Chương I những quy đỊnh chung 8


Chương I      NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG



tải về 0.91 Mb.
trang2/14
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích0.91 Mb.
#11623
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Chương I      NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng


  1. NĐ này quy định việc thi hành Luật Đất đai đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.

  2. Việc quy định phương pháp xác định giá đất, khung giá các loại đất; thu tiền SD đất, thu tiền thuê đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để SD vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế; thanh tra đất đai; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được thực hiện theo quy định tại các NĐ khác của CP.

  3. Đối tượng áp dụng của NĐ này bao gồm:
    a) Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai;
    b) Người SD đất theo quy định tại Điều 9 của Luật Đất đai;
    c) Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, SD đất.

Điều 2. Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc SD đất 


Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc SD đất được quy định như sau:
1. Người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc SD đất của tổ chức mình.
2. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc SD đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho UBND xã, phường, thị trấn để SD vào mục đích xây dựng trụ sở UBND và các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác của địa phương.
3. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc SD đất đã giao cho cộng đồng dân cư.    
4. Người đứng đầu cơ sở tôn giáo là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc SD đất đã giao cho cơ sở tôn giáo.
5. Chủ HGĐ là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc SD đất của HGĐ.
6. Cá nhân, người VN định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc SD đất của mình.
7. Người đại diện cho những người SD đất mà có QSDchung thửa đất là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc SD đất đó.

Điều 3. Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý 


1. Người đứng đầu của tổ chức chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc quản lý đất trong các T.hợp sau:
a) Tổ chức được giao quản lý các công trình công cộng quy định tại khoản 3 Điều 91 của NĐ này;
b) Tổ chức kinh tế được giao quản lý DT đất để thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) theo quy định tại khoản 1 Điều 87 của NĐ này;
c) Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông lớn và đất có mặt nước chuyên dùng;
d) Tổ chức phát triển quỹ đất được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo QĐ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc quản lý đất SD vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất đã thu hồi thuộc khu vực nông thôn đối với T.hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 của Luật Đất đai, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.
3. Chủ tịch UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc quản lý đất chưa SD tại các đảo chưa có người ở thuộc địa phương.        
4. Người đại diện của cộng đồng dân cư chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất lâm nghiệp được giao cho cộng đồng dân cư để bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 4. Những bảo đảm cho người SD đất


1. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác SD theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 trong các T.hợp sau:
a) Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc; chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam;
b) Đất đã hiến tặng cho Nhà nước, cho hợp tác xã và tổ chức khác, cho HGĐ, cá nhân;
c) Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao;
d) Đất thổ cư mà Nhà nước đã giao cho người khác để làm đất ở; đất ở và đất vườn đã giao lại cho hợp tác xã để đi khai hoang; ruộng đất đã bị thu hồi để giao cho người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết tranh chấp ruộng đất;
đ) Đất đã chia cho người khác khi hưởng ứng cuộc vận động san sẻ bớt một phần ruộng đất để chia cho người không có ruộng và thiếu ruộng tại miền Nam sau ngày giải phóng.
2. Việc giải quyết các T.hợp khiếu nại, tranh chấp về đất đai phải căn cứ vào pháp luật về đất đai tại thời điểm xảy ra các quan hệ đất đai dẫn đến khiếu nại, tranh chấp bao gồm các văn bản có liên quan đến đất đai sau đây:
a) Luật cải cách ruộng đất ban hành ngày 04 tháng 12 năm 1953 của nước VN dân chủ cộng hoà;
b) Thông tư số 73/TTg ngày 07 tháng 7 năm 1962 của Thủ tướng CP nước VN dân chủ cộng hoà về việc quản lý đất của tư nhân cho thuê, đất vắng chủ, đất bỏ hoang tại nội thành, nội thị;
c) Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao ban hành ngày 01 tháng 5 năm 1969;
d) Nghị quyết số 125-CP ngày 28 tháng 6 năm 1971 của Hội đồng CP nước VN dân chủ cộng hoà về việc tăng cường công tác quản lý ruộng đất;
đ) NĐ số 47-CP ngày 15 tháng 3 năm 1972 của Hội đồng CP nước VN dân chủ cộng hoà ban hành Điều lệ tạm thời về việc lựa chọn địa điểm công trình và quản lý đất xây dựng; 
e) Nghị quyết số 28-CP ngày 16 tháng 12 năm 1973 của Hội đồng CP nước VN dân chủ cộng hoà về việc di chuyển dân cư để giải phóng lòng sông;
g) QĐ số 129-CP ngày 25 tháng 5 năm 1974 của Hội đồng CP nước VN dân chủ cộng hoà về việc ban hành chính sách đối với các hợp tác xã mở rộng DT phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp ở trung du và miền núi;
h) NĐ số 01/NĐ/75 ngày 05 tháng 3 năm 1975 của CP Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam VN về chính sách ruộng đất;
i) Chỉ thị số 235-CT/TW ngày 20 tháng 8 năm 1976 của Ban Chấp hành TW. Đảng Lao động VN về việc thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn đề ruộng đất ở miền Nam;
k) QĐ số 188/CP ngày 25 tháng 9 năm 1976 của Hội đồng CP nước CHXHCN VN về chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam VN;
l) QĐ số 318/CP ngày 14 tháng 12 năm 1978 của Hội đồng CP nước CHXHCN VN về xoá bỏ hình thức bóc lột tư bản chủ nghĩa về ruộng đất và xúc tiến điều chỉnh ruộng đất ở nông thôn miền Nam; 
m) QĐ số 201/CP ngày 01 tháng 7 năm 1980 của Hội đồng CP nước CHXHCN VN về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước;
n) Luật Đất đai năm 1987 và NĐ số 30/HĐBT ngày 23 tháng 3 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Luật Đất đai năm 1987;
o) QĐ số 13-HĐBT ngày 01 tháng 02 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN VN về việc giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất.
3. Việc giải quyết đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có công trình xây dựng trên đất do Nhà nước quản lý, bố trí SD trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội và văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.

Điều 5. Kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về đất đai


1. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước về đất đai và đầu tư cho hoạt động sự nghiệp địa chính (bao gồm khảo sát, đo đạc, lập các loại bản đồ về đất đai; đánh giá phân hạng đất; lập, thẩm định, công bố và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SD đất; lập hồ sơ địa chính, cấp GCN QSDđất; thống kê, kiểm kê đất đai và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác) theo quy định của pháp luật. 
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật cho các hoạt động sự nghiệp địa chính để làm cơ sở cho việc bố trí và quản lý kinh phí.
3. Ngân sách TW. bảo đảm nhiệm vụ chi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai và sự nghiệp địa chính ở TW.. Ngân sách địa phương bảo đảm nhiệm vụ chi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai và sự nghiệp địa chính ở địa phương theo quy định về phân cấp quản lý.

Điều 6. Phân loại đất


1. Loại đất, mục đích SD đất của mỗi thửa đất được xác định theo một trong các căn cứ sau:
a) QĐ giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SD đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) GCN QSDđất đã cấp cho người đang SD đất được Nhà nước công nhận QSDđất;
c) ĐK chuyển mục đích SD đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch SD đất đối với T.hợp không phải xin phép chuyển mục đích SD đất;
d) Đất đang SD ổn định phù hợp với quy hoạch SD đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
đ) Đối với T.hợp chưa có căn cứ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì căn cứ vào hiện trạng SD đất ổn định, UBND huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh xác định loại đất, mục đích SD đất.
2. Ngoài mục đích SD đất chính đã được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này, người SD đất được SD kết hợp vào các mục đích khác nhưng không làm ảnh hưởng đến mục đích SD chính và không trái với quy định của pháp luật về đất đai.
3. Đất đai được phân loại theo các nhóm như sau:
a) Nhóm đất nông nghiệp;
b) Nhóm đất phi nông nghiệp;
c) Nhóm đất chưa SD.
4. Nhóm đất nông nghiệp được chia thành các phân nhóm sau:
a) Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.
Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;  
b) Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
c) Đất nuôi trồng thuỷ sản;
d) Đất làm muối;
đ) Đất nông nghiệp khác.
Đất nông nghiệp khác là đất tại nông thôn SD để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của HGĐ, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.
5. Nhóm đất phi nông nghiệp được chia thành các phân nhóm sau:
a) Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất chuyên dùng bao gồm đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất SD vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất SD vào mục đích công cộng.
Đất SD vào mục đích công cộng là đất SD vào mục đích xây dựng công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, cảng đường thuỷ, bến phà, bến xe ô tô, bãi đỗ xe, ga đường sắt, cảng hàng không; hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thuỷ lợi, đê, đập; hệ thống đường dây tải điện, hệ thống mạng truyền thông, hệ thống dẫn xăng, dầu, khí; đất SD làm nhà trẻ, trường học, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, sân vận động, khu an dưỡng, khu nuôi dưỡng người già và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cơ sở tập luyện thể dục - thể thao, công trình văn hoá, điểm bưu điện - văn hoá xã, tượng đài, bia tưởng niệm, nhà tang lễ, câu lạc bộ, nhà hát, bảo tàng, triển lãm, rạp chiếu phim, rạp xiếc, cơ sở phục hồi chức năng cho người khuyết tật, cơ sở dạy nghề, cơ sở cai nghiện ma tuý, trại giáo dưỡng, trại phục hồi nhân phẩm; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. QĐ bảo vệ; đất để chất thải, bãi rác, khu xử lý chất thải;
c) Đất tôn giáo, tín ngưỡng bao gồm đất do các cơ sở tôn giáo SD; đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
d) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
đ) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
e) Đất phi nông nghiệp khác.
Đất phi nông nghiệp khác là đất có các công trình thờ tự, nhà bảo tàng, nhà bảo tồn, nhà trưng bầy tác phẩm nghệ thuật, cơ sở sáng tác văn hoá nghệ thuật và các công trình xây dựng khác của tư nhân không nhằm mục đích kinh doanh mà các công trình đó không gắn liền với đất ở; đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động; đất tại đô thị SD để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng kho, nhà của HGĐ, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.
6. Nhóm đất chưa SD được chia thành các loại đất sau:
a) Đất bằng chưa SD;
b) Đất đồi núi chưa SD;
c) Núi đá không có rừng cây.

Điều 7. Xác định thửa đất 


1. Thửa đất mà trên đó có một mục đích SD đất được xác định trong các T.hợp sau:
a) Thửa đất có ranh giới xác định trong quá trình SD đất;
b) Thửa đất có ranh giới được xác định khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDđất;
c) Thửa đất có ranh giới được xác định khi hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất (gọi là hợp thửa) hoặc tách một thửa đất thành nhiều thửa đất (gọi là tách thửa) do yêu cầu của quản lý hoặc yêu cầu của người SD đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.
2. Thửa đất mà trên đó có nhiều mục đích SD đất được xác định trong các T.hợp sau:
a) T.hợp mà xác định được ranh giới phân chia giữa các mục đích SD thì thửa đất được xác định theo từng mục đích SD;
b) T.hợp có mục đích SD chính và các mục đích SD phụ được SD theo mùa vụ trong năm hoặc SD đồng thời trên DT đất đó thì thửa đất được xác định như quy định tại khoản 1 Điều này và phải xác định mục đích SD chính và mục đích SD phụ, trừ T.hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 45 của NĐ này.


tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương