Chương I tiền tệ VÀ LƯu thông tiền tệ


Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường



tải về 0.96 Mb.
trang7/21
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.96 Mb.
#12983
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   21

2.2.4. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường


- LSTD là phương tiện thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế: lãi suất là một loại giá cả đặc biệt trong quan hệ mua bán quyền sử dụng vốn tiền tệ, do đó nó cũng tuân thủ quy luật cung cầu thị trường. Muốn thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các chủ thể trong nền kinh tế, ngoài việc phục vụ tốt còn đòi hỏi giá cả tức ở đây là lãi suất phải hợp lý và hấp dẫn. Đối với ngân hàng, lãi suất huy động tiền gởi cao sẽ kích thích sự ham muốn lợi nhuận của khách hàng. Do đó, nếu ngân hàng muốn tăng cường huy động nguồn vốn có thể bằng nhiều biện pháp, trong đó có công cụ lãi suất.

- LSTD là công cụ kích thích đầu tư phát triển kinh tế: Với mức lãi suất cho vay hợp lý sẽ kích thích các nhà đầu tư vay vốn mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập quốc dân, hạn chế thất nghiệp, tăng mức sống của người dân, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế ngày càng phát triển.

- LSTD là đòn bẩy kích thích ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.

+ Đối với các doanh nghiệp, khi vay vốn đòi hỏi phải sử dụng vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả, phải thực sự quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh để đảm bảo hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi.

+ Đối với ngân hàng hoạt động chủ yếu là huy động vốn để cho vay. Trong cơ chế tự do hóa lãi suất như hiện nay nó là công cụ quan trọng để kích thích cạnh tranh giữa các ngân hàng. Do đó, ngân hàng phải có nhiều chính sách để thu hút mọi nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, tăng lượng vốn huy động đồng thời thực hiện các biện pháp cho vay có hiệu quả, sao cho đáp ứng được yêu cầu hạch toán kinh tế.

- LSTD được xem là một trong những công cụ đánh giá “sức khoẻ” của nền kinh tế bởi người ta có thể căn cứ vào sự biến động của lãi suất hoặc tình hình lãi suất trong một thời kỳ có thể dự báo được một số yếu tố của nền kinh tế như: Tính sinh lời của cơ hội đầu tư, tình hình tiền tệ, tình hình kinh tế trong tương lai... Từ đó các ngân hàng hoặc doanh nghiệp, các chủ thể khác trong nền kinh tế có cơ sở để chuẩn bị và lựa chọn phương án kinh doanh cho phù hợp.

- Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Sự thay đổi của lãi suất sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư, xuất khẩu... thay đổi ý niệm của các cá nhân trong nền kinh tế về tiết kiệm và đầu tư. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc dân. Đồng thời sự thay đổi lãi suất cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tiết kiệm và tiêu dùng, điều tiết cung và cầu hàng hoá.

Lãi suất còn là công cụ quan trọng để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. Thông qua công cụ lãi suất, NHTƯ có thể thực hiện mục tiêu thắt chặt hoặc mở rộng tiền tệ, thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát hoặc kích cầu để hạn chế giảm phát, từ đó ổn định thị trường, kích thích phát triển kinh tế. Lãi suất tín dụng còn được sử dụng để thực hiện mục tiêu điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng lãnh thổ…


2.2.5. Phương pháp tính lãi

2.2.5.1. Lãi đơn


Nếu lãi của một khoản vốn vay nào đó không được cộng vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo và cứ như vậy cho đến kỳ hạn cuối cùng của thời hạn đầu tư thì số lãi đó gọi là lãi đơn. Như vậy, lãi đơn là đơn vị lợi tức chỉ tính trên số vốn vay ban đầu trong suốt thời hạn đầu tư.

Công thức



Iđ = V.i.n

Chú thích: Iđ: Số tiền lãi tính theo phương pháp lãi đơn

V: Số vốn ban đầu

i: Lãi suất (%)

n: Số kỳ hạn tính lãi

Chú ý: Giữa lãi suất i và thời hạn n phải cùng đơn vị thời gian. Nếu không cùng đơn vị thời gian thì phải quy đổi về cùng đơn vị thời gian rồi mới áp dụng công thức.

Cụ thể:


- Nếu i tính theo năm, n tính theo tháng thì:

I

=

V.i.n

12

- Nếu i tính theo năm, n tính theo quý thì:

I

=

V.i.n

90

- Nếu i tính theo năm, n tính theo ngày thì:

I

=

V.i.n

360

Ví dụ 1: Ngày 21/7/N, Ông A gửi số tiền 120 triệu đồng vào NHTM X, với lãi suất là 10%/năm. Hãy tính số lãi mà Ông A nhận được vào ngày 01/10/N+1?

Cho biết: V = 120 triệu đồng

i = 10%/năm

n = 72 ngày

Ta có:


I

=

V.i.n

=

120.10%.72

=

2,4 triệu đồng

360

360

Vậy số lãi mà Ông A nhận được vào ngày 01/10/N+1 là 2,4 triệu đồng.

Trường hợp vốn vay được giải ngân một lần nhưng thanh toán nợ gốc được thực hiện nhiều lần thì số lãi phải trả được xác định theo 2 cách sau:



Cách 1: Căn cứ theo số dư nợ

Iđ = Dj.n.i

Dj: Số dư nợ tại thời điểm j

nj: Thời gian tồn tại số dư nợ Dj

i: Lãi suất (%)

Cách 2: Căn cứ theo số nợ gốc trả

Iđ = Cj.t.i

Cj: Số nợ gốc trả lần thứ j

tj: Thời gian của số nợ gốc Cj

i: Lãi suất (%)

Ví dụ 2: Ngày 01/4/N, xí nghiệp M vay 120 triệu đồng tại NHTM Y, với lãi suất 10%/năm. Tình hình thanh toán nợ gốc của xí nghiệp M diễn ra như sau:

Ngày 21/04/N trả 40 triệu đồng

Ngày 21/05/N trả 20 triệu đồng

Ngày 30/06/N trả 60 triệu đồng

Yêu cầu: Hãy tính số tiền lãi mà xí nghiệp M phải trả cho NHTM Y theo phương pháp lãi đơn.



Giải:

Cách 1: Ta có: Iđ = Dj.n.i

= (10%/360).(120.20 + 80.30 + 60.40)

= 2 triệu đồng

Cách 2: Ta có: Iđ = Cj.tj.i­­

= (10%/360).(40.20 + 20.50 + 60.90)

= 2 triệu đồng

Vậy số lãi mà xí nghiệp M phải trả cho NHTM Y là 2 triệu đồng.

Ngoài ra, ngân hàng còn áp dụng hình thức cho vay luân chuyển: Đây là hình thức cho vay mà ngân hàng căn cứ vào tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng quy định một hạn mức tín dụng cho một kỳ hạn nhất định. Trong kỳ, doanh nghiệp được phép vay và trả nợ nhiều lần nhưng số dư nợ không được vượt hạn mức tín dụng, mỗi lần vay và trả nợ doanh nghiệp không trả lãi mà chỉ trả lãi một lần vào cuối kỳ hạn.

Công thức: Iđ = D.ik

ik: Lãi suất theo kỳ (%)

: Số dư nợ bình quân một ngày trong kỳ




=

Dj.n

n

Dj: Số dư nợ phát sinh tại thời điểm j

nj: Thời gian tồn tại số dự nợ Dj



nj: Tổng số ngày trong kỳ (Trường hợp ngân hàng tính số ngày trong kỳ theo số ngày thực tế). Nếu ngân hàng tính theo số ngày trong kỳ theo số ngày quy ước thì tổng số ngày trong kỳ là số ngày quy ước của kỳ hạn đó.

Ví dụ 3: Có tình hình vay và trả nợ của Doanh nghiệp C tại NHTM Z trong quý I năm N như sau (ĐVT: Triệu đồng)

- Vay: + Ngày 01/01: 100

+ Ngày 14/02: 50

- Trả: + Ngày 11/01: 30

+ Ngày 26/03: 60

Biết rằng: Lãi suất tại NHTM Z là 5%/quý

Yêu cầu: Hãy tính số lãi mà Doanh nghiệp C phải trả cho NHTM Z trong quý I năm N (N không phải năm nhuần)?



Giải:

Ta có dư nợ bình quân một ngày trong kỳ





=

Dj.n

=

100x10+70x34+120x40+60x6

=

94,89 triệu đồng

n

90

straight connector 1straight connector 2Ta có: Iđ = D.ik = 94,89.5% = 4,74 triệu đồng

Vậy số lãi mà Doanh nghiệp C phải trả cho NHTM Z trong quý I năm N là 4,74 triệu đồng




tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương