ChiÕn l­îc ph¸t triÓn giao th ng n ng th n viÖt nam ®Õn n¨m 2020



tải về 2.03 Mb.
trang2/18
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích2.03 Mb.
#1786
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

MỞ ĐẦU


1. Bối cảnh thực hiện đề án

Đến thời điểm trước năm 2009 có hai nghiên cứu về chiến lược phát triển GTNT Việt Nam.



Nghiên cứu 1: năm 1999, Viện nghiên cứu giao thông thuộc Vương quốc Anh (I.T. Transport) thực hiện nghiên cứu “Chiến lược phát triển GTNT Việt Nam đến năm 2010” (từ nguồn vốn hỗ trợ của Bộ phát triển quốc tế Vương quốc Anh - DFID); nghiên cứu này kết thúc năm 2000, kết quả chỉ được thực hiện dưới dạng báo cáo, chưa hoàn chỉnh.

Nghiên cứu 2: năm 2004, để hoàn thiện nghiên cứu trước đây, DFID tiếp tục hỗ trợ thực hiện nghiên cứu: “Cập nhật và hoàn thiện Chiến lược phát triển GTNT Việt Nam đến năm 2020”. Bộ GTVT đã giao Ban quản lý dự án 5 (PMU5 nay là PMU6) là chủ đầu tư và chỉ định Viện Chiến lược và Phát triển GTVT là tư vấn thực hiện nghiên cứu đề án này.

Đến tháng 7 năm 2006 (sau 14 tháng thực hiện), báo cáo cuối cùng đã được hoàn thành và được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt (Quyết định số 101/QĐ-BGTVT ngày 16 tháng 1 năm 2007). Tuy nhiên mới dừng lại ở việc hoàn thành nội dung, chưa được Chính phủ phê duyệt để trở thành một văn bản quy phạm pháp luật.

Các số liệu sử dụng cho nghiên cứu (số liệu về giao thông vận tải, GTNT , KT-XH,...) đều chỉ đến thời điểm năm 2004 - 2005; đến thời điểm hiện nay đã có nhiều thay đổi về kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng GTNT , cơ chế, chính sách, địa giới hành chính, quy mô dân cư, quy mô đô thị, quy hoạch vùng kinh tế,... nên báo cáo đã lạc hậu.

Đến thời điểm hiện nay nhiều Chiến lược, Quy hoạch phát triển vùng, ngành đã được phê duyệt như Điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam, Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa, quy hoạch phát triển GTVT đường sắt, quy hoạch phát triển hệ thông cảng biển, quy hoạch phát triển GTVT hàng không đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,…, quy hoạch phát triển một số khu kinh tế, quy hoạch xây dựng vùng Duyên Hải Bắc Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Trung đến năm 2020, định hướng quy hoạch phát triển KT-XHcủa quốc gia, các vùng kinh tế trọng điểm (Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long),...

Chiến lược đưa ra kế hoạch và chương trình ưu tiên cho giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng cho giai đoạn 2011-2020, đến thời điểm hiện tại đã gần qua giai đoạn ưu tiên đầu tư, nhiều công trình thuộc diện ưu tiên đã được thực hiện và đưa vào các dự án như dự án GTNT3 (WB3), bên cạnh đó cũng có nhiều dự án đã được thực hiện như xoá cầu khỉ đồng bằng sông Cửu Long, làm đường ô tô đến các xã chưa có đường ô tô, giai đoạn định hướng đã trở thành giai đoạn kế hoạch trung, dài hạn,...
2. Sự cần thiết xây dựng đề án

Nước ta là nước nông nghiệp, 76,5% dân số sống ở nông thôn, 73% lực lượng lao động xã hội đang làm việc và sinh sống nhờ vào các hoạt động sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp.

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã xác định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển KT-XH bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng…. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

GTNT là một trong những mắt xích thiết yếu nối các vùng nông thôn với hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện phát triển cơ giới hoá trong sản xuất, trao đổi hàng hoá, đẩy mạnh, nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho người dân khu vực nông thôn. Trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, GTNT có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng.

Thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà Nước GTVT đã có sự phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng trong việc phát triển KT-XH nói chung và phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng. Đến nay đã có mạng lưới giao thông với đủ các phương thức vận tải, phân bổ tương đối hợp lý trên khắp mọi miền đất nước, tạo ra sự liên hoàn từ quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện đến đường xã, thôn, bản góp phần thực hiện các chương trình quốc gia và phát triển nông thôn. Về cơ bản đã chấm dứt tình trạng ách tắc vận tải, việc vận chuyển hàng hoá phục vụ sản xuất nông nghiệp, sự giao lưu đi lại của nông dân thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa đồng đều giữa các vùng và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Việc vận chuyển ở nông thôn còn khó khăn, nhiều tuyến đường bị hư hỏng hoặc không thể đi lại được trong mùa mưa; theo số liệu khảo sát đến cuối năm 2010 vẫn còn 149 xã chưa có đường cho ô tô tới trung tâm. Chất lượng đường còn rất thấp: trên 70% đường huyện, hơn 80% đường xã được đánh giá là xấu hoặc rất xấu; 72% đường thôn xóm còn là đường cấp phối và đất. Dịch vụ vận tải chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng, chất lượng.

Để thúc đẩy phát triển KT-XH khu vực nông thôn, trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, trong giai đoạn tới đòi hỏi GTNT phải được ưu tiên, tập trung đầu tư xây dựng tạo bước chuyển đổi mạnh mẽ cả về số lượng cũng như chất lượng. Vì vậy, việc xây dưng chiến lược phát triển GTNT đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là yêu cầu hết sức cần thiết.
3. Các căn cứ lập Chiến lược

Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng CSVN (Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy BCHTW khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Nghị quyết 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Luật Giao thông đường bộ;

Luật Giao thông đường thủy nội địa;

Luật đường sắt;

Luật bảo vệ môi trường;

Bộ Luật Hàng hải Việt Nam;

Luật Xây dựng;

Luật Đấu thầu được Quốc hội ban hành tháng 11 năm 2005;

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội;

Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;

Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính Phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về lập phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển KTXH;

Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng;

Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình;

Quyết định số 2379/QĐ-BGTVT ngày 12/8/2009 của Bộ GTVT về việc Giao nhiệm vụ cập nhật và hoàn thiện Chiến lược phát triển GTNT Việt Nam cho Cục đường bộ Việt Nam;

Các chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển GTVT, quy hoạch các chuyên ngành đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy nội địa;

Các quy hoạch phát triển các vùng kinh tế, vùng trọng điểm kinh tế;

Các tiêu chuẩn kỹ thuật các ngành đường bộ, đường thủy nội địa, vận tải,…;

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020 và các tiêu chí về nông thôn mới;

Văn bản số 7815/BGTVT-KHĐT ngày 09/11/ 2009 của Bộ GTVT chấp thuận nội dung đề cương của Đề án cập nhật và hoàn thiện Chiến lược phát triển GTNT Việt Nam cho Cục đường bộ Việt Nam;

Quyết định số 3579/QĐ-BGTVT ngày 01/12/2009 tạm phê duyệt kinh phí thực hiện đề án Chiến lược phát triển GTNT Việt Nam;

Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành định mức chi phí cho lập thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;

Quyết định số 230/QĐ-BGTVT ngày 25/01/2010 phê duyệt kế hoạch đấu thầu gói thầu tư vấn thực hiện Đề án cập nhật và hoàn thiện Chiến lược phát triển GTNT Việt Nam cho Cục đường bộ Việt Nam;

Hợp đồng kinh tế số 05/HĐKT-CĐBVN ngày 24/03/2010 giữa chủ đầu tư là Cục đường bộ Việt Nam và nhà thầu tư vấn là Viện Chiến lược và Phát triển GTVT;

Phụ lục bổ sung hợp đồng số 02/PLBSHĐ-TCĐBVN ngày 26/07/2010 giữa chủ đầu tư là Tổng cục Đường bộ Việt Nam và nhà thầu tư vấn là Viện Chiến lược và Phát triển GTVT.
4. Mục tiêu Chiến lược

Mục tiêu xây dựng Chiến lược phát triển GTNT Việt Nam đến năm 2020:



  • Xây dựng Chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng GTNT .

  • Xây dựng Chiến lược phát triển vận tải khu vực nông thôn (vận tải đường bộ, đường sông).

  • Kiến nghị các cơ chế chính sách phát triển GTNT.

5. Phạm vi và thời gian xây dựng Chiến lược

Phạm vi xây dựng Chiến lược được thực hiện trên phạm vi cả nước, 63 tỉnh, thành phố, được chia theo 6 vùng kinh tế - xã hội (căn cứ theo phân vùng kinh tế của Nghị định số 92/2006-NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006):



Vùng trung du và miền núi phía Bắc

Gồm 14 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái.



Vùng đồng bằng sông Hồng

Gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh.



Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Gồm 14 tỉnh, thành phố: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.



Vùng Tây Nguyên

Gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.



Vùng Đông Nam Bộ

Gồm 6 tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.



Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Gồm 13 tỉnh, thành phố: Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.



6. Phương pháp tiếp cận, xây dựng Chiến lược

- Thống kê, phân tích, phương pháp toán, so sánh.

- Khảo sát, chuyên gia, tổng hợp.


Каталог: Uploads -> file -> word documents
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
word documents -> Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam
word documents -> Báo cáo tổng hợp MỞ ĐẦu bối cảnh
word documents -> THÔng tư Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang, quy tắc giao thông tại đường ngang, tổ chức phòng vệ, tổ chức quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng
word documents -> HƯỚng dẫn khai lý LỊch của ngưỜi xin vàO ĐẢng theo Hướng dẫn số 05/hd tctw ngày 26-2-2002
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 317
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 190

tải về 2.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương