CÁc từ, CỤm từ viết tắT 4



tải về 1.18 Mb.
trang2/18
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.18 Mb.
#1939
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

DANH MỤC CÁC BẢNG





Bảng 1: Sự phân bố nước trên vỏ Trái đất 13

Bảng 2: Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) 55

Bảng 3: Số ngày mưa trung bình tháng và năm (ngày) 56

Bảng 4: Lượng bốc thoát hơi tiềm năng PET (mm) 58

Bảng 5: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (C) 60

Bảng 6: Biên độ ngày trung bình tháng và năm của nhiệt độ không khí (C) 61

Bảng 7: Giá trị các thông số tầng chứa nước 89

Bảng 8: Tiêu chí đánh giá mức độ chứa nước 91

Bảng 9: Kết quả xác định trữ lượng NDĐ vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình 92

Bảng 10: Các tỷ số thực nghiệm xác định nguồn gốc hình thành thành phần hoá học NDĐ 93

Bảng 11: Hàm lượng các ion chủ yếu trong NDĐ 95

Bảng 12: Các tỉ số đặc trưng đánh giá nguồn gốc hình thành thành phần hoá học NDĐ vùng cát ven biển Quảng Bình 97

Bảng 13: Sự phân bố hàm lượng Fe, Mn trong các tầng chứa nước (năm 2008) 98

Bảng 14: Hàm lượng một số kim loại nặng trong NDĐ tầng qh (năm 2008) 98

Bảng 15: Hàm lượng nhóm hợp chất Nitơ (năm 2008) 99

Bảng 16: Hàm lượng các chỉ tiêu vi sinh trong NDĐ (năm 2008) 100

Bảng 17: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trong vùng nghiên cứu 102

Bảng 18: Quy mô phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển Quảng Bình 108

Bảng 19: Nhu cầu sử dụng nước của các mục tiêu kinh tế - xã hội 115

Bảng 20: Quy hoạch khai thác, sử dụng nước sông (nước nhạt) 117

Bảng 21: Quy hoạch khai thác, sử dụng nước hồ đến năm 2020 117

Bảng 22: Các giải pháp Kỹ thuật sinh thái và khả năng ứng dụng 130

Bảng 23: Tiềm năng xử lý ô nhiễm của các kỹ thuật sinh thái 130


DANH MỤC CÁC HÌNH





Hình 11: Bản đồ chất lượng nước dưới đất vùng cát ven biển Quảng Bình 106

Hình 12: Khai thác NDĐ bằng giếng nông đường kính lớn (a) và hào thu nước tại chân cồn cát (b) 120

Hình 13: Bản đồ Quy hoạch khai thác, sử dụng nước dưới đất vùng cát ven biển Quảng Bình 127

MỞ ĐẦU




1. Tính cấp thiết của đề tài


Vùng cát ven biển khu vực Quảng Bình phân bố về phía đông, bị chia cắt bởi các cửa sông ven biển. Về mặt không gian địa lý, chúng phân bố thuộc địa hình đồng bằng của tỉnh Quảng Bình. Nhiều tác động như nền nhiệt độ cao, bão, lốc, cát bay, cát chảy, thảm thực vật kém phát triển v.v....tạo nên một đơn vị lãnh thổ địa lý có nhiều đặc điểm riêng biệt của vùng ven biển tỉnh Quảng Bình cũng như miền Trung.

Trong số các hợp phần tự nhiên thì nước dưới đất (NDĐ) tại khu vực là nguồn khoáng sản đặc biệt chiếm ưu thế và cũng là đối tượng đang được sử dụng phục vụ nhu cầu cấp cho dân sinh; trồng trọt, nuôi thủy hải sản và du lịch - dịch vụ.

Kết quả nghiên cứu điều tra nguồn nước còn chưa nhiều, mức độ tìm kiếm, thăm dò NDĐ chỉ mới được thực hiện ở những phạm vi nhỏ hẹp, các thông tin về các tầng chứa nước trong khu vực nói chung và các trầm tích Đệ tứ nói riêng chưa được đồng bộ. Mặt khác, quá trình khai thác và sử dụng nước còn mang tính tự phát, thiếu sự quản lý hoặc quy hoạch cụ thể và chưa có các biện pháp ngăn ngừa hay bảo vệ hợp lý tài nguyên.

Việc nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện về đặc điểm hình thành, điều kiện phân bố, chất lượng lẫn trữ lượng NDĐ vùng cát ven biển Quảng Bình, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này là rất cấp thiết.


2. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu:


  • Làm sáng tỏ các điều kiện hình thành và vai trò của các yếu tố tự nhiên và nhân sinh đối với tài nguyên NDĐ trong vùng cát ven biển Quảng Bình.

  • Đánh giá trữ lượng và chất lượng NDĐ phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực.

2.2 Nhiệm vụ:


  • Xác định đặc điểm các tầng chứa NDĐ, phân vùng trữ lượng khai thác tiềm năng và chất lượng NDĐ khu vực nghiên cứu.

  • Đề xuất hướng sử dụng hợp lý tài nguyên NDĐ vùng cát ven biển Quảng Bình.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là tài nguyên NDĐ trong vùng cát ven biển thuộc phạm vi tỉnh Quảng Bình, cụ thể là:

- Theo mặt bằng: Toàn bộ diện tích vùng cát ven biển cùng với vùng lân cận, phía ngoài giáp với biển, phía trong đến mức địa hình + 25m.

- Theo cấu trúc địa chất, địa mạo: giới hạn trong các thành tạo trầm tích Đệ tứ gồm Holocen và Pleistocen.

4. Các luận điểm bảo vệ


- Quá trình hình thành NDĐ vùng cát ven biển Quảng Bình chịu tác động chủ yếu bởi các yếu tố tự nhiên và nhân tạo.

- Nước dưới đất vùng cát ven biển có chất lượng đảm bảo nhưng trữ lượng kém phong phú, có thể khai thác sử dụng cho cấp nước sinh hoạt và phát triển kinh tế vùng ven biển Quảng Bình.


5. Điểm mới của đề tài :


- Xác định tổng thể những đặc trưng phân bố, trữ lượng và chất lượng nước trong các tầng chứa nước thuộc các thành tạo Đệ tứ vùng cát ven biển Quảng Bình.

- Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thành NDĐ, lần đầu tiên đã định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên NDĐ vùng cát ven biển Quảng Bình.


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:


  • Ý nghĩa khoa học: Làm sáng tỏ điều kiện hình thành nguồn tài nguyên NDĐ trong vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình.

  • Ý nghĩa thực tiễn: Quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên NDĐ phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển tỉnh Quảng Bình.

7. Phương pháp nghiên cứu


Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp kế thừa:

Những số liệu, kết quả đã nghiên cứu từ các công trình có liên quan đến khu vực được sử dụng như tài liệu cơ sở phục cho vụ mục tiêu của đề tài.



- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa:

Quá trình điều tra khảo sát ngoài thực địa nhằm đánh giá các dạng địa hình, thảm thực vật, hệ thống thủy văn, động thái NDĐ và các hoạt động xã hội có ảnh hưởng đến đặc điểm NDĐ trong vùng.

Tiến hành đo vẽ các mặt cắt địa chất, địa chất thủy văn, xác định cột địa tầng các lỗ khoan, đo đạc thu thập các số liệu quan trắc mực nước trong lỗ khoan trong các sân cần bằng và hút nước thí nghiệm, lấy mẫu phân tích và đánh giá chất lượng nước tại khu vực.

- Phương pháp xử lý và tổng hợp tài liệu:

Bằng các phương pháp tin học, xác suất thống kê, tác giả tập hợp các tài liệu tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá để tìm ra những đặc điểm chung và riêng biệt của các thành phần tự nhiên, xem xét sự biến đổi của chúng.



Phương pháp bản đồ

Trên cơ sở các số liệu thực địa, số liệu điều tra đánh giá từ trước và các phương pháp nội suy, các thông tin chuyên môn được thể hiện trên các bản đồ, bản vẽ.




tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương