CÁc từ, CỤm từ viết tắT 4



tải về 1.18 Mb.
trang11/18
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.18 Mb.
#1939
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   18

3.4 Đặc điểm chất lượng NDĐ

3.4.1 Phương pháp đánh giá chất lượng NDĐ


Cơ sở đánh giá chất lượng của nguồn NDĐ trong vùng nghiên cứu được dựa vào kết quả phân tích các mẫu nước từ trước đến nay. Chúng được thống kê, tổng hợp và phân chia theo khu vực theo diện phân bố của các tầng chứa nước. Số lượng mẫu được xác định theo tài liệu khoan bơm thí nghiệm của các lỗ khoan đã có từ trước và các số liệu từ các công trình nghiên cứu gần đây (kết quả nêu ở phụ lục 1).

Vị trí lấy mẫu trình bày trên sơ đồ tài liệu thực tế (hình 4).

Bảng 10: Các tỷ số thực nghiệm xác định nguồn gốc hình thành thành phần hoá học NDĐ


Các tỷ số

Điều kiện

Nguồn gốc hình thành thành phần hoá học NDĐ

rCa2+/rMg2+

> 1

Liên quan đến nguồn gốc nước rửa lũa

£ 0,5

Liên quan đến nguồn gốc nước biển

rNa+/rCl-

> 1

Liên quan đến hoạt động của sông suối

£ 1

Liên quan đến nguồn gốc biển

rSO42-x100/rCl

> 20

Liên quan đến nguồn gốc nước rửa lũa

£ 20

Liên quan đến nguồn gốc biển

rNa+/rHCO3-

< 2

Nguồn gốc nước rửa lũa

³ 2

Liên quan đến nguồn gốc biển

Nguồn: […]

- Các tiêu chí đánh giá chất lượng nước:

Để đánh giá chất lượng nước trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi so sánh kết quả phân tích mẫu nước với các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật của Nhà nước Việt Nam (TCVN, QCVN) tương ứng như sau:



  • QCVN 08:2008/BTNMT (A,B) - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (cột A) và các mục đích khác (cột B).

  • QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.

  • QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước cấp cho mục đích ăn uống, sinh hoạt.

  • QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt.

  • QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp.

  • TCVN 6774 - 2005 - Tiêu chuẩn nước ngọt dùng cho mục đích bảo vệ đời sống thuỷ sinh.

3.4.2 Phân loại NDĐ:


Tầng chứa nước trong vùng có độ khoáng hóa thường thấp, nhưng về thành phần hóa học và các chỉ tiêu ô nhiễm tương đối khác biệt theo từng vùng. Căn cứ vào những đặc trưng về điều kiện phân bố thành phần thạch học và quá trình hình thành chất lượng nước trong các vùng cát ven biển [Thanh, Sự, Cát, Hạ], tác giả phân loại NDĐ có các loại hình hóa học chính là Clorua, Bicacbonat và hỗn hợp.

- Loại hình Clorua:

Về không gian phân bố, loại hình hóa học của nước dạng này chủ yếu gặp trong các trầm tích nguồn gốc sông và sông biển tuổi Holocen thượng (aQIV3, amQIV1-2) phân bố dọc cửa sông và vùng giáp biển. Thành phần cation chỉ yếu là Canxi hoặc Natri.

Nồng độ hydro của nước (độ pH) thay đổi từ 6,67 - 8,5, giá trị thường gặp trong khoảng 7 -7,8 cho thấy nước có tính kiềm yếu.

- Loại hình Bicacbonat:

Một số vùng trũng trầm tích sông biển Holocen hạ - trung (amQIV1-2) nước thuộc loại Bicacbonat. Các anion chủ yếu là HCO3-, còn Cl- và SO42- có hàm lượng nhỏ. Các cation đại diện là (Na + K)+, Ca2+, Mg2+.

- Loại hình hỗn hợp:

Loại hình hỗn hợp phân bố với diện tích lớn nhất của vùng nghiên cứu, đó là các trầm tích sông, biển, gió (mvQIV3, amQIV1-2, mQIV1-2, amQII-III). Nước trong tầng qp đa phần thuộc loại hình Clorua - Bicacbonat còn đối với tầng qh thuộc loại hình Bicacbonat - Clorua có thành phần cation chủ yếu là Natri, Calci. Độ pH thường gặp trong khoảng 7 - 7,3, thuộc loại trung tính.


3.4.3 Nguồn gốc hình thành thành phần hóa học NDĐ:


Căn cứ vào hàm lượng các ion cơ bản để tìm các tỷ số đặc trưng, qua đó xác định nguồn gốc hình thành thành phần hóa học NDĐ của các tầng chứa nước trong vùng nghiên cứu. Kết quả phân tích các mẫu nước cho hàm lượng các ion như trong bảng 11.

Bảng 11: Hàm lượng các ion chủ yếu trong NDĐ



Đơn vị: mg/l

Tầng chứa nước

Tầng qh - mùa khô/mùa mưa

Tầng qp - mùa khô/mùa mưa

QCVN

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Trung bình

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Trung bình

09:2008

01:2009

HCO3-

1,86

1,97


0

0,16


0,75

0,95


817,40

910,00


1,50

1,66


125,2

135,00


-

-

Cl-

3,7

5,6


0,06

0,11


1,16

1,42


2120,00

1515,00


5,30

3,13


205,70

148,00


250

250-300

SO42-

0,85

0,64


0

0,10



0,24

0,17


338,00

162,00


0,50

0,68


38,60

14,60


400

250

(Na+K)+

2,54

1,44


0,01

0,02


0,58

0,32


124,00

106,00


35,00

17,50


56,20

25,70


-

200

Ca2+

2,87

1,79


0,07

0,05


0,73

0,41


156,20

126,10


0,25

0,32


33,71

25,80


-

-

Mg2+

1,64

1,25


0,01

0,20


0,46

0,41


34,60

36,79


0,17

0,12


1,88

3,65


-

-

Bảng 12: Các tỉ số đặc trưng đánh giá nguồn gốc hình thành thành phần hoá học NDĐ vùng cát ven biển Quảng Bình

Tầng chứa nước

Nguồn gốc

Các tỉ số đặc trưng

rCa2+

rMg2+



rNa+

rCl-



rSO42-x100

rCl-



rNa+

rHCO3-



qp

Liên quan đến nguồn gốc rửa lũa

10,76

0.10

125,2

0,45

Liên quan đến nguồn gốc nước biển

0,43

1,19

18,77

2,34

qh

Liên quan đến nguồn gốc rửa lũa

1,39

1,11

20,09

2,05

­Nguồn: [...]

3.4.4 Thành phần các nguyên tố kim loại trong NDĐ


Hàm lượng các kim loại trong nước đa phần ở các mẫu phân tích là không cao, chỉ riêng các lưu vực nước gần các khu công nghiệp chế biến, cảng biển và khu vực khai thác khoáng sản.

a. Nhóm Mn-Fe

Trong vùng nghiên cứu, Mn trong các tầng chứa nước phân bố khá ổn định trên toàn vùng, theo không gian cũng như theo thời gian, hàm lượng Mn phân tích năm 2008 ít biến động so với các kết quả trước đó (năm 2004, 2007 [Phạm văn Thanh, trần văn Ý, Lại Vĩnh Cẩm]). Hàm lượng Mn trong nước thuộc các thành tạo trầm tích Holocen và Pleistocen có xu hướng di chuyển rất mạnh mẽ, tăng dần theo mặt cắt từ lớp đất đá dưới cùng lên lớp trên cùng.

Cũng như đối với Mn, hàm lượng Fe trong các tầng chứa nước tương đối thấp. Fe chỉ xuất hiện với hàm lượng vượt giới hạn cho phép ở một số địa điểm thuộc khu vực cửa Nhật Lệ, cửa Gianh.

Mối quan hệ giữa Mn và Fe trong tầng chứa nước qp có khá chặt chẽ hơn so với trong tầng chứa nước qh.

Bảng 13: Sự phân bố hàm lượng Fe, Mn trong các tầng chứa nước (năm 2008)


Khu vực

Fe2+ mùa khô/mùa mưa(mg/l)

Mn2+ mùa khô/mùa mưa(mg/l)

Tầng qh

Tầng qp

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Trung bình

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Trung bình

Quảng Trạch

0,48/0,32

0,16/0,12

0,23/0,14

0,36/0,34

0,12/0,05

0,15/0,11

Bố Trạch

2,26/1,40

0,14/0,11

0,36/0,25

0,54/0,47

0,10/0,05

0,20/0,15

Đồng Hới

1,05/0,86

0,56/0,12

0,84/0,41

2,16/1,38

0,23/0,04

0,42/0,39

Quảng Ninh, Lệ Thủy

2,35/1,52

0,11/0,07

0,45/0,28

1,67/0,72

0,23/0,18

0,24/0,21

QCVN09:2008/BTNMT

5

0,5

QCVN01:2009/BYT

0,3

0,3

Nguồn: Tham khảo...

b) Thành phần các kim loại khác:

Các kim loại điển hình gồm Pb, Zn, Hg, As có hàm lượng nhìn chung thường thấp. Tuy nhiên, một số khu vực đô thị và khu công nghiệp như Đồng Hới, Cảnh Dương hiện tượng nhiễm Flour có chiều hướng gia tăng, hàm lượng Flour phổ biến 2,5  3,1mg/l, cao nhất đạt 9,1mg/l (bảng 14).



Bảng 14: Hàm lượng một số kim loại nặng trong NDĐ tầng qh (năm 2008)

Khu vực

Thời gian

Hàm lượng trung bình (mg/l)

CN

Pb

Zn

As

Hg

Cd

Quảng Trạch

Mùa khô

0,003

0,002

0,052

0,002

0,001

0,001

Mùa mưa

0,001

0,001

0,035

0,001

0,001

0,001

Bố Trạch

Mùa khô

0,002

0,001

0,040

0,002

0,001

0,002

Mùa mưa

0,001

0,001

0,012

0,001

0,001

0,001

Đồng Hới

Mùa khô

0,001

0,003

0,034

0,003

0,001

0,001

Mùa mưa

0,001

0,001

0,021

0,001

0,001

0,001

Quảng Ninh và Lệ Thủy

Mùa khô

0,002

0,002

0,036

0,001

0,001

0,001

Mùa mưa

0,001

0,001

0,010

0,001

0,001

0,001

QCVN09:2008/BTNMT

0,01

0,01

3,0

0,05

0,001

0,005

QCVN01:2009/BYT

0,01

0,01

3,0

0,01

0,001

0,003


3.4.5 Nhóm hợp chất của Nitơ (NH4+, NO3-)


Các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay ở nhiều vùng trong khu vực, NDĐ có biểu hiện bị ô nhiễm nhóm hợp chất nitơ. Hàm lượng của chúng tại các thời điểm mùa mưa và mùa khô năm 2008 được trình bày ở bảng 15.

Bảng 15: Hàm lượng nhóm hợp chất Nitơ (năm 2008)



Khu vực

Thời gian

Hàm lượng trung bình (mg/l)

Tầng qh

Tầng qp

NH4+

NO3-

NH4+

NO3-

Quảng Trạch

Mùa khô

0,06

1,26

0,09

1,42

Mùa mưa

0,11

7,64

0,13

12,51

Bố Trạch

Mùa khô

0,08

1,25

0,09

1,76

Mùa mưa

0,36

2,90

0,44

3,42

Đồng Hới

Mùa khô

0,22

0,12

0,26

0,13

Mùa mưa

1,2

9,56

1,3

13,29

Quảng Ninh và Lệ Thủy

Mùa khô

0,22

0,08

0,27

0,09

Mùa mưa

0,56

0,14

0,64

0,28

QCVN09:2008/BTNMT

0,1

15

0,1

15

QCVN01:2009/BYT

3

50

3

50

Hàm lượng các hợp chất của nitơ biến động theo mùa, hàm lượng NH4+, NO3- trong các tầng chứa nước vào mùa mưa hầu như đều cao hơn mùa khô. Thời kỳ mùa khô, tầng chứa nước Holocen có hàm lượng NO3- trung bình từ 0,09 mg/l (vùng nam Quảng Bình) đến 1,76mg/l (vùng Bố Trạch), nhưng điển hình một số tiểu vùng dọc theo các sông Ròn, Lý Hòa, Gianh và Nhật Lệ có hàm lượng NO3- trong mùa mưa đạt từ 16 - 22mg/l vượt QCVN09:2008/BTNMT từ 1,1 - 3,6 lần.

Hàm lượng NH4+ trong đa phần các mẫu nghiên cứu đều nhỏ hơn 0,1 mg/l, Do tác động của nước thải dân cư, tầng chứa nước qh vùng hữu ngạn sông Ròn (xã Cảnh Dương) và sông Gianh (xã Thanh Trạch) vào mùa mưa đã có biểu hiện bị ô nhiễm ở mức vượt giới hạn cho phép từ 1,5 - 3,2 lần.

Ở tầng chứa nước qp, NO3- cao hơn ở tầng qh. Phần diện tích bị lộ ra trên mặt, hàm lượng NO3-, NH4+ đều cao hơn phần bị phủ, đặc biệt những khu vực đông dân cư và vùng tiếp giáp với các tầng địa chất khác, những vùng có địa cao thường có hàm lượng NO3-, NH4+ đạt cao nhất.


3.4.6 Thành phần vi sinh - hóa sinh:


Mực nước tầng qh thường nông, khả năng thấm nước tốt của các đất đá là điều kiện để các chất bẩn từ các nguồn thải trên mặt đất xâm nhập vào tầng chứa nước. Kết quả kiểm tra chất lượng nước qua từng thời kỳ ít có thay đổi lớn. Nước trong các giếng khoan sâu nhìn chung đều đảm bảo.

Một số vùng trồng lúa và thường xuyên ngập nước như ở huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy thì nước trong tầng qh có hàm lượng vi sinh cao nhất, cho hàm lượng Coliform là 28 MPN/100ml, Ecoli là 17 MPN/100ml (mẫu G81, G54, G88). Ngoài ra, những vùng tập trung đông dân cư sử dụng nhiều giếng đào nông có hàm lượng coliform, E.coli cao hơn.

Trong tầng qp, hầu hết các mẫu phân tích đều cho thấy hàm lượng các chỉ tiêu vi sinh nhỏ, điều này cho thấy, lớp cách nước lót đáy tầng qh có khả năng tự bảo vệ tốt.

Giá trị trung bình các chỉ tiêu hóa sinh trên các vùng nghiên cứu đã cho thấy mức độ lưu thông của nước ngầm (tầng qh và diện lộ của tầng qp) là rất lớn, nhất là vào mùa mưa. Càng xuống sâu, hàm lượng BOD và DO giảm dần, chứng tỏ các tầng chứa nước bị phủ chưa bị ô nhiễm.

Bảng 16: Hàm lượng các chỉ tiêu vi sinh trong NDĐ (năm 2008)


Khu vực

Hàm lượng trung bình (mùa mưa/mùa khô)

Coliform

(MPN/100ml)



Fecalcoli (MPN/100ml)

BOD

(mg/l)


COD

(mg/l)


DO

(mg/l)


Quảng Trạch

1/0

11/1

1,6/0,35

2,3/0,6

7,2

Bố Trạch

3/1

5/1

2,1/0,32

3,1/0,5

7,5

Đồng Hới

5/2

8/2

4,1/0,65

5,5/12,6

8,6

Quảng Ninh, Lệ Thủy

4/1

3/1

1,9/0,34

2,4/1,4

7,2

QCVN09:2008/BTNMT

3

0

-

4

-

QCVN01:2009/BYT

0

0

-

-

-

Nhìn chung, nước cồn cát ven biển Quảng Bình thuộc tầng qh và nước trong tầng qp phần nhạt có chất lượng tốt, đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.

3.4.7 Các tính chất đặc trưng khác:


- Độ cứng:

Độ cứng của NDĐ vùng nghiên cứu biến đổi theo từng vùng và tầng chứa nước. Vùng Quảng Trạch và Bố Trạch và Đồng Hới nước thuộc loại nước mềm đến cứng. Trong tầng qp, độ cứng trong khoảng 2,1 - 6,86 mg-đl/l và trong tầng qh, độ cứng trong khoảng 1,2 - 2,5 mg-đl. Riêng vùng nam Quảng Bình, nước trong cả tầng qh và qp thuộc loại nước mềm (độ cứng nằm trong khoảng 0,26 - 2,8 mg-đl/l).

- Nhóm độc tố:

Các độc tố như CN-, Phenol và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật những nơi có khả năng ô nhiễm như đất nông nghiệp, khu công nghiệp đều có hàm lượng thấp, nằm trong giới hạn TCCP [...].




tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương