LỜi giới thiệU



tải về 1.02 Mb.
trang1/17
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.02 Mb.
#23795
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

LỜI GIỚI THIỆU

Nhằm giúp học sinh, sinh viên có tài liệu học tập, nhà trường đã giao cho Khoa Tài chính – Ngân hàng biên soạn giáo trình môn tài chính Hành chính sự nghiệp. Giáo trình chủ yếu đề cập đến những vấn đề quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, quản lý thu, quản lý chi tiêu một số đơn vị đặc thù như trường học, bệnh viện, cơ quan quản lý hành chính. Giáo trình đã tổng hợp hệ thống các chính sách, chế độ quản lý tài chính đối với đơn vị hành chính sự nghiệp.

Giáo trình có 7 chương do Ths Trần Văn Long làm chủ biên. Tham gia trực tiếp biên soạn các chương gồm có:

Ths Trần Văn Long – Tham gia biên soạn chương 1, chương 2, chương 4

Ths. Nguyễn Thị Quỳnh Nhi – Tham gia biên soạn chương 3, chương 6

Ths. Nguyễn Thị Ái Linh – Tham gia biên soạn chương 5, chương 7

Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã có nhiều cố gắng sưu tầm tài liệu, tổng hợp và chắt lọc để lột tả toàn bộ nội dung quản lý tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp theo chế độ tài chính – kế toán hiện hành. Tuy nhiên vấn đề quản lý tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp cũng là một vấn đề phức tạp, chứa đựng nhiều nội dung phong phú lại đang trong quá trình đổi mới. vì vậy, thiếu sót trong quá trình biên soạn là khó tránh khỏi. Nhóm tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.

TM Tập thể tác giả

Chủ biên
Ths. Trần văn Long


CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

I. Khái niệm phân loại nhiệm vụ quản lý tài chính cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp

1. Khái niệm.


Đơn vị hành chính - sự nghiệp là đơn vị do Nhà nước quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý nhà nước về một hoạt động nào đó, hoạt động bằng nguồn kinh phí nhà nước cấp, cấp trên cấp hoặc bằng các nguồn khác nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao trong từng giai đoạn nhất định.

Để quản lý một cách có hiệu quả các khoản chi tiêu của đơn vị cũng như để chủ động trong công việc chi tiêu, hàng năm các đơn vị HC, SN phải lập dự toán cho từng khoản chi cho đơn vị mình và dựa vào dự toán đã được lập và xét duyệt ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho đơn vị, vì vậy đơn vị HC, SN còn được gọi là đơn vị dự toán.

Hoạt động của các đơn vị HC, SN rất phong phú, đa dạng, phức tạp và mang tính phục vụ. Vì vậy hoạt động của các đơn vị HC, SN thường không có thu hoặc có thu nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu, các khoản chi cho các hoạt động chủ yếu được trang trải bằng nguồn kinh phí của nhà nước cấp. Do chi tiêu chủ yếu bằng nguồn kinh phí nhà nước cấp nên đơn vị phải lập dự toán thu-chi và việc chi tiêu phải đúng dự toán được duyệt theo các tiêu chuẩn, định mức nhà nước qui định.

Như vậy, đơn vị HC, SN được hiểu là đơn vị dự toán hoạt động bằng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, cấp trên cấp phát hoặc bằng nguồn kinh phí khác (hội phí, học phí, viện phí, kinh phí được tài trợ,…) để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao trong từng giai đoạn nhất định.

Đơn vị HC, SN bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước là các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, an ninh quốc phòng v.v., bao gồm ba hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương : Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

Đơn vị sư nghiệp nhà nước là các đơn vị hoạt động cung cấp các hàng hóa,dịch vụ công cho xã hội và các dịch vụ khác trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa thông tin ,thể dục thể thao,nông-lâm-ngư nghiệp v.v.,nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của người dân, duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân. Các đơn vị sự nghiệp nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận,mà mang tính chất phục vụ cộng đồng là chính hay còn gọi là các đơn vị hoạt động vô vị lợi.

Đơn vị HC, SN là những đơn vị không trực tiếp sản xuất sản phẩm vật chất nhưng hết sức cần thiết cho xã hội, nhằm ổn định, duy trì bộ máy quản lý nhà nước các cấp, đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng.

Các khoản chi chứa đựng nhiều yếu tố xã hội liên quan đến nhiều chủ trương,chính sách của Đảng và nhà nước trong nền kinh tế vừa là một yếu tố khách quan và thể hiện tính ưu việt của xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần sức khỏe cho nhân dân.Từ sự phân tích trên ta có thể định nghĩa về tài chính đơn vị HCSN như sau:

Tài chính đơn vị HCSN là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị, các luồng vận động của những nguồn tài chính trong quá trình cấp phát, chấp hành và sử dụng các quĩ tiền tệ nhằm mục đích phục vụ có hiệu quả cao nhất đời sống vật chất và tinh thần của người dân

Tài chính đơn vị HC, SN phản ánh các luồng chuyển dịch giá trị, sự vận động của các nguồn tài chính nảy sinh và gắn liền với các hoạt động thu, hoạt động chi của các đơn vị dự toán nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Sự vận động chuyển hóa các nguồn tài chính được điều chỉnh bằng hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị thông qua việc cấp phát, chấp hành và sử dụng quĩ tiền tệ. Khác với tài chính doanh nghiệp, tài chính HC, SN động lực của sự vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính là nhằm mục đích đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Trên cơ sở chức năng của tài chính nói chung, tài chính đơn vị HC, SN là công cụ phân phối và kiểm tra việc chấp hành sử dụng các quĩ tiền tệ.

Đây là vai trò chủ yếu và cơ bản nhất, trên cơ sở phân phối của tài chính mà các quĩ tiền tệ của các đơn vị HC,SN được hình thành và sử dụng cho các mục đích đã được định trước. Thông qua vai trò này để ngăn ngừa mọi hành vi vi phạm các chế độ qui định về tài chính, các chính sách chế độ nhà nước ban hành, các luật lệ về tài chính.

Tài chính đơn vị HC-SN điều tiết các hoạt động của các đơn vị HC, SN. Vai trò này được phát huy trên cơ sở vai trò thứ nhất trong việc phân phối nguồn tài chính để điều tiết các hoạt động của các đơn vị HC- SN.

Nguồn tài chính (kinh phí) của đơn vị HC- SN được hình thành từ các nguồn:

- Ngân sách nhà nước hoặc cơ quan quản lý cấp trên cấp theo dự toán được duyệt (gọi tắt là nguồn kinh phí nhà nước)

- Các khoản đóng góp

- Các khoản thu sự nghiệp

- Các khoản tài trợ, viện trợ, biếu tặng của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

- Các khoản thu khác theo chế độ

Theo mục đích sử dụng nguồn kinh phí trong các đơn vị HCSN được chia thành các nguồn sau:

- Nguồn kinh phí hoạt động: Là nguồn kinh phí nhằm duy trì và bảo đảm sự hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị.

- Nguồn kinh phí dự án: Ngoài chức năng nhiệm vụ thường xuyên các đơn vị HCSN trong từng thời kỳ còn thực hiện các chương trình dự án đề tài từ trung ương đến địa phương.

- Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản là nguồn kinh phí được sử dụng cho việc xây dựng cơ bản và mua sắm TSCĐ để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho đơn vị.

- Nguồn vốn kinh doanh: Ở một số đơn vị HCSN đặc thù ngoài việc thực hiện chức năng nhiệm vụ do Đảng và nhà nước giao, các đơn vị còn tiến hành các hoạt động SXKD riêng nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho viên chức và giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Để tiến hành hoạt động SXKD các đơn vị phải có nguồn vốn nhất định.


2. Phân loại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp


Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của các cơ quan HCSN ta có thể phân làm các loại sau:

- Các đơn vị quản lý hành chính: Bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,…v.v theo hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương như Quốc hội, HĐND các cấp, chính phủ, UBND các cấp, Bộ, Sở ban ngành thuộc trung ương địa phương, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp. các cơ quan Đảng tổ chức chính trị xã hội…v.v

- Các đơn vị sự nghiệp văn hóa – xã hội: Sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp văn hóa, sự nghiệp thông tin thể thao, sự nghiệp y tế …

- Các đơn vị sự nghiệp kinh tế: Là các đơn vị hoạt động phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của các ngành kinh tế như: Nghiên cứu thí nghiệm, tuyên truyền phổ biến khoa học kỹ thuật, thăm dò khảo sát thiết kế…v.v

Xét trên góc độ phân cấp quản lý tài chính các đơn vị HC- SN trong cùng một ngành theo hệ thống dọc thì các đơn vị dự toán được chia thành ba cấp (đơn vị dự toán cấp I, cấp II và cấp III)

- Đơn vị dự toán cấp I: Là đơn vị hạch toán độc lập trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do các cấp chính quyền giao, xét duyệt, phân bổ dự toán ngân sách, xét duyệt quyết toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới, chịu trách nhiệm về việc tổ chức, thực hiện quản lý kinh phí của cấp mình và của đơn vị trực thuộc. Thuộc đơn vị cấp I là các bộ ở trung ương và các sở ở thành phố, tỉnh, các phòng ở cấp huyện.

- Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I, là đơn vị hạch toán độc lập có nhiệm vụ nhận dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp I và phân bổ dự toán ngân sách cho đơn vị dự toán cấp III. Có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quản lý kinh phí của cấp mình và đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc.

- Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí, nhận dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý kinh phí của đơn vị mình là đơn vị hạch toán phụ thuộc hay báo sổ.

Việc phân chia các đơn vị dự toán trong một ngành chỉ có tính chất tương đối nghĩa là thứ bậc của các đơn vị dự toán không cố định mà tùy thuộc vào cơ chế phân cấp quản lý ngân sách. Do vậy xác định một đơn vị HC- SN thuộc đơn vị dự toán nào là tùy thuộc vào mối quan hệ giữa nó với các đơn vị dự toán khác trong cùng ngành hoặc với cơ quan tài chính.



tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương