ChiÕn l­îc ph¸t triÓn giao th ng n ng th n viÖt nam ®Õn n¨m 2020


PHẦN 2 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN GTNT



tải về 2.03 Mb.
trang5/18
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích2.03 Mb.
#1786
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

PHẦN 2

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN GTNT




1. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GTNT


Đến thời điểm hiện tại nhiều chiến lược quy hoạch vùng, ngành đã được phê duyệt như Điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa đến 2020 và định hướng đến 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sắt đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển GTVT hàng không đến 2020 và định hướng đến 2030,…; Quy hoạch phát triển một số khu kinh tế như khu kinh tế Nam Phú Yên; Quy hoạch xây dựng vùng Duyên Hải Bắc Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Trung đến năm 2020, định hướng quy hoạch phát triển KT-XH của quốc gia, các vùng kinh tế trọng điểm (Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long), ...

Báo cáo cập nhật chiến lược phát triển trước đây chưa được phê duyệt, do vậy, đến nay chưa có Chiến lược phát triển GTNT; các số liệu trong báo cáo trước đây đã lạc hậu, tầm nhìn, định hướng và mục tiêu phát triển chung của cả nước, vùng cũng đã có thay đổi.

Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009); Phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới (Quyết định 193/QĐ-TTg ngày 2/2/2010). Các Bộ Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã ban hành và hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Phân tích, đánh giá phát triển GTNT từ năm 2006 đến nay


Trong 4 năm từ năm 2006 đến năm 2010, cả nước đã xây mới được nhiều km đường GTNT , xây dựng nhiều cầu cống GTNT cũng như nâng cấp cải tạo được nhiều tuyến đường GTNT phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH nông thôn và nhu cầu đi lại của người dân nông thôn. Nhằm phù hợp với sự phát triển kinh tế của địa phương, nhiều tuyến đường huyện đã được nâng chuyển lên thành đường tỉnh, một số các tuyến đường xã quan trọng đã được kéo dài nâng lên đường huyện và nhiều tuyến đường xã mới đã được xây dựng.

Trong giai đoạn này, cả nước đã xây dựng mới được 34.811 km, trong đó số km đường huyện tăng 1.563km, đường xã tăng 17.414 km và đường thôn xóm tăng 15.835km.



+ Kết quả thực hiện với GTNT đường bộ: mặc dù đường GTNT đã được chú trọng đầu tư trong những năm qua, nhưng so với mục tiêu đề ra vẫn chưa đạt được; đến thời điểm đầu năm 2010, tỷ lệ rải mặt nhựa, BTXM mới đạt 28,08% (tương đương 76.609km - chưa đạt mức 30% như mục tiêu đề ra), còn lại là mặt đường đá dăm, cấp phối, đất; đặc biệt đường đất còn chiếm tỷ lệ cao khoảng 42,98%.

+ Tình hình bảo trì GTNT đường bộ: công tác bảo trì hệ thống đường GTNT cũng đã được quan tâm, một số dự án được lồng công tác bảo trì khi triển khai thực hiện dự án (như dự án GTNT3), tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan, đặc biệt là khó khăn về nguồn vốn, nên mục tiêu bảo trì theo chiến lược đề ra vẫn chưa đạt được (60%-70% đường GTNT được bảo trì).

Hiện nay, vốn dành cho bảo trì chỉ được dùng nhiều cho đường huyện, và một phần nhỏ hơn cho đường xã, bằng dưới 10% tổng vốn dùng cho GTNT hàng năm, chủ yếu cho xử lý sự cố bất thường do thiên tai gây ra. Vốn dành cho bảo trì đường thôn xóm hầu như không có. Công tác quản lý khai thác đường cũng chưa được đưa vào nền nếp.



+ Tình trạng cải thiện các xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã: mặc dù nhiều địa phương đã giải quyết xong tình trạng các xã chưa có đường đến trung tâm xã như Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Quảng Bình,..., tuy nhiên mục tiêu đến năm 2010 đảm bảo 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm xã đã không đạt được; đến thời điểm hiện tại vẫn còn 149/9.111 xã chưa có đường ô tô đi được đến trung tâm xã quanh năm. Nguyên nhân tồn tại này là do có nhiều xã được tách ra (tổng số xã tăng hơn so với năm 2006 là 42 xã - 9.111 xã so với 9.069 xã), nhiều xã chưa giải quyết được tận gốc việc xây dựng đường kiên cố đến trung tâm xã nên đến mùa mưa lại bị hỏng đường gây ách tắc, có nhiều xã có đường đến trung tâm xã đi trùng với đê thủy lợi (đê sông, đê biển,...) nên bị cản trở đi lại trong mùa mưa lũ (do công tác bảo vệ đê điều).

2. HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN

2.1. Hiện trạng kết cấu hạ tầng

2.1.1. Đường bộ


Mạng lưới đường giao thông nông thôn là bộ phận giao thông địa phương nối tiếp với đường quốc lộ, đường tỉnh nhằm sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp và phục vụ giao lưu kinh tế - văn hóa – xã hội các làng, xã, thôn xóm. GTNT đường bộ được hiểu là từ đường huyện trở xuống, bao gồm đường huyện (ĐH), đường xã (ĐX), đường thôn xóm (ĐTX) và đường ra đồng. Các tiêu chí GTNT được quy định theo Luật Giao thông đường bộ, Nghị định 11/2010/NĐ-CP và Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT về tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ về quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, mới chỉ phân cấp đến đường huyện và đường xã (từ đường quốc lộ đến đường xã), còn mạng lưới đường thôn xóm và đường ra đồng chưa được phân cấp.

- Theo Luật giao thông đường bộ, có quy định rõ tiêu chí xác định đường huyện và đường xã, cụ thể như sau:

+ Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;

+ Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.

- Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21/8/2009 hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới:

+ Đường xã là đường nối trung tâm hành chính xã với các thôn hoặc đường nối giữa các xã (không thuộc đường huyện) có thiết kế cấp IV.

+ Đường thôn là đường nối giữa các thôn đến các xóm.

+ Đường xóm, ngõ là đường nối giữa các hộ gia đình (đường chung của liên gia.

+ Đường trục chính nội đồng là đường chính nối từ đồng ruộng đến khu dân cư.


Về mạng đường

Đến đầu năm 2010, cả nước có khoảng 272.861 km đường GTNT (gồm ĐH, ĐX, đường thôn xóm, chưa tính đường ra đồng ruộng) chiếm 82% tổng chiều dài mạng đường bộ, trong đó ĐH 47.562km, chiếm 14,30%, ĐX 148.278km, chiếm 44,58%; ĐTX khoảng 77.022km, chiếm 23,16%. Nếu tính riêng đường huyện và đường xã có 195.840km, trong đó đường huyện chiếm 24,29%, đường xã chiếm 75,71%.




Về kết cấu mặt đường

Mặc dù trong những năm gần đây, Nhà nước và các địa phương đã tập trung đầu tư bằng nhiều nguồn vốn như trái phiếu Chính phủ, ODA, NSNN, kết hợp nguồn đóng góp của nhân dân để nâng cấp rải mặt đường đường GTNT nhưng tỉ lệ rải mặt vẫn còn thấp. Tỷ lệ rải mặt nhựa, BTXM mới đạt 28,08%, còn lại là mặt đường đá dăm, cấp phối, đất; đặc biệt đường đất còn chiếm tỷ lệ cao khoảng 42,98%.

Tỉ lệ rải mặt đường ở các vùng không đều: Tính riêng đường huyện và đường xã thì đối với các vùng phát triển ở khu vực đồng bằng, ven biển chiếm tỉ lệ tương đối cao đặc biệt như vùng ĐBSH chiếm tới 52,72%, vùng Bắc trung Bộ và ven biển Nam Trung Bộ chiếm 35,43%; các vùng kém phát triển tỉ lệ đường rải mặt thấp, tỉ lệ đường đất còn cao, đặc biệt là vùng Trung du miền núi phía Bắc mới rải mặt được 12,44%, đường đất còn gần 45% .

Bảng 2.1. Tỷ lệ kết cấu mặt đường GTNT toàn quốc và 6 vùng



(Đường huyện và đường xã)

TT

Vùng

Nhựa, BTXM

C.phối

Đ.dăm

Đất

Khác

1

Vùng ĐBSH

52.72

14.65

10.71

19.00

2.92

2

Trung du miền núi phía Bắc

12.44

41.73

0.62

44.95

0.27

3

Vùng BTB và ven biển TB

35.43

26.44

2.08

32.04

4.00

4

Tây Nguyên

23.75

16.45

0.44

51.54

7.81

5

Đông Nam Bộ

14.29

40.65

0.00

41.24

3.82

6

Đồng bằng sông Cửu Long

30.53

25.92

5.50

33.26

4.79




Toàn quốc

28.91

29.01

3.34

35.34

3.41


Hình 3. Biểu đồ tỉ lệ rải mặt đường GTNT

(Đường huyện và đường xã)

Hình 4. Biểu đồ tỉ lệ rải mặt đường GTNT theo các vùng



Đối với hệ thống đường thôn, xóm tỉ lệ đường được trải mặt nhựa và bê tông xi măng chỉ chiếm khoảng 26,0%, còn lại là các loại đường đá dăm, cấp phối, đất; đặc biệt là tỉ lệ đường đất và khác còn rất lớn (chiếm khoảng 53,74 %).


Về cấp kỹ thuật đường

Đường huyện vẫn chủ yếu là đường cấp VI, V, có nhiều tuyến vẫn chỉ là đường loại A - GTNT, đường xã vẫn chủ yếu là đường loại A, B - GTNT, chất lượng cầu cống trên hệ thống đường huyện, đường xã còn thấp và chưa đồng bộ.

Đường thôn thôn xóm có quy mô đường nhỏ hẹp, rất nhiều đường chưa đạt loại A, B -GTNT, chất lượng nói chung còn xấu.

Như vậy: so với năm 2005, tổng số km đường GTNT tăng thêm 34.811km, trong đó số km đường huyện tăng 1.563km, đường xã tăng 17.414 km và đường thôn xóm tăng 15.835km. Tỉ lệ trải mặt của đường huyện, đường xã và đường thôn xóm đều tăng hơn.


Phân tích, đánh giá về mức độ bao phủ, tính kết nối và khả năng tiếp cận

Mật độ đường km/km2 là chỉ tiêu đánh giá mức độ bao phủ của đường trên km2, chỉ số này càng cao thì chứng tỏ mạng lưới đường càng dày đặc.

Mật độ đường km/1000 dân là chỉ tiêu đánh giá mức độ phục vụ của người dân, chỉ số này càng cao thì chứng tỏ mức độ phục vụ đi lại của người dân càng tốt.

Mật độ đường GTNT toàn quốc đạt là 0,59 km/km2 và 2,27 km/1000 dân. Nếu tính riêng đường huyện và đường xã thì mật độ đường huyện đạt là 0,14km/km2 và 0,55 km/1000 dân, mật độ đường xã đạt là 0,45 km/km2 và 1,72km/1000 dân, như vậy mật độ đường xã bằng khoảng 3 lần mật độ đường huyện là tương đối hợp lý. Tỷ lệ các loại đường trong toàn quốc theo hình chóp tương đối hợp lí trong tiếp cận từ quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và đường xã 1:1,45:2,84: 8,86 (bình quân cứ 1 km quốc lộ có 1,45 km đường tỉnh, 2,84 km đường huyện và 8,86 km đường xã).

Mức độ bao phủ của đường GTNT vùng đồng bằng sông Hồng là lớn nhất toàn quốc đạt 1,16km/km2; mức độ phục vụ của đường GTNT vùng Bắc Trung Bộ và ven biển miền Trung tốt nhất nhất toàn quốc đạt 2,84 km/1000 dân.

Để phát triển mạng đường GTNT rộng khắp kết nối thuận tiện với mạng lưới đường tỉnh, quốc lộ, đồng thời đem lại sự đi lại thông thoáng cho người dân cần phải mở thêm các tuyến mới, đặc biệt là các vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và ven biển Trung bộ, Tây Nguyên.

Ngoài ra, trong toàn quốc hiện vẫn còn những vùng trắng về đường giao thông cần phải xây dựng mới. Theo số liệu khảo sát, đến cuối năm 2010, trên toàn quốc vẫn còn 149 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó nhiều nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn 86 xã, tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và ven biển miền Trung 48 xã. Tuy nhiên, do đặc điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sông nước, các xã tại các địa phương vùng sâu, vùng xa chưa có đường này vẫn có khả năng tiếp cận thông qua các phương tiện ghe, thuyền và bằng đường sông là chính.

Bảng 2.2. Tổng hợp các xã chưa có đường ô tô toàn quốc



TT

Vùng

Số xã chưa có đường ô tô

1

Đồng bằng sông Hồng

0

2

Trung du miền núi phía Bắc

7

3

Vùng BTB và Duyên hải miền Trung

48

4

Tây Nguyên

8

5

Đông Nam Bộ

0

6

ĐBSCL

86

 

Tổng cộng

149

Bảng 2.3. Mật độ đường GTNT theo từng vùng

TT

Vùng

km/km2

km/1000 dân

1

Đồng Bằng sông Hồng

1.16

1.24

-

Đường huyện

0.24

0.26

-

Đường xã

0.92

0.98

2

Trung du miền núi phía Bắc

0.44

3.78

-

Đường huyện

0.12

1.00

-

Đường xã

0.33

2.79

3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

0.59

2.84

-

Đường huyện

0.16

0.76

-

Đường xã

0.43

2.08

4

Tây Nguyên

0.18

1.96

-

Đường huyện

0.06

0.66

-

Đường xã

0.12

1.30

5

Đông Nam Bộ

0.79

1.45

-

Đường huyện

0.21

0.39

-

Đường xã

0.58

1.06

6

Đồng bằng sông Cửu Long

1.09

2.51

-

Đường huyện

0.20

0.45

-

Đường xã

0.90

2.06




Cả nước

0.59

2.27

-

Đường huyện

0.14

0.55

-

Đường xã

0.45

1.72


Một số tồn tại về hệ thống đường GTNT

- Mạng đường GTNT phân bố chưa đều, mật độ đường còn có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, miền như mật độ đường vùng đồng bằng sông Hồng cao hơn 7 lần so với vùng Tây Nguyên,...;

- Còn nhiều xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã (còn 149 xã chưa có đường đến trung tâm) và nhiều xã chưa đi được vào mùa mưa;

- Tiêu chuẩn kỹ thuật còn thấp, chủ đường đạt tiêu chuẩn cấp VI theo TCVN 4054-2005 và loại A, B theo 22TCN 210-92; quy mô đường nhỏ hẹp không đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội. Hầu hết đường GTNT chỉ có 1 làn xe;

- Tải trọng cầu cống còn nhỏ, đa số cầu cống trên đường huyện đều có tải trọng dưới H13-X60; đường xã tải trọng cầu cống đạt dưới H8, nhiều tuyến đường GTNT qua sông suối chưa có cầu hoặc sử dụng cầu tạm, tràn đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung, Tây Nguyên; khổ cầu hẹp.

- Chất lượng mặt đường còn xấu, tỷ lệ đường cấp phối, đất chiếm tỉ lệ cao trên 70%;


Về nguồn vốn đầu tư GTNT

- Vốn NSNN: vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương

+ Vốn NSTƯ: vốn thông qua các chương trình xóa đói giảm nghèo của Bộ NN&PTNT, UB dân tộc miền núi; hiện tại đang tổng hợp vốn.

+Vốn NSĐP: Tổng hợp vốn từ 35 tỉnh (thực hiện giai đoạn từ 2005 đến 2008) theo khối lượng thực hiện (xây dựng mới, nâng cấp cải tạo, bảo trì) và theo nguồn vốn (NSTƯ, NSĐP, nhân dân đóng góp và vốn khác). Tổng vốn đầu tư cho GTNT (xây mới, nâng cấp cải tạo và bảo trì) trong giai đoạn 2005-2008 khoảng 18.447,2 tỉ đồng, tương ứng trung bình khoảng 131,77 tỉ đồng/tỉnh/năm.

Nguồn vốn: nguồn vốn do NSNN (trung ương, tỉnh, huyện, xã) khoảng 10.468,87 tỉ đồng chiếm 56,75%; TPCP khoảng 725,4 tỉ đồng, tương đương 3,93%, vốn nhân dân đóng góp khoảng 3.901,2 tỉ đồng, tương đương 21,15% và vốn khác (doanh nghiệp, hỗ trợ khác,…) khoảng 3.351,75 tỉ đồng (~ 18,17%).

Phân chia theo vùng thì vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung cao nhất, khoảng 192,56 tỉ đồng/tỉnh/năm, tiếp đến là vùng trung du miền núi phía Bắc khoảng 154,89 tỉ đồng/tỉnh/năm, thấp nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, khoảng 94,93 tỉ đồng/tỉnh/năm.


Vốn trái phiếu Chính phủ

Theo Quyết định số 171/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2006 về việc phát hành và sử dụng trái phiếu Chính Phủ giai đoạn 2003-2010, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được huy động bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ để đầu tư một số công trình quan trọng của đất nước, trong đó có lĩnh vực GTNT .

Tổng mức trái phiếu Chính phủ phát hành trong giai đoạn 2003-2010 là 110.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn cho việc xây dựng đường giao thông đến trung tâm các xã chưa có đường ô tô (dự án theo Nghị quyết số 33/2004/QH11) là 4.000 tỷ đồng (tổng mức đầu tư là 6.177 tỷ đồng); tổng số xã được đầu tư là 286 xã/47 tỉnh.

Đến thời điểm hiện tại, hầu như các xã không có đường được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã thực hiện triển khai xong việc xây dựng.


Dự án GTNT2

Ngân hàng thế giới và DFID đồng tài trợ dự án GTNT2 với tổng số vốn 145,3 triệu đô la để nâng cấp và cải thiện 13.000km đường ở 41 tỉnh trên toàn quốc. Dự án được thực hiện trong vòng 6 năm, từ năm 2000 đến năm 2006, và tập trung vào các mục tiêu chính là tăng cường năng lực thể chế cho Bộ GTVT và địa phương về quản lý GTNT; tạo lập văn hóa bảo trì đường GTNT và hỗ trợ các nhà thầu nhỏ.


Dự án GTNT3

Ngân hàng thế giới tài trợ dự án GTNT3 với tổng số vốn 130,75 triệu đô la (~2.092 tỷ đồng) thực hiện trên 33 tỉnh ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Dự án được thực hiện trong giai đoạn 5 năm, từ năm 2007 đến năm 2012, tập trung vào 3 thành phần sau:



  • Cải thiện mạng lưới đường GTNT cơ bản (khoảng 107,25 triệu đô la), nâng cấp khoảng 3150 km đường GTNT.

  • Bảo trì mạng lưới đường huyện (khoảng 32.700 km), khoảng 13 triệu đô la

  • Xây dựng chương trình thể chế và tăng cường năng lực cho Bộ GTVT, các sở GTVT và tư nhân (khoảng 10.5 triệu đô la).

Giai đoạn 2008-2009 đã thực hiện cải thiện được khoảng 1.777 km đường GTNT ở 22 tỉnh với tổng vốn khoảng 18,5 triệu đô la; giai đoạn này cũng đã xây dựng kế hoạch bảo trì cho toàn bộ 33 tỉnh và thực hiện bảo trì khoảng 10.900km đường huyện.

Đến năm 2010, hầu hết các tỉnh cũng đã thực hiện xong việc xây dựng và đang tiến hành công tác bảo trì.



Các dự án do Bộ NN&PTNT quản lý, trong đó có vốn cho đầu tư xây dựng GTNT khoảng 69,63 triệu USD (~1.114 tỉ đồng) chủ yếu cho đường xã thuộc 13 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên thực hiện trong giai đoạn 2008-2013.

Каталог: Uploads -> file -> word documents
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
word documents -> Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam
word documents -> Báo cáo tổng hợp MỞ ĐẦu bối cảnh
word documents -> THÔng tư Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang, quy tắc giao thông tại đường ngang, tổ chức phòng vệ, tổ chức quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng
word documents -> HƯỚng dẫn khai lý LỊch của ngưỜi xin vàO ĐẢng theo Hướng dẫn số 05/hd tctw ngày 26-2-2002
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 317
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 190

tải về 2.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương