ChiÕn l­îc ph¸t triÓn giao th ng n ng th n viÖt nam ®Õn n¨m 2020



tải về 2.03 Mb.
trang8/18
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích2.03 Mb.
#1786
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   18


Vận tải hàng hóa đường bộ

Vận tải hàng hóa ngành GTVT hàng năm tăng bình quân 13,23%, trong đó vận tải đường bộ chiếm 66,46% với tỷ lệ tăng hàng năm bình quân 14,29% (vận tải hàng hóa đường bộ do địa phương đảm nhiệm chiếm 64,8% với tốc độ tăng bình quân hàng năm 15,84% năm). Vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 29,79%, Trung du và vùng núi phía Bắc 12,62%, Bắc trung bộ và duyên hải miền trung 26,54%, Tây nguyên 3,14%, Đông nam bộ 21,16% và Đồng bằng sông Cửu Long 6,75%.



Bảng 2.12. Khối lượng HH vận chuyển bằng đường bộ phân theo vùng (*)




 




 

 

 

Đơn vị: Nghìn tấn

TT

CẢ NƯỚC

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

142955.0

162179.5

190171.1

222777.1

261800.6

294718.0

334836.3

399595.4

1

ĐB sông Hồng

38996.3

45514.0

56737.3

65892.8

77862.5

89133.4

102720.0

131476.9

% so cả nước

27.3

28.1

29.8

29.6

29.7

30.2

30.7

32.9

2

TD & MNPB

16755.0

19897.6

23019.5

29581.1

34924.6

38659.6

42097.6

50024.4

% so cả nước

11.7

12.3

12.1

13.3

13.3

13.1

12.6

12.5

3

BTB & DHMT

37378.6

40627.7

48518.0

58014.0

70904.2

85168.6

94427.6

101395.8

% so cả nước

26.1

25.1

25.5

26.0

27.1

28.9

28.2

25.4

4

Tây Nguyên

4797.0

5382.0

5934.8

6915.0

7342.3

8800.9

10813.7

12943.5

% so cả nước

3.4

3.3

3.1

3.1

2.8

3.0

3.2

3.2

5

Đông Nam Bộ

34004.0

38026.0

41394.0

46675.0

54775.0

54579.0

65083.0

81783.6

% so cả nước

23.8

23.4

21.8

21.0

20.9

18.5

19.4

20.5

6

ĐB SCL

11024.0

12732.3

14567.5

15699.2

15992.0

18376.5

19694.4

21971.2

% so cả nước

7.7

7.9

7.7

7.0

6.1

6.2

5.9

5.5

(*) Không bao gồm số liệu của các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương quản lý.

Khối lượng luân chuyển hàng hóa bình quân tăng 14,67% năm, trong đó đường bộ đảm nhiệm 16,17% với tỷ lệ tăng bình quân năm 15,72% (luân chuyển hàng hóa đường bộ địa phương 16,13%, tăng bình quân 17,7% năm). Các vùng đảm nhiệm là: vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 26,6%, Trung du và vùng núi phía Bắc 7,36%, Bắc trung bộ và duyên hải miền trung 29,01%, Tây Nguyên 6,58%, Đông Nam Bộ 22,58% và đồng bằng sông Cửu Long 7,88%.



Bảng 2.13. Khối lượng HH luân chuyển bằng đường bộ phân theo vùng (*)

Đơn vị: Triệu tấn.km

TT

CẢ NƯỚC

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

7894.9

9098.5

10567.2

12237.8

14817.5

17524.8

20370.3

24675.8

1

ĐB sông Hồng

1765.6

2219.5

2933.3

3224.3

3893.6

4717.0

5715.8

7569.0

% so cả nước

22.4

24.4

27.8

26.3

26.3

26.9

28.1

30.7

2

TD & MNPB

472.5

610.5

755.3

936.6

1164.0

1336.6

1658.8

1922.6

% so cả nước

6.0

6.7

7.1

7.7

7.9

7.6

8.1

7.8

3

BTB & DHMT

2454.9

2855.9

3075.7

3525.5

4232.2

5234.2

5713.9

6210.5

% so cả nước

31.1

31.4

29.1

28.8

28.6

29.9

28.1

25.2

4

Tây Nguyên

591.8

610.3

699.7

809.4

963.6

1058.5

1329.8

1509.3

% so cả nước

7.5

6.7

6.6

6.6

6.5

6.0

6.5

6.1

5

Đông Nam Bộ

1923.8

2021.4

2146.5

2660.4

3408.2

3858.8

4572.6

6048.3

% so cả nước

24.4

22.2

20.3

21.7

23.0

22.0

22.4

24.5

6

ĐB SCL

686.3

780.9

956.8

1081.6

1155.9

1319.7

1379.4

1416.1

% so cả nước

8.7

8.6

9.1

8.8

7.8

7.5

6.8

5.7

(*) Không bao gồm số liệu của các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương quản lý.








Hàng hóa vận chuyển với cự ly bình quân đối với từng vùng: vùng đồng bằng sông Hồng 51,4 km, trung du và vùng núi phía Bắc 33,6km, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 62,9km, Tây Nguyên 102,3km, Đông Nam Bộ 62km và đồng bằng sông Cửu Long 67,1km; bình quân cả nước 57,6km.


Bảng 2.14. Cự ly bình quân vận chuyển HH bằng đường bộ phân theo vùng (*)

 







 

 

 

 

 

Đơn vị: km 

TT

Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Bình quân

 

CẢ NƯỚC

55.2

56.1

55.6

54.9

56.6

59.5

60.8

61.8

57.6

1

Đồng bằng sông Hồng

45.3

48.8

51.7

48.9

50.0

52.9

55.6

57.6

51.4

2

TD & MNPB

28.2

30.7

32.8

31.7

33.3

34.6

39.4

38.4

33.6

3

BTB & DHMT

65.7

70.3

63.4

60.8

59.7

61.5

60.5

61.3

62.9

4

Tây Nguyên

123.4

113.4

117.9

117.0

131.2

120.3

123.0

116.6

120.3

5

Đông Nam Bộ

56.6

53.2

51.9

57.0

62.2

70.7

70.3

74.0

62.0

6

ĐB sông Cửu Long

62.3

61.3

65.7

68.9

72.3

71.8

70.0

64.5

67.1

(*) Không bao gồm số liệu của các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương quản lý.














2.2.1.3. Phương tiện vận tải đường bộ

a. Phương tiện ô tô

Việc phân chia các loại phương tiện hoạt động trên mạng lưới đường GTNT là hết sức khó khăn, vì vậy đề án chỉ phân tích chung qua số liệu thống kê, điều tra phương tiện theo vùng, miền, khu vực của Tổng cục thống kê.



Tốc độ tăng phương tiện: Đến tháng 11/2009 tổng phương tiện ô tô cả nước khoảng 1,12 triệu xe, qua các năm từ 2000-2009 tốc độ tăng phương tiện bình quân cả nước 13,7% năm, trong đó xe con tăng nhiều nhất là 19% năm, tiếp đến xe tải tăng 14,7% và xe khách 8,1%. Đối với các vùng thì vùng đồng bằng sông Hồng tăng nhanh nhất 17,0% tiếp đến vùng vùng Tây Nguyên 13,1%, trung du và miền núi phía Bắc 13%, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 12,8%, vùng Đông Nam Bộ 12,5% và vùng đồng bằng sông Cửu Long 10,4%.

Phương tiện đăng ký ở khu vực đô thị chiếm khoảng 83%, khu vực nông thôn khoảng 17%.



Bảng 2.15. Tốc độ tăng phương tiện bình quân qua các năm 2000-2009

TT

Tên tỉnh

Tổng số

Xe con

Xe khách

Xe tải

Xe khác

1

Đồng bằng sông Hồng

364170

183733

27270

134685

18482

Tốc độ tăng BQ từ 2000-2009

117.0

123.0

111.1

115.1

107.2

2

Trung du và miền núi phía Bắc

81770

25397

7201

45151

4021

Tỷ lệ so tổng số%

113.0

113.8

109.4

118.2

100.9

3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

162867

48442

14607

87540

12278

Tỷ lệ so tổng số%

112.8

119.2

108.1

114.6

101.7

4

Tây Nguyên

51385

15877

4844

28460

2204

Tỷ lệ so tổng số%

113.1

116.7

107.5

118.5

99.5

5

Đông Nam Bộ

374006

171574

36314

135710

30408

Tỷ lệ so tổng số%

112.5

117.4

107.1

112.9

103.6

6

Đồng bằng sông Cửu Long

77992

22185

12477

37200

6130

Tỷ lệ so tổng số%

110.4

114.7

105.9

116.8

97.2

Cả nước

1112190

467208

102713

468746

73523

Tỷ lệ so tổng số%

113.7

119.0

108.1

114.7

102.5

Nguồn: Cục đăng kiểm Việt Nam

















Số lượng phương tiện: Trong các loại phương tiện thì xe con chiếm tỷ lệ 42%, xe tải chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,1%, còn lại xe khách 9,2% và xe chuyên dùng 6,6%. Đối với các vùng thì vùng Đông Nam Bộ có số lượng xe cao nhất chiếm 33,6%, tiếp đến vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 32,7%, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 14,6%, trung du miền núi phía Bắc 7,4%, đồng bằng sông Cửu Long 7,0% và Tây nguyên 4,6%. Trong các loại phương tiện thì xe con ở đồng bằng sông Hồng cao nhất chiếm 39,3% tiếp đến Đông Nam Bộ 36,7%; xe khách vùng Đông Nam Bộ chiếm tỷ lệ cao nhất 35,4% tiếp đến đồng bằng sông Hồng 26,5%; xe tải Đông Nam Bộ chiếm tỷ lệ cao nhất 36,3%, tiếp đến đồng bằng sông Hồng chiếm 28,7%.

Biểu đồ 2.2.2. Tỉ lệ phương tiện ô tô theo loại







Bảng 2.16. Số lượng phương tiện theo chủng loại đến 11/2009

TT

Tên tỉnh

Tổng số

Xe con

Xe khách

Xe tải

Xe khác

1

Đồng bằng sông Hồng

364170

183733

27270

134685

18482

Tỷ lệ so tổng số %

100.0

50.5

7.5

37.0

5.1

Tỷ lệ so cả nước %

32.7

39.3

26.5

28.7

25.1

2

Trung du và miền núi phía Bắc

81770

25397

7201

45151

4021

Tỷ lệ so tổng số %

100.0

31.1

8.8

55.2

4.9

Tỷ lệ so cả nước %

7.4

5.4

7.0

9.6

5.5

3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

162867

48442

14607

87540

12278

Tỷ lệ so tổng số %

100.0

29.7

9.0

53.7

7.5

Tỷ lệ so cả nước %

14.6

10.4

14.2

18.7

16.7

4

Tây Nguyên

51385

15877

4844

28460

2204

Tỷ lệ so tổng số %

100.0

30.9

9.4

55.4

4.3

Tỷ lệ so cả nước %

4.6

3.4

4.7

6.1

3.0

5

Đông Nam Bộ

374006

171574

36314

135710

30408

Tỷ lệ so tổng số %

100.0

45.9

9.7

36.3

8.1

Tỷ lệ so cả nước %

33.6

36.7

35.4

29.0

41.4

6

Đồng bằng sông Cửu Long

77992

22185

12477

37200

6130

Tỷ lệ so tổng số %

100.0

28.4

16.0

47.7

7.9

Tỷ lệ so cả nước %

7.0

4.7

12.1

7.9

8.3

Cả nước

1112190

467208

102713

468746

73523

Tỷ lệ so tổng s ố%

100.0

42.0

9.2

42.1

6.6

Nguồn: Cục đăng kiểm Việt Nam
















b. Phương tiện xe máy

Xe máy là phương tiện cá nhân được sử dụng nhiều ở các vùng đô thị cũng như là nông thôn, xe máy có giá phù hợp với thu nhập của người dân, nó mang tính chất rất cơ động trong vận chuyển hành khách cũng như hàng hóa có khối lượng nhỏ và có thể đến được những nơi mà ô tô không thể đến được. Trong các năm qua tốc độ phát triển xe máy ở nước ta tăng rất nhanh nhất là ở các thành phố, hiện tại tại các vùng nông thôn xe máy cũng đang được dùng rất phổ biến và là phương tiện chủ yếu phục vụ cho việc đi làm đồng, làm nương rẫy và đi lại giao lưu của người dân của người dân.

Tính đến 11/2009 toàn quốc có hơn 28,6 triệu xe máy, tốc độ tăng bình quân qua các năm từ 2006-2009 là 15,37% năm, đây là tốc độ tăng rất cao.

Xe máy đăng ký ở khu vực đô thị chiếm khoảng 45,61%, khu vực nông thôn khoảng 54,39%.

Bảng 2.17. Số lượng xe máy và tốc độ tăng qua các năm










Đơn vị: Xe máy

Năm

2006

2007

2008

30/11/2009

Số lượng xe máy

18.680.669

21.905.431

25.827.408

28.653.070

Tăng trưởng so năm trước

 

117.26

117.90

110.94

Biểu đồ 2.2.3. Số lượng xe máy qua các năm



So với các vùng, đến 11/2009 phương tiện xe máy vùng đồng bằng sông Hồng chiếm tỷ lệ cao nhất là 27,9% tiếp đến là vùng Đông Nam Bộ chiếm 23,99%, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 19,57%, vùng đồng bằng sông Cửu Long 15,98%, vùng trung du và miền núi phía Bắc 9,74% và cuối cùng là vùng Tây Nguyên chiếm 5,82%.

Biểu đồ 2.2.4. Tỉ lệ xe máy theo vùng


Bảng 2.18. Tỷ lệ phương tiện xe máy theo vùng



TT

Tên tỉnh

2007

2008

30/11/2009

1

Đồng bằng sông Hồng

5262729

6577402

7135575

Tỷ lệ chiếm so với cả nước

24.02

25.47

24.90

2

Trung du và miền núi phía Bắc

2051598

2419970

2791169

Tỷ lệ chiếm so với cả nước

9.37

9.37

9.74

3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

4233552

5069120

5606851

Tỷ lệ chiếm so với cả nước

19.33

19.63

19.57

4

Tây Nguyên

1320856

1506361

1667493

Tỷ lệ chiếm so với cả nước

6.03

5.83

5.82

5

Đông Nam Bộ

5553552

6181601

6873962

Tỷ lệ chiếm so với cả nước

25.35

23.93

23.99

6

Đồng bằng sông Cửu Long

3483144

4072954

4578020

Tỷ lệ chiếm so với cả nước

15.90

15.77

15.98

Viet nam

21905431

25827408

28653070

B

iểu đồ 2.2.5. Số lượng xe máy theo vùng qua các năm


2.2.1.4. Phân tích đánh giá vận tải, phương tiện và quản lý vận tải đường bộ

a. Vận tải

Vận chuyển hành khách

Về vận tải: Kinh tế phát triển, phương tiện và điều kiện đường sá tốt hơn, đi lại dễ dàng hơn, người dân vùng nông thôn có đã có được các cơ hội đi lại nhiều hơn so với trước đây, do đó khối lượng vận chuyển hành khách tăng nhanh qua các năm (như đã phân tích ở trên).

Luồng tuyến: Luồng tuyến vận chuyển hành khách được hình thành và hoạt động chủ yếu từ trung tâm tỉnh đi theo các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh và một số tuyến đường huyện đến các khu dân cư, các tỉnh và các huyện khác trong tỉnh với nhau và ngược lại. Hiện tại các tỉnh đều có các tuyến vận chuyển hành khách từ trung tâm tỉnh đi đến tất cả các trung tâm huyện. Mặt khác do điều kiện đường xá đã tốt hơn nên thuận tiện cho người dân và việc đi lại của người dân không còn mất nhiều thời gian như những giai đoạn trước đây, ngọai trừ các xã ở vùng sâu, vùng xa, các xã không có đường ô tô việc đi lại vẫn còn nhiều khó khăn tuy nhiên do xe máy phát triển nhanh đã giải quyết được vấn đề đi lại cho người dân.

Bến bãi: Trên toàn quốc tại các trung tâm tỉnh đều có bến xe khách, đây là đầu mối phục vụ vận chuyển hành khách đi liên tỉnh cũng như hành khách đi nội tỉnh, các bến xe này thường là các bến được xây dựng có quy mô đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ hành khách. Các trung tâm huyện phần lớn đều có bến xe với qui mô nhỏ dành cho xe khách, ngoài bến xe trung tâm còn có các bến xe hoặc bến đỗ tạm ở các huyện là đầu mối cho hành khách đi lại từ các trung tâm huyện đi các huyện, tỉnh hoặc các vùng khác, ở các huyện có bến xe thì đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ hành khách và có bến chỉ là tạm hoặc bến đỗ. Tại các trung tâm xã và cụm xã cũng đã hình thành những bến xe, điểm dừng đỗ xe nhưng số này chỉ chiếm một tỷ lệ thấp tại các nơi có kinh tế phát triển (tập trung ở các vùng ĐBSH, ĐNB, và một số tỉnh thuộc ĐBSCL).
Vận chuyển hàng hóa

Về vận chuyển hàng hoá: Do sản xuất tại các địa phương phát triển làm cho khối lượng hàng hoá trao đổi buôn bán của các địa phương ngày càng tăng qua các năm. Hiện nay kinh tế nông thôn đã có những sản phẩm nông nghiệp đang ngày càng đa dạng, mang tính chất hàng hoá. Tài nguyên thiên nhiên của vùng nông thôn được chú trọng khai thác hiệu quả, khiến cho vùng nông thôn chính là một thị trường và là nơi sản xuất hàng hoá nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đang tăng nhanh do đòi hỏi của các vùng đô thị hay công nghiệp tập trung và xuất khẩu, làm tăng rất đáng kể lượng hàng cần phải chuyên chở trên các đường huyện, xã, thậm chí cả thôn xóm, đặc biệt vào các vụ thu hoạch.

Luồng tuyến: Do nhu cầu vận tải hàng hóa nông thôn theo mùa vụ, vận chuyển hàng chủ yếu do các doanh nghiệp đảm nhiệm vì vậy luồng tuyến vận tải hàng hóa và khối lượng vận tải không ổn định.

Bến bãi: Hiện nay, tại các địa phương trên toàn quốc hầu như không có bến bãi nào dành cho vận tải hàng hoá nông thôn, vì xuất phát từ đặc điểm là lượng hàng hoá tại các vùng khi vận chuyển thường có khối lượng nhỏ, lẻ do đó hầu hết các mặt hàng đều được tập kết tại nhà và tại các nơi khai thác (các hàng nông, lâm thuỷ sản). Một số tỉnh có các bến xe cho phương tiện vận tải hàng ở các cửa khẩu quốc tế lớn, đây là những bãi chuyên dùng cho chuyển tải hàng hoá qua các cửa khẩu. Ngoài ra tại các đô thị lớn có những bến xe ở khu vực đầu mối giành cho phương tiện vận tải hàng hoá đường bộ liên tỉnh xếp dỡ hàng hóa.
b. Phương tiện vận tải

Do không có số liệu thống kê và tách riêng được số phương tiện hoạt động ở các tuyến GTNT trên toàn quốc nhưng qua khảo sát, có một số điểm nổi bật như sau:

Có nhiều chủng loại ô tô vận chuyển hàng hoá và hành khách hoạt động trên các tuyến đường nông thôn như: Kia, Hyundai, Daewoo, Toyota, xe hoán cải, được sản xuất ở nhiều nước như: Trung Quốc, Hàn quốc, Nhật Bản, Việt Nam,...

Do tiêu chuẩn kỹ thuật của đường GTNT thấp, các phương tiện vận tải hàng hóa lưu thông trên các tuyến đường này thường có trọng tải thấp từ 5T trở xuống. Các loại xe chở khách từ 24 chỗ ngồi trở xuống. Chỉ có một số vùng có mạng lưới đường bộ phát triển như vùng ĐBSH, vùng Đông Nam Bộ và một số tỉnh kinh tế phát triển, đường GTNT được xây dựng tốt hơn có thể cho phép ôtô có trọng tải đến 10 T và xe khách đến 35 chỗ ngồi lưu thông. Đôi khi có các xe có trọng tải lớn hơn cũng được khai thác trên các tuyến đường GTNT đã làm hỏng nặng mặt đường do vượt quá tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép của đường GTNT.

Thời gian gần đây, xe tải có sức chứa nhỏ khoảng (1- 3,5 T) tại các địa phương đang có xu hướng tăng nhanh và là phương tiện quan trọng cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hoá ở nông thôn.

Hoạt động của xe khách và xe tải có xu hướng tập trung ở khu vực đô thị và trên các tuyến quốc lộ chính, nên sự hiện hữu của chúng ở nông thôn chiếm tỷ lệ thấp khoảng 30% trên toàn quốc. Trong những năm gần đây xe máy tăng một cách nhanh chóng đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tại các vùng nông thôn xe máy cũng đã tăng một cách đáng kể nhưng chủ yếu là loại xe chất lượng thấp phù hợp với thu nhập của người dân nông thôn. Các loại xe máy này đóng góp phần lớn trong việc vận chuyển, luân chuyển hàng hoá hành khách được vận tải trên đường GTNT tại các địa phương.

Các phương tiện vận chuyển hành khách vùng nông thôn nhất là vùng sâu vùng xa chủ yếu là các xe cũ chất lượng kém, thường chở cả người và hàng, điều kiện đảm bảo an toàn không đáp ứng tiêu chuẩn và phương tiện hoạt động thường xuyên trên các tuyến đường núi, đèo dốc cao hiểm trở do đó hay bị mất an toàn gây tai nạn giao thông.

Phương tiện giao thông hiện nay phát triển nhanh về cả chất lượng cũng như trọng tải, để đảm bảo kinh doanh có lãi, các chủ phương tiện thường cơi nới chở quá tải, nhất là đối với những vùng sâu vùng xa nơi mà chỉ có các phương tiện vận tải lớn hoạt động khai thác và vận chuyển nguyên liệu. Mặt khác do đường GTNT được thiết kế với bề rộng hẹp, các tiêu chuẩn về đường thấp, chủ yếu mặt đường là cấp phối hoặc đất, do đó việc khai thác còn bị hạn chế so với điều kiện phát triển hiện có của phương tiện làm cho đường GTNT thường bị phá hỏng nhanh, nhất là trong mùa mưa. Việc đường hư hỏng sẽ làm những phương tiện nhỏ hoạt động trên đường đó chóng bị hư hỏng hơn và làm ảnh hưởng đến kinh tế người dân vùng nông thôn.



Tuy nhiên hoạt động của các phương tiện bị hạn chế do các yếu tố sau:

  • Hoạt động của các loại xe cơ giới thông dụng ở nông thôn bị hạn chế vì cấp kỹ thuật của các công trình GTNT mặc dù hiện nay nhiều công trình hạ tầng cơ sở GTNT đã được cải tạo và làm mới nhiều.

  • Phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hoá ở nông thôn chủ yếu dựa vào các loại xe ôtô tải trọng nhỏ, xe hoán cải, xe máy, xe đạp, xe súc vật kéo và đi bộ.

  • Tại các khu vực miền núi, người dân đi bộ còn chiếm tỷ lệ cao và đi bộ với những khoảng cách rất xa để tới các cơ sở và dịch vụ như trường học, trạm y tế, chợ búa...


c. Quản lý vận tải và phương tiện

Về quản lý vận tải: các Sở GTVT tại các tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng vận tải của địa phương, ổn định các tuyến vận tải hàng hoá và hành khách, đáp ứng nhu cầu vận chuyển, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan quản lý và bảo đảm an toàn cho người, hàng hoá, phương tiện GTVT.

Kinh doanh vận tải: hiện có nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải như quốc doanh (trung ương, địa phương), ngoài quốc doanh (tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp) và đầu tư nước ngoài, trong đó khối vận tải ngoài quốc doanh đảm nhận vai trò chủ đạo trong vận chuyển hàng hoá cũng như hành khách ở vùng nông thôn.

Quản lý phương tiện: việc quản lý sử dụng phương tiện hàng hoá hoạt động trong khu vực nông thôn chủ yếu là do cá nhân người dân địa phương hoặc các công ty tư nhân loại nhỏ quản lý. Phương tiện vận tải hành khách chủ yếu là do các công ty nhà nước, công ty tư nhân, công ty cổ phần và các doanh nghiệp tư nhân quản lý và khai thác. Họ đăng ký với các cơ quan quản lý vận tải các luồng tuyến mà họ có thể khai thác để vận chuyển hành khách.để có giấy phép hoạt động trên các tuyến.

Một số bất cập về vận tải và phương tiện

  • Dịch vụ vận tải chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân cả về số lượng, chất lượng. Tuy đã có phương tiện chở khách hoạt động trên các tuyến đến trung tâm các huyện hoặc các xã nhưng do lưu lượng khách vùng nông thôn còn thấp, phương tiện chở khách trên tuyến ít, chưa đáp ứng được tính sẵn có của phương tiện phục vụ người dân nhất là vùng sâu, vùng xa.

  • Phương tiện vận tải khách và hàng hóa sử dụng ở các vùng nông thôn, nhất là ở các vùng sâu vùng xa chủ yếu là xe cũ, chất lượng kém thường chở cả người và hàng. Điều kiện đảm bảo an toàn không đáp ứng tiêu chuẩn và phương tiện hoạt động thường xuyên trên các tuyến đường núi, đèo dốc cao hiểm trở do đó thường xuyên mất an toàn giao thông, nguy hiểm đến tính mạng người dân tham gia giao thông.

  • Chi phí vận tải cho các tuyến đường nông thôn cao do lưu lượng thấp, chất lượng đường bộ vùng nông thôn kém, thường xuyên bị hư hỏng và ách tắc trong mùa mưa bão dẫn đến chi phí người dân bỏ ra để đi lại bằng các phương tiện cao.

  • Tại các địa phương hầu như không có bến bãi nào dành cho vận tải hàng hoá nông thôn.


2.2.1.5. Thực trạng đi lại của dân cư tại các xã không có đường ô tô tiếp cận

Các xã chưa có đường ôtô đến trung tâm xã: các xã chưa có đường chủ yếu là ở vùng sâu, vùng xa với điều kiện địa hình khó khăn như núi đá cao hiểm trở, sông rộng không có cầu qua. Việc đi lại của những người dân ở các xã, vùng sâu vùng xa chưa có đường ôtô vào hoặc có đường nhưng chất lượng kém mà các tuyến ôtô chở khách không thể vươn tới được là rất khó khăn. Người dân ở đây đến chợ, đến trạm xá, bệnh viện, trường học hoặc điểm đỗ của tuyến vận chuyển hành khách,.... chủ yếu bằng các loại phương tiện cá nhân như xe máy, xe đạp, xe ôm, đi ngựa hoặc đi bộ. Khoảng cách trung bình xa nhất để họ đi đến bến xe khách công cộng ở những vùng như Tây Bắc, Tây Nguyên với hơn 20 km so với ĐBSH chỉ gần 5km.

2.2.2. Tình hình vận tải GTNT đường thuỷ nội địa


Vận tải GTNT đường thuỷ nội địa có một vai trò quan trọng trong việc giao lưu, trao đổi hàng hoá ở các địa phương, đặc biệt ở hai vùng Đồng Bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Theo Niên giám thống kê năm 2008 của Tổng cục thống kê (không bao gồm các doanh nghiệp trung ương trên địa bàn các tỉnh) khối lượng vận tải đường thuỷ nội địa cả nước giai đoạn 2000- 2007 tăng trưởng 15,4%/ năm khối lượng vận tải năm 2000 đạt 51.371,7 nghìn tấn, năm 2007 đạt 140.334,6 nghìn tấn, vùng Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long lần lượt cố tốc độ tăng trưởng 16,5% và 13,2% trong giai đoạn 2000- 2007.

Bảng 2.19. Khối lượng vận tải hàng hoá bằng đường TNĐ phân theo vùng

Đơn vị: Nghìn tấn

TT

Phân theo

2000

2005

2006

2007

TĐTT

1

Cả nước

51.371,7

116.558,4

126.054,0

140.334,6

15,4%

2

Đồng bằng sông Hồng

20.644,9

48.433,9

50.935,3

60.077,0

16,5%

3

Trung du và miền núi phía Bắc

2.127,1

3.523,7

4.588,4

6.951,2

18,4%

4

BTB & DH miền Trung

6.305,3

7.201,5

7.832,1

8.479,4

4,3%

5

Tây Nguyên

37,0

19,6

30,4

19,7

-8,6%

6

Đông Nam Bộ

4.283,8

16.428,0

18.047,4

22.027,3

26,4%

7

Đồng bằng sông Cửu Long

17.973,7

40.951,7

44.620,4

42.780,0

13,2%

Chú thích: Khối lượng vận chuyển không bao gồm các doanh nghiệp nhà nước trung ương

Khối lượng vận tải đường thuỷ nội địa thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long chiếm trên 70% khối lượng vận tải đường thuỷ nội địa của cả nước. Năm 2007 tỷ phần khối lượng vận chuyển cùng đồng bằng sông Hồng chiếm 43%, khối lượng vận chuyển khu vực đồng bằng sông Cửu Long chiếm 30% so với cả nước.

Biểu đồ 2.2.6. Cơ cấu khối lượng vận tải đường TNĐ các vùng trong cả nước

Về khối lượng luân chuyển: khối lượng hàng hoá luân chuyển bằng đường thuỷ nội địa có tốc độ tăng trưởng khá cao trong giai đoạn qua, tốc độ tăng trưởng vận tải đường thuỷ nội địa cả nước đạt 15,6% trong giai đoạn 2000- 2007 với khối lượng luân chuyển năm 2000 là 10.592, 2 triệu tấn, năm 2007 là 29.281,1 triệu tấn. Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có tốc độ tăng trưởng lần lượt là 21,85% và 9,3% năm trong giai đoạn 2000- 2007.

Bảng 2.20. Khối lượng luân chuyển HH bằng ĐTNĐ phân theo vùng

Đơn vị: Triệu tấn.km

TT

Phân theo

2000

2006

2007

TĐTT

1

Cả nư­ớc

10.592,2

28.674,1

29.281,1

15,6%

2

Đồng bằng sông Hồng

3.383,4

12.851,7

13.481,5

21,8%

3

Trung du và miền núi phía Bắc

105,0

335,8

511,8

25,4%

4

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

1.356,6

3.305,8

3.153,6

12,8%

5

Tây Nguyên

0,5

0,3

0,0

 

6

Đông Nam Bộ

3.623,3

8.675,8

8.167,1

12,3%

7

ĐB sông Cửu Long

2.123,4

3.504,7

3.967,1

9,3%

Chú thích: Khối lượng vận chuyển không bao gồm các doanh nghiệp nhà nước trung ương

Hiện tại, việc tổ chức quản lí, khai thác vận tải hàng hoá và hành khách GTNT khu vực ĐBSH và ĐBSCL bằng đường thuỷ nội địa do 3 lực lượng chính đảm nhiệm: lực lượng vận tải quốc doanh (trung ương và địa phương), lực lượng vận tải hợp tác xã, và lực lượng vận tải tư nhân. Trong đó khối vận tải ngoài quốc doanh đảm nhận vai trò chủ đạo trong vận chuyển hàng hoá cũng như hành khách ở vùng nông thôn.

Hàng hoá vận tải trong khu vực nông thôn là các loại hàng phục vụ cho nông nghiệp và xây dựng như phân bón, thuốc trừ sâu, xi măng, hoa quả, thóc lúa, hàng nông sản địa phương...

Vùng ĐBSH có mạng lưới sông tương đối lớn, nhưng do đường bộ khá phát triển nên đường thuỷ nội địa nông thôn kém cạnh tranh hơn so với đường bộ, đặc biệt là trong vận tải hành khách. Khoảng 60% đường thuỷ nội địa có thể khai thác được nằm ở vùng ĐBSCL nên việc vận chuyển người và hàng hoá nông thôn bằng tàu thuyền là rất phổ biến. Qua khảo sát, việc vận chuyển lúa tới các trạm xay xát đa số bằng các thuyền ghe của nông dân hoặc các tiểu thương. Việc vận chuyển gạo thành phẩm từ các trạm xay xát đến cảng Cần Thơ để xuất khẩu cũng chủ yếu bằng đường thuỷ nội địa. Tương tự như vậy, vận chuyển gạo xuất khẩu tới Tp.Hồ Chí Minh bằng đường thuỷ nội địa cũng chiếm đến 70% - 80%, chỉ một khối lượng nhỏ gạo có chất lượng cao mới đi bằng đường bộ .

Khả năng khai thác phương tiện đường thuỷ nội địa tại vùng ĐBSCL nhìn chung khá ổn định, thị phần vận tải đường thuỷ nội địa hiện tại là tương đối lớn, nhiều phương tiện thuỷ đang hoạt động tốt phục vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách nông thôn liên huyện, liên xã và vận chuyển nội đồng phục vụ cho nông nghiệp và xây dựng. Tại một số huyện; xã cù lao nằm trên các sông lớn chưa có cầu nối với các tuyến đường bộ của địa phương, nên việc đi lại của nhân dân hầu hết phải đi bằng phà và ghe thuyền sau đó mới tiếp cận được các tuyến đường chính.

Ngoài ra, tại các vùng khác trên cả nước khả năng khai thác và thi phần vận tải của đường thuỷ nội địa nông thôn chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Mặc dầu hệ thống đường thuỷ nội địa nông thôn tại vùng ĐBSCL đóng góp một phần rất quan trọng vào việc thoả mãn nhu cầu vận tải, khả năng khai thác vận tải sông nhìn chung khá ổn định, thị phần vận tải đường thuỷ nội địa lớn, nhiều phương tiện thuỷ đang hoạt động tốt phục vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách nông thôn liên huyện, liên xã và vận chuyển nội đồng phục vụ cho nông nghiệp và xây dựng, song tại 1 số huyện, xã cù lao nằm trên các sông lớn chưa có cầu nối với các tuyến đường bộ của địa phương, nên việc đi lại của nhân dân hầu hết phải đi bằng phà và ghe thuyền sau đó mới tiếp cận được các tuyến đường chính.
Phương tiện vận tải đường thủy nội địa

Số lượng phương tiện vận tải thuỷ nội địa đang hoạt động của các tỉnh trong những năm qua có sự tăng trưởng nhanh ở hầu hết các tỉnh và vùng trên phạm vi cả nước. Trong giai đoạn 2005- 2009 tổng số phương tiện đường thuỷ nội địa trên cả nước tăng 20,17% với số lượng phương tiện năm 2005 là 94.698 phương tiện, năm 2009 là 197.503 nghìn phương tiện. Vùng Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long lần lượt có tốc độ tăng trưởng 12,64% và 23,33%.

Tổng công suất phương tiện vận tải thuỷ nội địa của tất cả các tỉnh trên cả nước đạt 4.352.521 CV năm 2005, năm 2009 là 8.751.179 CV, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005- 2009 là 19,08%. Vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long lần lượt có tốc độ tăng trưởng 19,68% và 19,78% trong giai đoạn 2005-2009.

Tổng trọng tải tàu hàng có tốc độ tăng trưởng 22,52% trong giai đoạn 2005 -2009 với trọng tải năm 2005 đạt 4.651.097 tấn năm 2009 đạt 10.479.584 tấn. Tổng sức chở tàu khách có tốc độ tăng trưởng 9,91% với sức chở năm 2005 là 304.570 người, năm 2009 là 444.457 người.

Tuổi thọ bình quân phương tiện đường thuỷ nội địa năm 2009 là 11,3 tuổi, trong đó. Trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long lần lượt là 10,92 tuổi và 11,20 tuổi.

Do không thống kê và tách riêng được phương tiện đường thủy nội địa nông thôn nhưng qua khảo sát phương tiện đường thủy nội địa ở các vùng nông thôn có một số đặc điểm là phương tiện thuỷ hoạt động trên sông, kênh, rạch chủ yếu là các loại thuyền nhỏ, sà lan, tàu kéo, tàu tự hành, ghe tải...có trong tải nhỏ từ 50-150 tấn; ở vùng ĐBSCL còn có rất nhiều ghe xuồng do nhân dân tự đóng (phương tiện gia dụng) có tải trọng rất đa dạng trong tải < 5-10 T hoạt động, do địa phương quản lí, tư nhân khai thác, hoạt động chủ yếu trên các sông nhỏ địa phương. Tuổi đội tàu bình quân khá lớn: từ 10,92 - 15 tuổi.



Qua các đợt khảo sát và nghiên cứu tại một tỉnh ở ĐBSCL cho thấy 45% số hộ gia đình ở vùng này có một thuyền và hơn một nửa trong số đó là thuyền gắn máy (phương tiện gia dụng). Tuy nhiên, theo báo cáo của các tỉnh số lượng về phương tiện vận tải gia dụng rất khó thống kê (vì người dân không đi đăng ký) vì vậy, chúng tôi chưa có số liệu cụ thể về các loại phương tiện này.
Bảng 2.21. Phương tiện vận tải đường thủy nội địa phân theo vùng

TT

Tên tỉnh/ Thành phố

Số lượng

Tổng công suất (CV)

Trọng tải tàu hàng (tấn)

Sức chở tàu khách (ng)

Tuổi thọ bình quân

2005

2009

2005

2009

2005

2009

2005

2009

2005

2009

1

Đồng bằng sông Hồng

12.599

20.282

876.036

1.797.053

1.578.998

3.875.824

33.163

44.551

11,04

10,92

2

Trung du và miền núi phía Bắc

2.847

3.949

122.808

244.497

190.520

410.745

10.788

13.380

9,48

11,18

3

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

7.073

9.698

175.603

273.389

68.115

128.725

41.649

53.775

8,65

11,50

4

Tây Nguyên

58

97

871

3.058

1

1

861

1.299

7,83

7,84

5

Đông Nam Bộ

5.740

9.909

542.845

1.009.800

796.984

1.570.028

22.723

37.683

10,85

12,12

6

Đồng bằng sông Cửu Long

66.381

153.568

2.634.358

5.423.382

2.016.479

4.494.261

195.386

293.769

10,01

11,20

7

Cả nước

94.698

197.503

4.352.521

8.751.179

4.651.097

10.479.584

304.570

444.457

10,08

11,23

Каталог: Uploads -> file -> word documents
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
word documents -> Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam
word documents -> Báo cáo tổng hợp MỞ ĐẦu bối cảnh
word documents -> THÔng tư Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang, quy tắc giao thông tại đường ngang, tổ chức phòng vệ, tổ chức quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng
word documents -> HƯỚng dẫn khai lý LỊch của ngưỜi xin vàO ĐẢng theo Hướng dẫn số 05/hd tctw ngày 26-2-2002
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 317
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 190

tải về 2.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương