CÁc từ, CỤm từ viết tắT 4



tải về 1.18 Mb.
trang9/18
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.18 Mb.
#1939
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18

3.3 Đặc điểm phân bố NDĐ

3.3.1 Phân bố theo diện tích:


- Phân vùng phân bố:

Trên cơ sở phân bố địa tầng, đặc điểm ĐCTV, các yếu tố địa lý tự nhiên vùng nghiên cứu và những định hướng phát triển KT - XH tại từng vùng địa phương, việc đánh giá trữ lượng, chất lượng của NDĐ, đồng thời làm cơ sở cho định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên, chúng tôi tiến hành phân vùng đánh giá trên các cơ sở sau [...]:

+ Theo đặc điểm thạch học và nguồn gốc hình thành tầng chứa nước. Phần lớn các tầng chứa nước trong vùng nghiên cứu trùng khớp với các thể địa chất, đó là trầm tích qh (mvQIV3, aQIV3, amQIV1-2) và qp (edQI-II, amQII-III).

+ Phù hợp với các kết quả điều tra khảo sát địa chất, ĐCTV trong vùng.

+ Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương gồm các đối tượng dân cư, nông lâm nghiệp, công nghiệp và phát triển các loại hình thương mại - du lịch - dịch vụ.

Toàn vùng ven biển Quảng Bình có tổng diện tích là 1.237,84 km2, trong đó vùng cát chiếm 390 km2, trên 4 khu vực là Quảng Trạch, Bố Trạch, Đồng Hới và Quảng Ninh + Lệ Thủy được phân thành ... vùng và 16 phụ vùng như sau:



  • Vùng I - Phần diện tích các tầng cát từ chân đèo Ngang đến bờ bắc sông Gianh gồm 2 tiểu vùng: I.1 và I.2.

Phân bố trên toàn bộ diện tích đồng bằng ven biển thuộc các xã Quảng Đông, Quảng Phú, huyện Quảng Trạch. Toàn vùng chiếm diện tích 277,4 km2.

  • Tiểu vùng I.1: gồm thành tạo cát mvQIV3, aQIV3, amQIV1-2 và tầng qp (QII-III), phân bố dọc bờ biển với diện tích hẹp khoảng 19,36km2 vùng ven biển xã Quảng Đông và xã Quảng Phú.

  • Tiểu vùng I.2: Gồm toàn bộ phần chứa nước mvQIV3, phân bố dọc bờ biển từ xã Cảnh Dương đến xã Quảng phúc. Diện tích khoảng 23,82 km2.

  • Tiểu vùng I.3: Giới hạn trong diện tích 103 km2, nằm kẹp giữa sông Ròn (phía bắc) và sông Gianh (phía nam), gồm các tầng chứa nước amQIV1-2 và QII-III. Diện tích phân bố khoảng 118 km2.

  • Tiểu vùng 14: Phân bố trên diện tích 68,96km2, trong đó diện tích cồn cát khoảng 6,87 km2, giới hạn từ hữu ngạn sông Gianh và khối đá gốc thuộc thành tạo D2gmb, D2ebg, D3frđt.

  • Tiểu vùng I5: là vùng thuộc các cửa sông ven biển là sông Ròn và sông Gianh. Diện phân bố khoảng 6,87 km2 (sông Ròn) và 45,21 km2 (sông Gianh). Các tầng chứa nước gồm aQIV3, amQIV1-2 và QII-III.

  • Vùng 2: Toàn vùng cát thuộc địa phận huyện Bố Trạch và được bao bọc bởi các khối đá gốc ở phía tây và bắc và sông Dinh ở phía nam, gồm có 3 tiểu vùng như sau:

  • Tiểu vùng II.1: gồm thành tạo cát tuổi mvQIV3, phân bố dọc bờ biển với diện tích 18,84km2.

  • Tiểu vùng II.2: Phân bố ở phần trung tâm, gồm các tầng chứa nước aQIV3, amQIV1-2 và QII-III. Diện tích phân bố khoảng 182,1 km2.

  • Tiểu vùng II.3: là vùng thuộc cửa sông Lý Hòa với diện phân bố khoảng 17,74 km2. Các tầng chứa nước gồm aQIV3, amQIV1-2 và QII-III.

  • Vùng 3: Bao gồm diện tích vùng cát thuộc địa phận thành phố Đồng Hới, vùng này được chia thành 4 tiểu vùng:

  • Tiểu vùng III.1: gồm thành tạo cát nguồn gốc biển gió, phân bố dọc bờ biển kéo dài từ xã Quang Phú đến xã Bảo Ninh với diện tích 12,45km2.

  • Tiểu vùng III.2: Phân bố ở phần phía tây, kéo dài từ huyện Bố Trạch đến thị trấn Quán Hàu - huyện Quảng Ninh, gồm các tầng chứa nước aQIV3, amQIV1-2 và QII-III. Diện tích phân bố khoảng 51,22 km2.

  • Tiểu vùng III.3: Gồm một phần tầng chứa nước amQIV1-2 diện tích khoảng 8,0 km2 và thành tạo Nđh - tuy không phải đối tượng nghiên cứu, nhưng có quan hệ mật thiết với các trầm tích Đệ tứ nên có thể xếp vào tiểu vùng có ảnh hưởng. Diện phân bố của tiểu vùng khoảng 42,21 km2.

  • Tiểu vùng III.4: Phân bố dọc theo hạ lưu sông Nhật Lệ đến giáp ranh huyện Quảng Ninh với diện tích khoảng 53,63 km2. Các tầng chứa thuộc vùng này gồm có aQIV3, amQIV1-2 và amQII-III.

  • Vùng 4: Trải dài trên diện tích vùng cát của huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy, gồm 4 tiểu vùng:

  • Tiểu vùng IV.1: toàn bộ diện phân bố tầng chứa nước mvQIV3, phân bố dọc bờ biển kéo dài từ xã Hải Ninh (Quảng Ninh) đến xã Sen Thủy (Lệ Thủy) với diện tích 177,2km2.

  • Tiểu vùng IV.2: Phân bố ở phần phía nam huyện Lệ Thủy có tổng diện tích khoảng 131,8 km2, bao gồm các tầng chứa nước amQIV1-2, QII-III và một diện tích nhỏ thành tạo D1tl.

  • Tiểu vùng IV.3: Phân bố dọc theo sông Kiến Giang, kéo dài từ xã Hàm Ninh (Quảng Ninh) đến xã Mỹ Thủy (Lệ Thủy). Các tầng chứa nước có mặt trong tiểu vùng gồm có aQIV3, amQIV1-2 và QII-III. Đây là phần diện tích thường bị ngập nước với tổng diện phân bố khoảng 240,7 km2.

  • Tiểu vùng IV.4: Phân bố ở phía tây của vùng, là phần chuyển tiếp từ vùng địa hình đồi núi và đồng bằng thuộc xã Vạn Ninh và Sơn Thủy. Các tầng chứa nước gồm có edQI-II, QII-III nằm trên các đá gốc tuổi Devon. Diện tích khoảng 40,53 km2.

NDĐ trong vùng nghiên cứu chủ yếu được bổ cập từ nước mưa rơi tại chỗ, miền cấp và tầng chứa nước thường trùng nhau, nước mưa ngấm trực tiếp vào tầng chứa nước trên cùng (tầng qh) và bổ sung cho các tầng phía dưới. Về mùa mưa NDĐ có thể xuất lộ và chảy tràn trên bề mặt đất.

Miền thoát của NDĐ chủ yếu theo cơ chế bốc hơi, tạo nên các dòng mặt thoát theo hướng dốc của địa hình và một phần bổ sung cho các tầng chứa nước lân cận.

Các dòng mặt và hồ chứa nước cũng là một dạng chuyển tiếp từ NDĐ và ngược lại. Mối quan hệ này thay đổi theo thời gian, vào mùa mưa, NDĐ thoát ra sông và hồ, còn về mùa khô, NDĐ được nước sông và hồ cung cấp.

3.3.2 Phân bố theo mặt cắt:


Giá trị mực nước tĩnh, chiều dày tầng chứa nước và đặc điểm thủy văn tại khu vực đã được xác định trên cơ sở tài liệu hiện có và công tác điều tra khảo sát thực địa (hình 8). Kết quả cho thấy, hình thể tầng chứa nước ngầm (tầng qh) có dạng thấu kính do chịu tác động thủy tĩnh với nước biển, bề mặt thoáng lồi lên giữa trung tâm (dải cồn cát cao) và thấp dần ra hai phía. Tầng qp thường có dạng hình nêm, mỏng về phía lục địa và dày lên về phía biển.

Kết quả quan trắc mực nước tại các lỗ khoan, giếng đào trong vùng nghiên cứu (hình 8) và sân cân bằng thôn Tân Định, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh cho thấy, mực nước nằm nông, thường gặp trong khoảng từ 0,4 - 1,5m (mùa mưa) và từ 0,8 - 5,4m (mùa khô). Ở những vùng địa hình cao - phần đỉnh cồn cát (lỗ khoan TR1), mực NDĐ nằm sâu hơn, lượng nước mưa cung cấp cho NDĐ chậm. Khi lượng mưa tăng, mực NDĐ dâng cao chậm hơn và građien áp lực (độ dốc mực nước) của NDĐ tương đối lớn, do tốc độ thoát tăng. Ngược lại, ở những vùng địa hình thấp (lỗ khoan TR3), mực NDĐ nằm nông, lượng nước mưa cung cấp cho NDĐ nhanh, khi lượng mưa tăng thì mực NDĐ cũng dâng cao, sự lệch pha so với lượng mưa là không đáng kể, khoảng 5 - 10 giờ trong ngày và građient áp lực của NDĐ tương đối nhỏ do tốc độ thoát thấp phân bố dưới chân dải cát.

Tầng chứa nước qh thuộc loại không áp lực, độ sâu mực nước không lớn, trung bình khoảng 1,5m. Vùng Quảng Trạch có chiều dày trung bình 13m, lớn nhất đạt 48m (LKQT-08), vùng Đồng Hới, tầng chứa nước này có chiều dày bé nhất, chỉ dày 9,71m. Riêng phần phía nam, từ sông Nhật Lệ đến Lệ Thủy chiều dày tầng qh dày đạt từ 20 - 30m (hình 9) [BC Đồng Hới].

Hình 8: Sơ đồ tài liệu thực tế ĐCTV vùng cát ven biển Quảng Bình

Hình 9: Phân bố NDĐ theo mặt cắt ngang vùng cát ven biển Quảng Bình

(Theo tuyến DE)


Nguồn: [...]

NDĐ và nước mặt có quan hệ thuỷ lực với nhau. Về mùa mưa, nước mưa và các dòng mặt cung cấp cho tầng chứa nước. Do đất đá chứa nước có hệ số thấm cao (khoảng từ 3 - 6m/ngày) nên sau khi mưa thì một sau thời gian ngắn mực nước ngầm thay đổi và dâng cao, có khi còn chảy tràn trên mặt đất và thoát ra những chỗ thấp trũng trên địa hình hoặc tạo thành các dòng mặt. Ngược lại về mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp, một số dòng mặt và nước hồ cung cấp cho NDĐ. Tuy nhiên, cơ chế này chỉ xảy ra ở địa hình cao.

Mực nước giữa hai thời điểm mùa mưa và mùa khô tại các lỗ khoan, giếng đào và các suối, hồ chứa nước chênh nhau không lớn, dao động trong khoảng từ vài cm đến trên 1,0m, thường gặp ở mức 0,5 - 0,8m. Trên các cồn cát cao, độ chênh mực nước là lớn nhất, ven các vũng trũng và vùng hồ thì khoảng chênh đó nhỏ hơn.

Đặc điểm phân bố các tầng chứa nước được thể hiện trong bảng 7.



Hình 10: Phân bố NDĐ theo mặt cắt dọc vùng cát ven biển Quảng Bình

(Theo tuyến ABC)

- Xác định hệ số thấm k và hệ số nhả nước trọng lực : Giá trị k được xác định trên cơ sở xác lập mối quan hệ giữa trị số hạ thấp mực nước S trong lỗ khoan theo thời gian hút nước thí nghiệm S = f(lgt) và được thể hiện trên phương trình sau:

Công thức (...) có thể viết dưới dạng: S = At + Ctlgt (...)

Tức là:



Trong đó:

S - Trị số hạ thấp mực nước trong lỗ khoan (m);

Q - Lưu lượng hút nước tại lỗ khoan (m3/ngày);

T - Hệ số dẫn nước, T = k.h (m2/ngày);

a - Hệ số truyền áp (m2/ngày), xác định theo công thức: a = kh/;

r - Bán kính lỗ khoan thí nghiệm (m).

Hệ số k và  được xác định theo công thức: k = T/h;  = 0,117k1/7


Bảng 7: Giá trị các thông số tầng chứa nước

Khu vực

Tầng chứa nước

Chiều dày (m)

Ht

(m)


µ

µ*

k

(m/ngày)


a

(m2/ngày)



q (l/s.m)

Diện tích

(km2)



Quảng Trạch

mvQIV3

10,00

1,50

0,07

-

6,35

907,14

2,50

33.3

am,mQIV1-2

5,30

0,15

-

7,80

275,60

2,06

212.6

amQII-III

13,00

1,50

0,16

0,11

5,42

440,38-640.55

1,10

195.5

Bố Trạch


mvQIV3

11,24

1,80

0,07

-

6,53

1048,53

4,20

18.8

am,mQIV1-2

18,91

0,16

-

5,81

686,67

5,50

198.4

amQII-III

7,00

1,60

0,07

-

2,75

275,00

1,80

170.8

Đồng Hới

mvQIV3

10,00

2,10

0,07

-

6,88

982,86

5,70

20.5

am,mQIV1-2

9,71

0,14

-

3,40

235,81

6,10

79.5

amQII-III

5,00

1,50

0,07

0,07

2,32

165,71

1,80

105.6

Quảng Ninh, Lệ Thủy

mvQIV3

16,43

1,20

0,07

-

7,67

1800,26

6,50

177.2

am,mQIV1-2

26,41

0,02

-

0,50

660,25

0,10

453.4

amQII-III

28,00

1,40

0,07

0,11

2,75

700,00-1100,00

2,40

552.4

Quảng Trị

am,mQIV1-2

88,00

1,50

0,16

-

2,50

1375,00

2,40

-

amQII-III

64,20

1,50




0,16

2,90

1163,63

2,43

-

Ghi chú: µ - đối với các tầng không áp lực, µ* - đối với tầng áp lực

Nguồn: [BC Quảng Trạch, Đồng Hới, Hồ xá,…]


tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương