ChiÕn l­îc ph¸t triÓn giao th ng n ng th n viÖt nam ®Õn n¨m 2020


PHẦN 4 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GTNT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020



tải về 2.03 Mb.
trang12/18
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích2.03 Mb.
#1786
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   18

PHẦN 4

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GTNT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020




1. CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI


Ngày 15/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Ngày 21/8/2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Ngày 10/9/2009 Bộ xây dựng ban hành Thông tư số 31/2009/TT-BXD ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn.

Ngày 02/02/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Ngày 04/06/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.

Theo Chương trình mục tiêu Quốc gia, xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng – KT-XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh nông công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới.

- Đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới.


Đối với giao thông: Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã.

  • Đến năm 2015: 35% số xã đạt chuẩn (các trục đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa).

  • Đến năm 2020: 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bản cứng hóa).

2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GTNT

2.1. Quan điểm phát triển


Xây dựng phát triển GTNT nước ta giai đoạn từ nay đến 2020 dựa trên các quan điểm sau:

- Giao thông nông thôn là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn, cần được ưu tiên đầu tư nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

- Phát triển Giao thông nông thôn phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; phát triển Giao thông nông thôn một cách bền vững, tạo sự gắn kết, liên hoàn thông suốt từ mạng lưới giao thông quốc gia đến đường tỉnh, đường huyện, đường thôn xã, giữa các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá lớn, vùng nguyên liệu với các tụ điểm công nghiệp chế biến, giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ, kết hợp giữa kinh tế với an ninh, quốc phòng, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế đất nước và nhu cầu đi lại của nhân dân.

- Phát huy lợi thế về địa lý và điều kiện tự nhiên của từng vùng để phát triển Giao thông nông thôn, kết hợp giữa giao thông đường bộ và giao thông đường thủy, giữa giao thông với thủy lợi, nông lâm nghiệp và các ngành kinh tế trên địa bàn.

- Có chính sách ưu tiên phát triển Giao thông nông thôn ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới có vị trí quan trọng trong đảm bảo quốc phòng, an ninh, nhằm tạo động lực phát triển, giảm chênh lệch giữa các vùng, miền.

- Có cơ chế, chính sách quản lý, bảo trì hệ thống Giao thông nông thôn một cách hợp lý, hiệu quả với sự tham gia của các cấp chính quyền và của người dân.

- Huy động tối đa mọi nguồn lực phát triển Giao thông nông thôn, từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, tiềm năng to lớn của nhân dân, của các nhà tài trợ quốc tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Tích cực đưa khoa học kỹ thuật, vật liệu mới, sử dụng vật liệu tại chỗ, công nghệ thi công đơn giản, dễ thực hiện để đông đảo nhân dân tự quản lý, tự làm có sự hướng dẫn về kỹ thuật.

- Tổ chức đưa các loại hình vận tải hành khách, hàng hoá và phương tiện vận tải phù hợp với điều kiện địa phương vào hoạt động khai thác nhằm tạo thuận lợi cho giao thương hàng hóa, hành khách khu vực nông thôn.

- Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng Giao thông nông thôn và đảm bảo hành lang an toàn giao thông, bảo vệ môi trường.


2.2. Mục tiêu phát triển đến năm 2020


a) Về vận tải

- Tổ chức dịch vụ vận tải hành khách công cộng thuận lợi từ trung tâm huyện về các trung tâm xã, tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho người nông dân sống ở khu vực nông thôn, góp phần giảm phương tiện cơ giới cá nhân.

b) Về kết cấu hạ tầng

- Đường bộ:

+ 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã (đến năm 2015), trừ các xã đặc biệt khó khăn do địa hình và chi phí đầu tư quá lớn có đường cho xe máy và xe thô sơ đi lại được; các xã ở các cù lao, hải đảo thì phải xây dựng các bến phà, bến tàu để nối thông được đến trung tâm.

+ 100% đường huyện, đường xã đi lại quanh năm; tỷ lệ mặt đường được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa đối với đường huyện đạt 100%, đường xã tối thiểu 70%.

+ Đưa dần hệ thống đường Giao thông nông thôn vào cấp kỹ thuật, đường huyện đạt tiêu chuẩn đường tối thiểu cấp V, đường xã tối thiểu đạt cấp VI theo TCVN 4054:2005.

+ Tối thiểu 50% các đường thôn xóm được cứng hóa, đạt loại A, theo tiêu chuẩn 22 TCN 210-92, trở lên.

+ Tối thiểu 45% các đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện.

+ Từng bước kiên cố hoá cầu cống trên đường Giao thông nông thôn; xoá bỏ hết cầu khỉ, đặc biệt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

+ Phát triển giao thông nội đồng để đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp.

- Từng bước bố trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường Giao thông nông thôn: 100% đường huyện và tối thiểu 45% đường xã được bảo trì.

- Đường sông:

+ Kết hợp với hệ thống thủy lợi (tưới, tiêu) nâng cấp, cải tạo các tuyến vận tải thủy nội địa.

+ Từng bước xây dựng các bến, bến ngang, cảng sông (đến năm 2020 đạt bình quân 1 cảng hoặc bến / xã) tại các vùng có thể sử dụng vận tải sông phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

2.3. Tầm nhìn đến năm 2030


Tiếp tục tổ chức, nâng cao dịch vụ vận tải từ trung tâm huyện về các trung tâm xã, đáp ứng được nhu cầu đi lại và phát triển của vùng nông thôn.

Hoàn thiện cơ bản mạng lưới kết cấu hạ tầng Giao thông nông thôn, 100% đường huyện, đường xã được vào cấp kỹ thuật, được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và được bảo trì theo kế hoạch; 100% đường thôn xóm được cứng hóa, đạt tối thiểu loại A, theo tiêu chuẩn 22 TCN 210-92. Tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng giao thông nội đồng.




Каталог: Uploads -> file -> word documents
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
word documents -> Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam
word documents -> Báo cáo tổng hợp MỞ ĐẦu bối cảnh
word documents -> THÔng tư Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang, quy tắc giao thông tại đường ngang, tổ chức phòng vệ, tổ chức quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng
word documents -> HƯỚng dẫn khai lý LỊch của ngưỜi xin vàO ĐẢng theo Hướng dẫn số 05/hd tctw ngày 26-2-2002
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 317
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 190

tải về 2.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương