ChiÕn l­îc ph¸t triÓn giao th ng n ng th n viÖt nam ®Õn n¨m 2020


Chiến lược phát triển vận tải khu vực nông thôn



tải về 2.03 Mb.
trang14/18
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích2.03 Mb.
#1786
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

3.3. Chiến lược phát triển vận tải khu vực nông thôn

3.3.1. Đối với đường bộ


3.3.1.1. Tiềm năng phát triển vận tải hành khách và hàng hoá khu vực nông thôn.

Hoạt động đi lại của người dân vùng nông thôn chủ yếu phục vụ sản xuất tạo thu nhập như: đi làm ruộng nương, làm thuê tại các thành phố, thị xã, thị trấn; tiếp đến đào tạo nguồn lực như: học tập; hoạt động mua bán sản phẩm hàng hoá và cuối cùng là quan hệ xã hội như cưới xin, ma chay... Kinh tế phát triển, các hoạt động trên sẽ càng tăng lên dẫn đến nhu cầu vận tải vùng nông thôn tăng cao.

Tiềm năng vận chuyển hàng hoá và hành khách bắt đầu từ các trung tâm tỉnh, các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, các trung tâm huyện, thị trấn, thị tứ. Hàng hoá vận chuyển phục vụ người dân nông thôn chủ yếu đưa về các trung tâm huyện hoặc các thị trấn thị, tứ qua các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và các đường huyện, liên huyện và phân phối đến người dân qua các hệ thống chợ và cửa hàng qua các tuyến đường xã, liên xã, thôn bản và liên thôn bản. Hàng hoá và các sản phẩm của người dân bán ra thường được đưa đến các thị trấn, thị tứ và các trung tâm mua bán từ đó đưa đến tiêu thụ ở các địa phương khác. Ngoài ra việc khai thác vùng chuyên canh nguyên liệu, khai thác mỏ, vật liệu xây dựng được chở từ các nơi khai thác đưa đến nơi sản xuất hoặc tiêu thụ.

Tăng trưởng kinh tế cao dẫn đến khối lượng hàng hoá phục vụ cho sản xuất cũng như tiêu dùng và sản phẩm hàng hóa mà người dân nông thôn sản xuất ra đem trao đổi tăng, do đó nhu cầu vận tải hàng hóa vùng nông thôn sẽ tăng lên nhanh. Kinh tế vùng phát triển cùng với thu nhập của người dân tăng sẽ tạo ra các trung tâm mua bán tại các thị trấn, thị tứ.

Người dân sống dọc và gần các trục đường có tuyến khai thác vận tải hành khách có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn. Người dân vùng sâu vùng xa ít có cơ hội tiếp cận hơn và họ phải tự đến các thị trấn, thị tứ nơi có tuyến khai thác vận chuyển hành khách.
3.3.1.2. Chiến lược phát triển vận tải đường bộ khu vực nông thôn đến năm 2020


  1. Phát triển tuyến vận tải và bến bãi đường bộ GTNT

Vận tải hành khách

Khuyến khích tư nhân phát triển mới các tuyến vận tải đường bộ công cộng liên huyện và nội huyện, ưu tiên các tuyến trục huyện đi vào các xã vùng xa. Mục tiêu tới 2020: 100% các huyện, các cụm xã và phần lớn các xã có tuyến xe khách đi đến. Ngoài các yếu tố của thị trường như cung - cầu phải xét đến khía cạnh xã hội là đảm bảo điều kiện đi lại cho các đối tượng là cán bộ điều động, tình nguyện và đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu, xa. Với điều kiện về thu nhập của khu vực nông thôn rất thấp, nhà nước cần có chính sách miễn giảm thuế hay trợ giá một phần cho các doanh nghiệp vận tải đăng ký các tuyến nội huyện, liên xã có tính chất trên để tránh các trường hợp doanh nghiệp phải biến tướng kinh doanh như sử dụng xe cũ cải tạo gây mất ATGT, hay dùng xe chở khách để chở hàng hoá.

Nhà nước cần chủ động trong công tác quy hoạch và quản lý bến bãi, điểm dừng đỗ xe khách. Tới 2020 là mỗi đơn vị cấp huyện, cụm xã có ít nhất một bến xe khách công cộng được quản lý với quy mô loại 4 hoặc 5 (tương ứng 1500 và 1000m2). Với những khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế vùng và tỉnh cần phải xem xét ngay đến khả năng có bến bãi lớn hơn hay có thêm bến bãi để dành quỹ đất.
Vận tải hàng hoá

Tạo điều kiện cho tư nhân phát triển dịch vụ vận tải hàng hoá tải trọng nhỏ và vừa phục vụ nhu cầu vận tải hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, thu mua nông lâm sản tại các khu vực nông thôn.

Xây dựng các bến bãi bốc xếp hàng hóa cho phương tiện đường bộ tại các vùng nông thôn có nhu cầu cao về trao đổi hàng hóa.


  1. Đề xuất loại phương tiện phù hợp cho vận tải hàng hoá và hành khách

Kinh tế phát triển, hệ thống đường giao thông kể cả GTNT dần được cải tạo tốt hơn, người dân có điều kiện mua các phương tiện như ôtô, xe máy phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, hoạt động đi lại của người dân sẽ tăng lên. Việc phát triển phương tiện như ôtô sẽ bùng phát tại các khu đô thị lớn, các khu công nghiệp và lan toả dần đến các đô thị nhỏ, tiếp đến thị trấn, thị tứ và vùng nông thôn. Tuy nhiên hiện tại đối với người dân vùng nông thôn vùng sâu vùng xa kinh tế kém phát triển còn nghèo, khả năng mua phương tiện như ôtô của người dân nông thôn vẫn còn rất hạn chế. Hoạt động đi lại của người dân chủ yếu sẽ vẫn là xe máy đối với các khoảng cách trung bình 40 – 50 km, còn với các khoảng cách xa họ vẫn sẽ sử dụng phương tiện vận chuyển hành khách của các doanh nghiệp.
Phương tiện vận tải hành khách

Chủng loại: Các loại phương tiện giá vừa và rẻ đảm bảo các yếu tố kỹ thuật và an toàn tối thiểu, đặc tính chung phải đảm bảo là máy khoẻ, khung khoẻ và gầm cao, phù hợp với khả năng chi trả và nhu cầu của khách hàng ở nông thôn sẽ được sử dụng.

Sức chứa: Đến năm 2020 phương tiện vận tải khách loại nhỏ và vừa từ 12-30 chỗ là phù hợp nhất với lượng khách và quy mô của đường GTNT với các tuyến ngắn từ trung tâm huyện, thị trấn, thị tứ, cụm xã và các xã đi các nơi. Trong một số trường hợp, cá biệt vẫn sử dụng mang tính thường xuyên chuyên biệt loại nhỏ tới 9 chỗ và lớn tới 45 chỗ cho những tuyến đưa đón khách đi theo chu kỳ cố định. Trong tương lai đến 2030 khi kinh tế các vùng nông thôn phát triển các loại phương tiện trên vẫn phù hợp với các tuyến khai thác và sẽ được mở rộng đến các trung tâm cụm xã và xã khi điều kiện cho phép.
Phương tiện vận tải hàng hoá

Chủng loại: Đến năm 2020 phương tiện mới phải thay thế được các loại công nông đã bị cấm lưu hành, giá cả phải hợp lý với thu nhập của người dân nông thôn. Trong khi chất lượng mặt đường chưa thể tốt ngay được thì chủng loại xe được lựa chọn ngoài các yếu tố kỹ thuật an toàn ra còn phải phải đảm bảo rằng hệ thống bánh xe không có cấu tạo gây phá hoại mặt đường.

Tải trọng: Với quy mô kỹ thuật đường GTNT từ nay đến năm 2020 với nhu cầu bình thường thì xe tải trọng nhỏ (dưới 3.5T) và vừa (3.5T - 7T) hoạt động có hiệu quả. Giai đoạn đến năm 2030 khi nhu cầu vận tải hàng hoá tăng lên nhiều, mặt khác với hệ thống GTNT đã vào cấp thì tải trọng phương tiện sẽ tăng lên tới 15 tấn. Khu vực Đồng bằng và Trung du sẽ có nhu cầu xe tải trọng lớn hơn tương ứng với nhu cầu vận tải và cấp hạng đường cao hơn.


  1. Lựa chọn phương tiện vận tải đường bộ vùng nông thôn

Phát triển phương tiện vận tải nông thôn luôn phù hợp với điều kiện kỹ thuật của đường và sử dụng hợp lý phương tiện để nâng cao hiệu quả vận tải và cải thiện chất lượng chuyến đi của người dân. Mặt khác, do điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phát triển kinh tế - xã hội.... của từng vùng khác nhau nên phương tiện sử dụng cũng cần những đòi hỏi phù hợp. Việc lựa chọn cơ cấu phương tiện phù hợp đối với từng vùng kinh tế ở hiện nay chủ yếu được xây dung dựa trên các tiêu chí sau:

  • Phù hợp giữa các điều kiện kết cấu hạ tầng và tiêu chuẩn kỹ thuật của phương tiện.

  • Phù hợp giữa nhu cầu vận chuyển và năng lực vận chuyển của phương tiện.

  • Phù hợp giữa chủng loại phương tiện với đặc tính của hàng hoá và luồng tuyến vận chuyển.

  • Điều kiện tự nhiên, hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường.

  • Tốc độ phát triển của ngành vận tải và kinh tế của vùng.

Điều cần lưu ý là đối với loại hình đường miền núi nên chọn các xe đảm bảo các yếu tố sau: giá rẻ và các yếu tố kỹ thuật và an toàn tối thiểu để phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Bên cạnh đó yêu cầu chung phải đảm bảo là máy khoẻ, khung khoẻ, gầm cao.

Trong thời gian trung hạn cũng như lâu dài, các phương tiện thô sơ chở hàng và khách vẫn còn tiếp tục xuất hiện ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các phương tiện cá nhân chở khách như xe máy, xe đạp sẽ tăng ở các khu vực nông thôn, cả khu vực kinh tế phát triển và các khu vực kinh tế chậm phát triển.

Trên cơ sở các tiêu chí nêu trên, việc lựa chọn phương tiện cơ giới đường bộ đối với từng khu vực được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.3.1. Phương tiện vận chuyển trên đường nông thôn theo địa hình



Phương thức vận tải

( trọng tải )

Khu vực miền núi

Khu vực trung du

Khu vực đồng bằng

Đến 2020

2021-2030

Đến 2020

2021-2030

Đến 2020

2021-2030

Xe khách



















< 12 chỗ ngồi

ĐX
















<15 chỗ ngồi

ĐH

ĐX

ĐX




ĐX




< 30 chỗ ngồi




ĐH

ĐH

ĐX

ĐH

ĐX

< 45 ghế










ĐH




ĐH

Xe hàng



















<3,5T

ĐX
















< 5T




ĐX

ĐX




ĐX




< 8T

ĐH







ĐX




ĐX

< 10T




ĐH

ĐH




ĐH




< 15 T










ĐH




ĐH

Chú thích ĐX: Đường xã; ĐH: Đường huyện

Đối với vận tải hành khách các tuyến liên huyện khu vực nông thôn ở tất cả các vùng kinh tế cả nước chủ yếu là vận tải đường bộ với các xe khách hoặc xe buýt <30 chỗ ngồi và các phương tiện cá nhân như xe ô tô con và xe máy.



Đối với vận tải hàng hóa khu vực nông thôn chủ yếu là đường bộ, tuy nhiên tùy theo từng vùng mà phương tiện vận tải có trọng tải khác nhau; đối với vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam bộ là nơi phát triển kinh tế do đó các phường tiện hoạt động thường là những phương tiện có tải trọng lớn để vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm hàng hóa; đối với vùng Tây Nguyên, vùng trung du và vùng miền núi phía Bắc các chủ yếu là các phương tiện có trọng tải vừa dùng để vận chuyển những sản phẩm nông lâm nghiệp từ nơi sản xuất đến các nhà máy, xí nghiệp chế biến và vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng từ các trung tâm đến các vùng dân cư; ngoài ra ở đồng bằng sông Cửu Long việc vận chuyển hàng hóa như sản phầm nông nghiệp, vật tư nông nghiệp và các loại vật liệu xây dựng chủ yếu được vận chuyển bằng đường thủy đến các phương tiện.


  1. Đề xuất cách thức đi lại cho vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn

Chất lượng đường GTNT ở các vùng sâu, vùng xa còn thấp. Trong số các xã có thể tiếp cận được trung tâm xã thì vẫn có nhiều nơi khó tiếp cận được vào mùa mưa. Chính vì vậy, bên cạnh việc khắc phục khó khăn về kết cấu hạ tầng của GTNT , việc đề xuất cách thức đi lại cho những vùng khó khăn cũng rất cần thiết. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra các đề xuất sau:

  • Cách thức không liên quan đến giao thông nhưng tăng hiệu quả của kết cấu hạ tầng giao thông đó là quy hoạch lại các cụm dân cư tại những nơi có mật độ dân cư thưa thớt, quá thấp. Điều này nếu thành công sẽ tăng số người hưởng lợi trong bán kính tiếp cận đường .

  • Đối với các xã có dân cư thưa thớt, mật độ dân cư ít, song không thể quy hoạch lại được (đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số quen sống ở vùng cao, đồng bào ở vùng xa) có thể dùng các loại phương tiện nhỏ (do nhu cầu vận chuyển không lớn) nhưng cơ động và có công suất lớn: Các xe chở hàng hoá có trọng tải từ 0,5 - 1,5 T, xe khách từ 6 - 12 chỗ ngồi, và hình thức vận chuyển có thể tổ chức cố định bình quân 1-3 chuyến/1ngày tuỳ theo nhu cầu của nhân dân đi lại tại khu vực đó.

  • Còn những xã có mật độ dân cư đông, có thể dùng các phương tiện có sức chứa lớn hơn với xe tải có tải trọng từ 1 - 2,5 T và xe khách từ 9 - 15 chỗ ngồi, nhưng các loại xe này vẫn phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật là xe cơ động và có công suất lớn, hình thức vận chuyển có thể tổ chức cố định bình quân từ 2- 4 chuyến/1ngày tuỳ theo nhu cầu của nhân dân tại khu vực đó.

  • Đối với các cù lao, huyện đảo, không kể đến loại phương tiện vận tải phục vụ khách tham quan, du lịch, khả năng làm đường là không thể thực hiện được, do vậy chúng tôi đề xuất phương thức sau:

  • Về phương tiện, tập trung đầu tư phương tiện vận tải thuỷ (đầu tư các loại phà, tàu, thuyền).

  • Đối với các xã vùng sâu, vùng xa và cù lao, nên có những cơ chế, chính sách hợp lý để hỗ trợ việc đi lại của những người dân trong khu vực này như: trợ giá, hỗ trợ việc mua sắm phương tiện, giảm thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải tại khu vực này.


Tầm nhìn phát triển vận tải đường bộ khu vực nông thôn đến năm 2030

Đối với vận tải khách: tiếp tục phát triển các tuyến xe buýt từ trung tâm tỉnh nối với các trung tâm huyện, các trung tâm cụm xã nhằm phục vụ vận tải hành khách vùng nông thôn. Mặt khác phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy là yếu tố chủ lực tham gia vận tải khách ở khu vực nông thôn.

Đối với vận tải hàng hóa: Do kinh tế phát triển, mạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy được hoàn chỉnh, các phương tiện vận tải hàng hóa hoạt động vùng nông thôn sẽ là phương tiện có tải trọng lớn để đảm bảo vận chuyển hàng hóa được kinh tế hơn. Đối với các vùng (trừ Đồng bằng sông Cửu Long) vận tải hàng hóa bằng đường bộ là chủ yếu. Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long vận tải hàng hóa chủ yếu vẫn là đường thủy.

3.3.2. Đối với đường sông


Hạ tầng kỹ thuật của GTNT đường thuỷ nội địa đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức vận tải và hoạt động vận tải, để hoạt động vận tải đường thuỷ nội địa nông thôn được thuận tiện và thông suốt, chiến lược đầu tư phát triển vận tải GTNT đường thuỷ nội địa cần hoàn thiện đầu tư đồng bộ cả luồng tuyến, bến cảng sông, phương tiện vận tải.

Các kênh cấp thấp (cấp VI và kênh nội đồng) sẽ do xã quản lý trực tiếp trên cơ sở các tuyến vận tải của tỉnh, huyện để kết nối thành tuyến GTNT đường thuỷ nội địa nội đồng. Vai trò của sông nội đồng là vận tải thành phẩm (thóc lúa, cây nguyên liệu, phân bón, thuốc trừ sâu...) từ nơi sản xuất đến nơi tập trung (chế biến, xử lý, hoặc kho trung chuyển), phục vụ sản xuất.

Các bến cảng sông cấp huyện, xã ở cả 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL đều có quy mô nhỏ, thiết bị thô sơ kết hợp thủ công; 1 số bến cảng sông do UBND huyện quản lý, còn lại phần lớn do doanh nghiệp hoặc tư nhân khai thác. Để tăng năng suất xếp dỡ, an toàn vận tải, trong dề án này chúng tôi đề xuất ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 20% tổng kinh phí cho cải tạo nâng cấp các cảng sông, chủ yếu ở hạng mục đất đai, đường giao thông ngoài cảng, cấp điện...mà các doanh nghiệp địa phương không thể khắc phục được.

Phát triển vận tải GTNT bằng đường thuỷ nội địa địa phương nhất là ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long phải được ưu tiên và coi là loại hình vận tải quan trọng ở khu vực nông thôn của hai vùng này.

Tận dụng phát huy triệt để các tuyến sông nông thôn có thể tổ chức được vận tải, khuyến khích phát triển vận tải đường thuỷ nội địa bằng cách cho bà con nông dân vay tiền mua phương tiện như ghe, thuyền nhỏ phục vụ vận chuyển hàng hoá cho các nhu cầu dân sinh đặc biệt tại hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Nâng cấp và xây dựng các bến cảng sông, thiết bị xếp dỡ để nâng cao năng lực thông qua, đáp ứng nhu cầu vận tải nông thôn bằng đường thuỷ nội địa.

Đa dạng hoá đội tàu, thuyền: đóng mới, bổ sung thay thế các phương tiện cũ lạc hậu, kém chất lượng để từng bước trẻ hoá đội tàu, thuyền phấn đấu giai đoạn đến năm 2020 độ tuổi đội tàu dần được trẻ hoá với độ tuổi bình quân từ 8- 9 tuổi.

Kết hợp chặt chẽ giữa giao thông và thuỷ lợi nhằm vừa đảm tưới tiêu và phục vụ cho nhu cầu vận tải nông thôn.

Đối với những vùng, đặc biệt là hai vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long việc vận chuyển hoá hoá của người dân ven các sông bằng phương tiện đường thuỷ rất thuận lợi, giá cước lại rẻ, do vậy đối với đặc thù của từng tỉnh nên khuyến khích vận chuyển một số mặt hàng như: vật liệu xây dựng đá cát, sỏi,... bằng các phương tiện vận tải đường thuỷ nội địa cho các tàu có tải trọng từ 50 -100 tấn, xà lan 100 - 200 tấn và vận chuyển hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của người dân vùng ven sông bằng thuyền máy có có sức chở từ 10 -20 ghế.


Каталог: Uploads -> file -> word documents
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
word documents -> Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam
word documents -> Báo cáo tổng hợp MỞ ĐẦu bối cảnh
word documents -> THÔng tư Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang, quy tắc giao thông tại đường ngang, tổ chức phòng vệ, tổ chức quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng
word documents -> HƯỚng dẫn khai lý LỊch của ngưỜi xin vàO ĐẢng theo Hướng dẫn số 05/hd tctw ngày 26-2-2002
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 317
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 190

tải về 2.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương