ChiÕn l­îc ph¸t triÓn giao th ng n ng th n viÖt nam ®Õn n¨m 2020


TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KT-XH THEO VÙNG



tải về 2.03 Mb.
trang4/18
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích2.03 Mb.
#1786
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KT-XH THEO VÙNG

2.1. Những khác biệt về điều kiện tự nhiên và KT-XH của các vùng


Có những khác biệt cơ bản về điều kiện tự nhiên và KT- XH giữa các vùng. Những khác biệt lớn giữa các vùng xuất phát từ 6 yếu tố chính liên quan với nhau và ảnh hưởng đến phát triển GTNT cụ thể như sau:

  • Địa hình: núi cao, trung du, đồng bằng và dải ven biển

  • Mật độ dân cư nông thôn, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số

  • Nguồn tài nguyên nông thôn và từ đó tạo nên tiềm năng kinh tế

  • Tỷ lệ đói nghèo của từng vùng

  • Cơ cấu kinh tế

  • Khả năng tiếp cận



Vùng trung du và miền núi phía Bắc

Là vùng phát triển thấp, đóng góp khoảng 5,8% GDP cho cả nước. Vùng có những đặc điểm sau:



  • 74% địa hình là núi và trung du, đi lại khó khăn.

  • Mật độ dân cư thấp thứ 2 trong các vùng, dân cư sống rải rác phân tán

  • Gần 60% dân số là dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ cao nhất trong cả nước

  • Kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu

  • Tỷ lệ đói nghèo cao (26%), đứng đầu trong cả nước

  • Khả năng tiếp cận kém tới cơ sở dịch vụ công cộng - xã hội

  • Là vùng khó khăn nhất trong cả nước, chiếm 53% trong tổng số xã đặc biệt khó khăn của cả nước

Với những đặc điểm như trên, việc xây dựng đường GTNT rất khó khăn và tốn kém mà hiệu quả kinh tế lại hạn chế do mật độ dân cư thấp và các đoạn đường cần thiết để kết nối với các xã là rất dài, song lại hay bị hư hỏng do khí hậu, thời tiết và địa hình.
Vùng đồng bằng Sông Hồng

Vùng đồng bằng sông Hồng có 11 tỉnh, là vùng tương đối phát triển, đóng góp tới 23,3% GDP cho cả nước, với các đặc điểm sau:



  • Địa hình chủ yếu là vùng đất thấp và đồng bằng (97%)

  • Mật độ dân cư cao nhất trong các tiểu vùng của cả nước

  • Dân tộc thiểu số chỉ chiếm 0,7% dân số

  • Kinh tế phát triển cả về nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

  • Tỷ lệ đói nghèo tương đối thấp (9,5%), đứng thứ 5 trong 6 vùng của cả nước

  • Khả năng tiếp cận tốt tới cơ sở dịch vụ công cộng - xã hội

  • Vùng này có 2 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng là 2 thành phố có các đô thị phát triển mạnh, kinh tế phát triển.

  • Chỉ có 2% trong tổng số xã đặc biệt khó khăn của cả nước.

  • Khả năng tiếp cận tới cơ sở dịch vụ công cộng - xã hội thuận lợi.

Các đặc điểm của vùng này hoàn toàn đối lập với vùng Tây Bắc. Một hệ thống GTNT hiệu quả sẽ góp phần khai thác tiềm năng kinh tế đầy đủ cho vùng đồng bằng Sông Hồng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế không những cho vùng mà còn cho cả nước.
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Vùng đóng góp 14,1% GDP cho cả nước. Toàn vùng trải dài từ biên giới quốc gia ở phía Tây tới vùng biển phía Đông, có những đặc điểm sau:



  • 65% địa hình là đất thấp, nhưng mỗi tỉnh đều có vùng núi/trung du và một dải ven biển hẹp.

  • Mật độ dân cư gần bằng mức trung bình của cả nước, nhưng ở vùng núi/trung du dân cư thưa thớt hơn nhiều so với vùng đất thấp.

  • Dân tộc thiểu số chiếm hơn 10% so với dân số, tập trung ở vùng núi/trung du phía Bắc của vùng này.

  • Kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, ở dải ven biển bằng nghề cá.

  • Tỷ lệ đói nghèo cao (21,4%), đứng thứ 3 trong 6 vùng của cả nước.

  • Khả năng tiếp cận tới cơ sở dịch vụ công cộng- xã hội xấp xỉ mức trung bình cả nước, nhưng khu vực miền núi, trung du thì khó khăn hơn.

  • Hai tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An rất lớn về mặt địa lý và dân số, đứng đầu so với các tỉnh khác trong cả nước.

  • Gần 400 xã ở vùng này thuộc diện đặc biệt khó khăn, chiếm 21% trong tổng số xã của vùng và chiếm 24% số xã khó khăn của cả nước.

Đây là vùng bị ảnh hưởng của lũ lụt theo mùa và cơ sở hạ tầng phải được xây dựng đạt tiêu chuẩn chống chọi được lũ lụt này. Mặt khác là vùng miền núi nhiều, địa hình rộng lớn, mức độ đói nghèo cao, tiềm năng kinh tế hạn chế là những trở ngại cho sự huy động nguồn lực của địa phương vào việc đầu tư cho đường nông thôn.
Vùng Tây Nguyên

Vùng Tây Nguyên có đặc điểm tương tự như vùng Đông Bắc nhưng mật độ dân cư còn thưa thớt hơn, đóng góp còn rất khiêm tốn khoảng 3,6% GDP cho cả nước. Cụ thể có những đặc điểm như sau:



  • 70% địa hình là miền núi/trung du nhưng ít khắc nghiệt hơn vùng Tây Bắc. Mật độ dân cư thấp, chưa bằng một nửa mức trung bình của cả nước.

  • 36% tổng số dân là dân tộc thiểu số, đứng thứ 3 sau vùng Tây Bắc và Đông Bắc

  • Kinh tế dựa vào trồng cây công nghiệp là chủ yếu, tiềm năng lớn hơn nhiều so với vùng Đông Bắc

  • Tỷ lệ đói nghèo cao (23%), đứng thứ 2 so với cả nước (sau vùng Trung du và miền núi phía Bắc)

  • Khả năng tiếp cận tới cơ sở dịch vụ, hạ tầng công cộng - xã hội vào loại kém chỉ khá hơn một chút so với vùng Tây Bắc.

  • Chiếm 10% trong tổng số xã đặc biệt khó khăn của cả nước

Đây là vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và rất nhậy cảm về mặt chính trị, địa hình khó khăn. Xây dựng một hệ thống GTNT hiệu quả là một ưu tiên và là thách thức của Chính phủ.
Vùng Đông Nam Bộ

Vùng Đông Nam Bộ là vùng phát triển nhất, đóng góp tới 32% GDP cho cả nước, với những đặc điểm sau:



  • Hai thành phố TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu có khu vực đô thị phát triển mạnh. Công nghiệp tại hai thành phố này và 3 tỉnh ngoại vi là Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước phát triển nhất trong cả nước.

  • 83% địa hình là đất thấp, vùng núi/ trung du và đồng bằng có hạn.

  • Mật độ dân cư gần bằng mức trung bình của cả nước. Dân tộc thiểu số chiếm hơn 8%, thấp hơn mức trung bình của cả nước.

  • Kinh tế dựa vào công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu. Sản lượng công nghiệp chiếm 60% sản lượng công nghiệp của cả nước, thu nhập bình quân đầu người đứng đầu cả nước. Tỷ lệ đói nghèo thấp nhất (3%) trong 6 tiểu vùng của cả nước.

  • Khả năng tiếp cận tới đường giao thông, cơ sở dịch vụ công cộng - xã hội thuận lợi.

  • Chiếm 2% số xã khó khăn trong tổng số xã khó khăn của cả nước.

Việc xây dựng GTNT hiệu quả trong vùng được thuận lợi vì mức độ hoạt động kinh tế cao, cơ sở nguồn lực địa phương lớn và địa hình thuận lợi.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp tới 21,2% GDP cho cả nước và có những đặc điểm sau:



  • 100% địa hình là đồng bằng, đa số các tỉnh đều bị ngập lụt vào mùa lũ.

  • Mật độ dân cư cao gần gấp đôi mức trung bình của cả nước

  • Dân tộc thiểu số chiếm 7,7% so với dân số chủ yếu là người Khơ Me

  • Kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, năng suất nông nghiệp cao. Sản lượng lúa của vùng chiếm 52% sản lượng lúa của cả nước

  • Tỷ lệ đói nghèo thấp (12,4%), thấp hơn mức trung bình của cả nước (14,8%)

  • Khả năng tiếp cận tới cơ sở dịch vụ công cộng - xã hội xấp xỉ mức trung bình của cả nước. Tuy có nhiều xã chưa có đường tiếp cận cơ bản nhất trong cả nước nhưng lại có đường thuỷ thuận lợi

  • Các xã đặc biệt khó khăn chiếm 9% số xã của cả nước.

Cải thiện GTNT đường bộ vùng này là một ưu tiên nhằm hỗ trợ nâng cao năng suất nông nghiệp, kích thích tạo ra các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và để khắc phục sự phụ thuộc vào giao thông đường thuỷ. Việc xây dựng đường gặp phải nhiều khó khăn do địa hình thấp, ven sông, ngập lụt theo mùa, chi phí xây dựng cao, vật liệu xây dựng thích hợp không sẵn có tại địa phương mà phải vận chuyển từ nơi xa tới.


2.2. Các thành tựu về xoá đói giảm nghèo và tác động của GTNT đến đói nghèo và tăng trưởng kinh tế


(1) Chuẩn nghèo

Ngày 30/1/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về quy định chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, cụ thể như sau:

- Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.

- Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.

- Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.

- Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.

Trước thời điểm ngày 30/1/2011, có 2 nguồn chính về số liệu nghèo đói: từ Bộ Lao động Thương binh xã hội (MOLISA) và Tổng cục Thống kê (GSO).

Theo Bộ Lao động Thương binh xã hội (MOLISA), tỷ lệ hộ nghèo được tính theo thu nhập bình quân 1 người 1 tháng theo chuẩn nghèo của Chính phủ, giai đoạn 2006-2010 là 200.000đ/người-tháng ở khu vực nông thôn và 260.000đ/người - tháng ở khu vực thành thị. Việc điều tra tỷ lệ hộ nghèo được tiến hành theo từng tháng, quý và năm từ cấp xã với mẫu điều tra thống nhất trên phạm vi cả nước.

Tổng cục Thống kê (GSO), tỷ lệ nghèo đói được tính theo mức chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng với chuẩn nghèo chung của Ngân hàng thế giới. Việc điều tra tiến hành điều tra mẫu các hộ gia đình trên phạm vi cả nước. Với các mốc năm 1993, 1998 và điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002, 2004, 2006. Từ năm 2002 việc điều tra mức sống hộ gia đình sẽ được tiến hành 2 năm 1 lần. Chuẩn nghèo chung theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 1998 là 149.000đ người/ tháng, năm 2002 là 160.000đ người/ tháng, năm 2004 là 173.000đ người/ tháng và năm 2006 là 213.000đ người/ tháng.

Việc phân tích sẽ được tiến hành trên cơ sở số liệu của các cuộc tổng điều tra do Tổng cục Thống kê và các tỉnh cung cấp để tập hợp, phân tích theo 6 vùng trong



cả nước

Bảng 1.2. Các chỉ tiêu về những khác biệt giữa các vùng (năm 2008)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Vùng

TDMNBB

ĐBSH

BTB, DHNTB

Tây nguyên

Đông Nam Bộ

ĐBSCL

Cả nước

1

Số tỉnh

tỉnh

14

11

14

5

6

13

63

2

Sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Diện tích

Km2

95346

21061.5

95894.9

54640.3

23605.5

40602.3

331150.5

2.2

Diện tích đất nông nghiệp

Km2

13465

8507

13061

13269

17411

29605

95318

2.3

Tỷ lệ đất nông nghiệp

%

14%

40%

14%

24%

74%

73%

29%

2.4

Địa hình (% theo loại)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Miền núi/Trung du

%

74%

3%

35%

70%

7%

0%

42%

 

Vựng đất thấp

%

25%

89%

65%

30%

83%

0%

43%

 

Đồng bằng

%

0.50%

7%

0%

0%

10%

100%

15%

3

Dân số

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Dân số trung bình

1000 ng.

11207.8

19654.8

19820.2

5004.2

12828.8

17695

86210.8

 

Tỷ lệ so với DS cả nước

%

13%

23%

23%

6%

15%

21%

100

3.2

Dân số thành thị

1000 ng.

1752.3

5370.3

4477

1398

7437.2

3798.5

24233.3

 

Tỷ lệ đô thị

%

16%

27%

23%

28%

58%

21%

28%

3.3

Dân số nông thôn

1000 ng.

9455.5

14284.5

15343.2

3606.2

5391.6

13896.5

61977.5

 

Tỷ lệ dân nông thôn so với cả nước

%

15%

23%

25%

6%

9%

22%

100%

3.4

Mật độ dân số

người/ Km2

118

933

207

92

543

436

260

4

Kinh tế (giá thực tế)

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

GDP vùng/GDP toàn quốc

%

5.8

23.2

14.1

3.6

32

21.2

100

4.2

Cơ cấu kinh tế

%

100

100

100

100

100

100

100

 

Nông nghiệp

%

35.2

13.8

26.4

55.1

6.3

38.1

21.1

 

Công nghiệp-Xây dựng

%

29.2

42.9

35.3

19

55.8

33.3

42.2

 

Dịch vụ

%

35.7

43.3

38.3

25.9

37.9

28.6

36.7

5

GDP/người

Triệu đ

4.8

10.3

6.6

5.5

27.8

8.4

10.7

 

% so với trung bình cả nước

 

44.8

96.1

61.7

51.4

258

78.5

100

6

Tỷ lệ đói nghèo

%

25.9

8.4

19.8

21

2.3

11.1

13.5

Nguồn: Niên giám thống kê 2008 cả nước, các tỉnh và tính toán của Tư vấn













(2) Các chương trình giảm nghèo của quốc gia

Chương trình 133 (HEPR) được tiến hành vào năm 1996, do Bộ Lao động Thương binh xã hội quản lý thực hiện, nhằm vào 11 lĩnh vực đặc biệt bao gồm việc chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, tín dụng cho người nghèo. Trong giai đoạn 2001- 2005 chương trình này chủ yếu tập trung giải quyết loại nghèo “tuyệt đối” - nghèo khổ cùng cực (nghèo đói về lương thực thực phẩm).
Chương trình 135: Chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (hay đọc là: "chương trình một-ba-năm"), là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Chính phủ triển khai từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg. Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Chính phủ quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010). Mỗi một giai đoạn có những mục tiêu khác nhau:
Mục tiêu của Chương trình 135 giai đoạn I (1997-2006) là:

  • Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số;

  • Phát triển cơ sở hạ tầng;

  • Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện, trường học, trạm y tế, nước sạch;

  • Nâng cao đời sống văn hóa.

Mục tiêu tổng quát của Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010):



  • Tạo chuyển biến nhanh về sản xuất

  • Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường.

  • Cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

  • Giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước.

  • Đến năm 2010: Trên địa bàn không có hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30%.


Chương trình 135 do Uỷ ban dân tộc miền núi (UBDTMN- CEMMA) quản lý thực hiện nhằm tập trung các nguồn vốn của Nhà nước cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản cho các xã nghèo, đặc biệt khó khăn ở khu vực miền núi vùng sâu, vùng xa có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao. Khởi đầu thực hiện năm 1999 là 1.715 xã nghèo trong đó có 1.000 xã nghèo nhất, đến năm 2004 tổng số xã đã tăng lên là 2.374 xã của 355 huyện thuộc 49 tỉnh. Năm 2005 quy mô của Chương trình 135 đã bắt đầu thu hẹp lại, đầu tư có tập trung hơn. Rất nhiều xã đã thoát nghèo và ra khỏi chương trình 135, riêng tỉnh An Giang có 14 xã.

Năm 2006, Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 (giai đoạn 2) với 1.644 xã đặc biệt khó khăn, biên giới và xã an toàn khu của 45 tỉnh.

Bảng 1.3. Các xã đặc biệt khó khăn thuộc chư­ơng trình 135 giai đoạn II

TT

Tiểu vùng

Tổng số xã

Số xã đặc biệt khó khăn

Tỷ lệ xã khó khăn(%)

% xã khó khăn so với tổng số xã

1

Trung du MNP Bắc

2.283

864

53

38%

2

Đông BSH

1.955

30

2

2%

3

BTB và DNTB

2.489

399

24

16%

4

Tây Nguyên

598

166

10

28%

5

Đông Nam Bộ

490

35

2

7%

6

ĐBSCL

1.306

150

9

12%

 

Tổng số

9.121

1.644

100

18%

Nguồn: Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/07/2006, về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) và tính toán của Tư vấn.

Đến nay những thành quả của chương trình 135 đem lại là rất lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, đem lại bộ mặt hoàn toàn mới cho vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.


(3) Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo

Tháng 5/2002, Chính phủ Việt Nam đã thông qua một loạt mục tiêu phát triển trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (CPRGS). Một trong những chỉ tiêu đặt ra đó là đảm bảo phát triển cơ sở hạ tầng cho người nghèo. Các chính sách, giải pháp, liên quan đến GTNT được đặt ra trong Chiến lược tăng trưởng toàn diện và xoá đói giảm nghèo như sau:



  • Đến năm 2005 bảo đảm có đường ô tô đến các trung tâm xã, cụm xã, riêng đối với các tỉnh miền núi làm đường cho xe cơ giới vừa và nhỏ về tới trung tâm xã, cụm xã; nơi có địa hình khó khăn ban đầu mở dường cho xe ngựa thồ sau đó mở rộng tiếp cho ô tô; bảo đảm 30 % mặt đường được bê tông hoá, 70% đường GTNT đi lại được quanh năm; xoá bỏ 80% cầu khỉ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

  • Từng bước sử dụng phương tiện vận tải công cộng phục vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách khu vực nông thôn, khu vực đói nghèo


(4) Nghị quyết 30a

Năm 2009 bắt đầu triển khai thực hiện nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (gọi tắt là Nghị quyết 30a). Chương trình này thực hiện trong thời gian dài (12 năm), lồng ghép rất nhiều chương trình, dự án khác nhau.

Sau hơn một năm triển khai Nghị quyết và qua kiểm tra ở một số địa phương, việc hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo được các huyện tổ chức thực hiện nghiêm túc. Diện tích bình quân từ 30-40 m2 trở lên, nhà đạt mức trung bình hoặc cao hơn nhà ở của cộng đồng dân cư sinh sống. Tổng số lượng nhà ở cần hỗ trợ trên địa bàn 61 huyện nghèo là: 77.311 căn. Với kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ của doanh nghiệp, Quỹ vì người nghèo các địa phương và đóng góp của họ hàng, dòng tộc hộ nghèo, đến 30/11/2009, các huyện đã khởi công xây dựng 59.731 căn (đạt 77,26 % kế hoạch). Đặc biệt, các doanh nghiệp đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ về nội dung hỗ trợ huyện nghèo, tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu: hỗ trợ các địa phương xoá nhà dột nát với tổng số tiền là 419 tỷ đồng, mức hỗ trợ thấp nhất là 3 triệu đồng, cao nhất là 41 triệu đồng và phổ biến ở mức 5-7 triệu đồng/nhà; xây dựng trường học, nhà bán trú dân nuôi, hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên; đào tạo nghề; đầu tư cơ sở y tế và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội…
(5) Thành tựu đạt được

Với quyết tâm của Chính phủ bằng việc thực hiện các chương trình, chiến lược nêu trên và trong vòng 20 năm qua của tiến trình đổi mới, nhờ Chính phủ thực hiện được những cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn nước ta, xoá đói giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, có ý nghĩa to lớn cả về kinh tế, chính trị xã hội và an ninh quốc phòng. Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những thành công nhất trong phát triển kinh tế nhiều năm qua. Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê, thì một nửa thập kỷ trước, 58% dân số của Việt Nam nằm dưới mức nghèo đói, song đến năm 2004 giảm xuống chỉ còn 19,5% và 2008 còn 14,5% dự kiến năm 2010 chỉ còn 9,5% và trong 6 vùng có 2 vùng có tỷ lệ hộ nghèo dưới 10% (ĐBSH và ĐNB); có 2 vùng có tỷ lệ hộ nghèo trên 20% và có 2 vùng có tỷ lệ hộ nghèo dưới 20%.



Tuy nhiên, những thành tựu về xoá đói giảm nghèo chưa vững chắc. Số hộ nghèo và tái nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế còn cao. Còn nhiều thách thức về nghèo đói cần được xem xét, giải quyết trong những năm tới, cụ thể như sau:

- Tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng

- Nghèo đói có đặc thù rõ rệt về mặt địa lý: trong 10 tỉnh nghèo nhất Việt Nam (30% trở lên theo chuẩn nghèo của Chính phủ) thì chủ yếu tập trung ở 3 vùng; Trung du miền núi phía Bắc (8 tỉnh), Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ (1tỉnh) và Tây Nguyên (1tỉnh).

- Đói nghèo vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn

- Tỷ lệ đói nghèo khá cao tại các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc sinh sống

- Tỷ lệ hộ nghèo đặc biệt cao trong đồng bào dân tộc thiểu số

- Mật độ đói nghèo cao lại tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng Sông Hồng và ven biển miền Trung, nơi có mật độ dân số lớn và khả năng đô thị hoá ngày càng cao.

Bảng 1.4a. Tỷ lệ nghèo theo vùng



TT

Các vùng

2004

2006

2007

2008

Ước 2009




Cả nước

18.1

15.5

14.8

13.4

12.3




Thành thị

8.6

7.7

7.4

6.7

6.0




Nông thôn

21.2

18.0

17.7

16.1

14.8

1

Đồng bằng sông Hồng

12.7

10.0

9.5

8.6

7.7

2

Trung du và miền núi phía Bắc

29.4

27.5

26.5

25.1

23.5

3

BTB và DHNTB

25.3

22.2

21.4

19.2

17.6

4

Tây Nguyên

29.2

24.0

23.0

21.0

19.5

5

Đông Nam bộ

4.6

3.1

3.0

2.5

2.1

6

Đồng bằng sông Cửu Long

15.3

13.0

12.4

11.4

10.4

Nguồn: niên giám thống kê tóm tắt 2009 (theo chuẩn nghèo Chính phủ)

Bảng 1.4b. Tỷ lệ nghèo theo vùng



TT

Các vùng

1998

2002

2004

2006

2008




Cả nước

37.4

28.9

19.5

16.0

14.5




Thành thị

9

6.6

3.6

3.9

3.3




Nông thôn

44.9

35.6

25.0

20.4

18.7

1

Đồng bằng sông Hồng

30.7

21.5

11.8

8.9

8.0

2

Trung du và miền núi phía Bắc

64.5

47.9

38.3

32.3

31.6

3

BTB và DHNTBộ

42.5

35.7

25.9

22.3

18.4

4

Tây Nguyên

52.4

51.8

33.1

28.6

24.1

5

Đông Nam bộ

7.6

8.2

3.6

3.8

2.3

6

Đồng bằng sông Cửu Long

36.9

23.4

15.9

10.3

12.3

Nguồn: niên giám thống kê 2009 (theo chuẩn nghèo Tổng cục thống kê và ngân hàng thế giới)
(6) Tác động của GTNT đến đói nghèo và tăng trưởng kinh tế

Các nguyên nhân tác động đến đói nghèo và tăng trưởng kinh tế có nhiều, song GTNT còn nhiều bất cập được coi như một trở ngại lớn đối với việc giảm đói nghèo và cải thiện đời sống.

Đối chiếu với các chỉ tiêu về GTNT đặt ra trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo thì đến 2010, tất cả các chỉ tiêu chúng ta chưa đạt được. Mặc dù GTNT đã được phát triển mạnh, số xã chưa có đường đến trung tâm xã đã giảm từ hơn 220 xã năm 2005 xuống còn 149 xã như hiện nay, tuy vậy quy mô các trục đường giao thông nông thôn còn thấp, chất lượng đường còn kém không đáp ứng được các yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội, sản xuất nông nghiệp theo tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó, công tác bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn hầu như chưa được quan tâm và không được bố trí vốn hàng năm khiến đường mau chóng xuống cấp và hư hỏng nặng. Vì vậy, việc làm đường GTNT trong thời gian tới là rất lớn và rất cần thiết; đầu tư và quản lý GTNT hiệu quả hơn nữa là một đầu vào quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo của Chính phủ.



Việc đầu tư vào giao thông và đường nông thôn được xem như là một cách thức giúp cho dân cư các khu vực vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận được với chợ, các vùng hoạt động tạo ra thu nhập, các dịch vụ xã hội như trường học, các trung tâm chăm sóc sức khoẻ cũng như các nhu cầu khác trong quan hệ xã hội. Theo thống kê từ các tỉnh việc đầu tư vào GTNT trong toàn quốc giai đoạn 2004-2010 chiếm khoảng gần 1% GDP của cả nước và tỷ lệ nghèo đã giảm từ 18% xuống hơn một nửa còn 9,5% (theo chuẩn quốc gia), nghĩa là cứ đầu tư cho GTNT 1% GDP/năm thì tỷ lệ nghèo giảm được 1,5%/năm. GTNT sẽ góp phần tích cực để tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo nhằm đạt được hiệu quả xã hội tốt hơn. Việc khai thông các tuyến đường nối đến các vùng xa xôi hẻo lánh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đã giúp cho người nghèo có cơ hội được hưởng lợi ích từ sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Каталог: Uploads -> file -> word documents
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
word documents -> Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam
word documents -> Báo cáo tổng hợp MỞ ĐẦu bối cảnh
word documents -> THÔng tư Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang, quy tắc giao thông tại đường ngang, tổ chức phòng vệ, tổ chức quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng
word documents -> HƯỚng dẫn khai lý LỊch của ngưỜi xin vàO ĐẢng theo Hướng dẫn số 05/hd tctw ngày 26-2-2002
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 317
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 190

tải về 2.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương