Chương 2 ĐẶC ĐIỂm tự nhiêN, sinh học và kinh tế XÃ HỘI 6 tt 19 Chương 3 ĐÁnh giá khu bảo tồn thiêN nhiên bắc hưỚng hóA 29



tải về 1.08 Mb.
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích1.08 Mb.
#31838
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

2.3 khu hệ động vật


Khu hệ động vật hoang dã khu vực Bắc Hướng Hóa là một phần của khu hệ động vật Bắc Trung Bộ hay một phần của khu hệ động vật vùng núi thấp miền Trung Việt Nam. Các đặc trưng của khu hệ động vật hoang dã được mô tả ở các nhóm động vật dưới đây.

2.3.1 khu hệ thú



Tính đa dạng của khu hệ thú

Tổng số 42 loài thú (không kể Dơi) thuộc 17 họ và 6 bộ đã được ghi nhận trong quá trình điều tra. Trong đó có 26 loài đã chắc chắn ghi nhận cho khu vực và 16 loài được ghi nhận tạm thời qua thông tin phỏng vấn (Phụ lục 1). Trong đó loài Voọc Hà tĩnh, loài phụ đặc hữu của Việt Nam lân đầu tiên phát hiện ở tỉnh Quảng Trị.



Trong số 26 loài ghi nhận chắc chắn trong hai đợt điều tra, 11 loài có trong Sách đỏ các loài bị đe dọa của IUCN 2004 (IUCN, 2004) ở các cấp bị đe dọa, gần bị đe dọa hoặc chưa đủ thông tin để xếp vào các nhóm loài bị đe doạ. Mười một trong số này có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (Anon. 2000), bao gồm 5 loài ‘Nguy cấp’: Voọc vá chân nâu, Voọc Hà Tĩnh, Vượn đen má trắng, Gấu ngựa và Sao la; sáu loài thuộc loại sắp nguy cấp là Tê tê Java, Khỉ mặt đỏ, Rái cá vuốt bé, Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis, Bò tót và Sơn dương (Bảng 8).
Bảng 8: Các loài thú bị đe dọa ở cấp quốc gia và quốc tế ghi nhận ở Bắc Hướng Hoá

TT


Tên phổ thông

Tên khoa học

Tình trạng

Quốc gia

Thế giới

1

Tê tê Java

Manis javanica

V

NT

2

Khỉ mặt đỏ

Macaca arctoides

V

VU

3

Voọc vá chân nâu

Pygathrix nemaeus

E

EN

4

Voọc Hà Tĩnh

Semnopithecus laotum hatinhensis

E

DD

5

Vượn đen má trắng

Nomascus leucogenis

E

DD

6

Gấu ngựa

Ursus thibetanus

E

VU

7

Rái cá vuốt bé

Aonyx cinerea

V

NT

8

Mang lớn

Megamuntiacus vuquangensis

V




9

Sơn dương

Naemorhedus sumatraensis

V

VU

10

Sao la

Pseudoryx nghetinhensis

E

EN

11

Bò tót

Bos gaurus

V

VU

12

Thỏ vằn

Nesolagus timminsi




DD

Ghi chú: Tình trạng quốc gia: E = Nguy cấp; V = Sắp nguy cấp theo Anon. (2000).

Tình trạng toàn cầu: EN = Nguy cấp; VU = Sắp nguy cấp; NT = Gần bị đe dọa; DD = Chưa đủ dữ liệu theo IUCN (2004).

Các loài quan trọng đối với công tác bảo tồn

Phần này trình bày chi tiết các ghi nhận về các loài bị đe dọa ở cấp độ quốc gia và quốc tế theo IUCN (2004) và Anon.(2000) trong lần khảo sát 2004 và 2005. Ngoài ra bổ sung thêm một số loài quan sát thấy qua các lần khảo sát ngắn hoặc kết quả của Nhóm giám sát đa dạng sinh học do cộng đồng tiến hành từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2004.


Tê tê Java Manis javanica

Loài này được xác định dựa trên các vảy thu được tại một nhà thợ săn tại thôn Cuồi, xã Hướng Lập. Dấu hang mới đào của tê tê cũng được ghi nhận tại vùng Khe cựp (16°55'39”N, 106°35'29”E) vào ngày 11/02/2004. Theo thông tin phỏng vấn thì loài này hiện còn có ở vùng núi giữa hai thôn Khe cựp và Cuồi, và mối đe dọa lớn nhất đối với loài này là săn bắn và buôn bán do giá của chúng lên đến 400.000 đồng một kilôgram (tại thời điểm phỏng vấn Tháng 2/2004).


Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides

Quan sát một đàn khoảng 15 cá thể, ngày 13/02/2004 ở khu rừng gần thôn Cuồi (16°55'24”N, 106°39'15”E) vào lúc 10h15’. Phân mới được xác định là của loài này được tìm thấy ở độ cao 870 m so với mặt biển trên một đỉnh núi đá vôi không có tên (16°55'38”N, 106°35'36”E) gần thôn Khe cựp vào ngày 11/02/2004 và một điểm khác gần suối (16°53'49”N, 106°395'04”E) vào ngày 16/02/2004. Đợt khảo sát tháng 10/2005, đã quan sát 3 đàn, một đàn khoảng 30 cá thể trên đường mòn đi cột mốc 25 (Lào), một đàn cũng trên đường mòn này và một đàn nhìn thấy 3 cá thể ở thượng nguồn Khe Cựp. Khỉ mặt đỏ hiện còn phổ biến ở khu vực bảo tồn Bắc Hướng Hóa.

Voọc vá chân nâu Pygathrix nemaeus

Một đàn 5 cá thể đã quan sát thấy khi đang di chuyển trên cây ở dọc đường từ thôn Khe cựp đến thôn Thôn Cuồi (16°55'43”N, 106°35'45”E) vào lúc 09h30 ngày 11/02/2004. Thông tin bổ sung từ Nhóm giám sát cộng đồng cho thấy: Đã nhìn thấy một đàn lớn 30 cá thể, ngày 17/10/2004 tại khu vực Dốc Mang, một đàn khác 10 cá thể cũng nhìn thấy ở khu Rào Thép, ngày 14/11/2004. Đợt khảo sát tháng 10/2005, đã quan sát 3 con trong một đàn di chuyển trên đường mòn cách bên giới Việt-Lào khoảng 1km.

Vượn đen má trắng Nomascus leucogenis

Khu vực Thôn Cợp có ít nhất 3 đàn vượn, hai đàn ở phía tây và một đàn ở phía đông đường Hồ Chí Minh. Một đàn 3 cá thể đã quan sát thấy ngày 3/11/2005 ở khu vực Khe Cợp, trong đó 1 con đực, 1 con cái và 1 con non (tọa độ: 0670237 N, 1872190 E). Thông tin bổ sung từ Nhóm giám sát cộng đồng cho thấy: Đã nhìn thấy 3 con ở Khe Suốt, ngày 16/11/2004 và 2 con khác cũng nhìn thấy vào tháng 10/2004.
Voọc Hà Tĩnh Semnopethecus laotum hatinhensis

Tên địa phương gọi loài này là con Cùng (con khỉ đen, đuôi dài sống ở lèn đá). Một đàn 12 cá thể đã quan sát thấy tại sườn núi đá vôi có cây gần bản Trăng vào lúc 15h ngày 4/11/2005. Sáng ngày 5/11 lại quan sát thấy loài này trên các mỏm đá cùng vị trí. Vào giữa tháng 12 quan sát thấy một cá thể trên mỏm đá cùng vị trí trên (Trải quan sát). Dãy núi đá vôi nơi đang có đàn voọc sinh sống kéo dài từ bản Trăng về phía đông khoảng 6-7 km với nhiều đỉnh và vách đá dốc đứng nối tiếp nhau, trên sườn núi có nhiều cây gỗ và dây leo, cây bụi. Phía sau bản Trăng cũ có một hang đá vòm cao, rộng trên đỉnh núi là nơi thích hợp loài voọc trú ngụ qua đêm và khi thời tiết khắc nghiệt. Với điều kiện tự nhiên như vậy có thể số lượng đàn và cá thể voọc đen ở đây còn nhiều hơn nếu được điều tra kỹ. Đây là loài phụ linh trưởng đặc hữu của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên ghi nhận cho tỉnh Quảng Trị, trước đây loài này chỉ được biết từ vùng núi Phong Nha-Kẻ Bàng và Kim Lũ Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình.



Gấu ngựa Ursus thibetanus

Các dấu móng cào của loài này được ghi nhận trên các cây gỗ (16°55'51”N, 106°35'22”E), và dấu móng và phân mới được cho là của loài này được phát hiện ở vùng rừng nguyên sinh khu vực Khe cựp (16°55'40”N, 106°35'46”E) vào ngày 11/02/2004. Những người cung cấp thông tin còn cho biết một thợ săn thôn Khe cựp mới săn được một con Gấu ngựa (khoảng 100 kilôgram) ở ngay vùng Khe cựp vào tháng 12/2003.



Rái cá vuốt bé Aonyx cinereaDấu chân của loài này được phát hiện ở bờ sông Xê Păng Hiêng vào các ngày 15 và 16/02/2004. Số lượng dấu chân phát hiện được rất thấp cho thấy rằng có lẽ số lượng Rái cá vuốt bé trong vùng không nhiều. Phân rái cá và dấu chân quan sát thấy ở dọc suối Cha Lỳ tháng 10/2005. Một bàn chân của loài này thu được trong gia đình ở thôn Cựp trong đợt điều tra tháng 10-11/2005.

Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis

Loài này được xác định qua ba bộ gạc tìm thấy ở nhà các thợ săn ở các thôn Khe cựp, Xà Lỳ và Thôn Cuồi. Những người được phỏng vấn cho rằng Mang lớn còn tương đối phổ biến ở các vùng rừng thường xanh của xã Hướng Lập. Hai thợ săn bắt gặp tại khu vực Khe cựp nói rằng họ mới bắn được một con Mang lớn vào năm 2003. Ông Hồ Hanh ở thôn Thôn Cuồi cũng khẳng định đã săn được một con vào cùng năm 2003.
Sơn dương Naemorhedus sumatraensis

Quan sát thấy một cá thể khi chạy ngang rừng (16°55’38”N, 106°35’21”E) ở khu vực Khe cựp vào 08h27 ngày 11/2/2004. Đã quan sát thấy phân và dấu chân mới của loài này vào các ngày 15 và 16/02/2004 tại một số điểm khác nhau ở khu vực Khe Cuồi. Đã quan sát thấy ba cặp sừng của loài này ở các thôn Khe Cợp và Thôn Cuồi. Thông tin bổ sung từ Nhóm giám sát cộng đồng cho thấy: Đã nhìn thấy 1 con ở Rào Thép, ngày 17/10/2004 và 2 con khác nhìn thấy ở Rào Thép, ngày 15/11/2004 và 1 con khác ở ngã ba Dân Chủ cùng ngày 15/11/2004. Dấu chân và phân của loài này thấy nhiều ở khu vực Động Sa Mù trong lần điều tra vào tháng 11/2005.


Bò tót Bos gaurus

Nhóm hỗ trợ bảo tồn tại bắc Hướng Hoá do Dự án MacArthur thành lập trong khi đi tuần tra vào 18/10/2004 đã nhìn thấy 1 con đực ở Khe Cuồi; 1 con khác nhìn thấy ở Dốc Mang ngày 5/11 và Khe Tà Nạp vào ngày 8/11/2004. Nhóm giám sát khẳng định trong vùng có một đàn Bò tót 3 cá thể, nhiều lúc tách ra ăn rải rác, trong các tháng cuối năm 2004 thường thấy 3 con kiếm ăn tập trung.
Sao la Pseudoryx nghetinhensis

Đồng bào Vân Kiều gọi loài này là con La Ràng. Loài này gần đây được ghi nhận tại xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (tiếp giáp về phía bắc của xã Hướng Lập) bởi Lê Mạnh Hùng et al. (2002). Các thợ săn ở các thôn Khe cựp và Thôn Cuồi đều mô tả Sao la một cách chính xác và khẳng định loài này hiện vẫn còn phân bố ở khu vực Khe cựp - Thôn Cuồi. Những người được hỏi còn cung cấp thông tin về một con Sao la (khoảng 70 kilôgram) đã bị ông Vương ở thôn Khe cựp bẫy vào năm 2003, và một con Sao la khác (khoảng 100 kilôgram) đã bị một thợ săn tên là Hồ Sy bắn ở vùng rừng Thôn Cuồi vào tháng 11/2003 và sau đó sừng của cá thể này được đem cho ông Hồ Sam. Khi được hỏi, ông Hồ Sam cũng khẳng định thông tin này là đúng. Đã quan sát và chụp ảnh sừng của loài này tại nhà Ông Hồ Sâm ngày 15/9/2004 (Lê Trọng Trải và Vũ Văn Dũng. pers. obser.). Nhiều vết ăn trên cây môn thục cùng dấu chân còn mới của Saola quan sát thấy dọc khe cạn của Khe Rào Thép vào giữa tháng 12/2005 (Trải quan sát).


Thỏ vằn Nesolagus timminsi

Ngày 20/1/2005, trên đường từ Bắc Hướng Hoá ra Khe Sanh nhìn thấy 1 con Thỏ vằn chạy ngang qua đường khu vực gần đèo Sa Mù, độ cao khoảng 900 m (Tordoff pers observ.). Tháng 5/2005 nhóm khảo sát thú Viện Động vật Peterburg (Nga) thu được mẫu sọ thỏ rừng tại lán thợ săn ( toạ độ 0671516N, 1871475E) trong khu vực rừng giữa 2 thôn Cuồi-Cợp. Thợ săn cho biết đã bắt được 4 con thỏ trong khoảng 20 ngày ở khu vực này (10-30/4/2005).



2.3.2 Khu hệ chim


Kết quả của hai lần khảo sát năm 2004 và 2005 đã ghi nhận 171 loài chim, thuộc 14 Bộ, và 32 Họ cho khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (Phụ lục 2). Trong số đó có 18 loài có giá trị bảo tồn (Bảng 9), trong số đó có 9 được ghi trong sách đỏ Thế Giới (BirdLife International 2004) đây là những loài bị đe dọa mang tính toàn cầu, và 12 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam (Anon 2000). Trong số 18 loài có 7 loài là những loài có vùng phân bố hẹp (vùng phân bố toàn cầu nhỏ hơn 50.000km2), trong đó có 2 loài đặc hữu cho Việt Nam (Gà lôi lam mào trắng và Gà so trung bộ).
Tính đa dạng về thành phần loài của khu hệ chim Bắc Hướng Hóa

Danh sách 171 loài chim chỉ là kết quả bước đầu cho khu hệ chim Bắc Hướng Hóa, các đợt khảo sát cho tới thời điểm này mới chỉ tập trung ở các đai cao dưới 1000m. Khác với khu hệ chim ở các vùng khác, một số loài gặp với số lượng khá lớn như: Gầm ghì lưng nâu, Cu xanh mỏ quặp, Niệc nâu, Yểng, Cành cạch đen, các loài chào mào và các loài cu rốc. Đây là các loài chim chủ yếu ăn quả. Điều đó chứng minh rằng, chất lượng rừng hoặc số lượng các loài cây rừng có quả làm thức ăn cho chim đa dạng và phong phú. Ba loài chim Gầm ghi lưng nâu, Yểng và Niệc nâu có thể là chỉ thị cho chất lượng rừng ở khu vực còn tốt. Cũng như vậy các loài chim ăn ở tầng giữa và dưới tán rừng gặp với số lượng lớn như: Khướu xám, Khướu đầu trắng, Khướu má xám và nhiều loài khướu nhỏ khác. Đây là những loài chỉ thị cho chất lượng tầng tán rừng ở Bắc Hướng Hóa vẫn còn nguyên vẹn.


Bảng 9: Các loài chim có giá trị bảo tồn ghi nhận cho KBTTN Bắc Hướng Hóa

TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

IUCN (2004)

SĐVN (2000)



Gà so Trung bộ

Arborophila merlini

RRS

En



Gà lôi lam mào trắng

Lophura edwardsi

EN, RRS

En



Gà lôi hông tía

L. diardi

NT

T



Trĩ sao

Rheinardia ocellata

VU

T



Gõ kiến xanh cổ đỏ

Picus rabieri

NT, RRS






Thầy chùa đít đỏ

Megalaima lagrandieri

RRS






Niệc nâu

Anorrhinus tickelli

NT

T



Hồng hoàng

Buceros bicornis

NT

T



Bồng chanh rừng

Alcedo hercules

NT

T



Sả hung

Halcyon coromanda




R



Bói cá lớn

Megaceryle lugubris




T



Diều cá bé

Ichthyophaga humilis

NT






Đuôi cụt bụng vằn

Pitta elliotii




T



Mỏ rộng xanh

Psarisomus dalhousiae




T



Chim khách đuôi cờ

Temnurus temnurus




T



Khướu đầu xám

Garrulax vassali

RRS

T



Khướu mỏ dài

Jabouilleia dangjoui

VU, RRS

T



Chích chạch má xám

Macronous kelleyi

RRS




Ghi chú: Tình trạng bị đe dọa trong sách đỏ: E (EN)= Bị đe dọa Nghiêm trọng trong sách đỏ Việt Nam và Thế Giới (IUCN); V (VU)= Sắp bị đe dọa Nghiêm trọng trong sách đỏ Việt Nam và Thế Giới (IUCN); NT= Gần bị đe dọa trong sách đỏ Thế Giới (IUCN); T= Bị đe dọa trong sách đỏ Việt Nam; R= Loài hiếm trong sách đỏ Việt Nam; En= Loài đặc hữu của Việt Nam; RRS= Loài có vùng phân bố hạn hẹp.
Tình trạng của một số loài quí hiếm ở khu vực nghiên cứu

Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi

Tên địa phương (tiếng Vân Kiều) gọi loài này con Cà Lừng. Trong hai đợt khảo sát 2004, 2005 chưa quan sát được loài này. Tuy nhiên Nhóm giám sát cộng đồng nhìn thấy 2 con trống (con đực) ở vùng Rào Thép, ngày 17/10/2004. Trước đây, năm 1996, tại làng Kreng (16035’N; 107005’E), xã Hướng Hiệp (phía đông bắc của khu vực) thợ săn địa phương đã bẫy được một cặp (trống và mái) của loài này, con mái bị chết, con trống được chuyển về nuôi tại Vườn thú Hà Nội (Lê Trọng Trải và cộng sự 1999). Mối đe dọa lớn nhất của loài này hiện nay là săn bẫy với mục đích làm thực phẩm, đôi khi bán trong vùng với giá đắt hơn gà nhà chút ít. Trong phạm vi khu bảo tồn, sinh cảnh rừng thích hợp của Gà lôi lam mào trắng là rừng thường xanh trên đất thấp dưới 600 m còn khá lớn.


Gà so Trung Bộ Arborophila merlini

Gà so Trung Bộ là loài đặc hữu có vùng phân bố giới hạn trong Vùng Chim Đặc hữu (EBA) Đất thấp Trung Bộ. Trong lần khảo sát năm 2005 đã quan sát được loài này ở khu vực Suối Cha Lỳ, nhiều tiếng kêu của loài này cũng nghe thấy dọc theo đường mòn từ Cha Lỳ đi cột mốc 25 giữa Việt Nam và Lào. Đe dọa lớn nhất của loài này cũng như các loài khác trong Bộ gà là săn bẫy.


Trĩ sao Rheinardia ocellata

Đã thu thập được nhiều lông của loài này tại hai lán thợ săn bẫy trong lần điều tra năm 2005. Nhóm tuần tra rừng cộng đồng đã nhiều lần quan sát thấy Trĩ sao ở khu rừng thôn Cuồi và Cựp trong các năm 2004 và 2005.


Hồng hoàng Buceros birconis

Khu vực rừng giáp ranh hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị thường xuyên gặp loài này, nhưng mỗi lần gặp chỉ tối đa 3 cá thể. Hiện tại loài này chỉ đe dọa khi diện tích rừng thường xanh bị mất vì hầu hết súng săn trong vùng đã tịch thu và được bộ đội biên phòng kiểm soát nghiêm ngặt.


Niệc nâu Anorrhinus tickelli

Đã quan sát một đàn lớn khoảng hơn 30 cá thể khu vực ngã ba Dân Chủ trong lần khảo sát năm 2005. So với các vùng khác trên cả nước khu vực Bắc Hướng Hóa hiện có số lượng quần thể Niệc nâu khá lớn. Loài này bị đe dọa bởi săn bắn dùng súng và mất rừng cung cấp thức ăn và làm tổ. Những lần khảo sát năm 2004 và đầu năm 2005 cũng đã quan sát thấy loài này nhưng số lượng không nhiều.


Khướu mỏ dài Jabouilleia danjoui

Đã quan sát nghe thấy nhiều tiếng kêu của loài này ở khu vực giáp ranh hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Tình trạng khá phổ biến trong khu vực nghiên cứu năn 2005. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam.



2.3.3Khu hệ bò sát và ếch nhái


Khảo sát khu hệ Bò sát và Ếch nhái khu vực Bắc Hướng Hóa do nhóm chuyên gia của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh Vật và Viện Động vật St. Petersburg-Viện Hàn Lâm Khoa học Nga tiến hành từ ngày 20/4-15/5/2005. Kết quả phân tích và báo cáo sơ bộ đã chỉ ra rằng khu hệ Bò sát và Ếch nhái khu vực có tính đa dạng sinh học cao. Tổng số ghi nhận 61 loài Bò sát và Ếch nhái, trong đó 30 loài Ếch nhái thuộc 5 họ và 1 bộ và 31 loài Bò sát thuộc 8 họ và 2 bộ. Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận mới một số loài cho khu vực như: 2 loài ếch cây thuộc giống Theloderma spp., Ếch cây Hymalayan Rhacophorus bipunctatus, Rắn ri cá (H. buccata), Rắn khuyết (L. ruhstrati), Rắn lục cườm (Trimeresurus mucrosquamatus), Rắn cạp nia thường (Bungarus bungaroides) vvv. Hơn thế nữa, đã phát hiện 3 loài có thể chúng là loài mới cho học thuộc 3 giống sau: Nhái cây (Philautus), Rắn sãi (Amphiesma) và Rắn khiêm (Oligodon). Về giá trị bảo tồn chưa thống kê cụ thể nhưng có nhiều loài quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và Thế Giới như: Tắc kè, Rồng đất, Cạp nia nam, Cạp nia thường, Rắn lục volgel, Rùa đất Sêpôn, Cóc rừng, Ếch gai sần vvv. (Hồ Thu Cúc 2005. báo cáo tóm tắt gửi Chi cục kiểm lâm Quảng Trị).


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương