ChiÕn l­îc ph¸t triÓn giao th ng n ng th n viÖt nam ®Õn n¨m 2020


Chiến lược khai thác, sử dụng vật liệu tại chỗ phục vụ cho công tác phát triển đường bộ nông thôn



tải về 2.03 Mb.
trang16/18
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích2.03 Mb.
#1786
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

3.6. Chiến lược khai thác, sử dụng vật liệu tại chỗ phục vụ cho công tác phát triển đường bộ nông thôn


Đảm bảo sự phát triển bền vững của mạng lưới đường GTNT hiện có. Chỉ có thể đạt được sự phát triển bền vững của mạng lưới đường GTNT hiện có bằng cách chấp nhận các công nghệ thích hợp hoặc bằng cách sử dụng các loại vật liệu địa phương mà trong một số trường hợp chúng có các đặc tính địa kỹ thuật phi tiêu chuẩn. Như vậy, một trong những mục tiêu quan trọng trong việc xây dựng đường GTNT bền vững là làm cho vật liệu sẵn có phù hợp nhất với nhiệm vụ của đường và môi trường địa phương.

Khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương và trong chừng mực có thể hạ giá thành xây dựng đường GTNT. Việc sử dụng triệt để nguồn vật liệu địa phương sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn, kinh phí xây dựng sẽ giảm đáng kể do gần các nguồn vật liệu nên cự ly vận chuyển ngắn, giá thành vận chuyển giảm. Mặt khác cùng với việc khai thác tiềm năng, tận dụng được nguồn nhân công địa phương để khai thác với giá rẻ, thời gian thi công nhanh và thuận tiện.

Thuận tiện cho công tác bảo trì và góp phần hạ giá thành bảo trì. Do sử dụng vật liệu địa phương trong xây dựng nên khi bảo dưỡng có thể sử dụng nguồn vật liệu địa phương này đồng thời chi phí cho công tác bảo dưỡng cũng thấp vì tận dụng được nguồn vật liệu địa phương với giá rẻ. Mặt khác, cũng tận dụng được nguồn lực địa phương vì lực lượng này đã quen với thi công và bảo trì bằng loại vật liệu này và sẽ góp phần hạ giá thành bảo trì .
Dự kiến các loại mặt đường phù hợp có xem xét đến tiềm năng khai thác vật liệu tại địa phương

Đường huyện

Mặt đường nhựa là ưu tiên đầu tiên để lựa chọn trong điều kiện bình thường về địa hình (không quá dốc), thuỷ văn (không ngập lụt), khả năng bảo trì, đáp ứng lưu lượng xe khá lớn trên tuyến dài.

Mặt đường cấp phối hoặc đất gia cố hạt cứng, gia cố chất dính kết vô cơ (xi măng, vôi, hoá chất mới) được áp dụng cho vùng có điều kiện kém hơn về vật liệu, kinh phí đáp ứng lưu lượng vừa phải, không đi qua khu vực đông dân cư.
Đường xã

Mặt đường nhựa được khuyến khích lựa chọn trong điều kiện bình thường về địa hình (không quá dốc), thuỷ văn (không ngập lụt), có khả năng bảo trì, thoả mãn tổng thể các tiêu chí giữa kinh phí và hiệu quả khai thác.

Mặt đường cấp phối hoặc đất gia cố hạt cứng, gia cố chất dính kết vô cơ (xi măng, vôi, hoá chất mới) được áp dụng cho vùng có điều kiện kém hơn về vật liệu, kinh phí đáp ứng lưu lượng vừa phải, không qua khu vực đông dân cư.

Đường dân sinh

BTXM không cốt thép phải được khuyến khích ở những nơi có sẵn nguồn vật liệu cát, đá và có xi măng địa phương. Chỉ phù hợp với chiều dày vừa đủ.

Cấp phối hoặc đất gia cố hạt cứng, gia cố chất dính kết vô cơ (xi măng, vôi, hoá chất mới) được áp dụng cho vùng có điều kiện kém hơn về vật liệu, kinh phí.

Các loại mặt đường lát gạch, đá lát, đá ong thì áp dụng tuỳ địa phương có điều kiện về vật liệu tại chỗ.



Trường hợp riêng

Mặt đường nhựa hay BTXM phải được thay thế cho các đoạn qua khu vực đông dân cư để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Mặt đường BTXM phải áp dụng cho đoạn đường có độ dốc lớn không thi công được, tăng độ ma sát, bị ngập lụt.



Bảng 3.6.1. Các loại mặt đường phù hợp cho khu vực áp dụng

TT

Loại mặt đường

Khu vực áp dụng phù hợp theo điều kiện

Loại đường

Địa hình

Vật liệu tại chỗ

Khả năng kinh tế

Xã hội

1

BT nhựa nóng

ĐH




KPT

phát triển mạnh

Dân cư rất đông

2

Nhựa nóng

ĐH, ĐX

Trừ KV quá dốc, quá sâu xa

Thuận lợi nếu có đá

phát triển

Dân cư đông

3

Nhựa nhũ tương

Dùng cho bảo dưỡng













4

BTXM 1(*)

ĐH, ĐX

Nền ổn định

Thuận lợi nếu có đá, cát

phát triển mạnh

Dân cư đông

5

Cấp phối sỏi, sạn

ĐH, ĐX

Không quá dốc, mưa

KV có đồi, sông suối

Trung bình

Dân cư không quá đông

6

Đá dăm nước

Rất hạn chế

Không quá dốc

KV có đá vôi

Trung bình

Rất hạn chế

7

BTXM 2(*)

ĐX, ĐTX

KPT

Thuận lợi nếu có đá, cát

Khá, trung bình

Khuyến khích

8

Đất gia cố vôi, xi măng

ĐH, ĐX, ĐTX

KPT, thích hợp nền yếu, ngập lụt

KV có đất cát pha, sét pha

Khá, trung bình




9

Đất gia cố hạt cứng

ĐX, ĐTX

KPT

KV có đất cát pha, sét pha

Trung bình, kém




10

Đá lát, đá chẻ

ĐTX

KPT

KV có đá chẻ được

Trung bình




11

Gạch nung lát

ĐTX

KPT

KV có nguồn đất sét nung gạch

Trung bình, kém

Dân cư đông và TB

12

Đất tự nhiên

ĐX, ĐTX

KPT

Trừ KV núi đá và đầm lầy

Kém phát triển

Dân cư thưa

Theo tiêu chí Nông thôn mới:

Chỉ tiêu chung

Chỉ tiêu theo vùng

TDMN phía Bắc

Đồng bằng Sông Hồng

BTB và Duyên hải MT

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

ĐBSCL

+ Đường từ huyện đến xã, đường liên xã, đường thôn xóm:

* bê tông xi măng hoặc đá dăm , hoặc lát gạch

+ Đường trục chính nội đồng :

* cát sỏi trộn xi măng, hoặc gạch vỡ, xỉ lò cao.



+ Đường từ huyện đến xã, đường liên xã, đường thôn xóm:

* đá dăm, cát sỏi trộn xi măng, hoặc gạch vỡ, xỉ lò cao.



+ Đường từ huyện đến xã, đường liên xã, đường thôn xóm:

* bê tông xi măng hoặc đá dăm, hoặc lát gạch

+ Đường trục chính nội đồng :

* cát sỏi trộn xi măng, hoặc gạch vỡ, xỉ lò cao.



+ Đường từ huyện đến xã, đường liên xã, đường thôn xóm:

* bê tông xi măng hoặc đá dăm , hoặc lát gạch

+ Đường trục chính nội đồng :

* cát sỏi trộn xi măng, hoặc gạch vỡ, xỉ lò cao.



+ Đường từ huyện đến xã, đường liên xã, đường thôn xóm:

* đá dăm, cát sỏi trộn xi măng, hoặc gạch vỡ, xỉ lò cao.



+ Đường từ huyện đến xã, đường liờn xã, đường thôn xóm:

* bê tông xi măng hoặc đá dăm , hoặc lát gạch

+ Đường trục chính nội đồng :

* cát sỏi trộn xi măng, hoặc gạch vỡ, xỉ lò cao.



+ Đường từ huyện đến xã, đường liên xã, đường thôn xóm:

* bê tông xi măng, đá dăm, cát sỏi trộn xi măng, hoặc gạch vỡ, xỉ lò cao.


Để đạt được các yêu cầu đặt ra, sử dụng vật liệu tại chỗ phục vụ cho công tác phát triển đường bộ nông thôn, việc nghiên cứu đề ra các loại mặt đường phù hợp có xem xét đến tiềm năng khai thác vật liệu địa phương là rất cần thiết.

- Mặt đường nhựa: bao gồm mặt đường bê tông nhựa, mặt đường láng nhựa và mặt đường thấm nhập nhựa. Loại mặt đường này chủ yếu áp dụng cho vùng đồng bằng, trung du và một số khu vực miền núi với điều kiện độ dốc dọc nhỏ, phù hợp cho các khu vực đông dân cư và các tuyến đường có mật độ giao thông lớn. Nó có ưu điểm là tuổi thọ cao, giao thông êm thuận và không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, nhược điểm chính là chỉ tận dụng được nguồn vật liệu tại chỗ để xây dựng nền đường nên giá thành cao, khó thi công và bảo trì. Loại mặt đường này sử dụng cho các vùng kinh tế phát triển khá như đồng bằng sông Hồng, ven biển miền trung thuộc Bắc Trung Bộ và Duyên hải nam trung Bộ, Đông Nam Bộ và một số khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mặt đường bê tông nhựa sử dụng cho đường huyện ở hai vùng chính là đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ - đây là hai vùng kinh tế phát triển đồng thời cấp hạng kỹ thuật đường huyện cũng cao hơn các khu vực khác và nguồn vật liệu cũng thuận tiện. Đối với các vùng khác như Bắc Trung Bộ, Duyên hải nam trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long chỉ sử dụng mặt đường bê tông nhựa cho đường huyện ở các khu vực qua khu thị trấn, thị tứ đông đúc. Mặt đường láng nhựa và thấm nhập nhựa được sử dụng cho đường huyện trong các vùng. Tuy nhiên, đối với vùng đồng bằng có thể sử dụng cho các đường xã và liên xã chính yếu. Yếu tố vật liệu địa phương được sử dụng cho xây dựng nền đường là chủ yếu. Các vùng sử dụng vật liệu địa phương của vùng để xây dựng nền như đá xô bồ, đá hộc chèn cát, cấp phối đồi, cấp phối đá trộn (vùng Đồng bằng sông Hồng); cấp phối tự nhiên, cấp phối đồi (Bắc Trung Bộ và Duyên hải nam trung Bộ) hay sỏi đỏ (vùng Đông Nam Bộ) và đất sét gia cố (vùng Tây Bắc),...
- Mặt đường xi măng: bao gồm bê tông xi măng, xi măng kẹp vữa và cát trộn xi măng, được áp dụng cho các vùng thường xuyên bị ngập nước, các đoạn đường có độ dốc dọc lớn. Chỉ dùng ở những vùng có nhiều cơ sở sản xuất xi măng mác thấp (giá thành rẻ) như khu vực Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Ưu điểm của loại mặt đường này là tuổi thọ cao, tránh xói mòn, tránh ô nhiễm môi trường. Nhược điểm là giá thành cao, khó sửa chữa. Loại mặt đường này nên tập trung cho các đoạn đường huyện bị ngập lụt, các đoạn qua khu dân cư đông đúc và cho các đường dân sinh tại các khu dân cư đông đúc với quy mô đường nhỏ.

- Mặt đường cấp phối: mặt đường cấp phối bộc lộ rõ nhược điểm cả trời nắng lẫn trời mưa nên chỉ được chấp nhận sử dụng trong thời kỳ quá độ và với những trường hợp như sau: lượng mưa nhỏ hơn 1000mm/năm với độ dốc dọc nhỏ hơn 6%, lượng, mưa nhỏ hơn 2000mm/năm và độ dốc dọc nhỏ hơn 4% và cự ly vận chuyển nên nhỏ hơn 10km. Loại mặt này chỉ nên áp dụng cho các vùng đồng bằng ven biển, trung du, khu vực ít dân cư và mật độ giao thông thấp. Vì vậy, nó phù hợp cho hệ thống đường xã ở các vùng và một phần đường huyện ở một số vùng như trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng (vùng địa hình đồi núi Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Tây, Ninh Bình, Vĩnh Phúc,...), Bắc Trung Bộ và Duyên hải nam trung Bộ (khu vực ven biển và trung du), khu vực trung du miền núi phía tây và một số khu vực ven biển).


- Mặt đường kết cấu đất gia cố vôi, xi măng dùng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Loại đất thích hợp để gia cố vôi hoặc xi măng là đất á sét, á cát ... phù hợp với vật liệu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài các loại mặt đường trên, nh50ằm sử dụng các loại vật liệu địa phương phù hợp và hiệu quả, Chương trình thử nghiệm mặt đường nông thôn đã được Tư vấn Intech-TRL tiến hành không chỉ bao gồm việc sử dụng các vật liệu phi tiêu chuẩn trong thiết kế đường, như gạch hay đất gia cố vôi, mà còn bao gồm cả việc đưa vào sử dụng một cách sáng tạo các vật liệu phi truyền thống trong các thiết kế truyền thống, ví dụ như mặt đường bê tông cốt tre. Nghiên cứu của Intech-TRL cũng đã đem lại nhiều kết quả hữu ích trong việc sử dụng vật liệu địa phương để phát triển GTNT.




Каталог: Uploads -> file -> word documents
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
word documents -> Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam
word documents -> Báo cáo tổng hợp MỞ ĐẦu bối cảnh
word documents -> THÔng tư Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang, quy tắc giao thông tại đường ngang, tổ chức phòng vệ, tổ chức quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng
word documents -> HƯỚng dẫn khai lý LỊch của ngưỜi xin vàO ĐẢng theo Hướng dẫn số 05/hd tctw ngày 26-2-2002
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 317
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 190

tải về 2.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương