Chương 2 ĐẶC ĐIỂm tự nhiêN, sinh học và kinh tế XÃ HỘI 6 tt 19 Chương 3 ĐÁnh giá khu bảo tồn thiêN nhiên bắc hưỚng hóA 29


Giải pháp về vốn đầu tư và tiến độ thực hiện



tải về 1.08 Mb.
trang13/13
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích1.08 Mb.
#31838
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

6.3 Giải pháp về vốn đầu tư và tiến độ thực hiện


Vốn đầu tư cho các chương trình quản lý, bảo vệ khu bảo tồn dự toán cho kế hoạch 5 năm, từ năm 2006 đến năm 2010.

Vốn đầu tư được xây dựng dựa trên các văn bản qui định vốn đầu cho các hạng mục công trình xây dựng cơ bản, vốn giao khoán bảo vệ rừng & khoanh nuôi phục hồi rừng, vốn mua sắn trang thiết bị và dự toán vốn cho chương trình nghiên cứu, giáo dục.

Khối lượng các hạng mục đầu tư được tính toán trong chương 5 luận chứng các chương trình xây dựng, quản lý bảo vệ phát triển khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa.

6.3.1 Tổng hợp vốn đầu tư theo giai đoạn


Vốn đầu tư được tổng hợp trên cơ sở các chương trình đã được phác thảo ở bảng 22, trong đó ngoại trừ vồn cho chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đệm, cũng như vậy đối với lương và công tác phí của cán bộ công nhân viên khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá không đưa vào khái toán vốn đầu tư.
Bảng 22: Khái toán vốn đầu tư cho khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá

(đơn vị: triệu đồng)



Hạng mục công trình

Đơn vị

Khối lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn C.Phủ

Nguồn vốn Q.Tế

1.Chưng trình bảo vệ

 

 

 

 

 

 

Tổ chức hội nghị ranh giới

Huyện. xã

2

35

70

70

 

Cột mốc ranh giới

cột

150

0.5

75

 

75

Bảng nội quy

bảng

25

10 và 2

90

45

45

San ủi mặt bằng

ca máy

20

1.5

30

30

 

Xây dựng trụ sở khu bảo tồn

m2

1000

1.5

1500

1500

 

Xây dựng hàng rào ban quản lý

m

400

0.5

200

200

 

Cổng ban quản lý

cái

1

50

50

50

 

Sân cơ quan

m2

200

0.1

20

20

 

Hệ thống nước sinh hoạt

hệ thống

1

200

200

200

 

Trạm hạ thế

trạm

1

130

130

130

 

Chòi canh lửa

chòi

2

60

120

120

 

Xây dựng 4 trạm bảo vệ

trạm

4

150

600

200

400

Đường ranh cản lửa

km

75

6

450

450




Ô tô con

cái

1

300

300

300

 

Xe máy

cái

7

30

210

 

210

bảo dưỡng xe

5 năm

5

60

300

300

 

Xăng dầu

5 năm

5

65.5

328

328

 

Máy phát điện cho trạm bảo vệ

cái

5

7.5

37.5

37.5

 

Máy liên lạc bộ đàm

bộ

1

100

100

100

 

Lắp đặt tổng đài

trạm

1

20

20

20

 

ống nhòm

cái

10

5

50

 

50

Địa bàn

cái

10

0.5

5

 

5

Máy định vị (GPS)

cái

2

10

20

 

20

Thiết bị văn phòng

 

 

 

200

 

200

Tổng

 

 

 

5105.5

4100.5

1005

2. Chương trình phục hồi sinh thái

 

 

 

 

 

 

Quy hoạch chi tiết sử dụng đất hai thôn

phương án

2

50

100

 

100

Tập huấn

lớp

2

10

20

 

20

Khoanh nuôi bảo vệ rừng

ha (5 năm)

4554

0.05

1138.5

1138.5

 

Khoanh nuôi phục hồi rừng (có tác động)

ha

(5năm)


3538

0,19

3361

3361

 

Xây dựng vườn ươm

vườn

2

70

140

 

140

Tổng

 

 

 

4759.5

4499.6

260

3. Chương trình nghiên cứu

 

 

 

 

 

 

Theo dõi diễn biến rừng

năm

5

100

500

500

 

Theo dõi tái sinh phục hồi rừng

năm

3

100

300

300

 

Theo dõi quần thể Gà lôi lam mào trắng

năm

3

100

300

 

300

Đề tài thú lớn và linh trưởng

năm

5

100

500

 

500

Điều tra cơ bản khu hệ động thực vật

năm

3

200

600

 

600

Các đề tài khác

năm

3

100

300

300

 

Đào tạo cán bộ

năm

5

100

500

 

500

Tổng

 

 

 

3000

1100

1900

4. Chưng trình truyền thông giáo dục

 

 

 

 

 

 

Tài liệu

năm

5

50

250

 

250

Máy Kamera

cái

2

15

30

30

 

Tivi

cái

2

10

20

20

 

Đầu Video

cái

2

5

10

10

 

Máy chiếu Overhead

cái

1

15

15

 

15

Lớp tuyên truyền. vận động

lớp

10

20

200

100

100

Tổng

 

 

 

525

160

365

Tổng vốn khái toán

 

 

 

13.390

9.860

3.530

Chi phí quản lý dự án (6%)










803







Tổng










14193







Ghi chú: Tiền lương và công tác phí của cán bộ ban quan quản lý khu bảo tồn không tính vào nguồn vốn các hạng mục đầu tư.
Tổng vốn khái toán: 13.390 triệu đồng (Mười ba tỉ, ba trăm chín mươi triệu đồng)

Bình quân 2678 triệu đồng/năm
Phân theo nguồn vốn đầu tư

+ Vốn ngân sách: 9860 triệu đồng (do Trung ương cấp thông qua tỉnh)

+ Vốn từ dự án bảo tồn do Quốc tế tài trợ mong đợi: 3530 triệu đồng (chiếm khoảng 26,4%)

Bảng 23: Tổng hợp vốn đầu tư theo giai đoạn

(Đ.v:triệu đồng)



Hạng mục công trình

Thành tiền

2006

2007

2008-2010

1.Chưng trình bảo vệ

 

 

 

 

Tổ chức hội nghị ranh giới

70

70

 

 

Cột mốc ranh giới

75

 

75

 

Bảng nội quy

90

30

30

30

San ủi mặt bằng

30

30

 

 

Xây dựng trụ sở khu bảo tồn

1500

1500

 

 

Xây dựng hàng rào ban quản lý

200

 

 

200

Cổng ban quản lý

50

 

 

50

Sân cơ quan

20

 

20

 

Hệ thống nước sinh hoạt

200

200

 

 

Trạm hạ thế

130

130

 

 

Chòi canh lửa

120

 

60

60

Xây dựng 4 trạm bảo vệ

600

300

300




Đường ranh cản lửa

450




120

330

Ô tô con

300

 

300

 

Xe máy

210

 

90

120

bảo dưỡng xe

300

 

120

180

Xăng dầu

328

 

65

263

Máy phát điện cho trạm bảo vệ

37.5

 

15

22.5

Máy liên lạc bộ đàm

100

 

 

100

Lắp đặt tổng đài

20

 

 

20

ống nhòm

50

 

 

50

Địa bàn

5

 

5

 

Máy định vị (GPS)

20

 

20

 

Thiết bị văn phòng

200

 

100

100

Tổng

5105.5

2260

1320

1525.5

2. Chương trình phục hồi sinh thái

 

 

 

 

Quy hoạch chi tiết sử dụng đất hai thôn

100

100

 

 

Tập huấn

20

10

10

 

Khoanh nuôi bảo vệ rừng

1138.5

227.7

227.7

683.1

khoanh nuôi phục hồi rừng (có tác động)

3361


672

672

2017

Xây dựng vườn ươm

140

 

70

70

Tổng

4759.5

1009.7

979.7

2770.1

3. Chương trình nghiên cứu

 

 

 

 

Theo dõi diễn biến rừng

500

100

100

300

Theo dõi tái sinh phục hồi rừng

300

 

100

200

Theo dõi quần thể Gà lôi lam mào trắng

300

 

100

200

Đề tài thú lớn và linh trưởng

500

100

100

300

Điều tra cơ bản khu hệ động thực vật

600

 

 

600

Các đề tài khác

300

 

100

200

Đào tạo cán bộ

500

100

100

300

Tổng

3000

300

600

2100

4. Chưng trình giáo dục

 

 

 

 

Tài liệu

250

50

50

150

Máy Kamera

30

 

15

15

Tivi

20

 

20

 

Đầu Video

10

 

10

 

Máy chiếu Overhead

15

 

 

15

Lớp tuyên truyền. vận động

200

40

40

120

Tổng

525

90

135

300

Tổng vốn đầu tư

13390

3659.7

3034.7

6695.6



Bảng 24: Tổng hợp vốn đầu tư cho các chương trình

(Đơn vị: triệu đồng)



Hạng mục công trình

Thành tiền

2006

2007

2008-2010

1.Chưng trình bảo vệ

5105.5

2260

1320

1525.5

2. Chương trình phục hồi sinh thái

4759.5

1009.7

979.7

2770.1

3. Chương trình nghiên cứu

3000

300

600

2100

4. Chưng trình giáo dục

525

90

135

300

Tổng vốn đầu tư

13390

3659.7

3034.7

6695.6



6.3.2 Dự tính tiến trình đầu tư và phát triển khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa



A) Giai đoạn 1 (2006-2007)

Thời gian hai năm, đây là giai đoạn định hình, công việc trọng tâm là xây dựng cơ sở hạ tầng và hình thành bộ máy quản lý khu bảo tồn. Trong giai đoạn này các hạng mục đầu tư ưu tiên cho chương trình bảo vệ.


B) Giai đoạn 2 (2008-2010)

Thời gian 3 năm, giai đoạn này tiếp tục hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và ổn định tổ chức. Tiến hành chương trình phục hồi sinh thái rừng và nghiên cứu. Triển khai chương trình tuyên truyền giáo dục. Chuẩn bị soạn thảo kế hoạch cho các năm tiếp theo của kế hoạch 5 năm lần thứ 2 của khu bảo tồn. Kế hoạch 5 năm tiếp theo chủ yếu tập trung vào ba chương trình sau:


 Tiếp tục triển khai chương trình phục hồi sinh thái rừng.

 Tập trung vào chương trình nghiên cứu vào đào tạo cán bộ.

 Tiếp tục chương trình giáo dục môi trường trong cộng đồng và trường học.
Nhu cầu vốn đầu tư cho vùng đệm

Vốn đầu tư cho dự án trong khu vực vùng đệm được tính trong dự án riêng để phát triển các chương trình kinh tế xã hội vùng đệm. Nhu cầu vốn cho vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá rất lớn và bao gồm nhiều dự án khác nhau. Dự án phát triển kinh tế xã hội vùng đệm nhằm cải thiện và nâng cao mức sống của người dân vùng đệm qua đó làm giảm sự sự phụ thuộc của người dân vào tài nguyên rừng trong vùng lõi của khu bảo tồn.

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đã và đang tiến hành theo chương trình 135 của chính phủ. Dự án tập trung vào các lĩnh vực như: "điện, đường, trường, trạm y tế".
Trong tương lai khi khu bảo tồn Bắc Hướng Hoá thành lập người dân vùng đệm sẽ tham gia các dự án sau:


  • Hợp đồng khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, nguồn vốn từ chương trình 661.

  • Hợp đồng phục hồi rừng tự nhiên bằng các biện pháp lâm sinh.

  • Hợp đồng xây dựng vườn ươm và trồng rừng bằng các loài cây bản địa.



Chương 7

HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ

Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa sau khi được đầu tư theo các chương trình trên sẽ mang lại các hiệu quả sau:
+ Hiệu quả về khoa học


  • Hoàn thành một phần trong chương trình hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam.

  • Bảo vệ đa dạng sinh học cho vùng chim đặc hữu vùng đất thấp Miền Trung Việt Nam cùng với các khu bảo tồn khác trong vùng.

  • Bảo tồn quần thể Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi duy nhất trên thế giới chỉ phân bố ở một số nơi thuộc vùng đất thấp Miền Trung (Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế).

  • Bảo vệ các nguồn gen quí hiến của nhiều loài động thực vật quý hiếm của Việt Nam.


+ Hiệu quả về kinh tế và môi trường


  • Bảo vệ và duy trì nguồn nước cho các công trình thuỷ lợi và thuỷ điện của tỉnh Quảng Trị trên các các con sông lớn Bến Hải, Cam Lộ và Rào Quán. Đặc biệt quan trọng là công trình thủy điện Rào Quán.

  • Duy trì và cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp vùng hạ lưu.

  • Đảm bảo nguồn nước ngọt cung cấp cho nhà máy nước sinh hoạt cung cấp cho thị xã Đông Hà.


+ Hiệu quả về xã hội


  • Bảo vệ hệ sinh thái rừng đất thấp Miền Trung đã bị tổn thất do chiến tranh và góp phần phát triển kinh tế của địa phương.

  • Nâng cao ý thức của người dân về bảo tồn thiên nhiên và môi trường;

  • Dần dần nâng cao đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của các cộng đồng hiện định cư ở xung quanh khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa thông qua chương trình phục hồi sinh thái rừng, bảo vệ rừng và trồng rừng.

Chương 8

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ





  • Thảm thực vật rừng, tài nguyên rừng bao gồm tài nguyên thực vật và động vật rừng Bắc Hướng Hóa có giá trị to lớn và đáp ứng đủ các tiêu chí để thành lập một khu bảo tồn thiên nhiên. Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa thành lập sẽ đáp ứng về lĩnh vực bảo tồn như trong chiến lược phát triển lâm nghiệp của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005-2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt.




  • Bắc Hướng Hóa thực sự là điểm nóng về đa dạng sinh học của Vùng đất thấp miền trung Việt Nam theo các tiêu chí quốc tế đã được Tổ chức BirdLife Quốc tế đánh giá với đại diện của các loài động thực vật đặc hữu và đang bị đe dọa ở cấp quốc gia và toàn cầu.




  • Với tổng diện tích quy hoạch cho vùng lõi là 25.200 ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 82,0% sẽ bảo tồn trọn vẹn và bền vững các loài và hệ sinh thái có trong khu bảo tồn.




  • Rừng và tài nguyên rừng khu vực đang thật sự cần có một phương án quy hoạch và quản lý để phát huy vai trò của rừng trong phát triển kinh tế của cộng đồng địa phương sống trong và gần ranh giới khu bảo tồn.

Khu bảo tồn đề xuất Bắc Hướng Hóa thực sự đã và đang thu hút sự quan tâm của các tổ chức bảo tồn Quốc tế. Ví dụ từ năm 2002 đến nay tổ chức BirdLife Quốc tế Chương trình Việt Nam đã và đang triển khai các dự án như: khảo sát đánh giá đa dạng sinh học; thành lập Nhóm cộng đồng hỗ trợ bảo tồn; hỗ trợ tỉnh Quảng Trị chuẩn bị dự án đầu tư thành lập khu bảo tồn. Gần đây Tổ chức BirdLife cũng đã xây dựng một đề xuất dự án hỗ trợ các hoạt động quản lý bảo tồn khi khu bảo tồn chính thức được thành lập. Giá trị đa dạng sinh học và môi trường thật sự to lớn nhưng hiện tại vẫn không có một ban quản lý để thu hút đầu tư. Vì vậy nhóm soạn thảo dự án đầu tư Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa có một số kiến nghị sau:

  • Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Trị sớm có văn bản phê chuẩn sau khi đã thống nhất và chỉnh sửa bản thảo từ các ban ngành có liên quan của tỉnh trước khi đệ trình lên Bộ NN & PTNT.

  • Bộ NN&PTNT và các ngành hữu quan xem xét để thẩm định dự án đầu tư xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa;

  • Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Trị sớm phê duyệt dự án đầu tư khi có văn bản thẩm định dự án đầu tư của Bộ NN & PTNT;

  • Ban quản lý khu bảo tồn sớm được thành lập để tạo cơ sở pháp lý thu hút đầu tư Quốc tế

  • Trong khi chờ đợi Bộ NN & PTNT thẩm định dự án, Chi Cục Kiểm Lâm tỉnh mà trực tiếp là hạt kiểm lâm Hướng Hóa duy trì các hoạt động quản lí bảo vệ rừng trong phạm khu vực đề xuất khu bảo tồn.

Phụ lục
Phụ lục 1 : Danh lục thực vật

Phụ lục 2 : Danh lục chim

Phụ lục 3 : Danh lục thú


1 Phương thức quản lý các phân khu cơ bản theo quy chế quản lý rừng đặc dụng Việt Nam.

2- Phương thức quản lý các phân khu cơ bản theo quy chế quản lý rừng đặc dụng Việt Nam.


 Tổng diện tích tự nhiên của các xã theo Niên giám thống kê của huyện Đakrông và Hướng Hóa 2004


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương