ChiÕn l­îc ph¸t triÓn giao th ng n ng th n viÖt nam ®Õn n¨m 2020


CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TỪNG VÙNG ĐẾN NĂM 2020



tải về 2.03 Mb.
trang13/18
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích2.03 Mb.
#1786
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

3. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TỪNG VÙNG ĐẾN NĂM 2020

3.1. Chiến lược phát triển GTNT cho các xã khó khăn chưa có đường đến trung tâm xã


Việc xây dựng đường đến các trung tâm các xã chưa có đường ô tô là chủ trương lớn của Chính phủ trong việc xoá đói giảm nghèo, xoá những vùng trắng về đường giao thông để tạo cơ hội hội nhập các khu vực nông thôn có nhiều điều kiện khó khăn (vùng sâu, vùng xa, vùng địa hình núi cao hiểm trở hoặc chia cắt bởi các sông, kênh) vào nền kinh tế tỉnh, vùng, quốc gia. Tại Quyết định số 171/2006/QĐ-TTg ngày 24/7/2006 của Chính phủ về việc phát hành và sử dụng trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003 - 2010 đã nêu rõ “Đối với đường giao thông ô tô đến trung tâm các xã chưa có đường ô tô, ngoài nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, các địa phương cần bố trí ngân sách địa phương và huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác, kể cả việc huy động từ đóng góp của cộng đồng dân cư để đầu tư” và đã được phân bổ 4.000 tỷ đồng.

Trong thời gian qua, nhiều xã chưa có đường ô tô đã được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ rất có hiệu quả, nhưng đến nay vẫn còn 149 xã ở vùng nghèo như Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên…; các xã này đều trong vùng có điều kiện địa hình khó khăn cần suất đầu tư lớn nên việc huy động sức dân sẽ trở thành gánh nặng cho những người nghèo và vượt quá khả năng ngân sách của các địa phương. Chính vì vậy, Chính phủ cần sử dụng nguồn ngân Trung ương và nguồn ODA để tập trung đầu tư xây dựng.

Lộ trình thực hiện: đến năm 2015 xây dựng xong tất cả đường ô tô đến trung tâm 149 xã chưa có đường ô tô, với tổng 1.524km đường (chủ yếu là nâng cấp từ đường cấp thấp lên đường cấp VI và loại A), 337 cầu/13.453 mét dài, ước tính kinh phí xây dựng khoảng 8.035 tỉ đồng.

3.2. Chiến lược phát triển mạng đường GTNT


Ngoài việc xây dựng đường đến các xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, cần phải xây dựng các tuyến đường nông thôn mới để nâng chỉ số mật độ đường GTNT đảm bảo mức độ bao phủ đường GTNT rộng khắp, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và kết nối hợp lý với mạng lưới đường tỉnh và quốc lộ; theo đó tổng số km đường GTNT được mở mới khoảng 25.846 km, nâng tổng chiều dài đường GTNT lên 221.684km, mức độ bao phủ đạt 0,67km/km2.

Bảng 3.2.1. Phát triển mạng lưới đường GTNT đến năm 2020



TT

Vùng

Tổng chiều dài đường GTNT (km)

Số km mở mới

Mật độ km/km2

Mật độ km/1000 dân

1

Đồng bằng sông Hồng

29,304

4,884

1.40

1.33

2

Trung du miền núi phía Bắc

46,652

4,241

0.49

3.70

3

BTB & DHMT

61,868

5,624

0.65

2.77

4

Tây Nguyên

12,769

2,947

0.23

2.03

5

Đông Nam Bộ

22,264

3,711

0.94

1.55

6

ĐBSCL

48,828

4,439

1.20

2.45

 

Tổng cộng

221,686

25,846

0.67

2.27

a) Về vận tải

+ Phát triển các loại phương tiện vận tải phù hợp với địa hình, kết cấu hạ tầng giao thông và nhu cầu đi lại của người dân ở khu vực nông thôn.

+ 100% các huyện có bến xe khách tại trung tâm, tối thiểu đạt loại 4. Bố trí điểm dừng, đỗ tại trung tâm xã dọc theo các quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện có tuyến vận tải khách công cộng.

+ 100% các huyện có bến bãi phục vụ hàng hóa nông nghiệp.

+ Tổ chức các dịch vụ sửa chữa phương tiện tại các trung tâm huyện.

b) Về phát triển kết cấu hạ tầng theo vùng

Vùng Trung du miền núi phía Bắc

- Đường bộ:

+ 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã (đến 2015), trừ các xã đặc biệt khó khăn do địa hình và chi phí đầu tư quá lớn có đường cho xe máy và xe thô sơ đi lại được.

+ 100% đường huyện, tối thiểu 70% đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa; đường huyện đạt tối thiểu đạt cấp V, đường xã đạt tối thiểu cấp VI.

+ Hệ thống cầu cống trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch.

+ Tối thiểu 35% đường thôn xóm được cứng hóa, đạt loại A trở lên.

+ Tối thiểu 35% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện.

+ Từng bước bố trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường Giao thông nông thôn: 100% đường huyện và tối thiểu 35% đường xã được bảo trì.

- Đường sông:

+ Cải tạo luồng lạch phục vụ vận tải; chú trọng xây dựng hệ thống bến, bến ngang, cảng đảm bảo hoạt động hiệu quả, an toàn.

*) Thực hiện nội dung chiến lược

- Xây dựng đường đến các xã chưa có đường ô tô

Đến năm 2015, xây dựng đường ô tô đến 7 xã trong vùng với chiều dài 79 km đạt tiêu chuẩn tối thiểu loại A; xây mới 17cầu/153m đạt tiêu chuẩn HL93 (theo tiêu chuẩn 22TCN 272-05). Tổng kinh phí xây dựng 306 tỷ đồng.

- Xây dựng mới: xây dựng thêm 4.241km đường huyện, đường xã đảm bảo mật độ đường GTNT toàn vùng đạt 0,49km/km2 và 3,70km/1000 dân, cụ thể:

+ Đến năm 2015: xây dựng 1.696 km với tổng vốn đầu tư 3.393 tỷ đồng.

+ Đến năm 2020: xây dựng 2.545 km với tổng vốn đầu tư 5.089 tỷ đồng.

- Nâng cấp

Nâng cấp 34.015km đường huyện, đường xã đảm bảo đến năm 2020 tỷ lệ rải mặt đường huyện đạt 80% và đường xã đạt 70%, cụ thể như sau:

+ Đến năm 2015: nâng cấp 4.225km đường huyện với tổng vốn đầu tư 3.380 tỷ đồng; nâng cấp 11.264km đường xã với tổng vốn đầu tư 6.759 tỷ đồng.

+ Đến năm 2020: nâng cấp 4.474km đường huyện với tổng vốn đầu tư 3.580 tỷ đồng; nâng cấp 14.051km đường xã với tổng vốn đầu tư 8.431 tỷ đồng.



Vùng đồng bằng sông Hồng

- Đường bộ:

+ 100% đường huyện, đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa; đường huyện tối thiểu đạt cấp IV, đường xã tối thiểu đạt cấp VI.

+ Hệ thống cầu, cống trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch.

+ Tối thiểu 70% đường thôn xóm được cứng hóa, đạt loại A trở lên.

+ Tối thiểu 70% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện.

+ Từng bước bố trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường Giao thông nông thôn: 100% đường huyện và tối thiểu 55% đường xã được bảo trì.

- Đường sông:

+ Nâng cấp cải tạo một số tuyến đường sông chủ yếu do địa phương quản lý cho các phương tiện có tải trọng 50 – 100 tấn hoạt động.

+ Cải tạo các tuyến đường sông do địa phương quản lý chưa được khai thác cho các loại phương tiện có trọng tải nhỏ hơn10 tấn hoạt động.

+ Xây dựng hệ thống bến, bến ngang, cảng đảm bảo hoạt động hiệu quả, an toàn.

*) Thực hiện nội dung chiến lược

- Xây dựng mới: xây dựng thêm 4.884km đường huyện, đường xã đảm bảo mật độ đường GTNT toàn vùng đạt 1,40km/km2 và 1,33km/1000 dân, cụ thể:

+ Đến năm 2015: xây dựng 2.930 km với tổng vốn đầu tư 4.400 tỷ đồng.

+ Đến năm 2020: xây dựng 1.954 km với tổng vốn đầu tư 2.930 tỷ đồng.

- Nâng cấp

Nâng cấp 16.430km đường huyện, đường xã đảm bảo đến năm 2020 tỷ lệ rải mặt đường huyện và đường xã đạt 100%, cụ thể như sau:

+ Đến năm 2015: nâng cấp 1.450km đường huyện với tổng vốn đầu tư 1.160 tỷ đồng; nâng cấp 5.725km đường xã với tổng vốn đầu tư 3.440 tỷ đồng.

+ Đến năm 2020: nâng cấp 1.540km đường huyện với tổng vốn đầu tư 1.230 tỷ đồng; nâng cấp 7.720km đường xã với tổng vốn đầu tư 4.630 tỷ đồng.

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

- Đường bộ:

+ 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã (đến 2015), trừ các xã đặc biệt khó khăn do địa hình và chi phí đầu tư quá lớn có đường cho xe máy và xe thô sơ đi lại được.

+ 100% đường huyện, tối thiểu 70% đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa; đường huyện đạt tối thiểu đạt cấp V, đường xã đạt tối thiểu cấp VI.

+ Hệ thống cầu cống trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch.

+ Tối thiểu 50% đường thôn xóm được cứng hóa, đạt loại A trở lên.

+ Tối thiểu 50% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện.

+ Từng bước bố trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường Giao thông nông thôn: 100% đường huyện và tối thiểu 45% đường xã được bảo trì.

- Đường sông:

+ Cải tạo luồng lạch phục vụ vận tải; chú trọng xây dựng hệ thống bến, bến ngang, cảng đảm bảo hoạt động hiệu quả, an toàn.

*) Thực hiện nội dung chiến lược

- Xây dựng đường đến các xã chưa có đường ô tô

Đến năm 2015, xây dựng đường ô tô đến 48 xã trong vùng với chiều dài 577km đạt tiêu chuẩn tối thiểu loại A; xây mới 21cầu/1416m đạt tiêu chuẩn HL93. Tổng kinh phí xây dựng 3.917 tỷ đồng.

- Xây dựng mới: xây dựng thêm 5.624km đường huyện, đường xã đảm bảo mật độ đường GTNT toàn vùng đạt 0,65km/km2 và 2,77km/1000 dân, cụ thể:

+ Đến năm 2015: xây dựng 3.375 km với tổng vốn đầu tư 5.026 tỷ đồng.

+ Đến năm 2020: xây dựng 2.250 km với tổng vốn đầu tư 3.375 tỷ đồng.

- Nâng cấp

Nâng cấp 32.196km đường huyện, đường xã đảm bảo đến năm 2020 tỷ lệ rải mặt đường huyện đạt 80% và đường xã đạt 80%, cụ thể như sau:

+ Đến năm 2015: nâng cấp 4.098km đường huyện với tổng vốn đầu tư 3.278 tỷ đồng; nâng cấp 9.719km đường xã với tổng vốn đầu tư 5831 tỷ đồng.

+ Đến năm 2020: nâng cấp 6.024km đường huyện với tổng vốn đầu tư 4.819 tỷ đồng; nâng cấp 12.355km đường xã với tổng vốn đầu tư 7.413 tỷ đồng.



Vùng Tây Nguyên

- Đường bộ:

+ 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã (đến 2015).

+ 100% đường huyện, tối thiểu 70% đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa; đường huyện đạt tối thiểu đạt cấp V, đường xã đạt tối thiểu cấp VI.

+ Hệ thống cầu cống trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch.

+ Tối thiểu 50% đường thôn xóm được cứng hóa, đạt loại A trở lên.

+ Tối thiểu 50% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện.

+ Từng bước bố trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường Giao thông nông thôn: 100% đường huyện và tối thiểu 40% đường xã được bảo trì.

- Đường sông:

+ Cải tạo luồng lạch phục vụ vận tải; chú trọng xây dựng hệ thống bến, bến ngang, cảng đảm bảo hoạt động hiệu quả, an toàn.

*) Thực hiện nội dung chiến lược

- Xây dựng đường đến các xã chưa có đường ô tô

Đến năm 2015, xây dựng đường ô tô đến 8 xã trong vùng với chiều dài 114km đạt tiêu chuẩn tối thiểu loại A; xây mới 7cầu/310m đạt tiêu chuẩn HL93. Tổng kinh phí xây dựng 986 tỷ đồng.

- Xây dựng mới: xây dựng thêm 2.947km đường huyện, đường xã đảm bảo mật độ đường GTNT toàn vùng đạt 0,23km/km2 và 2,03km/1000 dân, cụ thể:

+ Đến năm 2015: xây dựng 1.179 km với tổng vốn đầu tư 1.768 tỷ đồng.

+ Đến năm 2020: xây dựng 1768 km với tổng vốn đầu tư 2.652 tỷ đồng.

- Nâng cấp: nâng cấp 8.149km đường huyện, đường xã đảm bảo đến năm 2020 tỷ lệ rải mặt đường huyện đạt 100% và đường xã đạt 80%, cụ thể:

+ Đến năm 2015: nâng cấp 1.309km đường huyện với tổng vốn đầu tư 1.048 tỷ đồng; nâng cấp 2.910km đường xã với tổng vốn đầu tư 1.746 tỷ đồng.

+ Đến năm 2020: nâng cấp 1.318km đường huyện với tổng vốn đầu tư 1.055 tỷ đồng; nâng cấp 2.611km đường xã với tổng vốn đầu tư 1.566 tỷ đồng.

Vùng Đông Nam Bộ

- Đường bộ:

+ 100% đường huyện, đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa; đường huyện tối thiểu đạt cấp IV, đường xã tối thiểu đạt cấp VI.

+ Hệ thống cầu cống trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch.

+ Tối thiểu 70% đường thôn xóm được cứng hóa, đạt loại A trở lên.

+ Tối thiểu 70% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện.

+ Từng bước bố trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường Giao thông nông thôn: 100% đường huyện và tối thiểu 45% đường xã được bảo trì.

- Đường sông:

+ Cải tạo luồng lạch phục vụ vận tải; chú trọng xây dựng hệ thống bến, bến ngang, cảng đảm bảo hoạt động hiệu quả, an toàn.

*) Thực hiện nội dung chiến lược

- Xây dựng mới: xây dựng thêm 3.711km đường huyện, đường xã đảm bảo mật độ đường GTNT toàn vùng đạt 0,94km/km2 và 1,55km/1000 dân, cụ thể:

+ Đến năm 2015: xây dựng 2.226 km với tổng vốn đầu tư 3.340 tỷ đồng.

+ Đến năm 2020: xây dựng 1.484 km với tổng vốn đầu tư 2.226 tỷ đồng.

- Nâng cấp: nâng cấp 16.216km đường huyện và đường xã đảm bảo đến năm 2020 tỷ lệ rải mặt đường huyện đạt 90% và đường xã đạt 75%, cụ thể:

+ Đến năm 2015: nâng cấp 1.851km đường huyện với tổng vốn đầu tư 1.481 tỷ đồng; nâng cấp 5.768km đường xã với tổng vốn đầu tư 3.461 tỷ đồng.

+ Đến năm 2020: nâng cấp 2.482km đường huyện với tổng vốn đầu tư 1.987 tỷ đồng; nâng cấp 6.114km đường xã với tổng vốn đầu tư 7.129 tỷ đồng.



Vùng đồng bằng sông Cửu Long

- Đường bộ:

+ 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã (đến 2015), trừ các xã cù lao chưa xây dựng được cầu đường bộ phải có bến phà.

+ 100% đường huyện, tối thiểu 70% đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa; đường huyện đạt tối thiểu đạt cấp V, đường xã đạt tối thiểu cấp VI.

+ Hệ thống cầu cống trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch.

+ Tối thiểu 35% các trục đường thôn xóm được cứng hóa, đạt loại A trở lên.

+ Tối thiểu 35% các đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện.

+ Từng bước bố trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường Giao thông nông thôn: 100% đường huyện và tối thiểu 50% đường xã được bảo trì.

+ Xóa bỏ 100% cầu khỉ.

- Đường sông:

+ Cải tạo, nạo vét luồng lạch, từng bước lắp đặt hệ thống an toàn đảm bảo các phương tiện lưu thông hiệu quả, an toàn.

+ Xây dựng hệ thống bến, bến ngang, cảng phục vụ tàu của các doanh nghiệp, hộ gia đình và các xã cù lao.

*) Thực hiện nội dung chiến lược

- Xây dựng đường đến các xã chưa có đường ô tô: đến năm 2015, xây dựng đường ô tô đến 86 xã với chiều dài 755km đạt tiêu chuẩn tối thiểu loại A; xây mới 292cầu/11.575m đạt tiêu chuẩn HL93 (theo tiêu chuẩn 22TCN 272-05). Tổng kinh phí xây dựng 2.826 tỷ đồng.

- Xây dựng mới

Xây dựng thêm 4.439km đường huyện, đường xã đảm bảo mật độ đường GTNT toàn vùng đạt 1,20km/km2 và 2,45km/1000 dân, cụ thể:

+ Đến năm 2015: xây dựng 2.633 km với tổng vốn đầu tư 5.327 tỷ đồng.

+ Đến năm 2020: xây dựng 1.776 km với tổng vốn đầu tư 3.551 tỷ đồng.

- Nâng cấp: nâng cấp 30.600km đường huyện, đường xã đảm bảo đến năm 2020 tỷ lệ rải mặt đường huyện đạt 100% và đường xã đạt 75%, cụ thể:

+ Đến năm 2015: nâng cấp 3.084km đường huyện với tổng vốn đầu tư 2.467 tỷ đồng; nâng cấp 11.584km đường xã với tổng vốn đầu tư 6.950 tỷ đồng.

+ Đến năm 2020: nâng cấp 3.170km đường huyện với tổng vốn đầu tư 2.536 tỷ đồng; nâng cấp 12.762km đường xã với tổng vốn đầu tư 7.657 tỷ đồng.


Каталог: Uploads -> file -> word documents
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
word documents -> Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam
word documents -> Báo cáo tổng hợp MỞ ĐẦu bối cảnh
word documents -> THÔng tư Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang, quy tắc giao thông tại đường ngang, tổ chức phòng vệ, tổ chức quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng
word documents -> HƯỚng dẫn khai lý LỊch của ngưỜi xin vàO ĐẢng theo Hướng dẫn số 05/hd tctw ngày 26-2-2002
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 317
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 190

tải về 2.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương