ChiÕn l­îc ph¸t triÓn giao th ng n ng th n viÖt nam ®Õn n¨m 2020


PHẦN 1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI QUỐC GIA VÀ KHU VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY



tải về 2.03 Mb.
trang3/18
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích2.03 Mb.
#1786
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

PHẦN 1

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI QUỐC GIA VÀ KHU VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY



1. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CHUNG

1.1. Tổng quan về phát triển KTXH cả nước giai đoạn 2005- 2009


Việt Nam bao gồm 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (với tổng số 556 huyện, 9.121 xã), được chia thành 6 vùng kinh tế: đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh), trung du và miền núi phía Bắc (14 tỉnh), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (14 tỉnh), Tây Nguyên (5 tỉnh), Đông Nam Bộ (6 tỉnh) và đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh). Dân số Việt Nam theo thống kê năm 2008 có trên 86 triệu người, trong đó khoảng 60% dân số tập trung ở 3 vùng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ.

Dân tộc thiểu số chiếm 14% dân số của cả nước, phần đông sinh sống tại 3 vùng: Trung du và miền núi phía Bắc, duyên hải miền trung và Tây Nguyên. Đặc biệt ở khu vực Tây Bắc tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm đến 79% dân số trong vùng.

So với năm 2004 (số tỉnh 64; số huyện 536; số xã 9.012) thì đến thời điểm hiện nay (2011) số lượng tỉnh giảm đi 1 tỉnh (tỉnh Hà Tây sát nhập vào thành phố Hà Nội), số lượng huyện tăng lên 20 huyện (trong đó vùng Đồng bằng sông Hồng số huyện không thay đổi) và số lượng xã tăng lên 109 xã (trong đó vùng ĐBSH số xã giảm đi 43 xã).

Bảng 1.1. So sánh số lượng đơn vị hành chính theo các vùng



 

 


2009

2004

Chênh lêch (2009/2004)

Số xã

Số huyện

Số xã

Số huyện

Số xã

Số huyện

TDMNPB

2.283

119

2.254

116

29

3

ĐBSH

1.955

96

1.998

96

-43

0

BTB&DHMT

2.489

142

2.479

137

10

5

Tây Nguyên

598

52

538

48

60

4

ĐNB

490

41

476

40

14

1

ĐBSCL

1.306

106

1.267

99

39

7

Cả nước

9.121

556

9.012

536

109

20

Nguồn: niên giám thông kê 2004 và 2009

1.2. Kinh tế


Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 5 năm, từ 2001-2006, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,5%/năm và liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước; năm 2007, năm đầu tiên nước ta là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), GDP tăng tới 8,48%/năm, nếu tính theo giá thực tế của năm 2008 thì tổng GDP là 1.477,7 nghìn tỷ đồng. Năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc không khoảng tài chính thế giới nền tốc độ giảm xuống còn 6,2% và năm 2009 đạt 5,32%, thấp nhất trong thập kỷ qua, song Việt Nam vẫn đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ cao của khu vực và thế giới.

Tóm lại, trong những năm qua Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực, đứng thứ hai sau Trung Quốc, vượt xa tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn thế giới và khu vực.

GDP bình quân đầu người

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người năm 2006 đạt 722 đô la Mỹ, năm 2007 đạt 838 đô la Mỹ và năm 2009 đạt trên 1.000 đô la Mỹ và ước năm 2010 đạt 1.200 đô la Mỹ. Mặc dầu vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn ở trong tình trạng kém phát triển. So với các nước trong khu vực thu nhập bình quân đầu người của ta còn quá thấp, năm 2007 thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan là 3.851$, Singapo là 35.162$, Malaixia là 6.806$.



Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp (khu vực 1) trong tổng GDP đã giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 20,66% năm 2009; trong khi đó, tỷ trọng ngành công nghiệp (khu vực 2) và xây dựng tiếp tục tăng trưởng nhanh, từ 36,73% năm 2000 lên 40,24% năm 2009; các ngành dịch vụ (khu vực 3) giữ ổn định 38%- 39%.

Nếu so với cơ cấu kinh tế của Thái Lan năm 2007 thì tỷ trọng của khu vực 1 là 10,8%, khu vực 2 là 43,8% và khu vực 3 là 45,3%. Cơ cấu kinh tế cùng năm của Malaixia là 8,5 cho khu vực 1: 50,6 % khu vực 2 và 40,8% khu vực 3. Như vậy, Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.
Hình 2. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn (1990 – 2008)






Каталог: Uploads -> file -> word documents
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
word documents -> Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam
word documents -> Báo cáo tổng hợp MỞ ĐẦu bối cảnh
word documents -> THÔng tư Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang, quy tắc giao thông tại đường ngang, tổ chức phòng vệ, tổ chức quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng
word documents -> HƯỚng dẫn khai lý LỊch của ngưỜi xin vàO ĐẢng theo Hướng dẫn số 05/hd tctw ngày 26-2-2002
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 317
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 190

tải về 2.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương