Chương 2 ĐẶC ĐIỂm tự nhiêN, sinh học và kinh tế XÃ HỘI 6 tt 19 Chương 3 ĐÁnh giá khu bảo tồn thiêN nhiên bắc hưỚng hóA 29


Phân khu chức năng khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá



tải về 1.08 Mb.
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích1.08 Mb.
#31838
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

4.6 Phân khu chức năng khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá




4.6.1 Các phân khu chức năng


Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá chia thành hai phân khu chính: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái. Hai phân khu này được gọi là vùng lõi, ngoài ra còn có phân hành chính dịch vụ và vùng đệm. Vùng đệm là diện tích còn lại của các xã sau khi đã được quy hoạch vào vùng lõi của khu bảo tồn (xem bản đồ quy hoạch).

4.6.2 Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt


Diện tích: 17.176,0 ha

Diện tích có rừng che phủ là 13.625,2ha, chiếm 80,0%, không kể các trạng thái rừng khác như trảng cỏ cây gỗ rải rác. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được chia thành ba phân khu: bảo vệ nghiêm ngặt I, II và III để phù hợp với bố trí cơ sở hạ tầng (các trạm bảo vệ rừng xung quanh ranh giới khu bảo tồn).


Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt I

Diện tích 3674,0 ha, bao gồm diện tích của 4 tiểu khu rừng (619, 620, 621 và 630). Đây là thượng nguồn của Sông Bến Hải, rừng giàu và rừng trung bình chiếm phần lớn diện tích phân khu, ngoài ra là rừng phục hồi (rừng non). Với kiểu thảm thực vật ưu thế là rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa, rừng nguyên sinh ít bị tác động. Các loài thực vật ưu thế có Dẻ, Sồi, Huỷnh, Gội, Kiền kiền, Bởi bung, Bứa vvv. Tại đây đã ghi nhận các loài động vật như : Bò tót, Sơn dương, Khỉ mặt đỏ, Vượn đen má trắng, Voọc vá chân nâu.


Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt II

Diện tích: 6328,0 ha. Là diện tích của 9 tiểu khu rừng có thể là toàn bộ hoặc một phần (636A, 636B, 637,638, 641, 642, 643,652A và 652B). Là thượng nguồn của sông Cam Lộ, sông Rào Quán. Hiện trạng rừng có những nét đặc trưng sau : phía bắc rừng trên núi đá vôi thuộc tiểu khu rừng 637, còn lại là rừng lá rộng thường xanh trên núi đất, trải dài trên độ cao từ 700-1550 m (đỉnh Sa Mù). Công tác khảo sát về động vật hoang dã còn hạn chế. Tuy nhiên tại khu vực núi đá vôi thôn Trăng (xã Hướng Việt) đã ghi nhận một đàn Voọc Hà Tĩnh 12 cá thể. Đặc trưng kiểu thảm thực vật thường xanh mưa mùa nhiệt đới với sự xuất hiện các loài khỏa tử như Thông tre lá dài, Thông Nàng-Thông lông gà và các loài thực vật ưu thế thuộc họ Dẻ chiếm từ 50-60% cá thể trong quần xã.


Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt III

Diện tích: 7.174,0 ha. Là diện tích của toàn bộ hoặc một phần của 11 tiểu khu rừng (635, 644, 645, 657, 658, 670, 667A, 667B (xã Hướng Sơn) và 666, 667 (xã Hướng Linh). Hiện trạng rừng của phân khu có những nét trưng sau: rừng lá rộng thường xanh khép tán che phủ hầu hết phân khu. Đây là phần cao nhất của khu bảo tồn, nổi bật là đỉnh Voi Mẹp (1771 m), khoảng 2/3 diện tích về phía nam phân khu có độ cao từ 1000-1700 m, phía bắc địa hình thấp dưới 700 m. Kiểu thảm rừng đặc trưng : Rừng lá rộng thường xanh ít bị tác động ưu thế các loài cây Dẻ, Sồi, Huỷnh, Giổi vvv. Các thông tin về đa dạng sinh học của phân khu này còn hạn chế. Trong tương lai cần phải đầu tư chuyên gia để khảo sát, đặc biệt tập trung vào khu hệ thực vật và các loài linh trưởng.


Chức năng và phương thức quản lý của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

Bảo vệ nghiêm ngặt các hệ sinh thái và các loài động thực vật trong ranh giới phân khu. Không cho phép các hoạt động gây ảnh hưởng tới tài nguyên rừng như: khai thác gỗ, củi, khai thác dầu, săn bắn và bẫy động vật hoang dã. Phương thức quản lý phân khu bảo vệ nghiêm ngặt phải tuân theo Nghị Định 08/2001/QĐ-TTg của Chính phủ về quản lý rừng đặc dụng. Tuy nhiên đối với Khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa phương thức quản lý được chi tiết và liệt kê ở Bảng 17.


Bảng 17: Phương thức quản lý phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá1

Các hoạt động

Ảnh hưởng tới rừng và

tài nguyên rừng

Phương thức

quản lý

Khai thác gỗ

Phá hủy rừng và hệ sinh thái, phá vỡ tầng tán rừng

không được phép

Đốt than củi

Phá hủy rừng làm cản trở tái sinh tự nhiên, ô nhiễm môi trường

không được phép

Chưng cất dầu De

Phá hủy rừng, phá hủy tầng tán, gây nhiễu loạn đối với động vật hoang dã

không được phép

Phát rừng làm rẫy

Phá hủy rừng và hệ sinh thái, ảnh hưởng tới cácloài động vật hoang dã

không được phép

Khai thác vàng và sa khoáng

Phá hủy rừng, gây ô nhiễm, làm thay đổi dòng chảy

không được phép

Xây dựng đường, nhà ở và các công trình công cộng

Tạo điều kiện để phá rừng, làm nhiễu loạn đối với động vật rừng

không được phép

Khai thác song mây

Phá hủy tầng dưới của rừng, gây nhiễu loạn tới các loài động vật rừng

có kiểm soát, theo quy định về khai thác bền vững

Khai thác cây làm thuốc

Không rõ nhưng có thể làm hiếm các loài cây bản địa

được phép khai thác nhưng không quá mức

Săn bắn bằng súng đối với các loài thú lớn

Làm cạn kiệt nguồn lợi, nguy cơ tiêu diệt các loài thú lớn

không được phép

Bẫy các loài thú và chim

Làm cạn kiệt nguồn lợi, nguy cơ tiêu diệt nhiều loài chim trong đó có Gà lôi mào trắng và thú do bắt không chọn lọc.

không được phép

Bẫy bằng chất nổ với các loài thú lớn

Làm cạn kiệt nguồn lợi, nguy cơ tiêu diệt các loài thú lớn

không được phép

Đánh bắt cá không dùng chất nổ và bắt ếch nhái

Không rõ, nhưng nếu khai thác quá mức sẽ làm hiếm các loài bản địa

không được phép

Khai thác phong lan

Không rõ, nhưng nếu khai thác quá mức sẽ làm hiếm các loài bản địa

không được phép

Lấy mật ong

Có khả năng gây cháy rừng

được phép; nâng cao ý thức trong cộng đồng về ý thức sử dụng lửa trong rừng

Chăn thả Trâu, Bò và Dê

Cản trở tái sinh tự nhiên

không được phép

Lửa rừng

Phá hủy rừng và nơi sống của động vật rừng

không được phép



4.6.3 Phân khu phục hồi sinh thái/Phân khu sử dụng đa mục đích


Diện tích: 8.024,0 ha. Chia thành hai phân khu I và II. Đặc trưng của phân khu phục hồi sinh thái là: diện tích rừng nguyên sinh ít bị tác động chiếm phần lớn, ngoài ra có diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy, diện tích nương rẫy, lúa nước và đất ở của hai thôn Cuôi và Cựp (30 hộ dân).
Phân khu phục hồi sinh thái I

Diện tích: 4.076,0 ha. Vị trí ở phía tây bắc khu bảo tồn, tiếp giáp với nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào về phía tây, phía đông và bắc tiếp giáp với tỉnh Quảng Bình. Bao gồm diện tích của 5 tiểu khu rừng (611, 612, 613, 614 và 617). Diện tích rừng tự nhiên tới 3730,3 ha chiếm tới 91,5%. Thảm rừng đặc trưng là rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới dưới và trên 700 m. Các loài thực vật ưu thế trong các họ Xoan, Bồ Hòn, Trám, Côm, Na, Đậu, Dẻ. Ở độ cao trên 600 m các loài cây họ Dẻ chiếm ưu thế. Nghiên cứu thực địa khu vực này năm 2004-2005 đã ghi nhận nhiều loài động vật hoãng dã quý hiếm như: Bò tót, Saola (dấu chân, phân và vết ăn), Sơn dương, Voọc vá chân nâu, Khỉ mặt đỏ, Gấu (dấu vết), Trĩ sao, Gà lôi lam mào trắng, Hồng hoàng, Niệc Nâu. Trong tương lai cần phải quy hoạch sử dụng đất chi tiết và xây dựng kế hoạch quản lý cho phân khu này để đảm bảo không xảy ra xung đột giữa bảo tồn và phát triển kinh tế của cộng đồng thôn Cựp.


Phân khu phục hồi sinh thái II

Diện tích: 3948,0 ha. Vị trí ở phía đông bắc khu bảo tồn, bao gồm diện tích của 6 tiểu khu rừng (623, 618, 622, 628, 629 và 1/3 diện tích của tiểu khu rừng 627). Rừng tự nhiên với 3290,8 ha chiếm 83% diện tích phân khu. Hiện trạng sử dụng đất bao gồm : rừng giàu tiếp giáp với tỉnh Quảng Bình, rừng trung bình và rừng non chiếm phần lớn diện tích, còn lại với diện tích 658 ha rừng là đất trống cây gỗ rải rác, rừng sau nương rẫy và đất trống cây bụi, cỏ. Khảo sát thực địa năm 2004 đã ghi nhận nhiều loài chim và thú có giá trị bảo tồn như: Bò tót, Sơn dương, Vượn đen má trắng, Chà vá chân nâu, Thỏ vằn và nhiều loài chim trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Cũng tương tự như phân khu phục hồi sinh thái 1 cần phải có phương án quy hoạch chi tiết sử dụng đất và xây dựng kế hoạch quản lý cho phân khu này để đạt được mục tiêu bảo tồn và hỗ trợ phát triển kinh tế cho cộng đồng thôn Cuôi (12 hộ năm 2005).


Chức năng của phân khu phục hồi sinh thái

Phục hồi hệ sinh thái rừng đã mất do tác động của con người và chiến tranh bằng chương trình khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên và trồng rừng bằng cây bản địa nếu cần thiết.

Đảm bảo không có xung đột với phát triển kinh tế xã hội của hai thôn Cuôi và Cựp bằng gải pháp quy hoạch sử dụng đất chi tiết và giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng theo quy chế hiện hành.

Phương thức quản lý dựa theo Nghị định 08/2001/QĐ-TTg của Chính phủ và được chi tiết cụ thể ở bảng 18 dưới đây :


Bảng 18: Phương thức quản lý phân khu phục hồi sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên

Bắc Hướng Hoá 2

Các hoạt động

ảnh hưởng tới rừng và tài nguyên rừng

Phương thức quản lý

Quy hoạch sử dụng đất chi tiết

Tạo điều kiện cho quản lý bảo tồn tốt hơn, phát triển bền vững bảo tồn và kinh tế địa phương

Ưu tiên và khuyến khích; với sự tham gia của cộng đồng địa phưong

Phát nương, làm rẫy

Phá hủy rừng, làm thu hẹp vùng sống của các loài động vật hoang dã

không được phép

Khai thác gỗ, đốt than củi, khai thác dầu

Phá hủy rừng, cản trở tái sinh phục hồi rừng

không được phép

Trồng rừng bằng cây ngoại lai

Làm giảm tính đa dạng của rừng và đa dạng sinh học, ví dụ: Keo lá tràm, Keo tai tượng, Thông Ca ribê

không được phép

Trồng lại rừng bằng cây bản địa

Mở rộng nơi sống của các loài động vật rừng, tăng tính đa dạng sinh học

tăng cường khuyến khích và đầu tư

Khoanh nuôi bảo vệ tái sinh tự nhiên thông qua hợp đồng bảo vệ rừng và hưởng lợi

Phục hồi, tái tạo lại rừng, mở rộng nơi sống cho động vật rừng

khuyến khích và đầu tư

Săn bắn, bẫy động vật bằng mọi hình thức

Làm cạn kiệt tài nguyên động vật rừng

không được phép

Khai thác vàng và sa khoáng

Phá hủy rừng và tài nguyên rừng, thay đổi dòng chảy của hệ thống thủy văn trong khu bảo tồn

không được phép

Xây dựng đường và các công trình công cộng

Tạo điều kiện cho các hoạt động khai thác tài nguyên rừng

không được phép

Khai thác các sản phẩm ngoài gỗ

Sẽ ảnh hưởng tới rừng và tài nguyên rừng nếu khai thác quá mức

hạn chế và theo sự quản lý và hướng dẫn của ban quản lý khu bảo tồn

Lấy mật ong

Có thể gây rủi ro cháy rừng

được phép; nâng cao ý thức trong cộng đồng về ý thức sử dụng lửa trong rừng

Chăn thả Trâu, Bò, Dê

Cản trở tái sinh tự nhiên

không được phép

Lửa rừng

Phá hủy rừng, cản trở tái sinh tự nhiên

được phép đối với nương rẫy trong quy hoạch nhưng phải tuân thủ theo cam kết với ban quản lý khu bảo tồn



4.6.4 Phân khu hành chính, dịch vụ



Trụ sở ban quản lý :

Vị trí: xã Hướng Phùng, tại ngã ba đường Hồ Chí Minh cắt đường đi vào xã Hướng Sơn

Diện tích mặt bằng : 5 ha (50.000 m2)

Diện tích xây dựng khoảng : 1000 m2



4.6.5 Vùng đệm


Mục đích: Các mục tiêu quản lí vùng đệm nhằm khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, giảm sức ép tới rừng và đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá. Hơn nữa cần phải đáp ứng các nhu cầu tối tiểu của cộng đồng địa phương như đất ở, đất canh tác nông nghiệp, đất chăn thả, đất trồng cỏ nếu phát triển chăn nuôi nhiều trâu bò, gỗ gia dụng, gỗ củi vvv.

Vùng đệm của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa: bao gồm diện tích còn lại của 5 xã sau khi đã quy hoạch vào khu bảo tồn, bao gồm các xã Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng, Hướng Linh và Hướng Sơn.


Tổng diện tích vùng đệm: 41.447,4 ha

Bảng 19: Sử dụng đất các xã có liên quan đến diện tích quy hoạch vào khu bảo tồn

Đ.vị: ha


Các Xã

Tổng diện tích (ha)

Diện tích trong vùng lõi

Diện tích vùng đệm

Hướng Lập

15.537

14.028,8

8.028,2

Hướng Việt

6.520

Hướng Phùng

12.479

318

12.161

Hướng Sơn

20.456

9.102,7

11.353,2

Hướng Linh

11.655

1.750

9.905

Tổng

66.647

25.200

41.447,4

% so với tổng




37,8%

62,2%


Chức năng của vùng đệm

Chính quyền địa phương vùng đệm cùng với khu bảo tồn tiến hành các chương trình quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng của khu bảo tồn và vùng đệm. Tiến hành các chương trình phát triển kinh tế xã hội trong vùng đệm theo các dự án riêng cho vùng đệm. Các dự án vùng đệm do Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh, huyện, xã và các cơ quan ban ngành có liên quan của tỉnh tiến hành trên cơ sở các chương trình của quốc gia hoặc quốc tế.




Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương