Chương I những quy đỊnh chung 8


Chương II  HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ DỊCH VỤ VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI



tải về 0.91 Mb.
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích0.91 Mb.
#11623
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Chương II  HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ DỊCH VỤ VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Điều 8. Cơ quan quản lý đất đai


1. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được thành lập thống nhất từ TW. đến cơ sở gắn với quản lý tài nguyên và môi trường, có bộ máy tổ chức cụ thể như sau:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở TW. là Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, TP. trực thuộc TW. là Sở Tài nguyên và Môi trường;
c) Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.
2. Xã, phường, thị trấn có cán bộ địa chính.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về tổ chức bộ máy của Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường; hướng dẫn việc bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn; quy định nhiệm vụ và tiêu chuẩn của cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn.
4. UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW., UBND huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương và bố trí cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 9. Văn phòng ĐK QSDđất


1. Văn phòng ĐK QSDđất là cơ quan dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện ĐK SD đất và biến động về SD đất, quản lý hồ sơ địa chính và giúp cơ quan tài nguyên và môi trường trong việc thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, SD đất đai.
2. UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. QĐ thành lập Văn phòng ĐK QSDđất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và thành lập các chi nhánh của Văn phòng tại các địa bàn cần thiết.
UBND huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh căn cứ vào nhu cầu ĐK QSDđất trên địa bàn QĐ thành lập Văn phòng ĐK QSDđất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Văn phòng ĐK QSDđất.

Điều 10. Tổ chức phát triển quỹ đất


1. Tổ chức phát triển quỹ đất hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu hoặc DNNN thực hiện nhiệm vụ công ích do UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. QĐ thành lập để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng trong T.hợp thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch SD đất được công bố mà chưa có dự án đầu tư; nhận chuyển nhượng QSDđất trong khu vực có quy hoạch phải thu hồi đất mà người SD đất có nhu cầu chuyển đi nơi khác trước khi Nhà nước QĐ thu hồi đất; quản lý quỹ đất đã thu hồi và tổ chức đấu giá QSDđất theo QĐ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với DT đất được giao quản lý.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất.

Điều 11. Tổ chức hoạt động dịch vụ trong quản lý, SD đất đai


1. Tổ chức sự nghiệp có thu, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được cấp phép hoạt động hoặc được ĐK hoạt động dịch vụ trong quản lý, SD đất đai.
2. Các lĩnh vực hoạt động dịch vụ trong quản lý, SD đất đai bao gồm:
a) Tư vấn về giá đất;
b) Tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch SD đất;
c) Dịch vụ về đo đạc và BĐĐC;
d) Dịch vụ về thông tin đất đai.
3. Trách nhiệm quy định điều kiện và thủ tục cấp phép hoạt động, ĐK hoạt động dịch vụ trong quản lý, SD đất đai như sau:
a) Bộ Tài chính quy định điều kiện và thủ tục cấp phép hoạt động, ĐK hoạt động tư vấn về giá đất;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện hoạt động, ĐK hoạt động tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch SD đất, dịch vụ về thông tin đất đai; điều kiện và thủ tục cấp phép hoạt động, ĐK hoạt động dịch vụ về đo đạc và BĐĐC. 

Chương III QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 12. Nội dung quy hoạch SD đất    


1. Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn thực hiện quy hoạch.
2. Đánh giá hiện trạng và biến động SD đất trong kỳ quy hoạch trước theo các mục đích SD gồm đất trồng lúa nước, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thuỷ sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác; đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp; đất SD vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất SD vào mục đích công cộng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất bằng chưa SD, đất đồi núi chưa SD, núi đá không có rừng cây.
3. Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng SD đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ theo quy định sau:
a) Đối với đất đang SD thì đánh giá sự phù hợp và không phù hợp của hiện trạng SD đất so với tiềm năng đất đai, so với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong SD đất;
b) Đối với đất chưa SD thì đánh giá khả năng đưa vào SD cho các mục đích.
4. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch SD đất đã được QĐ, xét duyệt của kỳ quy hoạch trước.
5. Xác định phương hướng, mục tiêu SD đất trong kỳ quy hoạch và định hướng cho kỳ tiếp theo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành và các địa phương.
6. Xây dựng các phương án phân bổ DT các loại đất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch được thực hiện như sau:
a) Khoanh định trên bản đồ hiện trạng SD đất các khu vực SD đất nông nghiệp theo mục đích SD đất, loại đất mà khi chuyển mục đích SD phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các khu vực SD đất phi nông nghiệp theo chức năng làm khu dân cư đô thị, khu dân cư nông thôn, khu hành chính, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu dịch vụ, khu di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh, khu vực đất quốc phòng, an ninh và các công trình, dự án khác có quy mô SD đất lớn; các khu vực đất chưa SD.
Việc khoanh định được thực hiện đối với khu vực đất có DT thể hiện được lên bản đồ quy hoạch SD đất;
b) Xác định DT đất không thay đổi mục đích SD; DT đất phải chuyển mục đích SD sang mục đích khác, trong đó có DT đất dự kiến phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án.
7. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của từng phương án phân bổ quỹ đất theo nội dung sau:
a) Phân tích hiệu quả kinh tế bao gồm việc dự kiến các nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SD đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và chi phí cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
b) Phân tích ảnh hưởng xã hội bao gồm việc dự kiến số hộ dân phải di dời, số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mới được tạo ra từ việc chuyển đổi cơ cấu SD đất;
c) Đánh giá tác động môi trường của việc SD đất theo mục đích SD mới của phương án phân bổ quỹ đất.
8. Lựa chọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý căn cứ vào kết quả phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường thực hiện ở khoản 7 Điều này.
9. Thể hiện phương án quy hoạch SD đất được lựa chọn trên bản đồ quy hoạch SD đất.
10. Xác định các biện pháp SD, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường cần phải áp dụng đối với từng loại đất, phù hợp với địa bàn quy hoạch.
11. Xác định giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch SD đất phù hợp với đặc điểm của địa bàn quy hoạch.

Điều 13. Nội dung kế hoạch SD đất   


1. Đánh giá, phân tích kết quả thực hiện kế hoạch SD đất kỳ trước gồm:
a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu SD đất đối với từng loại đất;
b) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chuyển đổi giữa các loại đất;
c) Kết quả khai hoang mở rộng DT đất để SD vào các mục đích;
d) Chất lượng việc thực hiện các chỉ tiêu trong kế hoạch SD đất;
đ) Việc thực hiện các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SD đất, các loại thuế liên quan đến đất đai và chi phí cho bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
e) Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện kế hoạch SD đất.
2. Lập kế hoạch thu hồi DT các loại đất để phân bổ cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn; quốc phòng, an ninh; đối với các công trình, dự án đã có chủ đầu tư thì lập danh mục kèm theo quy mô SD đất, địa điểm, dự kiến tiến độ thực hiện và tiến độ thu hồi đất.
3. Lập kế hoạch chuyển DT đất chuyên trồng lúa nước và đất có rừng sang SD vào mục đích khác, xác định khu vực được chuyển đổi cơ cấu SD đất trong đất nông nghiệp theo các nội dung sau:
a) Xác định địa điểm, DT và tiến độ chuyển đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang SD vào mục đích khác;
b) Xác định khu vực đất được ĐK chuyển đổi cơ cấu SD các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp.
4. Lập kế hoạch đưa đất chưa SD vào SD cho các mục đích bao gồm việc xác định địa điểm, DT và tiến độ khai hoang đưa đất chưa SD vào SD cho mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp.
5. Cụ thể hoá việc phân bổ DT các loại đất trong kế hoạch SD đất đến từng năm.
6. Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SD đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
7. Xác định giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch SD đất bảo đảm thực hiện đúng tiến độ kế hoạch.

Điều 14. Nội dung quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết của xã, phường, thị trấn, khu công nghệ cao, khu kinh tế   


1. Quy hoạch SD đất chi tiết bao gồm các nội dung theo quy định tại Điều 12 của NĐ này; phương án quy hoạch SD đất được lựa chọn phải được thể hiện trên BĐĐC; T.hợp quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt thì phải thể hiện trên BĐĐC.
2. Kế hoạch SD đất chi tiết bao gồm các nội dung theo quy định tại Điều 13 của NĐ này và gắn với thửa đất.

Điều 15. Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch SD đất


1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp CP tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch SD đất của cả nước.

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP, UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xác định nhu cầu SD đất của Bộ, ngành, địa phương.


2. Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng.
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. xác định nhu cầu SD đất vào mục đích quốc phòng tại địa phương.
3. Bộ Công an tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch SD đất vào mục đích an ninh.
Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. xác định nhu cầu SD đất vào mục đích an ninh tại địa phương.
4. UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch SD đất của tỉnh, TP. trực thuộc TW.. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch, kế hoạch SD đất.
Sở, ban, ngành của tỉnh, TP. trực thuộc TW. và UBND huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xác định nhu cầu SD đất của ngành, địa phương.
5. UBND huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch SD đất của địa phương, quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết của phường, thị trấn và xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị. Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch, kế hoạch SD đất.
Phòng, ban của huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh và UBND phường, thị trấn, UBND xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị có trách nhiệm phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường trong việc xác định nhu cầu SD đất của ngành, địa phương.
6. UBND xã nơi không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết của xã.
7. Ban quản lý khu công nghệ cao có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết cho toàn khu công nghệ cao.
8. Ban quản lý khu kinh tế có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết đối với phần DT đất giao cho Ban quản lý khu kinh tế được xác định trong quy hoạch SD đất của tỉnh, TP. trực thuộc TW.; việc lập quy hoạch, kế hoạch SD đất đối với phần DT đất còn lại được thể hiện trong quy hoạch, kế hoạch SD đất của huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh và quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết của xã, phường, thị trấn.
9. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ lập quy hoạch SD đất, kế hoạch SD đất, quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết được thuê các tổ chức được phép hoạt động trong lĩnh vực lập quy hoạch, kế hoạch SD đất làm tư vấn trong việc lập quy hoạch, kế hoạch SD đất.
10. Không phải lập quy hoạch SD đất, kế hoạch SD đất đối với huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh, quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết đối với xã, phường, thị trấn nếu việc SD đất trong kỳ quy hoạch SD đất tiếp theo không có thay đổi; T.hợp có thay đổi mục đích SD giữa các loại đất trong cùng một nhóm mà DT đất phải thay đổi mục đích SD dưới mười phần trăm (10%) so với kỳ quy hoạch trước thì chỉ QĐ việc điều chỉnh phần DT đất phải chuyển mục đích SD.
Quy hoạch SD đất chi tiết của khu công nghệ cao được lập một lần cho toàn khu; T.hợp có thay đổi nhu cầu SD đất thì lập điều chỉnh quy hoạch SD đất chi tiết.

Điều 16. Lập và điều chỉnh quy hoạch SD đất của cả nước


1. Quy hoạch SD đất của cả nước được lập dựa vào các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Đất đai. 
2. Trước khi kết thúc kỳ quy hoạch SD đất mười tám (18) tháng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP, UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. có trách nhiệm gửi văn bản đề xuất nhu cầu SD đất của ngành và địa phương trong kỳ quy hoạch SD đất tiếp theo đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Trong thời gian năm (05) tháng kể từ khi nhận được nhu cầu SD đất của các ngành và địa phương, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập quy hoạch SD đất của cả nước theo quy định sau:
a) Thẩm tra nhu cầu SD đất của các ngành và địa phương trong kỳ quy hoạch SD đất tiếp theo;
b) Xây dựng các phương án phân bổ quỹ đất cho kỳ quy hoạch SD đất tiếp theo bảo đảm cho việc thực hiện phương án chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước;
c) Gửi dự thảo báo cáo thuyết minh quy hoạch SD đất của cả nước đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP để lấy ý kiến.
4. Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP có trách nhiệm gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Trong thời hạn không quá hai (02) tháng kể từ ngày nhận được ý kiến góp ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, hoàn chỉnh báo cáo thuyết minh quy hoạch SD đất của cả nước để trình CP.
6. Hồ sơ quy hoạch SD đất của cả nước gồm có:
a) Tờ trình của Bộ Tài nguyên và Môi trường trình CP về quy hoạch SD đất của cả nước;
b) Báo cáo thuyết minh quy hoạch SD đất của cả nước;
c) Bản đồ hiện trạng SD đất của cả nước;
d) Bản đồ quy hoạch SD đất của cả nước.
7. Việc điều chỉnh quy hoạch SD đất của cả nước được thực hiện trong T.hợp có sự điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, điều chỉnh mục tiêu chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị mà sự điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu SD đất hoặc trong T.hợp do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi cơ cấu SD đất. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch SD đất của cả nước để trình CP. Khi lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch SD đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến góp ý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP có liên quan đến loại đất phải điều chỉnh. Hồ sơ điều chỉnh quy hoạch SD đất của cả nước gồm có:
a) Tờ trình của Bộ Tài nguyên và Môi trường trình CP về việc điều chỉnh quy hoạch SD đất của cả nước;
b) Báo cáo thuyết minh điều chỉnh quy hoạch SD đất của cả nước;
c) Bản đồ điều chỉnh quy hoạch SD đất của cả nước.

Điều 17. Lập và điều chỉnh kế hoạch SD đất của cả nước


1. Kế hoạch SD đất của cả nước được lập dựa vào các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật Đất đai.
2. Việc lập kế hoạch SD đất của cả nước đối với năm (05) năm đầu của kỳ quy hoạch SD đất (gọi là kế hoạch SD đất kỳ đầu) được thực hiện đồng thời với việc lập quy hoạch SD đất của cả nước quy định tại Điều 16 của NĐ này. Hồ sơ kế hoạch SD đất kỳ đầu được lập chung với hồ sơ quy hoạch SD đất. Nội dung kế hoạch SD đất là tiến độ triển khai nội dung quy hoạch SD đất cho năm (05) năm đầu của kỳ quy hoạch và cụ thể hoá đến từng năm bảo đảm cho việc thực hiện phương án kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm (05) năm và hàng năm của Nhà nước.
3. Việc lập kế hoạch SD đất của cả nước năm (05) năm cuối của kỳ quy hoạch SD đất (gọi là kế hoạch SD đất kỳ cuối) được quy định như sau:
a) Trước khi bắt đầu kế hoạch SD đất kỳ cuối mười hai (12) tháng, Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào quy hoạch SD đất của cả nước và quy định tại khoản 1 Điều này để xây dựng các phương án phân bổ quỹ đất cho kế hoạch SD đất kỳ cuối bảo đảm cho việc thực hiện phương án kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm (05) năm và hàng năm của Nhà nước và xây dựng dự thảo báo cáo thuyết minh kế hoạch SD đất; gửi dự thảo báo cáo thuyết minh đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP để lấy ý kiến;
b) Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP có trách nhiệm gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Trong thời hạn không quá hai (02) tháng kể từ ngày nhận được ý kiến  góp ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, hoàn chỉnh báo cáo thuyết minh kế hoạch SD đất để trình CP.
4. Hồ sơ kế hoạch SD đất kỳ cuối bao gồm:
a) Tờ trình của Bộ Tài nguyên và Môi trường trình CP về kế hoạch SD đất của cả nước;
b) Báo cáo thuyết minh kế hoạch SD đất của cả nước;
c) Bản đồ hiện trạng SD đất của cả nước.
5. Việc điều chỉnh kế hoạch SD đất của cả nước được thực hiện trong T.hợp có sự điều chỉnh quy hoạch SD đất của cả nước, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị hoặc có sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch SD đất. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập hồ sơ điều chỉnh kế hoạch SD đất của cả nước để trình CP. Khi lập hồ sơ điều chỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến góp ý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP có liên quan đến loại đất phải điều chỉnh. Hồ sơ điều chỉnh kế hoạch SD đất của cả nước bao gồm:
a) Tờ trình của Bộ Tài nguyên và Môi trường trình CP về việc điều chỉnh kế hoạch SD đất của cả nước;
b) Báo cáo thuyết minh điều chỉnh kế hoạch SD đất của cả nước.

Điều 18. Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân đối với quy hoạch SD đất chi tiết


1. Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong quá trình lập quy hoạch SD đất chi tiết của xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 5 Điều 25 của Luật Đất đai được thực hiện như sau:
a) Dự thảo quy hoạch SD đất chi tiết phải được giới thiệu đến từng tổ dân phố, thôn, xóm, buôn, ấp, làng, bản, phum, sóc và các điểm dân cư khác; đồng thời phải được niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất;
b) Tổ chức tiếp nhận ý kiến đóng góp trực tiếp của nhân dân hoặc ý kiến đóng góp thông qua đại diện của điểm dân cư, MTTQ VN và các tổ chức đoàn thể ở địa phương; lấy ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
2. Thời hạn lấy ý kiến đóng góp của nhân dân quy định tại khoản 1 Điều này là ba mươi (30) ngày.
3. Cơ quan lập quy hoạch SD đất chi tiết của xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân để hoàn chỉnh dự thảo quy hoạch SD đất chi tiết.   

Điều 19. Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SD đất của tỉnh, TP. trực thuộc TW.


1. Hồ sơ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SD đất của tỉnh, TP. trực thuộc TW. được lập thành mười lăm (15) bộ nộp tại Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định; hồ sơ gồm có:
a) Tờ trình của UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. trình CP xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SD đất;
b) Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch SD đất;
c) Bản đồ hiện trạng SD đất;
d) Bản đồ quy hoạch SD đất đối với T.hợp xét duyệt quy hoạch SD đất.
2. Trình tự xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SD đất được quy định như sau:
a) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SD đất đến các Bộ, cơ quan có liên quan để lấy ý kiến.
Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các Bộ, cơ quan có trách nhiệm gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, gửi ý kiến thẩm định đến UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. để hoàn chỉnh hồ sơ;
b) UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. hoàn chỉnh hồ sơ và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch SD đất; gửi năm (5) bộ hồ sơ đã được Hội đồng nhân dân thông qua kèm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân đến Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SD đất quy định tại điểm b khoản này, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình CP xét duyệt.

Điều 20. Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SD đất của huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh 


1. Hồ sơ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SD đất của huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh được lập thành mười (10) bộ nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định; hồ sơ gồm có:
a) Tờ trình của UBND huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh trình UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SD đất;
b) Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch SD đất;
c) Bản đồ hiện trạng SD đất;
d) Bản đồ quy hoạch SD đất đối với T.hợp xét duyệt quy hoạch SD đất.
2. Trình tự xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SD đất được quy định như sau:
a) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SD đất đến các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến.
Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan có trách nhiệm gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, gửi ý kiến thẩm định đến UBND huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh để hoàn chỉnh hồ sơ;
b) UBND huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch SD đất; gửi ba (3) bộ hồ sơ đã được Hội đồng nhân dân thông qua kèm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân đến Sở Tài nguyên và Môi trường;
c) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SD đất quy định tại điểm b khoản này, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. xét duyệt.

Điều 21. Xét duyệt quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết của phường, thị trấn và xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị  


1. Hồ sơ xét duyệt quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết của phường, thị trấn và xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị được lập thành mười (10) bộ nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định; hồ sơ gồm có:
a) Tờ trình của UBND huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh trình UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. xét duyệt quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết;  
b) Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết; 
c) Bản đồ hiện trạng SD đất;
d) Bản đồ quy hoạch SD đất chi tiết đối với T.hợp xét duyệt quy hoạch SD đất chi tiết.       
2. Trình tự xét duyệt quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết được quy định như sau:
a) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ xét duyệt quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết đến các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến.
Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan có trách nhiệm gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, gửi ý kiến thẩm định đến UBND huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh để hoàn chỉnh hồ sơ;
b) Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, UBND huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết; gửi bốn (04) bộ hồ sơ đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua kèm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân đến Sở Tài nguyên và Môi trường;
c) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xét duyệt quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết quy định tại điểm b khoản này, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. xét duyệt.
3. Hồ sơ xét duyệt quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết của phường, thị trấn và xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị được trình đồng thời với hồ sơ xét duyệt quy hoạch SD đất, kế hoạch SD đất của huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh quy định tại Điều 20 của NĐ này hoặc được trình muộn hơn nhưng phải được xét duyệt trong năm cuối của kỳ quy hoạch SD đất, kế hoạch SD đất trước đó.

Điều 22. Xét duyệt quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết của xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị  


1. Hồ sơ xét duyệt quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết của xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị được lập thành mười (10) bộ nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường để thẩm định; hồ sơ gồm có:
a) Tờ trình của UBND xã trình UBND huyện, thị xã, TP. thuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết;  
b) Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết; 
c) Bản đồ hiện trạng SD đất;
d) Bản đồ quy hoạch SD đất chi tiết đối với T.hợp xét duyệt quy hoạch SD đất chi tiết.
2. Trình tự xét duyệt quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết được quy định như sau:
a) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ xét duyệt quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết đến các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến.
Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan có trách nhiệm gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, gửi ý kiến thẩm định đến UBND xã để hoàn chỉnh hồ sơ;
b) Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, UBND xã trình Hội đồng nhân dân xã thông qua quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết; gửi ba (03) bộ hồ sơ đã được Hội đồng nhân dân xã thông qua kèm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân đến Phòng Tài nguyên và Môi trường;
c) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xét duyệt quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết quy định tại điểm b khoản này, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND huyện, thị xã, TP. thuộc tỉnh xét duyệt.

Điều 23. Xét duyệt quy hoạch sdụng đất chi tiết, kế hoạch sdụng đất chi tiết của khu công nghệ cao, khu kinh tế


1. Hồ sơ xét duyệt quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết của khu công nghệ cao, khu kinh tế được lập thành mười (10) bộ nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất để thẩm định; hồ sơ gồm có:
a) Tờ trình của Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu kinh tế trình UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. xét duyệt quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết.
b) Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết; 
c) Bản đồ hiện trạng SD đất;
d) Bản đồ quy hoạch SD đất chi tiết đối với T.hợp xét duyệt quy hoạch SD đất chi tiết.
2. Trình tự xét duyệt quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết của khu công nghệ cao, khu kinh tế được quy định như sau:
a) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ xét duyệt quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết của khu công nghệ cao, khu kinh tế đến các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến.
Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan có trách nhiệm gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, gửi ý kiến thẩm định đến Ban Quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế để hoàn chỉnh hồ sơ;
b) Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, Ban Quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế  gửi bốn (04) bộ hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường;
c) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã được hoàn chỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. xét duyệt.

Điều 24. Quy hoạch, kế hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh


1. Kỳ quy hoạch, kế hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh được quy định như sau:
a) Kỳ quy hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh là mười (10) năm phù hợp với kỳ quy hoạch SD đất của địa phương và của cả nước;
b) Kỳ kế hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh là năm (05) năm phù hợp với kỳ kế hoạch SD đất của địa phương và của cả nước.
2. Nội dung quy hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bao gồm:
a) Đánh giá tình hình quản lý, SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh;
b) Xác định nhu cầu SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch SD đất phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;
c) Xác định vị trí, DT đất quốc phòng, an ninh giao lại cho địa phương để SD vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội;
d) Các giải pháp để tổ chức thực hiện quy hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh.
3. Nội dung kế hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bao gồm:
a) Đánh giá tình hình quản lý, SD đất quốc phòng, an ninh của kỳ kế hoạch trước đó;
b) Xác định vị trí, DT đất SD vào mục đích quốc phòng, an ninh trong kế hoạch năm (05) năm và cụ thể hoá đến từng năm;
c) Xác định cụ thể vị trí, DT đất quốc phòng, an ninh bàn giao lại cho địa phương quản lý trong năm (05) năm;
d) Các giải pháp để tổ chức thực hiện kế hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Điều 25. Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh


1. Hồ sơ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh được lập thành mười lăm (15) bộ nộp tại Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định; hồ sơ gồm có:
a) Tờ trình của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trình CP xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh;
b) Ý kiến bằng văn bản của UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. về nhu cầu SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh tại địa phương;
c) Báo cáo thuyết minh tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh.
2. Trình tự xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh đến các Bộ, ngành có liên quan để lấy ý kiến.
Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các Bộ, ngành có trách nhiệm gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ ý kiến góp ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, gửi ý kiến thẩm định đến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để hoàn chỉnh hồ sơ;
b) Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an gửi năm (05) bộ hồ sơ đến Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã được hoàn chỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình CP xét duyệt.

Điều 26. Điều chỉnh quy hoạch SD đất, kế hoạch SD đất, quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết


1. Nội dung điều chỉnh quy hoạch SD đất, kế hoạch SD đất, quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết gồm:
a) Bổ sung, điều chỉnh hoặc huỷ bỏ các công trình, dự án trong kỳ quy hoạch, kế hoạch; 
b) Thay đổi cơ cấu các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp; thay đổi vị trí, DT các khu đất đã khoanh định theo chức năng trong nhóm đất phi nông nghiệp; thay đổi chỉ tiêu đưa đất chưa SD vào SD;
c) Thay đổi tiến độ thực hiện kế hoạch nhanh hơn hoặc chậm hơn từ ba (03) năm trở lên so với kế hoạch SD đất, kế hoạch SD đất chi tiết đã được xét duyệt; 
d) Giải pháp tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SD đất.
2. Việc điều chỉnh quy hoạch SD đất, kế hoạch SD đất, quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết được thực hiện trong T.hợp có sự điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, điều chỉnh mục tiêu chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị mà sự điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu SD đất hoặc trong T.hợp do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi cơ cấu SD đất.
3. Hồ sơ xét duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SD đất của tỉnh, TP. trực thuộc TW. được lập thành mười lăm (15) bộ nộp tại Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định; của huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh và của phường, thị trấn, xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị được lập thành mười (10) bộ nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định; của xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị được lập thành mười (10) bộ nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường để thẩm định; hồ sơ gồm có:
a) Tờ trình của UBND cấp lập quy hoạch SD đất, kế hoạch SD đất hoặc quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
b) Báo cáo thuyết minh điều chỉnh quy hoạch SD đất, kế hoạch SD đất hoặc quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết; 
c) Bản đồ quy hoạch SD đất của khu vực cần điều chỉnh đối với T.hợp điều chỉnh quy hoạch SD đất hoặc quy hoạch SD đất chi tiết.
4. Hồ sơ xét duyệt điều chỉnh quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết của khu công nghệ cao, khu kinh tế được lập thành mười (10) bộ nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định; hồ sơ gồm có:
a) Tờ trình của Ban Quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế trình UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. xét duyệt điều chỉnh quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết.
b) Báo cáo thuyết minh điều chỉnh quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết;
c) Bản đồ quy hoạch SD đất chi tiết khu vực cần điều chỉnh đối với T.hợp điều chỉnh quy hoạch SD đất chi tiết.
5. Hồ sơ xét duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh được lập thành mười lăm (15) bộ nộp tại Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định; hồ sơ gồm có:
a) Tờ trình của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trình CP xét duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh;
b) Ý kiến bằng văn bản của UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. về điều chỉnh nhu cầu SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh tại địa phương;
c) Báo cáo thuyết minh điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh.
6. Trình tự xét duyệt điều chỉnh quy hoạch SD đất, kế hoạch SD đất, quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết thực hiện như sau:
a) Trình tự xét duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SD đất của tỉnh, TP. trực thuộc TW. thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều 19 của NĐ này;
b) Trình tự xét duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SD đất của huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều 20 của NĐ này;
c) Trình tự xét duyệt điều chỉnh quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết của phường, thị trấn và xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều 21 của NĐ này;
d) Trình tự xét duyệt điều chỉnh quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết của xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều 22 của NĐ này;
đ) Trình tự xét duyệt điều chỉnh quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết của khu công nghệ cao, khu kinh tế được thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều 23 của NĐ này;
e) Trình tự xét duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh được thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều 25 của NĐ này;
g) Việc lấy ý kiến khi thẩm định điều chỉnh quy hoạch SD đất, kế hoạch SD đất, quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết chỉ thực hiện đối với các cơ quan có liên quan đến DT các loại đất phải điều chỉnh.

Điều 27. Công bố quy hoạch, kế hoạch SD đất


1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ tài liệu về quy hoạch, kế hoạch SD đất của cả nước đã được Quốc hội QĐ tại trụ sở cơ quan Bộ trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch SD đất; đăng Công báo; công bố trên mạng thông tin quản lý nhà nước của CP và trích đăng trên một báo hàng ngày của TW..
2. Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ tài liệu về quy hoạch, kế hoạch SD đất của địa phương đã được xét duyệt tại trụ sở cơ quan mình trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch SD đất; công bố trên mạng thông tin quản lý nhà nước của tỉnh, TP. trực thuộc TW. và trích đăng trên báo của địa phương.
3. UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ tài liệu về quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết và các dự án, công trình đầu tư đã được xét duyệt tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch SD đất.
4. Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu kinh tế có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ tài liệu về quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết đã được xét duyệt tại trụ sở Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu kinh tế trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch SD đất; công bố trên trang thông tin điện tử của khu công nghệ cao, khu kinh tế và trích đăng trên một báo ngành và một báo địa phương nơi có quy hoạch đó.
5. Toàn bộ tài liệu về điều chỉnh quy hoạch SD đất, kế hoạch SD đất, quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết đã được xét duyệt phải được công bố công khai như việc công bố quy hoạch SD đất, kế hoạch SD đất, quy hoạch SD đất chi tiết, kế hoạch SD đất chi tiết quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Hồ sơ quy hoạch, kế hoạch SD đất và hồ sơ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh được quản lý theo chế độ mật.

Điều 28. Quản lý quy hoạch, kế hoạch SD đất


1. UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW., UBND huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh QĐ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích SD đất phải theo đúng quy hoạch, kế hoạch SD đất đã được xét duyệt.
Chủ tịch UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW., Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh có trách nhiệm phát hiện và xử lý kịp thời các T.hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch SD đất tại địa phương.
2. UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch SD đất tại địa phương. Khi phát hiện những T.hợp SD đất không đúng quy hoạch, kế hoạch đã được công bố thì xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm chính về việc không ngăn chặn, không xử lý kịp thời, để xảy ra T.hợp SD đất không đúng quy hoạch, kế hoạch SD đất đã được xét duyệt tại địa phương.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch SD đất tại địa phương; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về quy hoạch, kế hoạch SD đất. T.hợp phát hiện vi phạm về thực hiện quy hoạch, kế hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh thì Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để xem xét xử lý.    
T.hợp phát hiện nhu cầu thực tế cần điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SD đất thì báo cáo UBND cùng cấp về nhu cầu đó.
4. Hàng năm, UBND các cấp có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch SD đất của địa phương đến ngày 31 tháng 12; thời hạn nộp báo cáo được quy định như sau:
a) UBND xã, phường, thị trấn báo cáo UBND huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh trước ngày 15 tháng 01 năm sau;
b) UBND huyện, quận, thị xã, TP. thuộc tỉnh báo cáo UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. trước ngày 31 tháng 01 năm sau;
c) UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 02 năm sau.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trên địa bàn cả nước.
Hàng năm, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm báo cáo CP về kết quả thực hiện kế hoạch SD đất vào mục đích quốc phòng, an ninh đến ngày 31 tháng 12 đồng thời gửi một (01) bản đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp; thời hạn nộp báo cáo là trước ngày 31 tháng 01 năm sau.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch SD đất hàng năm của cả nước để báo cáo CP; thời hạn nộp báo cáo là trước ngày 15 tháng 3 năm sau.
7. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch SD đất hàng năm đối với năm cuối của kế hoạch SD đất kỳ đầu thì phải kèm theo báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kỳ kế hoạch SD đất.
Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch SD đất hàng năm đối với năm cuối của kỳ quy hoạch SD đất thì phải kèm theo báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kế hoạch SD đất kỳ cuối và báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kỳ quy hoạch SD đất.

Điều 29. Xử lý đối với DT đất đã được xác định phải thu hồi hoặc phải chuyển mục đích SD trong kế hoạch SD đất đã được công bố mà sau ba (03) năm không được thực hiện


1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SD đất được phép điều chỉnh vào quy hoạch, kế hoạch SD đất kỳ này hoặc kỳ tiếp theo đối với DT đất đã được xác định phải thu hồi hoặc phải chuyển mục đích SD trong kế hoạch SD đất đã được công bố mà sau ba (03) năm không được thực hiện trong các T.hợp sau:
a) DT đất để thực hiện các công trình, dự án đầu tư phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng nhưng chưa đủ kinh phí để thực hiện;
b) DT đất để thực hiện các công trình, dự án đầu tư phục vụ mục đích phát triển kinh tế mà xác định được nhà đầu tư vào năm cuối của thời hạn ba (03) năm phải công bố điều chỉnh hoặc huỷ bỏ kế hoạch SD đất theo quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật Đất đai.       
2. Các T.hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SD đất phải công bố huỷ bỏ kế hoạch SD đối với DT đất đã được xác định phải thu hồi hoặc phải chuyển mục đích SD.


tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương