ChiÕn l­îc ph¸t triÓn giao th ng n ng th n viÖt nam ®Õn n¨m 2020



tải về 2.03 Mb.
trang18/18
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích2.03 Mb.
#1786
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ



1. KẾT LUẬN

GTVT là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển, trong đó GTNT là một trong những mắt xích thiết yếu nhằm thúc đẩy phát triển cơ giới hoá sản xuất, trao đổi hàng hoá ở nông thôn và nó cũng góp phần đẩy mạnh và nâng cao đời sống tinh thần cho người dân nông thôn, giảm cách biệt giữ nông thôn và thành thị.

Hiện tại, hệ thống GTNT phục vụ cho hơn 75% dân số và khoảng gần 60% dân số trong tương lai những năm 2020. Với một mạng lưới GTNT gần 258.752 km chiếm 81,83% tổng chiều dài hệ thống đường bộ, một mạng lưới đường thuỷ với khoảng 2.360 sông, kênh, có chiều dài khoảng 220.000km, trong đó có khả năng khai thác vận tải là 41.900km, vào loại tốt nhất trong khu vực, giá trị tới hàng nhiều tỷ đô la đang góp phần phục vụ phát triển KT-XH khu vực nông thôn.

Thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và hưởng ứng, tham gia, đóng góp tích cực của cộng đồng xã hội, hệ thống GTNT đã có sự phát triển đáng kể, chất lượng được cải thiện, góp phần quan trọng trong việc phát triển KT-XH nói chung và phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn nói riêng, thực hiện các chương trình quốc gia.

Mạng lưới giao thông đã tạo ra sự liên hoàn từ quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện đến đường xã, thôn, bản. Về cơ bản đã chấm dứt tình trạng ách tắc vận tải và việc vận chuyển hàng hoá phục vụ sản xuất nông nghiệp, sự giao lưu đi lại của nông dân thuận lợi hơn.
1.1. Việc phát triển GTNT vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể như sau:

1.1.1. Mạng lưới GTNT còn nhiều bất hợp lý

- Về GTNT đường bộ

+ Hiện vẫn còn 149 xã chưa có đường cho ôtô tới trung tâm, nhiều xã đường chỉ đi được mùa khô; đây là những xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về địa lý; giao thông nội đồng chưa được quan tâm đúng mức.

+ Tiêu chuẩn xây dựng của nhiều tuyến đường huyện và đường xã là quá thấp, hầu hết đường chưa vào cấp. Tỷ lệ đường được trải mặt thấp, chưa đảm bảo để có thể đi lại trong mọi điều kiện thời tiết, còn hay ách tắc vào mùa mưa lũ.

+ Trên hệ thống đường GTNT cầu cống còn thiếu nhiều, tỷ lệ cầu yếu, cầu tạm cao; vùng đồng bằng sông Cửu long còn tồn tại nhiều cầu khỉ.

+ Có sự chênh lệch tiếp cận giao thông giữa các vùng, tốt nhất là vùng đồng bằng sông Hồng, kém nhất là vùng Tây Bắc, Đông bắc, Bắc Trung Bộ. Vùng đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù còn nhiều xã không có đường ô tô đến trung tâm, nhưng lại có thế về đường thủy, các xã có thể tiếp cận được bằng ghe thuyền, vì vậy đầu tư các bến cảng khu vực này là hết sức cần thiết tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận giao thông dễ dàng.

- Về GTNT đường thủy

+ Luồng lạch: hầu hết các luồng tuyến đường sông nông thôn chưa được quản lý bảo trì, chưa được khảo sát về chiều rộng, độ sâu, khai thác sử dụng ở điều kiện sông kênh tự nhiên sẵn có; nhiều sông kênh rạch bị bồi cạn dần hàng năm, hiện tượng xói lở bờ có xu hướng gia tăng; Việc kết nối với mạng giao thông chung chưa thuận lợi.

+ Bến cảng sông còn lạc hậu, thiếu các trang thiết bị bốc dỡ; còn nhiều bến tạm, tự phát làm theo mùa vụ, xếp dỡ thủ công; nhiều cảng chưa có đường tiếp cận nối kết liên hoàn với mạng GTVT quốc gia.

+ Về phương tiện: nhiều phương tiện cũ, không được sửa chữa, bảo trì đầy đủ nên hay xảy ra sự cố; hầu hết những người điều khiển phương tiện, đặc biệt là phương tiện nhỏ, không có chứng chỉ nên không an toàn, dễ gây tai nạn.

+ Về quản lý và thể chế: GTNT đường sông chưa được quản lý, thiếu các chính sách phù hợp, rõ ràng; Khung pháp lý khai thác vận tải, bến cảng chưa đầy đủ. Đầu tư cho GTNT đường sông rất thấp, cơ chế tạo vốn cần được cải thiện thoả đáng.
1.1.2. Vốn đầu tư phát triển mạng lưới đường GTNT còn rất hạn chế.

Do nguồn vốn hạn chế, trong giai đoạn qua Nhà nước mới tập trung đầu tư các công trình giao thông chính; hỗ trợ của nhà nước đầu tư phát triển GTNT còn quá ít, ngân sách địa phương eo hẹp, sự đóng góp của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp có mức độ, nhất là các tỉnh miền núi, các tỉnh còn khó khăn, chưa cân đối được thu chi, trong khi đó yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng và đi lại của nhân dân luôn đòi hỏi rất bức bách.


1.1.3. Công tác bảo trì mạng lưới GTNT chưa được thực hiện thường xuyên.

Mặc dù các cơ quan quản lý Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn công tác bảo trì GTNT, nhưng không thực hiện được do thiếu vốn, tổ chức thực hiện quản lý còn bất cập, ngoại trừ một số dự án được đầu tư bằng vốn ODA (GTNT3) có quy định bắt buộc của người tài trợ.


1.1.4. Tổ chức quản lý GTNT chưa được quan tâm thích đáng

Ở cấp Trung ương, chưa có bộ phận chuyên trách, đủ mạnh. Kinh nghiệm một số nước trong khu vực, quản lý mạng lưới GTNT do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý, có một Vụ về GTNT.

Ở cấp tỉnh cũng trong tình trạng tương tự, không được quan tâm đúng mức, tùy theo công việc, dự án mà giao cho các phòng, ban khác nhau.

Ở cấp Huyện chỉ có 1-2 cán bộ kiêm nghiệm trong phòng Kinh tế và Hạ tầng theo dõi GTNT.

Ở cấp xã, cán bộ kiêm nhiệm, năng lực hạn chế, thay đổi theo nhiệm kỳ.
1.2. Một số vấn đề cần giải quyết trong chiến lược phát triển GTNT

Xác định rõ quan điểm, mục tiêu chiến lược phát triển GTNT trong giai đoạn từ nay đến 2020 và sau năm 2020 để phục vụ chương trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Xác định rõ các mục tiêu trọng yếu phải đạt trong từng giai đoạn

Giai đoạn đến 2015, tập trung đầu tư mạng GTNT để đạt mục tiêu:

+ 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã.

+ Xóa bỏ 100% cầu khỉ, thay thế bằng cầu BTXM hoặc kết cấu thép định hình.

+ 35 - 80% mặt đường được cứng hóa tùy theo từng vùng và loại đường.

Giai đoạn đến 2020, tiếp tục đầu tư phát triển bền vững mạng lưới GTNT, để đạt mục tiêu:

+ 100% đường huyện vào cấp, đạt tiêu chuẩn cấp IV, V được quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054-2005.

+ 100% đường xã đạt tiêu chuẩn cấp VI (TCVN 4054-2005) hoặc đường GTNT loại A được quy định tại tiêu chuẩn 22TCN - 210-92

- 100% đường huyện, đường xã được bảo trì theo kế hoạch.

- Vĩnh cửu hoá cầu cống trên đường GTNT.

- Phát triển giao thông nội đồng để đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp.

- 100% xã có ít nhất 1 bến cảng (tại các vùng có thể sử dụng vận tải sông phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá phục phụ cho nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long).


2. KIẾN NGHỊ

Chính phủ xem xét phê duyệt chiến lược phát triển GTNT để làm định hướng cho các bước thực hiện tiếp theo. Chiến lược sẽ được cập nhật 5 năm một lần.

Trên cơ sở chiến lược đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức chỉ đạo lập quy hoạch giao thông nông thôn của địa phương phù hợp với Chiến lược này.

Cần tiến hành xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ ngành, nhà tài trợ, các các địa phương trong quản lý, đầu tư phát triển GTNT.

Kiện toàn mô hình tổ chức về GTNT và tiến hành đào tạo nâng cao năng lực quản lý GTNT ở tất cả các cấp

Xem xét hình thành diễn đàn GTNT với sự tham gia của các bên hưởng lợi với nguồn kinh phí ban đầu có thể với sự hỗ trơ của Chính phủ hoặc nhà tài trợ về lâu dài là nguồn đóng góp của các bên hưởng lợi

Sử dụng công nghệ thông tin để Xây dựng và cập nhật thường xuyên ngân hàng dữ liệu GTNT, chia sẻ thông tin phục vụ cho công tác quản lí, theo dõi và đánh giá GTNT.

Thường xuyên tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ quản lý, chuyên môn cho cán bộ các cấp huyện và xã.



PHỤ LỤC


  1. Phụ lục kết cấu hạ tầng GTNT đường bộ, đường thủy nội địa

  2. Phụ lục vốn đầu tư GTNT các năm

  3. Phụ lục các tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ, đường thủy nội địa

  4. Phụ lục các tiêu chí giao thông về nông thôn mới

  5. Phụ lục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT (xã chưa có đường,…)

  6. Phụ lục các mô hình công trình vượt sông GTNT

  7. Phụ lục các loại cảng bến GTNT






Каталог: Uploads -> file -> word documents
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
word documents -> Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam
word documents -> Báo cáo tổng hợp MỞ ĐẦu bối cảnh
word documents -> THÔng tư Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang, quy tắc giao thông tại đường ngang, tổ chức phòng vệ, tổ chức quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng
word documents -> HƯỚng dẫn khai lý LỊch của ngưỜi xin vàO ĐẢng theo Hướng dẫn số 05/hd tctw ngày 26-2-2002
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 317
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 190

tải về 2.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương