Chương 10 quảng bình dưỚi triều nguyễN (Từ năm 1802 đến năm 1885)



tải về 0.54 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích0.54 Mb.
#11547
1   2   3   4   5   6   7

Ba giếng đáy xuyên thẳm địa linh

Đức rộng tài cao nhiều thế kiệt

Lòi sâu rừng rậm sẵn trai lim

Nghìn năm con cháu yêu tông tổ

Giữ lấy quê hương nặng nghĩa tình 133

Làng Phù Chánh thuộc tổng Thủy Liên, huyện Lệ Thủy (nay là xã Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy), là một trong số những làng hình thành vào thời các chúa Nguyễn mở cõi về phương Nam, di dân lập nên những làng xã ở vùng đất phía Đông huyện Lệ Thủy. Tọa lạc trên vùng đất tựa lưng vào núi Bạch Sơn (Núi Cát Trắng), mặt nhìn về phía Tây Nam, có cánh đồng hai huyện “bao la bát ngát thẳng cánh cò bay” nên làng có thế phong thủy lý tưởng để có thể “vạn đại dung thân”, lập nghiệp cho muôn đời.

Trong quá trình lập nghiệp, nhân dân làng Phù Chánh không những xây dựng được một nền tảng kinh tế ổn định mà còn tạo dựng được một bề dày truyền thống văn hóa với rất nhiều các giá trị được trao truyền từ đời này sang đời khác. Một trong những giá trị văn hóa làm cho tên làng Phù Chánh nổi tiếng cả nước chính là truyền thống học hành, khoa bảng. Làng Phù Chánh có nhiều phong tục đẹp, trong đó đáng học hơn hết là việc khuyến học, cổ vũ con em học hành từ buổi còn tuổi “học trò” gọi là “hội làm học trò”, nhờ vậy mà trong làng có nhiều người hiếu học, đỗ đạt cao. Khởi đầu cho sự vinh hiển đó là Nguyễn Đăng Tuân, tuổi nhỏ học hành chăm chỉ, nổi tiếng hay chữ. Dưới thời vua Gia Long, Nguyễn Đăng Tuân được cử vào viện Hàn lâm, sung việc dạy hoàng thân quốc thích. Con trai là Nguyễn Đăng Giai, cháu là Nguyễn Đăng Hành, con Đăng Hành là Nguyễn Đăng Củ, con trai Nguyễn Đăng Cũ là Nguyễn Đăng Cư… trải 5 đời liền mạch dòng họ Nguyễn Đăng đã có 5 vị đại khoa134.Có thể nói, những vị này không những có đóng góp rất to lớn góp phần làm vinh quang cho dòng họ và địa phương lúc bấy giờ mà còn được triều đình trọng dụng thỉnh vào triều để đảm trách nhiều việc hệ trọng, trong đó có việc dạy chữ nghĩa, phép tắc cho những yếu nhân trong hoàng tộc.

Làng Hòa Luật (thuộc xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy), được hình thành từ công cuộc di cư từ phía Bắc vào khai phá vùng đất huyện Nha Nghi (Lệ Thủy) từ cuối triều Lê, Mạc, đầu thời các chúa Nguyễn. Trong vị thế của người đi khai mở vùng đất mới, ngay từ khi mới lập làng, người Hòa Luật đã thể hiện bản lĩnh cương cường trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên và xã hội để tồn tại. Tình đoàn kết, gắn bó giữa các cộng đồng họ tộc cùng với quyết tâm xây dựng cộng đồng lãng xã đã vun đắp nên truyền thống văn hóa làng, trao truyền qua nhiều thế hệ.

Trong những truyền thống văn hóa mà nhiều thế hệ người Hòa Luật trân trọng và tự hào thì nổi bật nhất là truyền thống học hành, khoa cử. Vốn có tinh thần hiếu học và truyền thống học giỏi nên đời nào làng Hòa Luật cũng có nhiều người thành đạt. Một làng nhỏ bé, vừa mới hình thành nhưng ngay từ cuối thời Lê, sang thời Mạc đã có tới 15 vị đỗ đạt, tập trung vào một dòng họ là Võ Xuân.

Sang thời Nguyễn, truyền thống ấy càng có cơ hội phát huy và nhiều người đã chiếm được vị trí cao trên đường khoa bảng và hoạn lộ của cả nước như Võ Xuân Cẩn, được phong nhiều phẩm hàm quan trọng như Tổng đốc rồi Thượng thư, Hiệp biện Đại học sĩ, Ngự tiền đại thần, Đông các đại học sĩ, Hoàng thân thư bảo kiêm lãnh Quốc Tử giám, khi mất được thờ miếu Hiền Lương. Trong dòng họ có nhiều đời kế nhau làm quan to, chỉ riêng dưới thời nhà Nguyễn, một dòng họ trong làng Hòa Luật đã có tới 49 vị đỗ đạt, được bổ đi làm quan ở các nơi với nhiều chức vụ khác nhau. Trong đó có Võ Xuân Duyến, Võ Xuân Nghi đều là sinh đồ Quốc Tử giám; Võ Xuân Thọ làm Tri huyện Hương Trà, Võ Xuân Cẩm nhậm chức Hộ phòng đô cảm Bình Định, Võ Xuân Ân làm Tri huyện Thuận Yến; Võ Xuân Khánh làm Tri huyện Nghi Xuân; Võ Xuân Phong làm Viên ngoại Thị lang; Võ Xuân Yên làm Tri phủ Khánh Hòa; Võ Xuân Xán thi đỗ Tiến sĩ thời Tự Đức làm Thị lang bộ Hộ và rất nhiều vị quan lại khác.

Trong làng Hòa Luật cũng có hai nhân vật hiếm thấy là là ông Võ (Vũ) Xuân Cẩn - thầy dạy của vua Dục Đức và bà Hoàng Quý Phi một trong những người vợ của vua Tự Đức. Ông Võ Xuân Cẩn là người kiêm toàn văn võ, Đông các Đại học sĩ, tu nghiệp Quốc Tử giám, phò 4 vua triều Nguyễn được phong chức Thái bảo, lúc mất được vua ban cho 4 chữ “Tứ triều nguyên lão”135.

Làng Mỹ Lộc (thuộc xã An Thủy, huyện Lệ Thủy), được hình thành cùng thời với quá trình Hoàng Hối Khanh đưa 12 dòng họ từ Thanh Hóa vào lập nghiệp tại Lệ Thủy cuối thời nhà Trần. Nếu kể từ sự khởi phát để định hình nơi cư trú của làng cho đến nay đã hơn 500 năm. Tọa lạc trên một vùng quê đất đai trù phú, ruộng đồng tươi tốt, lại nằm cận kề với phủ lỵ huyện Lệ Thủy nên làng Mỹ Lộc có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội. Trải qua 500 năm lịch sử, con em trong làng đã xây dựng được một bề dày truyền thống, trong đó nổi bật là truyền thống học hành, khoa cử.

Ngay từ thời Lê, đã có những con làng Mỹ Lộc hiếu học và thành đạt trên con đường khoa cử như Nguyễn Đình Cầu, Nguyễn Đình Bảo, Phan Lại, Phan Tri Châu, Hoàng Khuông Lĩnh và nhiều người khác đã ghi tên vào bảng vàng khoa cử và được bồ làm quan ở nhiều nơi. Đến thời nhà Nguyễn, làng Mỹ Lộc đã có nhiều vị đỗ cử nhân cả hai ngạch văn võ, trong đó có nhiều người đã được triều đình cử đi trấn nhậm nhiều nơi trong nước như Phạm Hữu Mẫn làm quan đến chức Thượng thư bộ Lễ; Phạm Trọng Nghi làm quan đến chức Thị lang bộ Lễ; Phạm Văn Dõng, Ngô Mậu Quang, Lê Văn Dũng, làm quan chức Đề đốc; Nguyễn Thưởng, Phạm Nhũ Noãn làm Lãnh binh,...

Đặc biệt, trong làng có gia tộc họ Vũ mấy đời học giỏi và thành đạt trong khoa bảng, hoạn lộ. Cả cha con anh em trong một gia đình là Vũ Bá Liêm, Vũ Trọng Trinh, Vũ Trọng Bình. Trong đó, Vũ Trọng Bình được biết đến là một vị quan nổi tiếng thanh liêm, chính trực, luôn luôn lo cho dân và có nhiều công lao đóng góp cho triều đình136. Ông được triều đình nhà Nguyễn đánh giá là người “luôn giữ lòng trong sạch, làm việc siêng năng, việc trong hạt đều đâu ra đấy, lại dân yêu phục” nên ông được sung làm Cơ Mật viện Đại thần và ban tặng một cái khánh vàng khắc chữ “Liêm Bình Cẩn Cán”. Năm 1864, nhà vua lại nhận xét ông “Vũ Trọng Bình thanh liêm, chăm chỉ, nhanh nhẹn, tài cán, đến đâu cũng có tiếng tốt” nên thăng thự Hiệp biện Đại học sĩ”137.

Kế tục truyền thống tổ tiên, người Mỹ Lộc vẫn duy trì truyền thống hiếu học và học giỏi. Khi triều Nguyễn đã bước vào thời mạt kỳ, làng Mỹ Lộc vẫn đóng góp thêm một vị tiến sĩ vào khoa thi Đình cuối cùng năm 1919 là Tiến sĩ Võ Khắc Triển. Ông được triều đình bổ dụng làm Án sát, sau đó làm Tham trị, có nhiều đóng góp xây dựng đất nước trong những năm chống Pháp và thời kỳ hòa bình xây dựng.

Làng Lộc An (thuộc xã An Thủy, huyện Lệ Thủy), là một làng quê trong vùng chiêm trũng Lệ Thủy, được hình thành cách ngày nay hơn 500 năm. Lộc An là một làng thi lễ, có nền tảng văn hóa lâu đời. Thời nào làng Lộc An cũng có người đỗ đạt, được trọng dụng, làm rạng danh truyền thống của làng. Người đầu tiên của làng ghi danh bảng vàng khoa cử là cụ Nguyễn Thế Trực đỗ Giải nguyên thời Lê mạt, làm quan dưới ba triều đại là chúa Nguyễn, Tây Sơn và nhà Nguyễn, đến chức Thượng thư. Kế tục truyền thống cha ông, các thế hệ sau Nguyễn Thế Trực đã có công học hành, dùi mài kinh sử, dành được những vị trí xứng đáng trong bảng vàng khoa cử của đất nước và địa phương, được cử đảm trách những chức vụ quan trọng như Võ Trọng Gia làm Tri phủ Hoài Đức, Nguyễn Thế Xán làm Tri huyện Thanh Thủy (Vĩnh Phú), Nguyễn Văn Dị làm Tổng đốc Hải Dương, Lê Văn Hy giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử giám và 3 con của ông là Lê Văn Nguyên, Lê Văn Túy, Lê Văn Diễn đều đỗ Hương cống và được bổ làm quan ở các châu, huyện trong nước.

Trên đây chỉ là một số trong rất nhiều làng xã có truyền thống hiếu học, học giỏi và thành công trên con đường khoa cử đã để lại nhiều tấm gương sáng cho các thế hệ con em người Quảng Bình noi theo.

Như vậy khoa cử đã góp phần làm phong phú thêm bề dày văn hóa làng xã. Để ghi ơn những bậc tiền bối đã làm rạng rỡ cho quê hương, nhân dân các làng xã tổ chức dựng miếu thờ những người học hành, đỗ đạt, khai khoa cho làng, cho xã, huyện, ghi tên tuổi, người học giỏi vào bảng vàng bia đá, lưu danh muôn đời. Qua học hành, khoa bảng, nhân dân Quảng Bình đã tạo ra một diện mạo mới trong văn hóa truyền thống, góp phần thúc đẩy đời sống văn hóa vật chất và tinh thần trên địa bàn Quảng Bình.



Mặc dù không tránh khỏi một số hạn chế có tính chất thời đại, nhưng những cố gắng của triều đình nhà Nguyễn (đặc biệt là dưới thời Minh Mạng) trong việc cải cách nền hành chính quốc gia, mở mang phát triển kinh tế, đặc biệt là chính sách khuyến nông và những điều chỉnh trong chính sách văn hóa, xã hội đã tạo ra một giai đoạn phát triển khá toàn diện của đất nước.


1 Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam nhất thống chí”, (Bản dịch Phạm Trọng Điểm), Nxb Thuận Hóa, Huế, 1992, tr.13.

2 Lúc đầu Gia Long định đặt là Nam Việt (nước Việt Thường ở phía Nam), nhưng tên Nam Việt lại trùng với nước Nam Việt cũ có lãnh thổ bao gồm Lưỡng Quảng nên nhà Thanh phản ứng, yêu cầu đổi lại là Việt Nam.

3 Vua Minh Mạng đã chính thức công bố quốc hiệu Đại Nam vào ngày 15 tháng 2 năm 1839. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, quốc hiệu được đổi thành Việt Nam.

4 30 tỉnh do Minh Mạng lập, ở phía Bắc lập năm 1831 gồm 18 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Yên, Sơn Tây, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng. Ở phía Nam lập năm 1832 gòm 12 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phiên An, Biên Hòa, An Giang, Vĩnh Long, Định Tường, Hà Tiên. 30 tỉnh cùng phủ Thừa Thiên trực thuộc chính quyền Trung ương.

5 Có ý kiến cho rằng, mốc lịch sử 1831 hội đủ cả 2 thành phần của cấu trúc “Tỉnh / Quảng Bình” nên coi đây là ngày thành lập tỉnh. Tuy nhiên, tại hội thảo khoa học xác định ngày thành lập tỉnh Quảng Bình do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức năm 2001, các nhà khoa học ở các cơ quan Trung ương và địa phương nhận định là có nhiều mốc lịch sử có ý nghĩa đối với vùng đất này như mốc 1069 (hoặc 1075) là năm vùng đất này về với Đại Việt (hơn 900 năm); mốc 1397 mang tên trấn Tây Bình và mốc 1469 mang tên phủ Tân Bình đều là cấp trực thuộc triều đình Trung ương (chính là cấp tỉnh sau này) và có diện tích địa giới bao trùm tỉnh Quảng Bình hiện nay; mốc lịch sử 1604 là năm vùng đất mang tên gọi thiêng liêng “Quảng Bình”, lúc đó địa giới Quảng Bình chưa phủ kín địa bàn hiện nay bởi vẫn còn có Bắc Bố Chính đang thuộc xứ Nghệ An.

6 Nguyễn Minh Tường, “Cải cách hành chính dưới triều Minh Mạng”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996, tr.127.

7 Quan hàm của Tuần phủ, như Tuần phủ Quảng Trị được ghi là: “Bộ binh Tham tri hoặc Thị Lang kiêm Đô sát viện Hữu phó Đô Ngự sử, Tuần phủ Quảng Trị đẳng xứ địa phương, Đô đốc quân vụ kiêm lý lương thưởng, lãnh Bố chánh sứ”. Xem: Cải cách hành chính dưới triều Minh Mạng”, tr.129.

8 Sách “Đồng Khánh địa chí”, (tr.1339) ghi là “Đạo Quảng Trị... đạo Hà Tĩnh).

9 Trong tài liệu dẫn đến diện tích sào, thước, tấc, phân... chúng tôi chỉ dẫn đến đơn vị mẫu.

10 “Đồng Khánh dư địa chí”, Mục “Quảng Bình”, Tài liệu Viện Hán Nôm, ký hiệu A537/17. Bản lưu trữ Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, tr.1340.

11 Phủ Quảng Ninh xưa là châu Địa Lý nước Chiêm Thành; đổi làm châu Lâm Bình; đời Trần đổi làm phủ Lâm Bình rồi cải làm phủ (về sau là lộ) Tân Bình, đời Hồ đổi là trấn Tây Bình (địa bàn bao phủ toàn bộ vùng đất Quảng Bình sau này), đời Lê đổi thành lộ Tân Bình, rồi sau do kiêng húy vua Lê Kính Tôn nên đổi là Tiên Bình; đời chúa Nguyễn đổi thành phủ Quảng Bình. Đến năm 1831, đổi thành phủ Quảng Ninh.

12 Huyện Lệ Thủy đời Lý thuộc châu Lâm Bình, đời Trần là huyện Nha Nghi, đời Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 10 (1469) đặt là huyện Lệ Thủy cho đến đời Nguyễn.

13 “Đồng Khánh dư địa chí”, Mục “Quảng Bình”, Tài liệu Viện Hán Nôm, ký hiệu A537/17. Bản lưu trữ Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, tr.1348.

14 Theo Cao Xuân Dục, “Đại Nam dư địa chí ước biên”, Nxb Văn học, Hà Nội, 2003, tr.194.

15 “Đồng Khánh dư địa chí”, Mục “Quảng Bình”, Tài liệu Viện Hán Nôm, ký hiệu A537/17. Bản lưu trữ Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, tr.1348-1349.

16 Huyện Phong Đăng nguyên là đất huyện Phong Lộc (sau đổi tên là huyện Phong Phú), năm Minh Mạng thứ 19 (1838) tách ra lập huyện Phong Đăng.

17 “Đồng Khánh dư địa chí”, Mục “Quảng Bình”, Tài liệu Viện Hán Nôm, ký hiệu A537/17. Bản lưu trữ Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, tr.1347.

18 Huyện Phong Lộc đời Lý thuộc châu Lâm Bình, cuối đời Trần là huyện Phúc Khang; đời Lê đổi là Kiến Lộc, đến Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 10 đổi là Khang Lộc (danh xưng Khang Lộc tồn tại lâu nhất); đến Gia Long năm thứ 18 (1820) đổi Phúc Lộc.

19 Sách “Quảng Bình thời khai thiết” chép là ấp Hữu Tiệp.

20 “Đồng Khánh dư địa chí”, Mục “Quảng Bình”, Tài liệu Viện Hán Nôm, ký hiệu A537/17. Bản lưu trữ Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, tr.1345.

21 Phủ Quảng Trạch xưa là châu Bố Chinh, đời Lý Nhân Tông đổi làm Bố Chính; đời thuộc Minh là châu Chính Bình. Đời Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 10 (1469) đổi lại Bố Chính, lệ vào phủ Tân Bình (danh xưng này tồn lại lâu dài nhất). Thời Trịnh - Nguyễn chia là 2 châu là châu Bắc Bố Chính (thuộc Trịnh) và Nam Bố Chính (thuộc Nguyễn). Năm 1786, quân Trịnh thu phục Nam Bố Chính, đặt làm một châu thuộc phủ Nghệ An. Đời Tây Sơn hợp hai châu thành châu Thuận Chính. Đời Gia Long chia làm hai là Bố Chính Nội và Bố Chính Ngoại lệ vào phủ Quảng Bình. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) tách riêng châu Bố Chính Ngoại đặt làm châu Bố Chính, Bố Chính Nội đặt là huyện Bố Chính. Năm Minh Mạng thứ 8 (1827) đổi châu Bố Chính làm huyện Bình Chính; năm thứ Minh Mạng thứ 12 (1831) đổi huyện Bố Chính làm huyện Bố Trạch, cả hai huyện Bình Chính và Bố Trạch đều thuộc phủ Quảng Ninh. Năm Minh Mạng thứ 19 (1938) lập phủ Quảng Trạch trên cơ sở tách hai huyện Bố Trạch và Bình Chính khỏi phủ Quảng Ninh và trích một phần đất Bình Chính lập huyện Minh Chính lệ vào.

22 Chúng tôi chưa xác định điểm cực Bắc và cực Nam tính từ đâu mà sách “Địa chí Đồng Khánh”của triều Nguyễn (tr.1350) ghi là 102 dặm.

23 “Đồng Khánh dư địa chí”, Mục “Quảng Bình”, Tài liệu Viện Hán Nôm, ký hiệu A537/17. Bản lưu trữ Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, tr.1351.

24 Vùng đất Bố Trạch nguyên dưới thời Lý, Trần, Lê là đất Bố Chính. Đến thời Trịnh, Nguyễn phân Tranh chia làm Nam Bố Chính thuộc Nguyễn (Bắc thuộc Trịnh), sau chúa Trịnh lấy lại lệ vào trấn Nghệ An, thời Tây Sơn lại thống nhất Nam, Bắc Bố Chính thành Thuận Chính. Đầu đời Gia Long lại tách làm Bố Chính Nội (Bắc là Bố Chính Ngoại). Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi làm huyện Bố Chính. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đổi làm huyện Bố Trạch, lệ vào phủ Quảng Ninh. Năm Minh Mạng thứ 19 (1838) chuyển lệ vào phủ Quảng Trạch.

25 Sách “Đồng Khánh địa chí”, ghi là 26 xã, thôn, phường, giáp nhưng trong bản kê của chính sách này có 55 đơn vị xã, thôn, phường, giáp.

26 Sách “Quảng Bình thời khai thiết”, của Phan Viết Dũng chép là tổng Liên Phương.

27 “Đồng Khánh dư địa chí”, Mục “Quảng Bình”, Tài liệu Viện Hán Nôm, ký hiệu A537/17. Bản lưu trữ Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, tr.1357.

28 Huyện Bình Chính xưa là châu Bố Chinh của Chiêm Thành, sau khi nhập về với Đại Việt, năm Thái Ninh thứ 4 (1075), đời Lý Nhân Tông đổi làm châu Bố Chính. Năm 1630, thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, Nguyễn Phúc Nguyên lấy được đất Nam sông Gianh nên nhà Lê gọi phía Bắc sông Gianh là Bắc Bố Chính (cũng gọi là Bố Chính Ngoại) thuộc trấn Nghệ An. Thời Tây Sơn hợp cả Nam Bắc Bố Chính đổi thành châu Thuận Chính. Đầu thời Gia Long đổi làm Bố Chính Nội và Bố Chính Ngoại như trước. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi Bố Chính Nội làm huyện Bố Chính, Bố Chính Ngoại là châu Bố Chính. Năm Minh Mạng thứ 8 (1831) đổi châu Bố Chính làm huyện Bình Chính. Năm Tự Đức thứ 27 (1874), vua Tự Đức cho lấy một phần đất Bình Chính để lập thêm huyện Tuyên Chính.

29 “Đồng Khánh dư địa chí”, Mục “Quảng Bình”, Tài liệu Viện Hán Nôm, ký hiệu A537/17. Bản lưu trữ Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, tr.1353.

30 Huyện Minh Chính trước là đất huyện Bình Chính. Năm Minh Mạng thứ 19 (1838), tách ra lập mới huyện Minh chính. Năm Tự Đức thứ 4, bỏ tri huyện, công việc ở huyện do phủ kiêm nhiệm. Năm Tự Đức thứ 27 (1874), tách Tổng Thượng Lưu 20 xã để lập huyện mới Minh Hóa.

31 Sách “Đất nước Việt Nam qua các đời”, của Đào Duy Anh ghi là “tách miền thượng du huyện Minh Chính cùng các sách người Man mà đặt ra huyện Tuyên Hóa”. Bộ địa chí chính thức cuối thời Nguyễn là “Đồng Khánh dư địa chí” ghi sự kiện này là “năm Tự Đức thứ 27 (1874) tách tổng Thượng Lưu gồm 20 xã để lập huyện mới Minh Hóa. Đây cũng là thời điểm xuất hiện địa danh huyện Tuyên Chính là phần tách ra từ huyện Bình Chính. Đến năm 1936, trong điều tra dân số do thực dân Pháp và chính quyền Nam triều thực hiện thấy xuất hiện địa danh huyện Tuyên Hóa mà không có địa danh Minh Hóa. Xem: “Monographie de province Quang Tri - Quang Binh” của Hồ Đắc Hàm, lưu tại Thư viện Quốc gia Hà Nội.

32 “Đồng Khánh dư địa chí”, Mục “Quảng Bình”, Tài liệu Viện Hán Nôm, ký hiệu A537/17. Bản lưu trữ Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, tr.1355.

33 Theo chú dẫn của người dịch “Đồng Khánh dư địa chí” thì huyện Minh Hóa thành lập năm Tự Đức thứ 27 (1874) do đất Tổng Thượng Lưu 20 xã của huyện Minh Chính tách ra để lập huyện mới Minh Hóa. Xem: “Đồng Khánh dư địa chí”, Mục “Quảng Bình”, Tài liệu Viện Hán Nôm, ký hiệu A537/17. Bản lưu trữ Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, tr.1359. Sau lại tách Minh Hóa ra làm 2 huyện Minh Hóa và Tuyên Hóa, nhưng đến khi biên soạn sách “Đồng Khánh dư địa chí” thì địa danh Tuyên Hóa vẫn chưa thấy trong danh mục sách này mặc dù người dịch chú dẫn là “sau đó tách huyện Minh Hóa thành 2 huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa”. Xem: “Đồng Khánh dư địa chí”, Mục “Quảng Bình”, Tài liệu Viện Hán Nôm, ký hiệu A537/17. Bản lưu trữ Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, tr.1359. Đến năm 1936, trong tài liệu thống kê dân số của Pháp chỉ có địa danh Tuyên Hóa, không còn địa danh Minh Hóa nữa, như vậy, việc tách hay đổi Minh Hóa thành Tuyên Hóa phải diễn ra sau khi bộ “Đồng Khánh dư địa chí” ra đời và trước năm 1936, đây là năm Pháp lập thống kê dân số. Xem: Lương Duy Tâm, “Địa lý - Lịch sử Quảng Bình”, Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình xuất bản, 1998, tr.95.

34 Những dữ liệu về các đơn vị tổ chức chính quyền địa phương và hệ thống cộng đồng làng xã Quảng Bình dưới triều Nguyễn, chúng tôi dẫn nguyên văn từ bộ sách “Địa chí Đồng Khánh” lưu trữ tại Viện Hán Nôm, ký hiệu A.537/17 và bản lưu tư liệu Phân viện Nghiên cứu Văn hóa, nghệ thuật Việt Nam tại Huế, phần mục Quảng Bình từ trang 1.339 đến 1.364. Khi đối chiếu dẫn liệu trong bộ sách này với dẫn liệu trong sách “Quảng Bình thời khai thiết” của Phan Viết Dũng (từ trang 259 đến 265) thấy có sai lệch một số làng, xã. Chúng tôi căn cứ bộ “Địa chí Đồng Khánh” để làm cơ sở dẫn liệu chính thức cho sách này.

35 Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam nhất thống chí”, (Bản dịch Phạm Trọng Điểm), Nxb Thuận Hóa, Huế, 1992, tr.18.

36 “Đồng Khánh dư địa chí”, Mục “Quảng Bình”, Tài liệu Viện Hán Nôm, ký hiệu A537/17. Bản lưu trữ Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, tr.1341.

37 Trần Trọng Kim, “Việt Nam sử lược”, Nxb Văn hóa Thông tin, 2002, tr.440.

38 “Đồng Khánh dư địa chí” Mục “Quảng Bình”, Tài liệu Viện Hán Nôm, ký hiệu A537/17. Bản lưu trữ Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, tr.1339-1359.

39 Phan Viết Dũng, “Quảng Bình thời khai thiết”, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Quảng Bình xuất bản, 2010, tr.271

40 Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam nhất thống chí”, Tập 2, (Bản dịch Phạm Trọng Điểm), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.42.

41 “Đồng Khánh dư địa chí”, Mục “Quảng Bình”, Tài liệu Viện Hán Nôm, ký hiệu A537/17. Bản lưu trữ Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, tr.1339.

42 Đúng ra là “Động Hồi”.

43 “Đồng Khánh dư địa chí”, Mục “Quảng Bình”, Tài liệu Viện Hán Nôm, ký hiệu A537/17. Bản lưu trữ Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, tr.1339.

44 Những công trình thành lũy do Minh Mạng xây ở Quảng Bình phần lớn dựa theo mô thức thành quân sự Vauban mà viên đại tá người Pháp Olivier cho xây ở Đàng Trong.

45 Quốc sử quán triều Nguyễn,“Đại Nam thực lục”, Tập 7, Bản dịch Viện Sử học, Nxb Sử học, Hà Nội, 1964, tr.10-11. Số liệu về thành Quảng Bình ở đây có khác chút ít so với số liệu viện dẫn trong sách “Đại Nam nhất thống chí” và sách “Đồng Khánh dư địa chí” (NKT).

46 Cadière L, “Le Mur de Dong Hoi”, Bulletin de L’école Francaise d’Extrême Orient. (BEFEO ), 1906, tr.253-254. Xem thêm: Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam nhất thống chí”, Tập 2, (Bản dịch Phạm Trọng Điểm), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.42.

47 Theo Trần Kinh, “Quảng Bình thắng tích lục”, Thư viện Quảng Bình xuất bản, 1998, tr.63-66.

48 Bia “Định Bắc Trường thành” bị chiến tranh tàn phá, đổ gãy mất một phần, hiện do Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình bảo quản.

49 Quốc sử quán triều Nguyễn.“Đại Nam thực lục”, Tập 7, Bản dịch Viện Sử học, Nxb Sử học, Hà Nội, 1964, tr.127.

50 Nay là hai phường Nam Lý, Bắc Lý thuộc thành phố Đồng Hới.

51 Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam nhất thống chí”, Thời Duy Tân, (Bản dịch Nguyễn Tạo), Nha Văn hóa xuất bản, Sài Gòn, 1961, tr.158.

52 Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam nhất thống chí”, Thời Tự Đức, (Bản dịch Phan Trọng Điềm), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.50.

53 Quốc sử quán triều Nguyễn,“


tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương