Chương I tiền tệ VÀ LƯu thông tiền tệ



tải về 0.96 Mb.
trang12/21
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.96 Mb.
#12983
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   21



4.1. CUNG CẦU TIỀN TỆ

4.1.1. Mức cầu tiền tệ


4.1.1.1. Khái niệm cầu tiền tệ

Cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà dân chúng, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các cơ quan Nhà nước cần nắm giữ để thoả mãn các nhu cầu giao dịch, dự phòng và tích luỹ.



4.1.1.2. Thành phần và các nhân tố ảnh hưởng mức cầu tiền tệ

* Cầu tiền chi nhu cầu giao dịch

Các chủ thể trong nền kinh tế như Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, các gia đình đều cần tiền làm phương tiện thực hiện các hoạt động giao dịch, mua bán cho các nhu cầu thường xuyên và không thường xuyên của mình. Nhà nước cần tiền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình như phục vụ cho các hoạt động hành chính, đầu tư công,… Doanh nghiệp cần tiền để mua sắm tài sản cố định, nguyên vật liệu, trả lương cho người lao động và thực hiện các khoản chi tiêu khác, các gia đình cần tiền để tiêu dùng, sinh hoạt, giải trí của các thành viên trong gia đình. Tổng hợp các nhu cầu đó hình thành nên nhu cầu tiền giao dịch.

Mức cầu giao dịch chịu tác động bởi 3 nhân tố cơ bản:

- Lợi tức dự tính của việc năm giữ các tài sản khác (chi phí cơ hội): Nếu chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền tăng lên thì mức cầu tiền giao dịch giảm.

- Tính lỏng của các tài sản sinh lời: Nền kinh tế càng phát triển với sự linh hoạt của thị trường tài chính với nhiều tài sản tài chính có tính lỏng cao khiến cho việc chuyển dịch giữa chúng dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn. Chi phí này càng cao mức cầu tiền giao dịch càng lớn.

- Thu nhập thực tế: Nhu cầu chi tiêu tăng lên cùng với sự tăng lên của thu nhập định kỳ.

* Cầu tiền cho nhu cầu dự phòng

Là nhu cầu tiền nhằm đáp ứng các khoản chi tiêu không dự tính trước được khi có các nhu cầu đột xuất như ốm đau, hỏng xe, tai nạn hoặc giá cả tăng… Mức cầu tiền dự phòng chịu tác động của các nhân tố như:

- Thu nhập thực tế của các chủ thể kinh tế: Khi thu nhập thực tế tăng lên, tiền tệ cho nhu cầu dự phòng có thể có xu hướng tăng lên mặt dù mối quan hệ này không được chặt chẽ như cầu tiền giao dịch.

- Lợi tức dự tính của việc nắm giữ tài sản khác: Khi lãi suất thị trường tăng, cầu tiền dự phòng lại có xu hướng giảm.

- Điều kiện vĩ mô của nền kinh tế: Sự biến động của các chính sách vĩ mô, môi trường kinh tế, thất nghiệp… là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến cầu tiền dự phòng. Khi các chủ thể không chắc chắn về mức độ giao dịch trong tương lai, họ sẽ tăng cường các khoản để dành và bộ phận tiền dự phòng tăng lên.

* Cầu tiền cho nhu cầu cất trữ tài sản

Là lượng tiền cần nắm giữ nhằm quản lý tài sản một cách linh hoạt và có hiệu quả trên cả hai góc độ: tối đa hoá lợi nhuận và an toàn.

Nhu cầu về tiền tệ để phục vụ cho nhu cầu đầu tư phụ thuộc vào 2 nhân tố quan trọng là:

- Lãi suất tín dụng ngân hàng.

- Mức lợi nhuận từ hoạt động đầu tư

4.1.2. Mức cung tiền tệ


4.1.2.1. Khái niệm mức cung tiền tệ

Mức cung tiền tệ là lượng tiền được cung ứng nhằm thỏa mãn các nhu cầu thanh toán và dự trữ của các chủ thể trong nền kinh tế.

Khối lượng tiền trong nền kinh tế được cung ứng từ những tác nhân sau:

- Ngân hàng Trung ương

- Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng

- Các tổ chức tài chính phi ngân hàng



4.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng mức cung tiền

Cung tiền tệ trong nền kinh tế do ngân hàng Trung ương quyết định thông qua chính sách tiền tệ. Khi ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì mức cung tiền giảm và ngược lại. Các yếu tố làm cơ sở để ngân hàng Trung ương quyết định đến chính sách tiền tệ của mình là:

- Chỉ số trượt giá và tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ

- Mức độ thâm hụt ngân sách Nhà nước

- Mức độ thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế



4.1.2.3. Các khối tiền trong lưu thông

Thành phần mức cung tiền tệ thay đổi thường xuyên từ giai đoạn này sang giai đoạn khác và khác nhau giữa các nước. Một cách chung nhất, thành phần mức cung tiền tệ có thể được trình bày khái quát như sau:

* Khối M0 (còn gọi là phép đo lượng tiền mặt) bao gồm:

- Tiền mặt trong lưu thông

- Tiền gửi không kỳ hạn

Đây là một bộ phận tiền tệ có tính lỏng cao nhất và sử dụng chủ yếu cho nhu cầu giao dịch hàng ngày. Kết cấu M0 gần như giống nhau giữa các nước (trừ trường hợp ở Mỹ, M0 còn bao gồm séc du lịch). Sự khác nhau bắt đầu được thể hiện trong kết cấu của khối tiền M1 trở đi và khối tiền càng rộng thì tính lỏng càng giảm.

* Khối M1 bao gồm:

- M0

- Tiền gửi tiết kiệm (tiền gửi có kỳ hạn)

So sánh tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn cho thấy tính thanh khoản của hai loại tài sản này là khác nhau, người gửi tiền phải trả chi phí tài chính hoặc chi phí thời gian cho tiền gửi tiết kiệm trong trường hợp rút tiền trước hạn, do vậy, tính thanh khoản của tiền gửi tiết kiệm là thấp hơn tiền gửi không kỳ hạn.

- Hợp đồng tín dụng ngắn hạn

* Khối M2 bao gồm:

- M1

- Một số khoản tín dụng ngắn hạn có khả năng chuyển đổi

- Một số chứng khoán nợ như tín phiếu Kho bạc, trái phiếu chính phủ…

* Khối M3 bao gồm:

- M­2

- Giấy chứng nhận sở hữu bất động sản



4.1.2.4. Sự hình thành mức cung tiền

Việc cung ứng tiền vào lưu thông thường do Ngân hàng trung ương đảm nhiệm. Hàng năm, trên cơ sở tính toán nhu cầu tiền trong lưu thông biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tình hình ngân sách nhà nước và tình hình cán cân thanh toán quốc tế, ngân hàng trung ương sẽ lên kế hoạch cung ứng tiền vào lưu thông thông qua bốn kênh chủ yếu (như đã trình bày ở chương trước):



Phát hành qua thị trường mở: ngân hàng trung ương cung ứng tiền thông qua việc mua vào từ thị trường tiền tệ các chứng khoán ngắn hạn. Tuỳ theo ngân hàng trung ương mua chứng khoán từ các ngân hàng hay các chủ thể kinh tế phi ngân hàng mà dự trữ của các ngân hàng hay tiền mặt trong lưu thông sẽ tăng lên.

Phát hành qua thị trường vàng và ngoại tệ: ngân hàng trung ương cung ứng tiền thông qua hành vi mua vàng hoặc ngoại tệ cho dự trữ quốc gia (National reserves). Lượng tiền cung ứng vào lưu thông cũng sẽ tăng lên trực tiếp hoặc gián tiếp qua các ngân hàng trung gian như trường hợp phát hành qua thị trường mở.

Phát hành qua các ngân hàng trung gian: ngân hàng trung ương cung ứng tiền thông qua hành vi cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian, làm tăng dự trữ của các ngân hàng này, qua đó tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng qui mô cho vay khiến lượng tiền đưa vào lưu thông tăng thêm. Như vậy NHTW đã cung ứng tiền ra lưu thông gián tiếp qua các ngân hàng trung gian. Lượng tiền này có thể dưới dạng tiền mặt hoặc tiền tín dụng tuỳ theo các ngân hàng trung gian cho vay dưới dạng tiền mặt hay chuyển khoản. Ngân hàng trung ương cho các ngân hàng trung gian vay chủ yếu dưới hai hình thức: chiết khấu hay tái chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn và thế chấp hay ứng trước.

Phát hành qua Chính phủ: ngân hàng trung ương cũng sẽ làm cho lượng tiền tăng lên qua hành vi cho ngân sách nhà nước vay. Ngân hàng trung ương có thể cho vay trực tiếp hoặc thông qua việc mua lại các chứng khoán chính phủ do kho bạc phát hành.

Qua các kênh trên, ngân hàng trung ương sẽ trực tiếp cung cấp một lượng tiền giấy và tiền kim khí vào lưu thông, còn được gọi là tiền cơ sở hay cơ số tiền (ký hiệu là MB - Monetary base). Trong quá trình lưu thông, một phần lượng tiền này được giữ trong tay các chủ thể kinh tế (phi ngân hàng) - gọi là tiền mặt lưu hành (ký hiệu C - cash), một phần nằm tại các ngân hàng dưới dạng tiền dự trữ - gọi là tiền dự trữ trong các ngân hàng (ký hiệu R - Reserves). Như vậy, cơ số tiền MB = C + R. Bộ phận tiền dự trữ của các ngân hàng chia làm hai bộ phận nhỏ hơn là dự trữ bắt buộc (ký hiệu RR - Required reserves) - là bộ phận tiền giấy mà các ngân hàng phải giữ lại theo yêu cầu của ngân hàng trung ương và dự trữ vượt mức (ký hiệu ER - Excess reserves) - là bộ phận tiền giấy do các ngân hàng tự ý giữ lại ngoài mức dự trữ theo yêu cầu, được xem như là thành phần nhàn rỗi của tiền dự trữ . Qua hệ thống ngân hàng, bộ phận tiền dự trữ R có thể được nhân lên thành lượng tiền tín dụng hay tiền gửi (ký hiệu D - Deposit) lớn hơn nhiều lần thông qua cơ chế tạo tiền của hệ thống các ngân hàng trung gian.

Do tiền dự trữ không tham gia vào thanh toán nên tổng lượng tiền cung ứng vào lưu thông sẽ là: MS = C + D. Do cơ chế nhân tiền của hệ thống ngân hàng nên lượng tiền cung ứng vào lưu thông MS lớn hơn lượng tiền giấy in ra nhiều lần. Tỷ số giữa mức cung tiền và lượng tiền cơ sở gọi là số nhân tiền tệ (Money multiplier):

m = MS / MB

Từ đó ta suy ra: MS = m × MB

Như vậy, mức cung tiền tệ trong nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là cơ số tiền và số nhân tiền tệ. Số nhân tiền tệ lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ quá mức tại các ngân hàng trung gian, tỷ lệ giữ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi không kỳ hạn.

Vấn đề điều tiết cung ứng tiền của ngân hàng trung ương luôn có quan hệ hữu cơ với điều tiết kinh tế nhằm đạt được mục tiêu kinh tế của chính sách tiền tệ quốc gia trong từng giai đoạn.



tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương