Chương I tiền tệ VÀ LƯu thông tiền tệ



tải về 0.96 Mb.
trang5/21
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.96 Mb.
#12983
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

2.2. LÃI SUẤT TÍN DỤNG

Trong nền kinh tế thị trường lãi suất tín dụng giữ vai trò hết sức quan trọng, nó được xem là một trong những đòn bẩy kinh tế. Nó tác động và chi phối đến mọi mặt của nền kinh tế. Có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của toàn bộ các doanh nghiệp và cá nhân đồng thời là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế cực kỳ nhạy bén.

2.2.1. Khái niệm lãi suất tín dụng (LSTD)


Lợi tức tín dụng là thu nhập mà người cho vay nhận được từ người đi vay về việc sử dụng lượng tiền vay trong một thời gian nhất định. Như vậy thực chất của lợi tức tín dụng là giá cả hàng hóa cho vay.

LSTD là sự cụ thể hoá của lợi tức tín dụng, nó được biểu hiện bằng tỷ lệ giữa tổng số lợi tức thu được với tổng số vốn đã cho vay trong một thời gian nhất định.



Lãi suất tín dụng

trong kỳ (%)



=

Tổng số lợi tức thu được trong kỳ

x

100

Tổng số tiền cho vay trong kỳ

2.2.2. Phân loại lãi suất tín dụng


22.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng

- Lãi suất tín dụng ngắn hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng ngắn hạn: từ một năm trở xuống.

- Lãi suất tín dụng trung hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng trung hạn: trên 1 đến 5 năm.

- Lãi suất tín dụng dài hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng dài hạn: trên 5 năm.



2.2.2.2. Căn cứ vào các loại hình tín dụng (theo chủ thể tham gia)

- LSTD thương mại: Áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa, dịch vụ được quy định thông qua các hợp đồng thương mại và được tính như sau:



Lãi suất tín dụng

thương mại

(%)

=


Tổng giá cả hàng hóa bán chịu

-


Tổng giá cả hàng hóa bán trả tiền ngay

X

100


Tổng giá cả hàng hóa bán trả tiền ngay

- LSTD ngân hàng: Áp dụng trong quan hệ giữa ngân hàng với công chúng và doanh nghiệp trong việc thu hút tiền gửi và cho vay, trong hoạt động tái cấp vốn của NHTƯ cho các ngân hàng, và trong quan hệ giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường liên ngân hàng.

+ Lãi suất tiền gửi: Lãi suất trả cho các khoản tiền gửi, nó được áp dụng để tính tiền lãi phải trả cho người gửi tiền. Lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào thời hạn gửi ngắn hay trung, dài hạn; hình thức gởi tiền tiết kiệm, thanh toán..., quy mô tiền gửi...

+ Lãi suất cho vay: Lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng do việc sử dụng vốn vay của ngân hàng. Về mặt nguyên tắc mức lãi suất cho vay bình quân cao hơn mức lãi suất tiền gửi bình quân, và có sự phân biệt giữa các khoản vay với thời hạn khác nhau cũng như mức rủi ro khác nhau. Lãi suất cho vay chính là nhân tố tác động đến quy mô tín dụng và khả năng cung ứng tiền tệ vào lưu thông.

+ Lãi suất chiết khấu: Áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng. Như vậy, nếu xét trong quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng vay chiết khấu, lãi suất chiết khấu được trả trước cho ngân hàng chứ không trả sau như lãi suất thông thường.

+ Lãi suất tái chiết khấu: Áp dụng khi NHTƯ tái cấp vốn cho các ngân hàng dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng. Nó cũng được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá . Lãi suất tái chiết khấu do NHTƯ ấn định căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và chiều hướng biến động lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Vì hành vi tái chiết khấu là hình thức cung ứng nguồn vốn cho các ngân hàng nên thông thường Lãi suất tái chiết khấu thường nhỏ hơn lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên, trong trường hợp cần phải hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống ngân hàng nhằm kiềm chế đẩy lùi lạm phát, hoặc phạt các NHTM trong trường hợp vi phạm các yêu cầu về thanh toán, NHTƯ có thể ấn định lãi suất tái chiết khấu bằng, thậm chí cao hơn lãi suất chiết khấu.

+ Lãi suất liên ngân hàng: Là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng. Cơ sở để hình thành mức lãi suất liên ngân hàng được thiết lập dựa trên quan hệ cung cầu vốn của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác đồng thời chịu sự chi phối của lãi suất tái cấp vốn của NHTƯ. Lãi suất liên ngân hàng thường được ấn định hàng ngày vào mỗi buổi sáng (còn gọi là lãi suất hàng ngày).

+ Lãi suất cơ bản: Là công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của NHTƯ. Tại Việt Nam theo Luật Ngân hàng nhà nước số 46/2010/NHNN quy định lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố để điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất cơ bản là cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh của mình. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung - cầu vốn trên thị trường.

- LSTD Nhà nước: Áp dụng khi Nhà nước đi vay của các chủ thể khác nhau trong xã hội dưới hình thức phát hành tín phiếu hoặc trái phiếu. Loại lãi suất này có thể do Nhà nước ấn định căn cứ vào lãi suất tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng, vào các yếu tố khác như sự biến động của lạm phát, nhu cầu cấp thiết về vốn của Nhà nước... hoặc được hình thành thông qua hoạt động đấu thầu tín phiếu, trái phiếu Nhà nước.



2.2.2.3. Căn cứ vào giá trị thực của khoản tiền lãi thu được

- Lãi suất danh nghĩa: Là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là loại LS chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát. LS danh nghĩa thường được thông báo chính thức trong các quan hệ tín dụng. Ví dụ NHTM X công bố lãi suất huy động tiền gởi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng là 8,5%/năm. Nếu gởi vào ngân hàng này 100 triệu đồng sau một năm chúng ta sẽ thu về số tiền lãi là 8,5 triệu đồng. Tuy nhiên trên thực tế giá trị thực khoản tiền này sẽ bị giảm đi do lạm phát.

- LS thực tế: Là LS được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát. Hay nói cách khác là LS đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát, LS thực tế có 2 loại:

+ LS thực tính trước (dự tính): Là LS thực được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi dự tính về lạm phát.

+ LS thực tính sau: Là LS thực được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi trên thực tế về lạm phát.

Mối quan hệ giữa LS danh nghĩa, LS thực tế và lạm phát được Irving fisher, nêu thành phương trình sau (phương trình Fisher)

LS danh nghĩa = LS thực + Tỷ lệ lạm phát.

Hoặc có thể viết :

LS thực tế = LS danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát.

Vì được điểu chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát nên LS thực phản ánh chính xác hơn thu nhập từ việc cho vay cũng như chi phí thật của việc vay tiền.



2.2.2.4. Căn cứ vào mức độ ổn định của lãi suất

- Lãi suất cố định: là lãi suất được áp dụng cố định trong suốt một khoảng thời gian nào đó.

+ Ưu điểm:

Người gửi tiền: biết trước được số tiền lãi sẽ nhận được

Người vay tiền: biết trước được số tiền lãi phải trả.

+ Nhược điểm: Bị ràng buộc vào mức lãi suất cố định trong suốt một thời gian nào đó, dù các lãi suất khác có thay đổi như thế nào.

Nếu lãi suất biến động lên: Người gửi tiền sẽ chịu thiệt thòi, nhưng người vay tiền sẽ được lợi.

Nếu lãi suất biến động xuống: thì ngược lại người gửi tiền sẽ được lợi còn người vay tiền sẽ bị thiệt.

- Lãi suất thả nổi: là lãi suất có thể thay đổi phù hợp với sự biến động của lãi suất thị trường. Thường được áp dụng trong thời kỳ lãi suất thị trường có nhiều biến động, khó dự đoán chính xác chiều hướng cũng như mức độ biến động lãi suất.



tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương