ChiÕn l­îc ph¸t triÓn giao th ng n ng th n viÖt nam ®Õn n¨m 2020


Hiện trạng cơ chế chính sách phát triển GTNT



tải về 2.03 Mb.
trang9/18
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích2.03 Mb.
#1786
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18

2.3. Hiện trạng cơ chế chính sách phát triển GTNT

2.3.1. Tổ chức quản lý, phân cấp quản lý hệ thống GTNT


Theo Luật Giao thông đường bộ được Quốc hội ban hành ngày 13/11/2008 và Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ KCHTGT đường bộ, việc quản lý hệ thống đường GTNT (đường huyện, đường xã) được xác định do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh hệ thống đường GTNT (đường huyện, đường xã) do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý; như vậy theo quy định hiện hành, hệ thống GTNT do UBND tỉnh quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế, có 4 cấp tham gia quản lý hệ thống GTNT là:

- Cấp trung ương: Bộ GTVT (Tổng Cục đường bộ Việt Nam, Cục Đường thủy nôi địa)

- Cấp tỉnh: UBND tỉnh (Sở GTVT)

- Cấp Huyện: UBND Huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng)

- Cấp xã: UBND xã.
Cấp trung ương

Bộ GTVT (Tổng cục ĐBVN, Cục Đường thủy nội địa) có trách nhiệm quản lý nhà nước hệ thống GTNT bao gồm xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật quản lý, xây dựng và bảo trì hệ thống GTNT.

Các Bộ KHĐT, Tài chính, Xây dựng có trách nhiệm đối với việc lập kế hoạch, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn, phân bổ các nguồn vốn cho các địa phương đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trong đó có GTNT, xây dựng các chính sách và cơ chế quản lý đầu tư xây dựng GTNT, ban hành hệ thống định mức và đơn giá, cơ chế hoạt động quản lý của Ban quản lý xây dựng GTNT ở địa phương cũng như hướng dẫn các quy chế đầu tư-xây dựng và đấu thầu cho các cấp các ngành và địa phương thực hiện.
Cấp tỉnh

Sở GTVT là cơ quan trực tiếp được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao quản lý hệ thống GTNT trên địa bàn, xây dựng quy hoạch phát triển GTNT theo chiến lược phát triển GTNT chung. Tại Sở GTVT, tổ chức mỗi Sở có khác nhau nhưng thông thường có các Phòng tham gia quản lý theo dõi GTNT như phòng Quản lý giao thông, Kết cấu hạ tầng, Kế hoạch kỹ thuật, Vận tải; ở các bộ phận này có cán bộ theo dõi chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Nhìn chung, cán bộ cấp tỉnh (Sở GTVT) có chuyên môn về kỹ thuật, kinh tế, quản lý, trình độ học vấn từ cao đẳng chuyên ngành trở lên, có đủ trình độ để quản lý.



Cấp huyện

UBND Huyện là cơ quan quản lý hệ thống đường huyện, đường xã. Hiện tại, Phòng Kinh tế và Hạ tầng được giao giúp UBND hyện quản lý GTNT trên địa bàn Huyện. Thông thường phòng Kinh tế và Hạ tầng có từ 1 đến 3 cán bộ tham gia theo dõi GTNT chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Khoảng 50% số huyện có cán bộ có trình độ đại học theo đúng chuyên ngành. Hiện tại, ở cấp Huyện đã tham gia là chủ đầu tư, quản lý các dự án nhiều nguồn khác nhau đầu tư trên địa bàn.


Cấp xã

UBND xã chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống đường xã, một số Huyện còn ủy quyền cho các xã quản lý thêm cả hệ thống đường huyện đi qua khu vực của xã mình. Thường tại cấp xã chỉ có một cán bộ theo dõi giao thông, địa chính, phần lớn là kiêm nhiệm. Hầu hết số cán bộ này trình độ còn thấp và thường thay đổi sau mỗi nhiệm kì bầu cử.



Phòng Kinh tế

Hà Tâng


Các bất cập về tổ chức quản lý GTNT

Về mô hình tổ chức: chưa có mô hình tổ chức chung quản lý GTNT thống nhất, hợp lý trong cả nước, đặc biệt là cấp huyện, xã. Sự phối hợp về quản lý GTNT giữa các Bộ, ban, ngành chưa chặt chẽ đặc biệt là giữa Bộ GTVT, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch đầu tư, Ủy ban dân tộc miền núi,... cũng như với các Ủy ban nhân dân các tỉnh; do vậy Bộ GTVT với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước chung về GTVT nói chung và GTNT nói riêng còn rất hạn chế trong việc nắm bắt và quản lý nhà nước về GTNT.

- Cấp vĩ mô: Tại Bộ GTVT có tổ giao thông địa phương chỉ có 2 cán bộ chuyên theo dõi GTNT nên rất khó khăn cho công tác theo dõi, quản lý cả hệ thống giao thống GTNT lớn của cả nước. Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chủ yếu chỉ quản lý chung về hệ thống đường bộ, đường thủy quốc gia; không có sự quản lý sâu sát hệ thống đường bộ, đường thủy địa phương.

- Cấp tỉnh, cấp huyện: năng lực của cán bộ cấp huyện về quản lý GTNT thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

- Việc đào tạo về chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ cấp xã còn rất hạn chế, trình độ hiểu biết cả về quản lý lẫn chuyên môn GTNT thấp, kiêm nhiệm và không ổn định, làm việc theo nhiệm kì.

- Hệ thống thông tin tư liệu thiếu, tản mạn và chưa tin cậy. Chế độ báo cáo, thống kê thường xuyên từ cơ sở tới các cấp quản lý không thực hiện đúng theo quy định. Việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức còn rất nhiều khó khăn, hạn chế, nên công tác quản lý hệ thống GTNT hiệu quả thấp.

- Do việc đầu tư phát triển GTNT từ nhiều nguồn khác nhau và được quản lý bởi nhiều chủ đầu tư khác nhau (Bộ NN&PTNT, KHĐT, Xây dựng, Uỷ ban dân tộc miền núi) nên việc kiểm soát xây dựng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn chung của ngành GTVT không được chặt chẽ, do vậy hạn chế trong quá trình khai thác công trình sau này.

2.3.2. Các chính sách khuyến khích phát triển GTNT


Chính sách “nhà nước và nhân dân cùng làm, dân làm là chính có sự hỗ trợ của nhà nước” là một kênh huy động nguồn lực đầu tư GTNT có hiệu quả trong thời gian qua. Tuy nhiên, tuỳ từng điều kiện kinh tế xã hội ở từng địa phương mà mỗi địa phương có những biện pháp khác nhau thực hiện huy động nguồn lực đầu tư phát triển GTNT như hỗ trợ một tỷ lệ từ ngân sách tỉnh cho phát triển GTNT, huy động đóng góp bằng tiền, lao động của nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức đóng trên địa bàn, huy động đóng góp của các chủ phương tiện vận tải, kể cả xe máy, tỉnh cho phép huyện được sử dụng quỹ đất để cho thuê, tiền thu được từ việc này được dùng để xây dựng các con đường theo quy hoạch, kế hoạch.
Những bất cập trong chính sách phát triển GTNT

Vẫn còn nhiều các xã nghèo và khó khăn chưa có đường tiếp cận cơ bản, đặc biệt vùng có điều kiện địa lý khó khăn như vùng núi cao, vùng nhiều sông ngòi,...

Việc phát triển GTNT chủ yếu là đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp, sau khi hoàn thành công trình chưa có chính sách bảo trì theo kế hoạch, đường GTNT nhanh chóng bị xuống cấp, nhất là đường có tiêu chuẩn cấp thấp như đường có mặt cấp phối, đá dăm,... gây trở ngại đáng kể trong việc phát triển bền vững GTNT.

Địa bàn trọng điểm cần xây dựng các đường tiếp cận đến trung tâm xã là những vùng cao, vùng sâu có nhiều khó khăn, điều kiện địa hình dẫn đến suất đầu tư để xây dựng GTNT rất cao, nhu cầu kinh phí lớn, khó thu hút khu vực tư nhân đầu tư , trong khi nguồn lực của nhà nước hạn hẹp, khả năng đóng góp của dân rất hạn chế do quá nghèo.

Các cơ chế chính sách xóa đói giảm nghèo và khuyến khích phát triển GTNT tuy đã được triển khai thực hiện song chưa đầy đủ và đồng bộ, đôi khi chưa rõ ràng, minh bạch, dân chủ ở một số địa phương, chưa thích ứng với điều kiện cụ thể của từng vùng, vì vậy hiệu quả thực hiện chưa cao.

2.3.3. Huy động sử dụng và quản lý vốn đầu tư phát triển GTNT


Phân cấp quản lý và cấp vốn đầu tư GTNT

Theo Luật Giao thông đường bộ và Nghị định 11/2010/NĐ-CP, Bộ GTVT quy định việc quản lý, bảo trì đường bộ.

Nguồn tài chính để quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ và đường địa phương được bảo đảm từ quỹ bảo trì đường bộ.

Nguồn tài chính để quản lý, bảo trì đường chuyên dùng, đường không do Nhà nước quản lý khai thác, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân quản lý khai thác chịu trách nhiệm.

Quỹ bảo trì đường bộ được hình thành từ các nguồn: (a) Ngân sách nhà nước phân bổ hàng năm; (b) Các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trên thực tế, Quỹ bảo trì chưa được thành lập, mới đang soạn thảo để xin ý kiến các Bộ, ngành. Vốn đầu tư cho GTNT từ nhiều nguồn khác nhau từ ngân sách TW, địa phương (cấp tỉnh, huyện) và từ các nguồn vốn khác (đóng góp của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, các chương trình phát triển KT-XH ở địa phương, hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong ngoài nước,..). Đối với hệ thống đường xã chủ yếu huy động từ sự đóng góp tiền, lực của nhân dân địa phương, của ngân sách xã, một phần hỗ trợ của ngân sách cấp trên và các nguồn vốn khác. Nghị định không quy định cấp phát vốn cho loại đường cấp thấp như đường mòn, đường thôn xóm, đường ra đồng ruộng. Việc xây dựng mới, quản lý, duy tu đường cấp thấp do dân địa phương đóng góp xây dựng và quản lý, hoặc bằng các nguồn tài trợ khác.



Huy động vốn đầu tư GTNT

Cũng như các ngành khác, nguồn vốn huy động đầu tư cho GTNT gồm các loại:

Nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương (từ các Bộ GTVT, Bộ KHĐT, Bộ TC, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn),... Ngoài ra còn có vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam trong các chương trình, dự án ODA nước ngoài, nguồn vốn đầu tư GTNT được lồng ghép trong các chương trình như 135, trung du miền núi phía Bắc, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên,... Một số địa phương được cấp vật tư, thiết bị để phát triển GTNT, đặc biệt là cho các địa phương nghèo. Ngoài ra có mỗi tỉnh, mỗi huyện có một khoản ngân sách hàng năm dành để đầu tư vào các đường huyện và một khoản ngân sách sự nghiệp để bảo trì, cấp phát từ các khoản thu được để lại, cùng với vốn uỷ thác của tỉnh dành cho các kế hoạch cụ thể. Ngoài ra, mỗi xã cũng có một khoản ngân sách nhỏ hàng năm dành cho đường bộ, được cấp phát từ các nguồn thu để lại , cộng với bất kỳ khoản vốn uỷ thác nào của tỉnh hoặc huyện.

Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, bao gồm vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của các nhà tài trợ, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi chính phủ, các chương trình phát triển kinh tế nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh đóng trên địa bàn.

Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: nguồn vốn dành cho thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường GTNT (theo Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho các địa phương vay vốn thực hiện theo đúng các chương trình đã được quy định.

Sự đóng góp của nhân dân thông qua ngày công lao động xây dựng phát triển các công trình công cộng trong đó có GTNT, đóng góp của các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển GTNT cũng như đóng góp từ các phong trào, đoàn thể trong nước như lực lượng vũ trang, quân đội, Đoàn thanh niên (chương trình xóa cầu khỉ ở ĐBSCL) để thực hiện các chương trình về cơ sở hạ tầng nông thôn ưu tiên.

Việc cấp vốn cho GTNT như đã quy định, vốn cho đường huyện được nguồn ngân sách địa phương cấp; đường xã chủ yếu huy động từ sự đóng góp nguồn lực của nhân dân địa phương.
Về công tác thu và quản lý nguồn thu

Chính phủ đã ban hành nghị định 24/2001/NĐ-CP quy định quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng trong đó cáo GTNT của các xã, thị trấn. Phần lớn các tỉnh áp dụng sự phân cấp như sau: Tỉnh thu các khoản đóng góp của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn (trừ các DN huyện đã thu) để phân bổ cho các huyện theo kế hoạch chung của tỉnh. Huyện thu và quản lý tiền đóng góp của các chủ PTVT khác, tiền đóng góp của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và dùng để xây dựng, duy tu đường do huyện quản lý và hỗ trợ một phần cho các xã có khó khăn.



2.3.4. Năng lực của các doanh nghiệp nhà nước, khu vưc tư nhân và của cộng đồng dân cư trong phát triển GTNT


Trong những năm gần đây Doanhh nghiệp tư nhân tham gia xây dựng giao thông ngày một tăng. Do đặc điểm là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn ít, công nghệ lạc hậu, kinh nghiệm thi công còn hạn chế do đó chỉ phù hợp với xây dựng những công trình có quy mô nhỏ, tiêu chuẩn kỹ thuật không cao nên lĩnh vực mà các doanh nghiệp tư nhân tham gia phù hợp nhất là xây dựng đường GTNT. Hiện có khoảng 1.000 doanh nghiệp tư nhân tham gia xây dựng GTNT dưới hình thức nhà thầu gồm các công ty TNHH, công ty cổ phần ở các tỉnh, thành phố khoảng chiếm khoảng 52% tổng vốn đầu tư phát triển GTNT trong phạm vi cả nước. Khối lượng các doanh nghiệp tư nhân tham gia xây dựng GTNT đang tăng lên .

Đối với các doanh nghiệp nhà nước, là các công ty mạnh có vốn lớn, có công nghệ tiên tiến, có kinh nghiệm thực hiện các dự án lớn, tiêu chuẩn kỹ thuật cao như các dự án về quốc lộ, đường tỉnh....



Như vậy, lực lượng xây dựng và bảo trì hệ thống GTNT hiện nay là không thiếu, nhưng phải có biện pháp khuyến khích và đánh giá đúng năng lực để có thể tham gia đấu thầu và đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình.


Каталог: Uploads -> file -> word documents
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
word documents -> Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam
word documents -> Báo cáo tổng hợp MỞ ĐẦu bối cảnh
word documents -> THÔng tư Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang, quy tắc giao thông tại đường ngang, tổ chức phòng vệ, tổ chức quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng
word documents -> HƯỚng dẫn khai lý LỊch của ngưỜi xin vàO ĐẢng theo Hướng dẫn số 05/hd tctw ngày 26-2-2002
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 317
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 190

tải về 2.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương