tiền tệ được sử dụng trong điều kiện kinh tế hiện nay, hầu hết các nhà kinh tế học hiện đại đều thống nhất với nhau ở 3 chức năng cơ bản của tiền tệ, đó là chức năng phương tiện trao đổi, chức năng thước đo giá trị và chức năng phương tiện tích lũy.

1.1.3.1. Chức năng phương tiện trao đổi (Medium of Exchange)

Trong nền kinh tế trao đổi sản phẩm trực tiếp, người ta phải tiến hành đồng thời hai giao dịch bán và mua trong cùng một thời điểm. Điều này thực hiện được trong điều kiện có ít người tham gia trao đổi, người mua và người bán phù hợp về sản phẩm trao đổi. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, việc tìm kiếm nhu cầu phù hợp về sản phẩm trao đổi là rất khó khăn và tốn kém quá nhiều chi phí. Vì vậy người ta cần sử dụng tiền làm môi giới trung gian trong quá trình này, tức là trước hết người ta trao đổi hàng hoá của mình lấy tiền sau đó dùng tiền mua thứ hàng hoá mình cần. Giá cả hàng hóa được xác định trước khi diễn ra trao đổi hàng hóa. Chỉ sau khi giá cả được biểu hiện thành tiền mặt từ người mua sang người bán thì hàng hóa mới từ tay người bán chuyển sang cho người mua, lúc đó tiền tệ thực hiện chức năng trao đổi và mới thực hiện đầy đủ vai trò vật ngang giá chung.

Hình thức trao đổi này có những tiến bộ sau đây:

Thứ nhất, quá trình trao đổi hàng hoá được tách thành hai giai đoạn riêng biệt là bán và mua. Giai đoạn H-T là giai đoạn bán hàng, chuyển giá trị của hàng hoá thành tiền. Đây là giai đoạn quan trọng và khó khăn nhất đối với nhà sản xuất kinh doanh, vì sự chuyển hoá từ hình thái sản phẩm hàng hoá thành hình thái tiền tệ sẽ cho thấy lao động của người sản xuất được xã hội thừa nhận, đó là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Giai đoạn H-T là giai đoạn mua hàng, thông thường giai đoạn này được tiến hành dễ dàng. Hai giai đoạn này được tiến hành độc lập tương đối với nhau, dẫn đến phương tiện làm trung gian trao đổi lại trở thành mục tiêu trong các cuộc trao đổi và được mọi người sùng bái. Chính sức mua đồng tiền quyết định điều này.

Thứ hai, hành vi mua và bán có thể tách rời về không gian và thời gian. Người sản xuất hàng hoá có thể bán ở chỗ này và mua ở chỗ khác, bán lúc này và mua lúc khác một cách chủ động và linh hoạt.

Như vậy, thực hiện chức năng phương tiện trao đổi, tiền tệ đã góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá.

Để thực hiện chức năng phương tiện trao đổi tiền tệ phải có những điều kiện nhất định:

- Phải được chấp nhận rộng rãi trong các giao dịch, thanh toán:

Khi thực hiện chức năng phương tiện trao đổi, tiền tệ chỉ đóng vai trò môi giới giúp cho việc trao đổi thực hiện được dễ dàng. Tiền tệ được xem là phương tiện chứ không phải là mục đích của trao đổi. Vì vậy, tiền tệ thực hiện chức năng trao đổi không nhất thiết phải là tiền tệ có đầy đủ giá trị (như tiền vàng). Tiền tệ dưới dạng tiền dấu hiệu (như tiền giấy) đã được xã hội chấp nhận vẫn có thể phát huy được chức năng phương tiện trao đổi. Như vậy, có thể sử dụng tiền dấu hiệu trong trao đổi, mục đích của bán hàng không phải để trở thành người sở hữu tiền tệ vĩnh viễn mà là để thực hiện việc mua bán hàng hoá, đạt đến một giá trị sử dụng mới. Tiền tệ lúc này chỉ là môi giới trung gian, không phải là mục đích của trao đổi. Do đó, thực hiện chức năng phương tiện trao đổi có thể sử dụng tiền đủ giá (tiền vàng) hoặc tiền dấu hiệu (tiền giấy và các dấu hiệu giá trị khác), nghĩa là phải được chấp nhận rộng rãi trong thanh toán.

- Số lượng tiền phải được cung cấp đủ lượng, dễ vận chuyển, không bị hư hỏng một cách nhanh chóng, đồng thời hệ thống tiền tệ phải bao gồm nhiều mệnh giá để đáp ứng mọi quy mô giao dịch.

Trong trao đổi chỉ chấp nhận một lượng tiền nhất định, muốn tiền tệ thực hiện tốt chức năng phương tiện trao đổi đòi hỏi hệ thống tiền tệ mỗi quốc gia phải sức mua ổn định, số lượng tiền tệ để thực hiện các quan hệ trao đổi phải đủ liều lượng để đáp ứng nhu cầu trao đổi của mọi hoạt động kinh tế. Điều này có nghĩa là lượng tiền đưa vào lưu thông phải phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, nếu yêu cầu này không thỏa mãn sẽ gây khó khăn cho sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Việc dùng tiền tệ làm phương tiện trao đổi đã giúp đẩy mạnh hiệu quả của nền kinh tế qua việc khắc phục những hạn chế của trao đổi hàng hóa trực tiếp, đó là những hạn chế về nhu cầu trao đổi (chỉ có thể trao đổi giữa những người có nhu cầu phù hợp), hạn chế về thời gian (việc mua và bán phải diễn ra đồng thời), hạn chế về không gian (việc mua và bán phải diễn ra tại cùng một địa điểm). Bằng việc sử dụng tiền như là một phương tiện trao đổi, con người đã tránh được những chi phí về thời gian và công sức dành cho việc trao đổi hàng hóa (chúng ta chỉ cần bán hàng hóa của mình lấy tiền rồi sau đó có thể mua những hàng hóa mà mình muốn bất kỳ lúc nào và ở đâu). Nhờ đó, việc lưu thông hàng hóa có thể diễn ra nhanh hơn, sản xuất cũng được thuận lợi hơn, tránh được ách tắc, tạo động lực cho nền kinh tế phát triển. Ngày nay, khi nền sản xuất hàng hoá phát triển ở mức độ cao thì tiền mặt ít được sử dụng trong trao đổi mà thay vào đó là các công cụ thanh toán – tín dụng của hệ thống ngân hàng. Với chức năng này, tiền tệ được ví như là chất dầu nhờn bôi trơn giúp cho guồng máy sản xuất và lưu thông hàng hóa hoạt động trơn tru, dễ dàng.



1.1.3.2. Chức năng thước đo giá trị (Unit Of Account)

Trong nền kinh tế sử dụng tiền tệ, mọi hàng hóa đều được đổi ra tiền tệ. Để có thể đổi ra được như vậy, tiền tệ phải có khả năng biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác. Biểu hiện bằng tiền của hàng hóa được gọi là giá cả của hàng hóa.

Chức năng này làm cho tiền tệ đã trở thành thước đo chung để biểu hiện và so sánh giá trị tất cả hàng hoá, từ đó làm cho sản xuất và trao đổi được đơn giản hoá hơn rất nhiều. Qua việc thực hiện chức năng này, giá trị của hàng hoá, dịch vụ được biểu hiện ra bằng tiền và có thể so sánh với nhau, nhờ đó mà việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ được diễn ra thuận lợi.

Để thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ bản thân nó phải có giá trị. Khi thực hiện chức năng thước đo giá trị, giá trị của tiền tệ được coi là “chuẩn mực” để giá trị của tất cả hàng hoá khác phải so sánh với nó. Cũng giống như khi dùng quả cân để đo trọng lượng một vật thì bản thân quả cân đó cũng phải có trọng lượng. Giá trị của tiền tệ được đặc trưng bởi khái niệm sức mua tiền tệ, tức là khả năng trao đổi của đồng tiền. Khi tiền tệ tồn tại dưới dạng hàng hóa (tiền có đầy đủ giá trị) thì sức mua của tiền phụ thuộc và giá trị bản thân tiền. Khi xã hội chuyển sang sử dụng tiền dưới dạng dấu hiệu (tiền giấy, tiền tín dụng…) thì giá trị của tiền không còn đảm bảo bằng giá trị của nguyên liệu dùng để tạo ra nó (vì giá trị đó quá thấp so với giá trị mà nó đại diện) mà phụ thuộc vào tình hình cung cầu tiền tệ trên thị trường, mức độ lạm phát, tình trạng hưng thịnh hay suy thoái của nền kinh tế và cả niềm tin của người sử dụng vào đồng tiền đó.

Để thuận tiện cho việc đo lường giá trị của hàng hóa, cần có một đơn vị tiền tệ chuẩn. Đơn vị tiền tệ lúc đầu do dân chúng lựa chọn một cách tự phát, sau đó do chính quyền lựa chọn và được quy định trong luật pháp từng nước, chẳng hạn đồng Việt Nam (VND), Đô la Mỹ (USD), Euro (EUR).... Đơn vị tiền tệ được đặc trưng bởi tên gọi là tiêu chuẩn giá cả. Tiêu chuẩn giá cả là giá trị của các đơn vị tiền tệ chuẩn. Khi tiền vàng hoặc tiền giấy có khả năng đổi ra vàng được lưu thông, tiêu chuẩn giá cả là giá trị của một hàm lượng vàng nguyên chất nhất định chứa trong một đơn vị tiền tệ. Ví dụ hàm lượng vàng của một Đô la Mỹ công bố tháng 1 năm 1939 là 0,888671 gram nguyên chất; năm 1987 hàm lượng vàng của một Bảng Anh (GBP) là 7,32238 gram. Ngày nay, khi tiền giấy không được đổi ra vàng nữa, hàm lượng vàng không có ý nghĩa trong thực tế. Hàm lượng vàng và tiêu chuẩn giá cả tách rời nhau. Hàm lượng vàng dứng im không đổi, trong khi đó tiêu chuẩn giá cả biến động và hình thành tiêu chuẩn giá cả danh nghĩa và tiêu chuẩn giá cả thực tế. Tiêu chuẩn giá cả danh nghĩa do hàm lượng vàng đại biểu, còn tiêu chuẩn giá cả thực tế phụ thuộc vào sức mua của đơn vị tiền tệ chuẩn đối với hàng hóa.

Ngày nay, một đồng tiền muốn được sử dụng rộng rãi trong cả nước làm đơn vị tính toán để đo lường giá trị hàng hóa phải được Nhà nước chính thức định nghĩa, theo những tiêu chuẩn nhất định. Nói cách khác, đồng tiền đó phải được pháp luật quy định và bảo vệ. Nhưng đây chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ. Điều kiện đủ là phải được dân chúng chấp nhận sử dụng. Do đó, muốn được dân chúng chấp nhận, đơn vị tính toán đó phải có một giá trị ổn định lâu dài. Trong lịch sử tiền tệ của các nước, dân chúng lại sử dụng một đơn vị đo lường giá trị khác với đơn vị đo lường giá trị do Nhà nước quy định. Chẳng hạn, thời kỳ nội chiến ở Mỹ, Chính phủ phát hành tờ dollar xanh là tiền tệ chính thức thay thế cho đồng dollar vàng nhưng các doanh nghiệp Mỹ vẫn giữ dollar vàng làm đơn vị tính toán. Hay ở Việt Nam, cũng có lúc dân chúng vẫn dùng vàng hay dollar Mỹ làm đơn vị tính toán giá trị khi mua bán các hàng hóa có giá trị lớn như nhà cửa, xe máy… mặc dù giấy bạc Ngân hàng Nhà nước (đồng Việt Nam) được quy định là đồng tiền chính thức.

Việc đưa tiền tệ vào để đo lường giá trị của hàng hóa làm cho việc tính toán giá cả hàng hóa trong trao đổi trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Người ta định giá tất cả các mặt hàng bằng đơn vị tiền, người tiêu dùng sẽ dễ dàng so sánh, lựa chọn các hàng hoá có giá cả phù hợp. Đó cũng là tín hiệu để nhà kinh doanh điều chỉnh lại hoạt động của mình nhằm tìm kiếm thêm thu nhập trên thị trường.

Thêm nữa, nhờ có chức năng này, mọi hình thức giá trị dù tồn tại dưới dạng nào đi nữa cũng có thể dùng tiền tệ để định lượng một cách cụ thể. Chẳng hạn để tính tổng giá trị tài sản của một cá nhân, ta phải cộng giá trị bất động sản anh ta đang đang sở hữu, cổ phiếu anh ta đang nắm giữ,… Sẽ không thể có được kết quả nếu không có sự tham gia của tiền tệ vì khó có thể cộng giá trị tất cả các tài sản đó (có bản chất tự nhiên khác nhau) với nhau được. Nhưng một khi quy tất cả các giá trị đó ra tiền tệ thì công việc thật đơn giản. Trong nền kinh tế thị trường, thước đo giá trị của tiền tệ cho phép các nhà kinh doanh đánh giá được khoản thu nhập của mình bằng tiền để có các quyết định tiếp theo liên quan đến hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy mà ngày nay việc định lượng và đánh giá các chỉ tiêu như GDP, thu nhập, thuế, chi phí sản xuất, vay nợ, trả nợ, giá trị hàng hóa, dịch vụ cho đến sở hữu… đều có thể thực hiện một cách dễ dàng.

Chức năng này nhấn mạnh vai trò của thước đo giá trị của tiền tệ trong các hợp đồng kinh tế. Chẳng hạn trong các hợp đồng ngoại thương, khi sử dụng một đơn vị đồng tiền làm đơn vị tính giá, điều cần quan tâm là phải phòng ngừa nguy cơ do sự mất giá của đồng tiền đó, khiến cho vai trò thước đo giá trị của nó bị giảm sút. Một cách cụ thể hơn, nếu các hợp đồng ngoại thương được định giá bằng đồng ngoại tệ thì sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tạo rủi ro cho các bên tham gia hợp đồng.

1.1.3.3. Chức năng phương tiện cất trữ (Store of Value)

Khi tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng tiền tệ làm phương tiện trao đổi, thanh toán, nó được cất trữ lại để chuẩn bị cho nhu cầu tiêu dùng trong tương lai. Khi đó, tiền có tác dụng như một nơi chứa giá trị, nơi chứa sức mua hàng qua thời gian.

Khi tiền tệ chưa xuất hiện, người ta thường tích luỹ dưới dạng hiện vật. Hình thức này không tiện lợi vì phải có chỗ rộng rãi, phải tốn chi phí bảo quản, dễ hư hỏng, khó lưu động và ít sinh lời. Ở chế độ lưu thông tiền kim loại, người ta có quan niệm tích luỹ tiền tệ (tiền đúc bằng kim loại quý) như một dạng của cải xã hội.

Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, khi các doanh nghiệp muốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, khi tầng lớp dân cư có nhu cầu mua sắm những hàng hoá, tài sản có giá trị cao người ta thường tích luỹ dưới dạng tiền giấy hoặc số dư trên tài khoản tiền gửi ở ngân hàng. Trong thực tế, việc cất trữ có thể thực hiện bằng nhiều phương tiện khác như cổ phiếu, đất đai, nhà cửa…đặc biệt trong điều kiện lạm phát, việc cất giữ các phương tiện trên có thể đề phòng sự giảm sức mua của đồng tiền. Song khi thực hiện chức năng này thì dự trữ tiền đã tạo một khả năng có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng ra các tài sản khác. Vì vậy, việc lựa chọn phương tiện nào để dự trữ còn tuỳ thuộc vào việc sử dụng nó trong ngắn hạn hay dài hạn và chi phí để chuyển đổi từ phương tiện đó sang hàng hoá theo nhu cầu của người sở hữu.

Ngày nay, việc dự trữ giá trị có thể được thực hiện bằng nhiều phương tiện khác nhau và các phương tiện chuyển tải giá trị phải thoả mãn các điều kiện sau:

- Giá trị dự trữ phải được thể hiện bằng những phương tiện hiện thực

- Giá trị dự trữ phải bằng những phương tiện được xã hội thừa nhận

- Giá trị dự trữ phải có thời hạn




tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương