Chương I những quy đỊnh chung 8


Mục 3 Thẩm quyền, trình tự xử lý kỷ luật đối với người quản lý



tải về 0.91 Mb.
trang14/14
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích0.91 Mb.
#11623
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Mục 3 Thẩm quyền, trình tự xử lý kỷ luật đối với người quản lý

Điều 177. Thẩm quyền, trình tự xử lý kỷ luật


1. Thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức có hành vi vi phạm được thực hiện theo quy định chung về phân cấp quản lý cán bộ.

2. Trình tự xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất được thực hiện theo quy định tại NĐ số 96/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của CP về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức và NĐ                                số 97/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của CP về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức.

3. T.hợp đã xử lý kỷ luật nhưng xét thấy để cán bộ, công chức ở vị trí công tác đã bị vi phạm không có lợi thì cơ quan có thẩm quyền bố trí cán bộ, công chức làm công việc khác.

4. Trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, công chức mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự.


Điều 178. Quyền của người bị xử lý kỷ luật 


1. Cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại về QĐ xử lý kỷ luật; có quyền tố cáo hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc vượt quá quyền hạn của người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại khoản 1 Điều 177 của NĐ này.

2. Việc giải quyết khiếu nại QĐ xử lý kỷ luật, tố cáo đối với truờng hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.


Điều 179. Xử lý vi phạm pháp luật đất đai đối với người quản lý xảy ra trước ngày NĐ này có hiệu lực thi hành


1. Các hành vi vi phạm mà đã bị xử lý trước ngày NĐ này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng quy định của NĐ này.

2. Các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày NĐ này có hiệu lực thi hành mà được phát hiện và chưa bị xử lý thì xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.


Mục 4 Phát hiện, xử lý các T.hợp vi phạm pháp luật về đất đai

Điều 180. Tổ chức việc tiếp nhận phát hiện, kiến nghị của tổ chức, công dân đối với các T.hợp vi phạm pháp luật về đất đai


1. UBND và cơ quan quản lý đất đai các cấp có trách nhiệm công bố công khai số điện thoại riêng, hòm thư riêng, địa điểm riêng để tiếp nhận phát hiện, kiến nghị của tổ chức, công dân đối với các T.hợp vi phạm pháp luật về đất đai; đối với những cơ quan nhà nước có điều kiện thì tổ chức thêm việc tiếp nhận phát hiện, kiến nghị của tổ chức, công dân thông qua hình thức gửi fax, thư điện tử, trang thông tin điện tử hoặc các hình thức thông tin khác.

2. UBND và cơ quan quản lý đất đai các cấp có trách nhiệm bố trí cán bộ tiếp nhận ý kiến phát hiện, kiến nghị của tổ chức, công dân; cán bộ tiếp nhận ý kiến phát hiện, kiến nghị có trách nhiệm ghi vào sổ theo dõi giải quyết phát hiện, kiến nghị.

3. Cơ quan nhà nước nhận được các phát hiện, kiến nghị của tổ chức, công dân mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì có trách nhiệm chuyển phát hiện, kiến nghị đó đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết quy định tại khoản 1 Điều 144 của Luật Đất đai.

4. Tổ chức, công dân khi phát hiện các T.hợp vi phạm pháp luật về đất đai có quyền và trách nhiệm chuyển phát hiện, kiến nghị của mình đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết quy định tại khoản 1 Điều 144 của Luật Đất đai.

5. Tổ chức, công dân có thể gửi phát hiện, kiến nghị của mình đến các cơ quan thông tấn, báo chí; các cơ quan thông tấn, báo chí xem xét việc công bố công khai phát hiện, kiến nghị trên các phương tiện thông tin đại chúng và chuyển đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 144 của Luật Đất đai để giải quyết.

Điều 181. Giải quyết phát hiện, kiến nghị của tổ chức, công dân đối với các T.hợp vi phạm pháp luật về đất đai


Cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 144 của Luật Đất đai có trách nhiệm giải quyết các phát hiện, kiến nghị của tổ chức, công dân đối với các  T.hợp vi phạm pháp luật về đất đai theo quy định sau:

1. Xử lý kỷ luật theo thẩm quyền đối với cán bộ, công chức thực hiện công vụ có liên quan đến quản lý đất đai theo quy định tại NĐ này hoặc xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với các T.hợp khác theo quy định tại NĐ của CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với T.hợp có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai và thông báo cho người phát hiện, kiến nghị biết;

2. Khắc phục những hậu quả do việc vi phạm gây ra.

Điều 182. Trách nhiệm của cán bộ địa chính và Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và SD đất


1. Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra tình hình SD đất tại địa phương để phát hiện kịp thời những T.hợp lấn, chiếm đất đai, không SD đất, SD đất không đúng mục đích, chuyển mục đích SD đất trái pháp luật, người SD đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ không đúng với quy định của pháp luật và các T.hợp khác có vi phạm hành chính trong quản lý và SD đất đai; trong thời hạn không quá một (01) ngày kể từ khi phát hiện sai phạm phải báo cáo bằng văn bản lên Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để xử lý, đồng gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường.

2. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo thường xuyên việc kiểm tra phát hiện các hành vi lấn chiếm đất đai, SD đất không đúng mục đích, chuyển mục đích SD đất trái pháp luật, người SD đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ không đúng với quy định của pháp luật. Trong thời hạn không quá một (01) ngày kể từ khi phát hiện vi phạm hoặc được báo cáo có vi phạm thì phải tổ chức việc kiểm tra, lập biên bản, ra QĐ đình chỉ hành vi vi phạm, xử phạt hành chính theo thẩm quyền và yêu cầu tự khôi phục lại tình trạng SD đất ban đầu; nếu người có hành vi vi phạm không chấp hành QĐ đình chỉ thì ra QĐ cưỡng chế khôi phục lại tình trạng SD đất ban đầu và báo cáo bằng văn bản lên UBND cấp trên trực tiếp.


Chương XIV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 183. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP và UBND các cấp, người SD đất


1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành NĐ này.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc CP, Chủ tịch UBND các cấp và người SD đất chịu trách nhiệm thi hành NĐ này.


Điều 184. Thời hạn thống nhất thực hiện các giao dịch về QSDđất bằng GCN QSDđất 


Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 người SD đất phải có GCN QSDđất mới được thực hiện các quyền về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho QSDđất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSDđất. 

Điều 185. Việc thành lập được Văn phòng ĐK QSDđất


1. UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW. phải hoàn thành việc thành lập Văn phòng ĐK QSDđất đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại NĐ này trước ngày 01 tháng 7 năm 2005.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý và SD đất đai trong thời gian Văn phòng ĐK QSDđất chưa được thành lập và trong T.hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường không có Văn phòng ĐK QSDđất.


Điều 186. Hiệu lực thi hành


1. NĐ này có hiệu lực thi hành sau mười lăm (15) ngày kể từ ngày đăng Công báo.

2. NĐ này thay thế các NĐ sau:

a) NĐ số 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 ban hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho HGĐ, cá nhân SD ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp;

b) NĐ số 88/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 về quản lý và SD đất đô thị;

c) NĐ số 11/CP ngày 24 tháng 01 năm 1995 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại VN;

d) NĐ số 09/CP ngày 12 tháng 02 năm 1996 về chế độ quản lý, SD đất quốc phòng, an ninh; NĐ số 69/2000/NĐ-CP ngày 20              tháng 11 năm 2000 sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 09/CP ngày 12 tháng 02 năm 1996 về chế độ quản lý SD đất quốc phòng, an ninh;

đ) NĐ số 17/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế QSDđất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị QSDđất; NĐ số 79/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 17/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế QSDđất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị QSDđất;

e) NĐ số 85/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho HGĐ, cá nhân SD ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho HGĐ và cá nhân SD ổn định lâu dài;

g) NĐ số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, HGĐ, cá nhân SD ổn định,  lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; 

h) NĐ số 04/2000/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2000 về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; NĐ số 66/2001/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 04/2000/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2000 về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai;

i) NĐ số 68/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2001 về quy hoạch, kế hoạch SD đất đai.

3. Bãi bỏ các quy định về quản lý và SD đất đai của các NĐ sau đây mà trái với quy định của NĐ này:

a) Khoản 2 Điều 1; các Điều 3, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 20; quy định về ĐK đất ở và mẫu ĐK đất ở tại Điều 8; quy định về nghĩa vụ ĐK đất ở tại Điều 9 của NĐ số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 về QSHữu nhà ở và QSDđất ở tại đô thị;

b) Quy định về việc cấp GCN QSHữu nhà ở và QSDđất ở cho người mua nhà tại Điều 10 của NĐ số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở;

c) Quy định về ĐK đất đai tại khoản 1 Điều 9; quy định về thẩm quyền thu hồi đất đai tại khoản 2 Điều 14 của NĐ số 14/1998/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 1998 về quản lý tài sản nhà nước;

d) Các Điều 24, 25 và 26; quy định về đơn xin cấp GCN QSHữu nhà ở và QSDđất ở tại khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 18, khoản 1 Điều 21 và khoản 1 Điều 23 của NĐ số 25/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 1999 về phương thức trả nhà ở, giá cho thuê nhà ở khi chưa trả lại nhà và thủ tục xác lập QSHữu nhà ở được quy định tại Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20 tháng 8 năm 1998 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991;

đ) Quy định về Nhà nước giao đất ổn định lâu dài và không thu tiền SD đất đối với các cơ sở ngoài công lập tại khoản 1 Điều 7 của NĐ số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao; 

 e) Điểm d và điểm đ khoản 1, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 8; khoản 4 và khoản 5 Điều 25 của NĐ số 08/2000/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2000 về ĐK giao dịch bảo đảm;

g) Quy định về việc giữ nguyên giá trị QSDđất ghi trong giấy phép đầu tư khi cổ phần hoá doanh nghiệp liên doanh mà bên VN góp vốn bằng giá trị QSDđất tại khoản 3 Điều 9 của NĐ số 38/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2003 về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần.

4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, TP. trực thuộc TW. có trách nhiệm rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành trái với quy định của Luật Đất đai năm 2003, của NĐ này và các NĐ khác thi hành Luật Đất đai năm 2003 để sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ.

Văn phòng CP có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thuộc CP rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan thuộc CP đã ban hành trái với quy định của Luật Đất đai năm 2003, của NĐ này và các NĐ khác thi hành Luật Đất đai năm 2003 để Văn phòng CP sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ./.

TM. CHÍNH PHỦ


THỦ TƯỚNG

PHAN VĂN KHẢI


(đã ký)NGHỊ ĐỊNH (số :181 /2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004) CỦA CHÍNH PHỦ





tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương