Chương I những quy đỊnh chung 8


Chương VII CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP



tải về 0.91 Mb.
trang7/14
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích0.91 Mb.
#11623
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14

Chương VII CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Điều 68. Chế độ SD đất nông nghiệp khác


1. Đất nông nghiệp khác quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 6 của NĐ này được Nhà nước cho thuê đối với HGĐ, cá nhân; được Nhà nước giao không thu tiền SD đất đối với HGĐ, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại xã, phường, thị trấn nơi có đất; được Nhà nước giao có thu tiền SD đất hoặc cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế sản xuất nông nghiệp.

Người SD đất đối với đất trồng cây hàng năm mà không phải là đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất được ĐK chuyển mục đích SD đất sang đất nông nghiệp khác kèm theo phương án sản xuất trên đất nông nghiệp khác. T.hợp chuyển mục đích SD đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất nông nghiệp khác phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Thời hạn giao đất, cho thuê đất nông nghiệp khác được quy định như sau:

a) Thời hạn giao đất đối với HGĐ, cá nhân là năm mươi (50) năm;

b) Thời hạn cho thuê đất đối với HGĐ, cá nhân là không quá năm mươi (50) năm;

c) Thời hạn giao đất hoặc cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế là thời hạn được xác định trong dự án nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Đất đai.

3. Thời hạn SD đất nông nghiệp khác đối với T.hợp chuyển mục đích SD từ đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là thời hạn SD đất của loại đất trước khi chuyển mục đích SD.

4. Hạn mức giao đất nông nghiệp khác cho HGĐ, cá nhân được tính trong hạn mức giao đất quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật Đất đai và Điều 69 của NĐ này.


Điều 69. Hạn mức giao đất nông nghiệp


1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối của mỗi HGĐ, cá nhân không quá ba (03) ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, TP. trực thuộc TW. thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; không quá hai (02) ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, TP. trực thuộc TW. khác.

2. Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi HGĐ, cá nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai và khoản 1 Điều này.

3. Đối với DT đất nông nghiệp của HGĐ, cá nhân đang SD ở ngoài xã, phường, thị trấn nơi ĐK hộ khẩu thường trú thì HGĐ, cá nhân được tiếp tục SD, nếu là đất được giao không thu tiền SD đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi HGĐ, cá nhân.

Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền SD đất cho HGĐ, cá nhân gửi thông báo cho UBND xã, phường, thị trấn nơi HGĐ, cá nhân đó ĐK hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp.

4. UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước chưa SD cho HGĐ, cá nhân đưa vào SD theo quy hoạch nhưng không quá hạn mức giao đất quy định tại khoản 5 Điều 70 của Luật Đất đai.

5. DT đất nông nghiệp của HGĐ, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho QSDđất, nhận góp vốn bằng QSDđất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.


Điều 70. Giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối cho HGĐ, cá nhân


1. HGĐ, cá nhân đã được Nhà nước giao đất nông nghiệp trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì được tiếp tục SD theo thời hạn giao đất còn lại.

2. Những địa phương chưa thực hiện việc giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối cho HGĐ, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai thì UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất lập phương án đề nghị UBND huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh giao đất nông nghiệp cho nhân khẩu có nguồn sống chính bằng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối thường trú tại địa phương kể cả những người đang làm nghĩa vụ quân sự.

UBND xã, phường, thị trấn xem xét, đưa vào phương án giao đất cho HGĐ, cá nhân có nhu cầu SD đất nông nghiệp để sản xuất thuộc các đối tượng sau:

a) Những người có nguồn sống chính bằng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là cư trú lâu dài tại địa phương nhưng chưa có hộ khẩu thường trú;

b) Những HGĐ, cá nhân trước đây hoạt động trong các ngành nghề phi nông nghiệp và có hộ khẩu thường trú tại địa phương nay không có việc làm;

c) Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, công nhân và bộ đội nghỉ mất sức hoặc nghỉ việc do sắp xếp lại sản xuất, tinh giản biên chế hưởng trợ cấp một lần hoặc hưởng trợ cấp một số năm về sống thường trú tại địa phương;

d) Con của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân sống tại địa phương đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm.

3. Việc giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối cho HGĐ, cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Trên cơ sở hiện trạng, thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định nông thôn;

b) Đúng đối tượng, bảo đảm công bằng, tránh manh mún ruộng đất.


Điều 71. Giải quyết T.hợp đã giao đất nông nghiệp vượt hạn mức


Căn cứ vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai và quy định tại Điều 69 của NĐ này, UBND xã, phường, thị trấn rà soát, lập danh sách các HGĐ, cá nhân có DT đất nông nghiệp được giao vượt hạn mức và báo cáo UBND huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh để cho thuê theo quy định sau:

1. HGĐ SD DT đất nông nghiệp được giao vượt hạn mức trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 thì được tiếp tục SD theo thời hạn bằng một phần hai thời hạn giao đất quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật Đất đai, sau đó chuyển sang thuê đất.

2. HGĐ SD DT đất nông nghiệp được giao vượt hạn mức từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã chuyển sang thuê đất thì được tiếp tục thuê đất theo thời hạn còn lại của thời hạn thuê đất ghi trong hợp đồng thuê đất; T.hợp chưa chuyển sang thuê đất thì phải chuyển sang thuê đất từ ngày 01 tháng 7 năm 2004, thời hạn thuê đất là thời hạn còn lại của thời hạn giao đất đó.  

3. Cá nhân SD DT đất nông nghiệp được giao vượt hạn mức trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì phải chuyển sang thuê đất kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004; thời hạn thuê đất là thời hạn còn lại của thời hạn giao đất đó.


Điều 72. SD đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng


1. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ, tổ chức quản lý rừng đặc dụng được Nhà nước giao đất không thu tiền SD đất để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch SD đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

Tổ chức quản lý rừng phòng hộ, tổ chức quản lý rừng đặc dụng thực hiện việc giao khoán rừng đặc dụng, rừng phòng hộ để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng theo quy định của CP.

2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ, tổ chức quản lý rừng đặc dụng có các quyền và nghĩa vụ sau:

a) Quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật Đất đai;

b) Được kết hợp SD đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

3. Tổ chức, HGĐ, cá nhân được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ nơi chưa có tổ chức quản lý rừng phòng hộ và đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Tổ chức, HGĐ, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng để SD vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp hoặc kết hợp quốc phòng, an ninh theo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của vùng đệm thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng; có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng.


Điều 73. Giao khoán đất SD vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối trong DNNN


Việc giao khoán đất SD vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được quy định như sau:

1. Bên giao khoán là DNNN được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp để SD vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.

2. Bên nhận khoán là tổ chức, HGĐ, cá nhân được nhận khoán để SD vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.

3. Quyền và nghĩa vụ của bên giao khoán, bên nhận khoán được thực hiện theo quy định của CP.


Điều 74. Đất nông nghiệp SD vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn


1. Quỹ đất nông nghiệp SD vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn được SD vào các mục đích sau:

a) Để xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW.;

b) Để bồi thường cho người có đất được SD để xây dựng các công trình công cộng quy định tại điểm a khoản này;

c) Để xây dựng nhà tình nghĩa.

2. Đối với DT đất chưa SD vào các mục đích quy định tại khoản 1 Điều này thì UBND xã, phường, thị trấn cho HGĐ, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá để nhận thầu. Thời hạn SD đất đối với mỗi lần thuê không quá năm (05) năm.

Điều 75. Đất SD cho kinh tế trang trại


1. Đất SD cho kinh tế trang trại của HGĐ, cá nhân quy định tại Điều 82 của Luật Đất đai bao gồm:

a) Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; đất ươm cây giống, nuôi con giống;

b) Đất làm đường đi, kênh mương trong nội bộ trang trại;

c) Đất xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, muối; đất làm sân phơi, làm nhà kho; đất xây dựng cơ sở dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; đất xây dựng nhà để nghỉ cho người lao động và người bảo vệ trang trại;

2. HGĐ, cá nhân SD đất nông nghiệp cho kinh tế trang trại phải SD đất đúng mục đích đã được xác định; T.hợp chuyển đổi mục đích SD các loại đất thì phải lập phương án sản xuất, kinh doanh gắn với việc SD đất trình UBND huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh xét duyệt, phải ĐK chuyển mục đích SD đất và nộp tiền SD đất theo quy định của pháp luật.

Điều 76. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư SD


1. Cộng đồng dân cư thuộc các dân tộc thiểu số đang SD đất nông nghiệp phù hợp với phong tục tập quán thì được tiếp tục SD.

2. Cộng đồng dân cư thuộc các dân tộc thiểu số có nhu cầu SD đất  nông nghiệp để bảo tồn bản sắc dân tộc thì được UBND huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh xem xét giao đất và không thu tiền SD đất.

3. Thời hạn giao đất nông nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật Đất đai.

4. Cộng đồng dân cư SD đất nông nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được cấp GCN QSDđất.

5. Cộng đồng dân cư thuộc các dân tộc thiểu số SD đất nông nghiệp có trách nhiệm bảo vệ đất được giao, được SD kết hợp để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản; không được chuyển sang SD vào mục đích khác.

Điều 77. Đất có mặt nước nội địa thuộc địa phận nhiều tỉnh, TP. trực thuộc TW.


1. Bộ Thủy sản QĐ thành lập Ban Quản lý để quản lý, khai thác hồ, đầm thuộc địa phận nhiều tỉnh, TP. trực thuộc TW..

2. UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. QĐ giao đất có mặt nước hồ, đầm thuộc địa phương cho Ban Quản lý.

3. Ban Quản lý được giao khoán cho tổ chức kinh tế, HGĐ, cá nhân SD DT mặt nước để nuôi trồng, khai thác nguồn lợi thuỷ sản hoặc kết hợp với du lịch sinh thái.

4. Người SD DT mặt nước để nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thuỷ sản phải bảo vệ môi trường, cảnh quan.




tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương