ChiÕn l­îc ph¸t triÓn giao th ng n ng th n viÖt nam ®Õn n¨m 2020



tải về 2.03 Mb.
trang17/18
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích2.03 Mb.
#1786
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

3.7. Đảm bảo an toàn giao thông


- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật kết hợp với tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đối với người dân khu vực nông thôn khi tham gia giao thông.

- Kiềm chế tai nạn giao thông, phấn đấu giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương;

- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng GTNT chú ý đảm bảo hành lang an toàn, nhất là đường bộ, đường thủy nội địa;

- Tăng cường công tác quản lý phương tiện vận tải hoạt động trên các tuyến đường GTNT.

- Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra.
3.8. Diện tích đất chiếm dụng của các công trình giao thông

Để đảm bảo theo các mục tiêu đề ra, tổng diện tích đất chiếm dụng của các công trình giao thông nông thôn (không tính đường trục chính nội đồng và hành lang bảo vệ công trình giao thông) khoảng 221.284 ha, trong đó đường huyện chiếm dụng khoảng 45.184 ha, đường xã chiếm dụng khoảng 126.036 ha và đường thôn xóm chiếm dụng khoảng 50.064 ha.



3.9. Nhu cầu vốn cho chiến lược phát triển GTNT

3.9.1. Nhu cầu vốn cho chiến lược phát triển GTNT đường bộ


Theo mục tiêu chiến lược đề ra, ước tính tổng nhu cầu vốn xây dựng, nâng cấp và bảo trì cho hệ thống đường GTNT là 151.404 tỉ đồng, trong đó nhu cầu vốn cho xây dựng mới là 43.109 tỷ đồng, nhu cầu vốn cho nâng cấp là 90.383 tỷ đồng và vốn cho bảo trì là 17.912 tỷ đồng; cụ thể phân kỳ vốn theo giai đoạn như sau:

Bảng 3.9.1. Nhu cầu vốn và phân kỳ đầu tư phát triển đường GTNT



TT

Hạng mục

Khối lượng

Kinh phí

2011-2015

2016 - 2020

Cộng

2011-2015

2016-2020

Cộng

I

Xây dựng mới

14,070

11,776

25,846

23,285

19,824

43,109

1

Vùng ĐBSH

2,930

1,954

4,884

4,396

2,930

7,326

2

Trung du miền núi phía Bắc

1,696

2,545

4,241

3,393

5,089

8,482

3

Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ

3,375

2,250

5,624

5,062

3,375

8,437

4

Tây Nguyên

1,179

1,768

2,947

1,768

2,652

4,420

5

Đông Nam Bộ

2,226

1,484

3,711

3,340

2,226

5,566

6

Đồng bằng sông Cửu Long

2,663

1,776

4,439

5,327

3,551

8,878

II

Nâng cấp

62,986

75,978

138,963

40,995

49,388

90,383

1

Vùng ĐBSH

7,174

9,255

16,430

4,595

5,861

10,455

 

Đường huyện

1,450

1,538

2,988

1,160

1,231

2,390

 

Đường xã

5,725

7,717

13,442

3,435

4,630

8,065

2

Trung du miền núi phía Bắc

15,489

18,526

34,015

10,138

12,010

22,149

 

Đường huyện

4,225

4,474

8,699

3,380

3,580

6,959

 

Đường xã

11,264

14,051

25,315

6,759

8,431

15,189

3

Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ

13,816

18,379

32,196

9,109

12,232

21,342

 

Đường huyện

4,098

6,024

10,122

3,278

4,819

8,097

 

Đường xã

9,719

12,355

22,074

5,831

7,413

13,244

4

Tây Nguyên

4,220

3,929

8,149

2,794

2,621

5,415

 

Đường huyện

1,309

1,318

2,628

1,048

1,055

2,102

 

Đường xã

2,910

2,611

5,521

1,746

1,566

3,313

5

Đông Nam Bộ

7,619

9,956

17,575

4,942

6,470

11,412

 

Đường huyện

1,851

2,483

4,334

1,481

1,987

3,468

 

Đường xã

5,768

7,473

13,241

3,461

4,484

7,944

6

Đồng bằng sông Cửu Long

14,667

15,932

30,600

9,417

10,193

19,610

 

Đường huyện

3,084

3,170

6,254

2,467

2,536

5,003

 

Đường xã

11,584

12,762

24,346

6,950

7,657

14,608

III

Bảo Trì

78,300

120,229

244,857

7,430

10,482

17,912

 

Vùng ĐBSH

13,703

18,921

31,355

1236.7

1820.9

3057.6

 

Trung du miền núi phía Bắc

5,487

20,472

52,081

1076.3

1344.1

2420.4

 

Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ

24,940

32,480

69,855

1932.7

2521.9

4454.6

 

Tây Nguyên

14,383

10,823

12,612

469.0

813.4

1282.4

 

Đông Nam Bộ

4,871

8,048

23,822

1104.8

766.9

1871.7

 

Đồng bằng sông Cửu Long

14,915

29,483

55,131

1610.8

3214.6

4825.4

 

Tổng cộng

 

 

 

71,710

79,694

151,404

Đối với nhu cầu vốn xây dựng đường ô tô đến các xã chưa có đường ô tô

- Theo tính toán, nhu cầu vốn nâng cấp, cải tạo xây dựng đường ô tô đến trung tâm các xã chưa có đường ô tô khoảng 8.035tỷ đồng.

Bảng 3.9.2. Nhu cầu vốn xây dựng đường đến các xã chưa có đường ô tô

TT

Vùng

Số xã chưa có đường ô tô

Chiều dài đường (km)

Số cầu cần xây dựng (m)

Chiều dài cầu

(m)

Kinh phí

xây dựng

(tỷ đồng)

1

Trung du miền núi phía Bắc

7

78.60

17.00

153.00

306.2

2

Vùng BTB và Duyên hải miền Trung

48

576.5

21.0

1415.9

3917.3

3

Tây Nguyên

8

114.2

7.0

310.0

985.9

4

ĐBSCL

86

754.6

292.0

11574.3

2825.5

 

Tổng cộng

149

1,523.9

337

13,453.1

8,034.8



3.9.2. Nhu cầu vốn cho chiến lược phát triển GTNT đường thủy nội địa


Kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cảng bến do tư nhân hoặc các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. Những vùng khó khăn, đặc biệt là vùng ĐBSCL, nơi còn xã chưa có đường GTNT cho xe ôtô tới trung tâm xã, cụm xã sẽ được hỗ trợ từ nguồn NSNN. Quy mô của mỗi bến tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Để tăng năng suất xếp dỡ, an toàn vận tải, đề xuất ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí cho cải tạo nâng cấp các cảng sông, chủ yếu ở hạng mục đất đai, đường giao thông ngoài cảng, cấp điện mà các doanh nghiệp địa phương không thể khắc phục được.

Theo tính toán sơ bộ, sẽ phải xây dựng, nâng cấp khoảng 3.134 cảng, bến nhỏ lẻ phục vụ GTNT đường sông, trong đó:

- Khu vực phía Bắc: 1034 bến

- Khu vực phía Nam: 2.000 bến.

Dự kiến kinh phí đầu tư hỗ trợ là 0,5 tỷ đồng/bến.


Bảo trì

Để làm tốt vai trò hỗ trợ tích cực cho GTNT đường bộ, ngoài việc khôi phục nâng cấp các tuyến sông, vấn đề bảo trì cũng cần được quan tâm hơn.

Như đã phân tích, mạng lưới đường sông địa phương hiện đang khai thác trong điều kiện tự nhiên, thời gian qua không được bảo trì, duy tu thường xuyên. Cần phải dành khoản kinh phí hợp lý để duy tu, thanh thải chướng ngại vật, phát huy ưu thế của vận tải sông ở ĐBSH và ĐBSCL. Cũng tương tự như đường bộ, cần đảm bảo hài hoà giữa đầu tư xây dựng và bảo trì, đặc biệt là kinh phí cho duy tu các tuyến sông.

Ngoài ra cần dành một khoản kinh phí cho công tác bảo đảm giao thông thường xuyên như: nạo vét luồng tuyến, trục vớt, sửa chữa nhà trạm, duy tu, kè, sửa chữa biển báo hiệu, phương tiện thiết bị, phòng chống bão, lũ đột xuất.



Bảng 3.9.3. Đầu tư GTNT đường sông vùng ĐBSH – ĐBSCL giai đoạn 2011-2020

TT

Hạng mục

Đơn vị

Số lượng

Suất đầu t­ư (triệu đồng)

Kinh phí

(triệu đồng)

1

Vùng ĐBSH

 

 

 

 

 

Giai đoạn 2011-2020  

 

Bảo trì đư­ờng sông

km

1.422,6

150

213.390



Cải tạo nâng cấp sông

km

674,7

150

101.205



Cải tạo nâng cấp bến sông



1.034

500

517.000

 

Cộng

 



 

831.595

2

Vùng ĐBSCL

 

 

 

 

 

Giai đoạn 2011-2020

 

Bảo trì đư­ờng sông

km

4.855,6

10x10

485.560



Cải tạo nâng cấp bến sông



2.000

500

1.000.000

 

Cộng

 



 

1.485.560

3

Khu vực miền Trung
















Bảo trì

km

1.005

10x10

100.500




Cải tạo nâng cấp bến sông




44

500

22.000




Cộng










122.500




Tổng cộng 3 vùng










2.439.655

Bảng 3.9.4. Tổng hợp đầu tư GTNT đường sông giai đoạn 2011-2020

TT

Hạng mục

Kinh phí(triệu đ)

 

Giai đoạn 2011-2020

 

1

Bảo trì đư­ờng sông

799.450

2

Cải tạo nâng cấp sông

101.205

3

Cải tạo nâng cấp bến sông

1.539.000

 

Cộng

2.439.655

3.10. Danh mục ưu tiên đầu tư và lộ trình thực hiện


Danh mục ưu tiên đầu tư: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, ưu tiên đầu tư xây dựng đường ô tô đến trung tâm các xã chưa có đường ô tô; cụ thể tổng vốn đầu tư là 8.035 tỉ đồng cho 1523,9 km đường và 13.453 mét dài cầu trên 149 xã.

Bảng 3.10.1. Ưu tiên đầu tư đến các xã chưa có đường ô tô đến TT xã



TT

Vùng

Số xã chưa có đường ô tô

Kinh phí ước tính

(triệu đồng)



1

Đồng bằng sông Hồng

0

0.0

2

Trung du miền núi phía Bắc

7

306,2

3

Vùng BTB và Duyên hải miền Trung

48

3.917,3

4

Tây Nguyên

8

985,9

5

Đông Nam Bộ

0

0.0

6

ĐBSCL

86

2.825,5

 

Tổng cộng

149

8.034,8

(Danh mục ưu tiên chi tiết trong bảng phụ lục)

3.11. Cơ chế chính sách phát triển giao thông nông thôn


Để thực hiện được chiến lược phát triển GTNT cần có các cơ chế chính sách phù hợp cho các giai đoạn ngắn hạn và dài hạn. Các cơ chính sách đề xuất trong báo cáo này gồm:

3.11.1. Giải pháp, chính sách về quản lý nhà nước

Phát triển Giao thông nông thôn theo chiến lược, quy hoạch và kế hoạch; dựa vào Chiến lược phát triển Giao thông nông thôn trên phạm vi cả nước, vùng kinh tế được phê duyệt, các địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển Giao thông nông thôn trên địa bàn mình quản lý.

Tăng cường năng lực quản lý Giao thông nông thôn từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã; nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ cấp huyện, cấp xã cả về kiến thức quản lý và kỹ thuật.

Quy hoạch phát triển GTNT của tỉnh phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, với sự phát triển của các ngành kinh tế khác trên địa bàn, đồng thời phải nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển GTVT của tỉnh. Quy hoạch GTNT phải kết hợp với quy hoạch dân cư, phân vùng kinh tế, sử dụng hợp lý đất đai, phải đề cập đến khả năng mở rộng, nâng cấp sau này để tránh di dân, đền bù giải phòng mặt bằng,...

Hình thành tổ chức quản lý hệ thống đường GTNT

Hệ thống GTNT được coi là một khâu, một mắt xích quan trọng trong hệ thống giao thông cả nước do vậy cần phải có bộ máy quản lý việc xây dựng và duy tu, quản lý.

Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ban, ngành: GTVT, Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch đầu tư, Xây dựng, Ủy ban dân tộc miền núi,... và có sự chia sẻ thông tin từ các Bộ, ban ngành đối với Bộ GTVT về lĩnh vực GTNT: quy hoạch xây dựng, đầu tư, các chương trình dự án,...

Về thông tin dữ liệu: hàng quý các Sở GTVT các địa phương gửi văn bản dữ liệu GTNT về Bộ GTVT (Ban giao thông địa phương) để Ban tổng hợp; văn bản dữ liệu gửi theo 2 đường: đường internet (thông qua thư điện tư) và văn bản giấy (qua đường bưu điện).

Các huyện gửi cho các sở GTVT hàng quý theo 2 đường: đường internet (thông qua thư điện tư) và văn bản giấy (qua đường bưu điện)

Tăng cường năng lực quản lý giao thông nông thôn từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã; nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ cấp huyện, cấp xã cả về kiến thức quản lý và kỹ thuật.

Các huyện gửi cho các sở GTVT hàng quý theo 2 đường: đường internet (thông qua thư điện tư) và văn bản giấy (qua đường bưu điện).
Đối với Bộ GTVT

Thành lập Ban giao thông địa phương trực thuộc vụ Kế hoạch đầu tư của Bộ GTVT; Ban có từ 4 đến 6 cán bộ phụ trách chung về GTNT theo các vùng.

Tăng cường bộ phận chuyên trách về GTNT ở Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cục Đường đường thủy nội địa Việt Nam: Tổng cục Đường bộ Việt Nam được Bộ GTVT giao là cơ quan quản lý Nhà nước về GTVT đường bộ trong đó có GTNT đường bộ; Cục Đường thủy nội địa Việt Nam được Bộ GTVT giao là cơ quan quản lý Nhà nước về GTVT đường thủy nội địa, trong đó có GTNT đường sông; chức năng của Bộ GTVT về chuyên ngành GTNT là xây dựng chính sách, chiến lược phát triển GTNT trên phạm vị cả nước, xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, tài liệu hướng dẫn thực hiện xây dựng, bảo trì GTNT giúp các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược GTNT, hướng dẫn, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ cho các cán bộ quản lý ở địa phương.
Tại các địa phương

UBND tỉnh, mà Sở GTVT được giao, là cơ quan quản lý GTVT, tại các Sở GTVT địa phương có tổ chuyên trách quản lý về GTNT: quản lý, đầu tư phát triển và bảo trì các tuyến đường tỉnh, tổng hợp, xem xét, cân đối kế hoạch và quy hoạch GTNT của các huyện. Ngoài ra trách nhiệm của sở còn giám sát và kiểm tra toàn diện các công việc của huyện, xã trong xây dựng và bảo trì GTNT, đào tạo nâng cao năng lực lập kế hoạch đầu tư và quản lý bảo trì hệ thống GTNT của huyện, giới thiệu các tiêu chuẩn, quy trình và các hướng dẫn của Bộ GTVT mới ban hành.

UBND huyện, mô hình hiện tại phần lớn là Phòng Kinh tế và Hạ tầng được giao trách nhiệm quản lý GTNT; trực tiếp quản lý việc xây dựng và bảo trì các tuyến đường huyện trên địa bàn, đồng thời cũng hỗ trợ các xã quản lý các tuyến đường xã.

UBND xã chịu trách nhiệm quản lý đường xã và các loại đường không nằm trong hệ thống phân loại đường quốc gia trên địa bàn, chịu trách nhiệm huy động các đóng góp của nhân dân trên địa bàn. Cán bộ theo dõi GTNT tại cấp xã thường phải kiêm nhiệm và thay đổi qua các kỳ bầu cử. Sơ đồ quản lý và quy trình lập quy hoạch kế hoạch xem hình sau:

Hình 3.11.1. Quy trình lập quy hoạch và kế hoạch đầu tư GTNT tại các cấp






3.11.2. Giải pháp, chính sách tạo vốn phát triển GTNT

Huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau như vốn từ Ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ; từ các dự án, chương trình đầu tư phát triển xây dựng nông thôn; đóng góp của nhân dân, cộng đồng xã hội bằng tiền, vật tư, lao động,..., để đầu tư phát triển Giao thông nông thôn.

Nguồn vốn huy động đầu tư phát triển GTNT chủ yếu tập trung vào các nguồn sau:


  • Nguồn vốn từ ngân sách Trung ương (bao gồm cả nguồn vốn vay của các tổ chức nước ngoài)

  • Nguồn vốn từ ngân sách địa phương (Ngân sách tỉnh, huyện và xã)

  • Nguồn vốn từ đấu giá quyền sử dụng đất

  • Nguồn đóng góp của nhân dân

  • Các nguồn khác (đóng góp hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn từ các chương trình phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo...).


a. Nguồn vốn từ ngân sách Trung ương

- Vốn vay nước ngoài (ODA), vốn đối ứng trong nước.

- Vốn từ các dự án, chương trình đầu tư phát triển xây dựng nông thôn trong đó có đầu tư phát triển GTNT.

Về lâu dài, khi mà thu nhập bình quân đầu người của nước ta (GDP/người.năm) đạt trên 1.000 USD/người.năm thì nguồn vốn ODA sẽ giảm, các khoản vay thương mại với lãi xuất cáo sẽ tăng lên. Nguồn vốn ODA đầu tư cho GTNT sẽ giảm. Khi đó ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ cho những địa phương còn nghèo, đặc biệt khó khăn về địa lý, về kinh tế như một số địa phương trong khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, ĐBSCL để giảm dần sự cách biệt giữa các vùng trong cả nước.

Các địa phương cần tranh thủ tối đa nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, đặc biệt là các địa phương còn nghèo, khó khăn, các huyện vùng sâu, vùng xa.
b. Nguồn ngân sách địa phương

Ngân sách địa phương đầu tư phát triển GTNT bao gồm nguồn vốn từ Ngân sách tỉnh, nguồn vốn từ ngân sách huyện và nguồn vốn từ ngân sách sách xã, tuy nhiên, trên thực tế do ngân sách huyện và xã hạn chế, nên nguồn vốn đầu tư cho GTNT chủ yếu từ nguồn ngân sách tỉnh.

Nguồn vốn này, mặc dù trước mắt còn hạn chế, song sẽ tăng lên cùng với tốc độ phát triển kinh tế của các địa phương. Dự kiến trong những năm tới, cùng với việc đổi mới, mở cửa, kinh tế các tỉnh phát triển sẽ cân đối được thu chi ngân sách, nguồn đầu tư phát triển nông thôn sẽ tăng lên. Nguồn vốn địa phương sẽ hỗ trợ tỷ lệ cao cho đầu tư nâng cấp GTNT, đặc biệt cho vùng nghèo, khu vực chịu nhiều bất lợi so với vùng khác, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo.

Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định cho phù hợp với từng vùng địa phương. Đối với các tỉnh miền núi, các tỉnh có nguồn thu ngân sách và các nguồn thu được để lại không lớn, ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần thông qua kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của địa phương.

Nhà nước hỗ trợ với mức độ và hình thức hỗ trợ khác nhau tuỳ từng vùng. Vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ Cách mạng, vùng kinh tế quá khó khăn thì nhân dân đóng góp ngày công, Nhà nước hỗ trợ vật tư, kỹ thuật. Hàng năm, Nhà nước (Trung ương và Địa phương) giành phần kinh phí từ Ngân sách nhà nước và các nguồn khác hỗ trợ cho các dự án phát triển GTNT, tập trung cho các công trình đòi hỏi kỹ thuật cao như cầu, cống, tràn,..., cho xây dựng và nâng cấp đường huyện và đường về tới trung tâm các xã.

Ngoài ra, còn nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, các địa phương đứng ra vay vốn (thông qua ngân hàng phát triển Việt Nam) để đầu tư phát triển đường GTNT.


c. Nguồn vốn từ đấu giá quyền sử dụng đất

Các địa phương có chủ trương tạo điều kiện thuận lợi và giành phần vốn cho đầu tư phát triển giao thông nông thôn từ nguồn vốn đấu giá quyền sử dụng đất; đây sẽ là một trong những nguồn thu lớn của các địa phương.


d. Nguồn đóng góp của nhân dân

Chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm, dân làm là chính, Nhà nước hỗ trợ “ là một biện pháp huy nguồn lực đóng góp của cộng đồng dân cư tham gia phát triển GTNT. Phải đa dạng hoá các hình thức đóng góp của dân như vật liệu, ngày công lao động, tiền... Ngoài ra, phải tận dụng được sự đóng góp của các thành phần kinh tế khác trên địa bàn, vốn từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội như xoá đói giảm nghèo, định canh định cư, tranh thủ các nguồn vốn ODA hoặc viện trợ không hoàn lại của các nước, các tổ chức quốc tế tham gia vào phát triển GTNT.

Nguồn vốn huy động từ cộng cộng đồng dân cư sẽ chiếm một tỉ trọng ngày càng lớn trong phát triển và bảo trì GTNT, đặc biệt cho đường thôn, đường xã, do vậy cần có những cơ chế, chính sách làm sao khuyến khích được người dân đóng góp tối đa nguồn lực của mình.

Về cơ chế vốn đầu tư GTNT (cho đường trong xã, thôn) theo các hướng: Việc đền bù, giải phóng mặt bằng để xây dựng GTNT vận động để cộng đồng dân cư lo; Xây dựng nền đường huy động nguồn đóng góp của dân bằng tiền hoặc bằng ngày công lao động; Vật liệu trong nước để làm đường phải có sự đóng góp của nhân dân; Nhà nước hỗ trợ Xi năng, nhựa đường để làm mặt đường, xây dựng cầu cống. Giao thông nội đồng do cộng đồng dân cư tự lo là chính.


e. Các nguồn khác

Cùng với việc phát triển kinh tế, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, sẽ ngày càng có nhiều cơ sở công nghiệp, chế biến sản phẩm, khai thác mỏ, gỗ, quặng đặt tại các vùng nông thôn, do KCHT được cải thiện, lợi thế về giá đất và nhân công . Vì vậy các địa phương phải tận dụng được sự đóng góp của các thành phần kinh tế khác này trên địa bàn, gắn liền việc sử dụng đường với nghĩa vụ nhưng cũng là quyền lợi của họ. Bên cạnh đó, huy động các cá nhân, tiểu thương, những nhà hảo tâm (cả trong nước và nước ngoài), các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội ngành nghề đóng trên địa bàn tài trợ một phần nào đó cho công cuộc phát triển GTNT tại địa phương mà họ đang sinh sống.



Bảng 3.11.1. Cơ chế huy động vốn phát triển GTNT

TT

Loại đường

Ngân sách Nhà nước (%)

Nhân dân đóng góp (%)

Các nguồn vốn khác (%)

1

Đường đến TTX chưa có đường ô tô

100

Hỗ trợ GPMB

0

2

Đường huyện

100

Hỗ trợ GPMB

0

3

Đường xã




- Khu vực đặc biệt khó khăn

90-100

Hỗ trợ GPMB

0-10




- Khu vực khó khăn

65-70

Hỗ trợ GPMB, 20

10-15




- Khu vực phát triển

30

Hỗ trợ GPMB, 50

20

4

Đường thôn xóm, ra đồng ruộng




- Khu vực đặc biệt khó khăn

Hỗ trợ vật liệu, thiết kế: 35-50

Hỗ trợ GPMB, 50 - 60

5-15




- Khu vực khó khăn

Hỗ trợ vật liệu, thiết kế: 30

Hỗ trợ GPMB, 60 - 70

0-10




- Khu vực phát triển

Hỗ trợ vật liệu, thiết kế: 0-10

Hỗ trợ GPMB, 80 - 85

0-5


Về tổ chức quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển GTNT

a. Trước khi đầu tư xây dựng

Nhất thiết dự án đầu tư xây dựng phải được cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan có thẩm quyền duyệt có thể là huyện, xã tuỳ theo quy mô dự án trên cơ sở quy hoạch đã được tỉnh thống nhất, tổng hợp báo cáo Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ GTVT để cân đối bố trí vốn.

Các dự án phải có chủ đầu tư (tỉnh, huyện hoặc xã) và phải được thẩm định trước khi quyết định đầu tư.

Chủ đầu tư có thể tự quản lý và huy động nguồn lực đóng góp của nhân dân (bằng tiền, vật tư, lao động); Chủ đầu tư cũng có thể ký hợp đồng với các đơn vị xây dựng tại địa phương giám sát, nghiệm thu, thanh toán công trình.

Các dự án khi thực hiện phải thông qua Huyện và thông báo cho HĐND, UBND xã, sau đó tập hợp báo cáo Tỉnh, hàng năm Tỉnh báo cáo Bộ GTVT để tổng hợp báo cáo Nhà nước.

Vốn của Trung ương chủ yếu bằng vật tư kỹ thuật, bằng tiền được chuyển vào ngân sách Tỉnh, Tỉnh thông báo kế hoạch vốn cho Xã và thông báo cho Huyện để kiểm tra theo dự án đã được duyệt.

Cấp Huyện có phòng Kinh tế và Hạ tầng: có cán bộ chuyên trách giao thông nông thôn.

Các xã có một cán bộ chuyên trách theo dõi GTVT tại địa phương.

Trước khi xây dựng phải có sự bàn bạc, thống nhất ý kiến với dân.

b. Tổ chức xây dựng

Phải có cơ quan chủ đầu tư quản lý.

Việc thực hiện xây dựng các dự án tuỳ theo quy mô công trình và cơ cấu nguồn vốn có thể tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu.

Phải có giám sát, đặc biệt là giám sát cộng đồng trong quá trình xây dựng, khi dự xây dựng xong phải có nghiệm thu và được công khai hoá cho nhân dân biết.

Khi công trình hoàn thành phải tổ chức hội đồng nghiệm thu (bao gồm các thành viên từ tỉnh, huyện) có hồ sơ hoàn công và bàn giao cho xã quản lý.
3.11.3. Giải pháp, chính sách về khoa học công nghệ

Sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương, chú trọng sử dụng vật liệu mới, áp dụng công nghệ mới, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng để xây dựng phát triển GTNT. Vùng đồng bằng sông Cửu Long cần sử dụng các chất gia cố để tăng cường độ chịu lực của nền đất yếu, bảo vệ đường ở môi trường ngập lụt, sử dụng dầm cầu hoặc cầu thép định hình... vừa dễ thi công vừa tạo ra khả năng thông thuyền lớn.

Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật mới quy định về đường GTNT cho từng khu vực để đầu tư phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế địa phương. Từng bước thực hiện bảo trì theo quy trình, tổ chức, định ngạch tạo thói quan bảo trì GTNT.

Đối với nhân công địa phương, có chính sách ưu tiên các nhà thầu sử dụng nhân công địa phương cho công tác thi công xây dựng đường. Ngoài việc giải quyết công ăn việc làm cho nguồn lực địa phương thì việc sử dụng nhân công địa phương cũng làm giá thành xây dựng rẻ hơn, tiết kiệm hơn đồng thời ý thức của những người thi công sẽ cao hơn vì họ đang làm đường cho chính họ đi và trên quê hương họ do đó chất lượng sẽ được đảm bảo hơn.


3.11.4. Giải pháp, chính sách về bảo trì

Xác định, phân chia rõ trách nhiệm quản lý, bảo trì GTNT giữa các cấp (tỉnh, huyện, xã); nâng cao nhận thức, tạo lập thói quen quản lý bảo trì GTNT.

Xây dựng các quy định, quy chế cụ thể về quản lý, bảo trì Giao thông nông thôn.

Sau khi công trình được xây dựng xong phải bảo trì, đường đi qua xã nào thì xã đó quản lý, vốn bảo trì và sửa chữa nhỏ do dân tự làm và tự quản lý chi phí, địa phương hỗ trợ từ sửa chữa lớn trở lên.

Sử dụng nguồn lực đóng góp của cộng đồng dân cư địa phương để bảo trì theo quy trình kỹ thuật, tổ chức, hướng dẫn của Bộ GTVT. Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện mỗi địa phương có thể huy động một phần nguồn lực từ đô thị để bảo trì hệ thống GTNT.

Nghiên cứu các biện pháp làm tăng nguồn vốn hiện có cho bảo trì ở những địa phương nghèo nhất.

Nâng cao nhận thức, tạo lập thói quen quản lý bảo trì GTNT.
3.11.5. Giải pháp, chính sách phát triển nguồn nhân lực

Tăng cường năng lực, nhân lực cho cán bộ trực tiếp quản lý Giao thông nông thôn, có chương trình đào tạo, tập huấn hàng năm cho cán bộ quản lý Giao thông nông thôn các cấp. Mở rộng các hình thức đào tạo, kết hợp giữa đào tạo ngắn hạn với đào tạo dài hạn, giữa đào tạo trong nước và đào tạo ở nước ngoài, giữa đào tạo theo trường lớp và tự đào tạo thông qua tự học tập, nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để nâng cao trình đọ kỹ thuật và quản lý GTNT

Có chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi đối với người lao động trong điều kiện lao động đặc thù, đặc biệt là công tác quản lý, bảo trì Giao thông nông thôn ở các vùng sâu, vùng xa, vùng địa hình khó khăn. Tùy vào từng thời điểm, điều kiện cụ thể của địa phương, có những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, khuyến khích đầu tư phát triển GTNT hiệu quả, nhanh chóng.
3.11.6. Giải pháp, chính sách về đảm bảo an toàn giao thông

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiện toàn tổ chức quản lý an toàn giao thông tại địa phương. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kết hợp với tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông khi tham gia giao thông.

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng Giao thông nông thôn đảm bảo an toàn giao thông và hành lang an toàn đường bộ.

Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, quản lý người điều khiển phương tiện vận tải, chất lượng kiểm định và quản lý phương tiện cơ giới khu vực nông thôn.

Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra.
3.11.7. Giải pháp, chính sách về bảo vệ môi trường

Hoàn thiện các tiêu chuẩn, văn bản hướng dẫn, các quy định bảo vệ môi trường trong xây dựng, khai thác các công trình giao thông và khai thác vận tải. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục và cưỡng chế thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường.

Nâng cao chất lượng giám sát và quản lý bảo vệ môi trường. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược từ khâu lập quy hoạch và đánh giá tác động môi trường từ khâu lập dự án đầu tư. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong các dự án xây dựng công trình và cơ sở công nghiệp giao thông vận tải khu vực nông thôn nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Các công trình Giao thông nông thôn và phương tiện vận tải hoạt động khu vực nông thôn phải có tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng phù hợp với các yêu cầu về bảo vệ môi trường.


3.11.8. Giải pháp, chính sách về khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển GTNT.

Có cơ chế, chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà thầu nhỏ, tư nhân tham gia xây dựng, quản lý, bảo trì Giao thông nông thôn và cung cấp các dịch vụ khu vực nông thôn.

Hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà thầu nhỏ, tư nhân tham gia xây dựng, quản lý, bảo trì GTNT và cung cấp các dịch vụ khu vực nông thôn.

Các thành phần kinh tế đóng một vai trò không nhỏ trong việc phát triển GTNT. Đầu tư phát triển GTNT với những đặc điểm dự án nhỏ, lẻ, phân tán, kinh phí đầu tư không lớn, yêu cầu kỹ thuật không cao ... là những yếu tố thuận lợi thúc đảy các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển GTNT.

Các thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, cần thu hút các thành phần này tham gia đầu tư xây dựng các tuyến đường huyện. Ngoài ra, khuyến khích họ tham gia đầu tư vào các dịch vụ vận tải khách và hàng hóa ở cự ly trung bình nối giữa các trung tâm thành thị và trung tâm huyện. Để thực hiện được cần thiết có các chính sách hỗ trợ như vay vốn ưu đãi, xem xét giảm một sô các loại thuế, phí.

Các thành phần kinh tế tư nhân, có vai trò quan trọng và ngày một phát triển; đây là thành phần quan trọng cần được ưu tiên khuyến khích tham gia vào phát triển GTNT. Việc thu hút họ tham gia vào công tác xây dựng các đường xã, thôn xóm, công tác quản lý, bảo trì GTNT sẽ đem lại hiệu quả cao và chi phí thấp. Thành phần kinh tế tư nhân ngay tại địa phương tham gia sẽ nâng cao được trách nhiệm của nhà thầu thi công, tận dụng các nguồn lực địa phương một cách triệt để sẽ đem lại chất lượng tốt cho các tuyến đường nông thôn có chất lượng đồng thời tạo điều kiện tốt cho công tác quản lý. Mặt khác, cần phải khuyến khích thành phần này tham gia vào cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách nông thôn từ các trung tâm huyện về các trung tâm xã. Để thu hút các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư phát triển GTNT và dịch vụ hỗ trợ, cần có các chính sách như hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp, thời hạn trả vốn dài hơn, chính quyền địa phương tạo điều kiện về đất đai, giảm các khoản phí,...

Cần có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các nhà thầu có quy mô nhỏ tham gia xây dựng công trình GTNT, một mặt vừa tạo ra được “công ăn việc làm” cho các nhà thầu địa phương, một mặt các địa phương sẽ thu được một phần vốn từ phí và thuế từ các nhà thầu này vào ngân sách địa phương cũng như kiểm soát chặt chẽ được hoạt động của họ.

Các địa phương (huyện, xã) có thể chỉ định giao thầu những gói thầu có quy mô nhỏ, vừa cho các nhà thầu địa phương có đủ năng lực, điều kiện. Địa phương hỗ trợ tối đa các nhà thầu thủ tục, thời gian để họ có thể tham gia đầu tư phát triển GTNT và các dịch vụ hỗ trợ khu vực nông thôn.



3.12. Tổ chức thực hiện


- Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố rộng rãi Chiến lược phát triển Giao thông nông thôn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; định kỳ cập nhật, đề xuất, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Trên cơ sở Chiến lược phát triển Giao thông nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo lập và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển Giao thông nông thôn của địa phương mình phù hợp với Chiến lược này; hàng năm có trách nhiệm báo cáo Bộ Giao thông vận tải và các Bộ liên quan về tình hình triển khai, thực hiện.


PHẦN 5

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Môi trường rất cần thiết với sự sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ bảo vệ môi trường bao gồm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn các tác động gây hủy hoại và chống ô nhiễm môi trường, phục hồi các tổn thất và không ngừng cải thiện tiềm năng của thiên nhiên. Chất lượng môi trường là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội lâu bền của khu vực và đất nước. Chính vì vậy, phát triển GTVT nói chung và GTNT nói riêng cần phải phát triển một cách bền vững và phải bảo vệ môi trường sinh thái.


Mục tiêu bảo vệ môi trường đối với phát triển giao thông vận tải

Trong Chương trình nghị sự 21, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam có đề xuất định hướng phát triển bền vững một số ngành có tác động đặc biệt đến môi trường, trong đó nêu rõ định hướng đối với hoạt động phát triển ngành giao thông vận tải, cụ thể:

Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường không đều đã và đang được mở rộng và hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi để dịch vụ vận tải nhanh chóng tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và lưu thông của xã hội, của sự nghiệp công nghiệp hoá và đời sống của nhân dân.

Việc tập trung xây dựng nhiều công trình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong thời gian tới sẽ làm cho môi trường, cảnh quan tốt đẹp hơn, điều kiện giao thông tốt hơn, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và cải thiện đời sống nhân dân.

Mặt khác, lĩnh vực giao thông vận tải cũng đặt ra một số thách thức đối với phát triển bền vững:


  • Một bộ phận dân cư sẽ phải di dời do giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án và tái định cư làm đời sống xáo trộn; một bộ phận đất đai đang canh tác sẽ bị mất.

  • Nguy cơ ô nhiễm khí thải, bụi, tiếng ồn, ô nhiễm sông biển sẽ tăng lên.

  • Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải sẽ thu hút một số lớn vốn đầu tư, trong đó phần lớn là vốn vay bên ngoài dẫn đến gánh nặng nợ nần của thế hệ mai sau sẽ tăng lên.

Để phát triển bền vững, ngành GTVT cần thực hiện những hoạt động ưu tiên sau:

  • Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ nhằm phát triển bền vững lĩnh vực giao thông vận tải, bao gồm các chính sách sử dụng đất đai, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng mạng lưới giao thông vận tải công cộng, đồng thời khuyến khích khu vực tư nhân tham gia phát triển giao thông vận tải, sử dụng phương tiện giao thông vận tải có mức tiêu hao năng lượng thấp và giảm phát thải gây ô nhiễm.

  • Quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải đồng bộ với quy hoạch các vùng sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, nhằm bảo đảm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và tăng dịch vụ trong mối quan hệ hài hoà với phát triển kinh tế vùng và bảo vệ môi trường tự nhiên.

  • Tập trung phát triển mạng lưới giao thông công cộng ở các đô thị lớn. Sử dụng các công cụ kinh tế và hành chính trong việc khuyến khích thói quen sử dụng dịch vụ giao thông công cộng. Hạn chế phát triển các loại phương tiện giao thông cá nhân tiêu tốn nhiên liệu, sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường, đồng thời khuyến khích sáng chế và phổ biến các loại phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

  • Phát triển nhanh chóng mạng lưới giao thông nông thôn để phục vụ tốt việc phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

  • Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến luật pháp về giao thông và an toàn giao thông nhằm giảm tai nạn giao thông.

Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Chính phủ ban hành với mục tiêu tổng quát sau đây:



  • Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường; giải quyết một bước cơ bản tình trạng suy thoái môi trường ở các khu công nghiệp, các khu dân cư đông đúc ở các thành phố lớn và một số vùng nông thôn; cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, hồ ao, kênh mương.

  • Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi đối với môi trường; ứng cứu và khắc phục có hiệu quả sự cố ô nhiễm môi trường do thiên tai gây ra.

  • Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh học.

  • Chủ động thực hiện và đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế, hạn chế các ảnh hưởng xấu của quá trình toàn cầu hóa tác động đến môi trường trong nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm phát triển bền vững đất nước.


Các vấn đề môi trường chính có liên quan và các giải pháp giảm thiểu

Bảng tóm tắt các tác động chính có thể gây ra khi thực hiện

các dự án phát triển GTNT

Các hạng mục môi trường

GĐ tiền XD

GĐ xây dựng

GĐ khai thác

Giải phóng mặt bằng và tái ĐC

x

x




Thay đổi cảnh quan khu vực










  • Cảnh quan




x

x

  • Sinh thái




x

x

Nước biển dâng, ngập lụt




x

x

Ô nhiễm môi trường




x

x

Chia cắt cộng đồng

x

x




An toàn lao động và tai nạn GT




x

x

1. Chiếm dụng đất và giải phóng mặt bằng: Qũy đất để phát triển GTNT trong đó chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp. Do đó, các tác động do chiếm dụng đất, chuyển đổi mục đích sản xuất là tác động cần phải xem xét rất kỹ lưỡng trong quá trình quy hoạch và xây dựng các tuyến đường GTNT; hạn chế chiếm dụng các khu vực đất đai có chất lượng cao và cho năng suất cây trồng tốt dành cho canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ; để hạn chế di chuyển dân cư và tác động đến đồng bào dân tộc thiểu số…
2. Thay đổi cảnh quan khu vực: Sự thay đổi cảnh quan môi trường cũng có thể được đánh giá là một trong những kết quả tất yếu của tác động thay đổi hệ sinh thái, mục đích sử dụng đất.

Khi cảnh quan môi trường bị thay đổi sẽ dẫn đến nhiều sự thay đổi khác như: thay đổi chức năng sinh thái của khu vực, thay đổi tính năng sinh thái của khu vực ; làm giảm các giá trị về cải thiện môi trường sống và ở một mức độ nào đó có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc xã hội khu vực thực hiện dự án. Các tác động hệ quả này cần phải được xem xét kỹ lưỡng trong các dự án xây dựng giao thông.

Biến đổi cảnh quan môi trường là một tác động có thể nhìn thấy rất rõ, với xu hướng biến đổi chính là sự thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển đổi từ vùng nông thôn, hoang sơ thành vùng đô thị ; đường sá, nhà cửa ,công trình hai bên đường đẹp hơn, phong quang hơn góp phần cho cảnh quan làng mạc đẹp hơn, phù hợp với một nông thôn mới công nghiệp hóa hiện đại .

Sự vận hành khai thác các tuyến đường sẽ dẫn đến sự phát triển nhanh chóng các dịch vụ khác và do đó thúc đẩy nhanh chóng quá trình phát triển KT-XH khu vực nông thôn.

Việc nâng cấp các tuyến đường sông, phải nạo vét , chỉnh trị các đoạn tuyến. Cần chú ý hệ sinh thái ven bờ các sông ;

Việc nạo vét và duy tu các cảng sông, biển, đặc biệt là luồng vào cảng , thường lấy đi một khối lượng vật chất như: bùn, đất dưới lòng sông, tạo nên độ đục, giảm sự quang hợp và ảnh hưởng đến môi trường sống của hệ sinh vật trong hệ sinh thái ven bờ. Chính vì vậy, phải có kế hoạch quản lý các hoạt động duy tu và nạo vét, tránh những tác động xấu đến môi trường nước ;


3. Tác động do nước biển dâng, ngập lụt: cần phải xem xét đối với những khu vực dễ bị tác động bởi nước biển dâng và ngập lụt trong quá trình xây dựng cũng như vận hành khai thác tuyến.

Khi xây dựng các tuyến đường (thông thường là đường bộ) có thể dẫn đến tác động làm trầm trọng hoá sự thoát nước trong khu vực và có thể làm gia tăng mức độ ngập lụt cục bộ cho khu vực thực hiện quy hoạch.

Ngoài ra các tác động do biến đổi khí hậu dẫn đến mực nước biển dâng cũng sẽ có những tác động đến các tuyến đường quy hoạch gần khu vực ven biển và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó trong quá trình lựa chọn vị trí, thiết kế xây dựng cũng phải xem xét đến tác động này.
4. Ô nhiễm môi trường: bao gồm ô nhiễm chất lượng môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí .Trong quá trình xây dựng sử dụng các loại vật liệu từ nơi khác mang đến làm thay đổi sự phân bố tự nhiên của hệ vật chất trong thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển, khí quyển môi trường tự nhiên ;
Ô nhiễm không khí: Trong quá trình thi công xây dựng, có khả năng xảy ra hiện tượng ô nhiễm chủ yếu do hiện tượng phát thải tạm thời, các khí thải và bụi từ nhiều hoạt động xây dựng . Bụi liên kết với các hoạt động nền móng, vận chuyển vật liệu xây dựng và các khí thải từ các thiết bị máy móc thi công là những ô nhiễm trong giai đoạn thi công xây dựng . Bụi sẽ lắng đọng trên cây cối, hoa màu và có thể gây ra các vấn đề hô hấp cho những người dân xung quanh. Các tác động này cần phải được giảm thiểu bằng cách


  • Sử dụng các xe phun nước để tưới ẩm đường sá ;

  • Lúc thi công những máy cố định đặt xa khu dân cư ;

  • Gia cố mặt đường và các công trình trên đường để tránh bụi ;

  • Xe chở vật liệu thi công phải đậy phủ khi đi qua khu dân cư ;

  • Xét chiều gió để thi công ít ảnh hưởng đến khu dân cư đang sinh sống.


Ô nhiễm nước và đất : Khi thi công xây dựng, các hoạt động xây dựng có khả năng gây ra tác động lớn tới môi trường nước do việc xả thải các chất thải rắn, dò rỉ vật liệu xây dựng, xả thải từ nước thải máy nghiền đá, dò rỉ dầu mỡ và nước thải từ các lán trại của công nhân xây dựng. Để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và đất:

  • Khi thi công tránh đổ, rửa những chất dễ ô nhiễm vào nguồn nước dân cư sinh hoạt ;

  • Các chất thải cần phải thu gom định kỳ và đổ thải tại khu vực bãi thải quy định.


Tiếng ồn: trong giai đoạn thi công xây dựng các tác động chủ yếu do tiếng ồn tới khu vực dân cư có thể là tiếng ồn từ phương tiện giao thông, các thiết bị vận chuyển đất đá,các hoạt động nén cọc …Để giảm thiểu tiếng ồn bằng cách :

  • Hoạt động xây dựng như nén cọc bằng máy nên tiến hành vào ban đêm ;

  • Các thiết bị cần phải bảo dưỡng định kỳ để giảm tối đa việc gây ồn ;

  • Khi thi công những máy cố định nên đưa xa khu dân cư ;

  • Khi khai thác bằng mọi cách giảm thiểu : hạn chế bóp coi, giảm thanh, sử dụng động cơ chất lượng cao.


5. Chia cắt cộng đồng: do chiếm dụng đất sẽ dẫn đến chia cắt cộng đồng và có thể xâm phạm đến các khu vực di sản văn hóa cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Khi triển khai các công trình có thể gây tác động đến các di tích văn hóa, lịch sử mồ mả…Vì vậy, khi quy hoạch tránh không vi phạm vào các di tích ; quy tập đền bù trước khi thi công.


6. An toàn lao động và tai nạn giao thông: Các vấn đề về an toàn lao động và tai nạn giao thông cũng phải xem xét đánh giá nhằm giảm thiểu đến mức có thể.

Công nhân khi vận hành điều khiển các thiết bị xây dựng, chuyên chở phải được trang bị bảo hộ lao động, tập huấn về an toàn nếu không rất dễ xẩy ra tai nạn ;

Đảm bảo an toàn toàn bộ diện tích trong chỉ giới đường của dự án cần phải bao quanh bằng các hàng rào, đường ngang dành cho dân cư phải có và có đặt các biển báo để tránh tai nạn đối với cộng đồng xung quanh.


Каталог: Uploads -> file -> word documents
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
word documents -> Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam
word documents -> Báo cáo tổng hợp MỞ ĐẦu bối cảnh
word documents -> THÔng tư Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang, quy tắc giao thông tại đường ngang, tổ chức phòng vệ, tổ chức quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng
word documents -> HƯỚng dẫn khai lý LỊch của ngưỜi xin vàO ĐẢng theo Hướng dẫn số 05/hd tctw ngày 26-2-2002
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 317
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 190

tải về 2.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương