Chương I tiền tệ VÀ LƯu thông tiền tệ


Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất



tải về 0.96 Mb.
trang6/21
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.96 Mb.
#12983
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất

Lãi suất tín dụng là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến nhiều mặt hoạt động trong nền kinh tế, do đó việc hình thành lãi suất tín dụng chịu tác động của các nhân tố như:


2.2.3.1. Mức cung cầu tín dụng

Cung tín dụng là lượng nguồn vốn để cho vay bao gồm lượng tiền tiết kiệm và lượng tiền mới tạo ra. Trong đó tiền tiền tiết kiệm là nguồn vốn có tính chất quan trọng vì nó tạo ra nguồn để phát triển năng lực sản xuất của nền kinh tế. Tiền tiết kiệm được tạo ra ở các chủ thể như cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, nguồn vốn thặng dư của ngân sách hay dòng tiền tiết kiệm của nước ngoài chuyển vào. Lượng tiền mới tạo ra nhờ chức năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại và việc phát hành tiền mặt của NHTW là nguồn bổ sung vào quỹ cho vay.

Cầu tín dụng là lượng vốn mà nền kinh tế cần vay, xuất phát từ nhu cầu đầu tư, tiêu dùng của các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế.

Sự biến động của lãi suất tín dụng cũng tuân theo quy luật cung cầu thị trường, tương quan cung cầu chính là nhân tố quyết định lãi suất trên thị trường. Nếu cung vốn tín dụng nhỏ hơn cầu vốn tín dụng thì lãi suất có xu hướng giảm và ngược lại nếu cung vốn tín dụng lớn hơn cầu vốn tín dụng thì lãi suất sẽ có xu hướng tăng.


2.2.3.2. Lạm phát

Nếu mức giá cả ổn định và dự tính về lạm phát trong tương lai không đáng kể, cung quỹ cho vay được biểu hiện bằng S0 và cầu quỹ cho vay D0 với mức lãi suất i0 là mức lãi suất cân bằng trên thị trường tại một thời điểm nhất định.

Khi lạm phát tăng yếu tố kích thích làm tăng cung quỹ cho vay gần như triệt tiêu bởi giá trị thực tế của vốn gốc và tiền lời thu được đã bị triệt tiêu do tác động của lạm phát. Trong tình hình ấy những người có vốn không muốn giữ tiền, đổ xô đi mua hàng hoá dự trữ (vàng, ngoại tệ). Điều đó dẫn đến cung quỹ cho vay giảm, đường cung S0 chuyển về bên trái S1, lãi suất tăng.

group 3

Lạm phát tăng, không chỉ làm giảm độ lớn của cung mà còn kéo theo việc tăng thêm quy mô về cầu quỹ cho vay. Bởi với lãi suất danh nghĩa cho trước khi lạm phát dự tính tăng lên, chi phí thực của việc vay tiền giảm xuống kích thích người ta đi vay, đường D0 dịch chuyển sang phải D1, lãi suất tăng.

Một sự giảm xuống của cung và một sự tăng lên của cầu đối với quỹ cho vay sẽ đẩy lãi suất tăng từ i0 đến i1 và ngược lại

Tóm lại: Khi lạm phát dự tính tăng thì lãi suất tăng. Điều này có một ý nghĩa quan trọng trong việc dự đoán lãi suất khi nền kinh tế có xu hướng lạm phát tăng. Trên cơ sở đó có một chính sách lãi suất hợp lý. Khi lạm phát cao, Nhà nước cần nâng lãi suất danh nghĩa, đảm bảo cho lãi suất thực dương.



2.2.3.3. Sự ổn định của nền kinh tế

- Ảnh hưởng đến cung tiền vay: Khi nền kinh tế ổn định và phát triển, thu nhập và của cải tăng lên, công chúng sẽ giữ một khoản tiền giao dịch vừa đủ cho cầu, họ đầu tư vào các tài sản thay thế có lợi tức cao hơn như trái phiếu, cổ phiếu…vì vậy cung tiền tăng lên, lãi suất có xu hướng giảm.

- Ảnh hưởng đến cầu tiền vay: Khi nền kinh tế đang phát triển nhanh, các công ty có nhiều ý định mở rộng sản xuất, tạo nhiều cơ hội đầu tư sinh lợi cho các công ty hơn, nhu cầu vay vốn và tăng số dư nợ tín dụng. Cầu tiền tệ tăng lên, lãi suất có xu hướng tăng.

Trong nền kinh tế ổn định và có xu hướng phát triển, Nhà nước nên sử dụng công cụ lãi suất để tăng vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần phát triển cho sự cân đối của nền kinh tế, đặc biệt từ các nguồn vốn trên thị trường tài chính.



2.2.3.4. Các chính sách của Nhà nước

- Chính sách tài chính: Gồm chi tiêu của chính phủ và thuế khoá. Khi chi tiêu của chính phủ tăng sẽ trực tiếp làm tăng lượng cầu quỹ cho vay vì vậy lãi suất sẽ có xu hướng tăng. Đồng thời khi chính phủ giảm thuế điều này có thể làm tăng số thu nhập từ đầu tư mới và kích thích mở rộng sản xuất tức là tăng cường đầu tư, như vậy tổng sản phẩm tiềm năng được tăng lên, làm tăng lượng cầu tiền tệ, lãi suất tăng.

- Chính sách tiền tệ: Khi ngân hàng trung ương thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng như chính sách lãi suất tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc, thị trường mở…sẽ tác động đến cung tiền tệ vào lưu thông do đó ảnh hưởng đến cung tín dụng từ đó có khả năng tác động đến lãi suất. Chẳng hạn khi lãi suất tái chiết khấu tăng hoặc giảm sẽ làm tăng hoặc giảm chi phí cho vay của NHTƯ đối với các NHTM từ đó cản trở hoặc khuyến khích nhu cầu xin vay và rõ ràng sẽ làm giảm hoặc tăng khối lượng tín dụng mà các NHTM cấp cho nền kinh tế và làm giảm hoặc tăng lãi suất. Như vậy một mức lãi suất chiết khấu cao hay thấp, có thể làm thay đổi lượng tiền vay của các NHTM, đây là lượng tiền cung ứng cuối cùng ra nền kinh tế và điều này sẽ dẫn đến thay đổi lãi suất thị trường. Hay khi NHTƯ thực hiện chính sách thị trường mở, điều hòa cung - cầu chứng khoán có giá, thông qua việc thực hiện mua bán ngắn hạn các giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ với các NHTM tác động vào việc cung ứng tiền tệ, cung ứng tín dụng và từ đó tác động vào lãi suất. Ngoài ra, việc NHTƯ quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong từng thời kỳ khác nhau, có nghĩa giảm lượng vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại dẫn đến cung tín dụng sẽ giảm, điều này sẽ ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường.

- Chính sách thu nhập:

Có thể xem xét trên 2 phạm trù giá cả, tiền lương:

+ Nếu giá giảm (cung tiền tệ không thay đổi), giá trị của đơn vị tiền tệ theo giá trị thực tế tăng. Điều này cũng giống như ảnh hưởng của một sự tăng lên trong cung tiền tệ khi mức giá được giữ cố định, lãi suất tăng và ngược lại.

+ Khi tiền lương tăng, chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận giảm, giảm nhu cầu đầu tư, cầu tiền tệ giảm, lãi suất giảm.

- Chính sách tỷ giá:

+ Tỷ giá ngoại tệ tăng, tăng giá hàng nhập khẩu, tăng chi phí đầu vào của các mặt hàng nhập khẩu, giá hàng hoá trong nước tăng lên, lợi nhuận giảm, nhu cầu ngoại tệ tăng, cầu tiền tệ giảm, lãi suất giảm.

Mặt khác khi tỷ giá ngoại tệ tăng, lượng tiền cung ứng để đảm bảo cân đối ngoại tệ cần chuyển đổi tăng lên, lãi suất giảm.

+ Trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm (đồng nội tệ đang tăng giá) điều này có thể hạn chế xuất khẩu kích thích nhập khẩu. Cầu tiền tệ tăng do tài sản đầu tư tăng khi tỷ giá thấp, kích thích sản xuất, lãi suất tăng.

2.2.3.5. Ảnh hướng của cân đối ngân sách Nhà nước

Thu, chi ngân sách Nhà nước là những yếu tố hình thành nên cung cầu về quỹ cho vay. Vì thế thu chi ngân sách cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất.

Khi ngân sách thâm hụt, Nhà nước thường phát hành trái phiếu để vay nợ người dân, cầu quỹ cho vay tăng, lãi suất tăng. Hơn thế nữa bội chi ngân sách nhà nước sẽ dễ tác động đến tâm lý của công chúng về gia tăng mức lạm phát và sẽ gây ra áp lực tăng lãi suất.

Ngoài những nhân tố cơ bản trên thì sự xáo trộn trong đời sống xã hội như biến động chính trị, khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự thay đổi của các luồng vốn đầu tư nước ngoài… cũng ít nhiều tác động trong sự thay đổi của lãi suất.




tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương