CÁc từ, CỤm từ viết tắT 4


Kết quả nghiên cứu về NDĐ trong khu vực và tổng thể vùng cát ven biển miền Trung



tải về 1.18 Mb.
trang4/18
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.18 Mb.
#1939
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

1.2 Kết quả nghiên cứu về NDĐ trong khu vực và tổng thể vùng cát ven biển miền Trung

1.2.1 Tình hình nghiên cứu tổng thể vùng cát ven biển miền Trung:


Vùng đồng bằng ven biển miền Trung là khu vực có nhiều đặc thù về điều kiện địa lý, cấu trúc địa chất và các yếu tố nhân sinh.

Vấn đề địa chất khu vực đã được tiến hành điều tra từ những năm đầu thế kỷ 20, điển hình là các công trình của Jacob C. (1921) và Fromaget J. (1927) được thể hiện trên Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000. Thời kỳ Pháp thuộc, trong tờ bản đồ địa chất Huế - tỷ lệ 1/500.000 (Hoffet J.H., 1935) đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá quá trình thành tạo cồn cát và thành phần của chúng. Các thành tạo cát màu vàng ven biển từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế được gọi là phù sa mới thuộc hệ Đệ tứ.

Sau năm 1954, các vấn đề về thành tạo cát ven biển miền Trung đã được đầu tư nghiên cứu nhiều hơn. Trong đó, Tổng Cục Địa chất đã tiến hành chỉnh lý và khảo sát thực địa trên toàn miền Bắc Việt Nam. Tờ bản đồ Mahaxay - Đồng Hới, tỷ lệ 1:200.000 thành lập trong những năm 1979 - 1983 và được hiệu đính năm 1992-1993. Nội dung tờ bản đồ đã thể hiện đặc điểm địa tầng địa chất vùng nghiên cứu trong đó có các trầm tích Đệ tứ đa nguồn gốc. Tiếp đến là Bản đồ địa chất Đệ tứ Việt Nam, tỷ lệ 1/500.000 do Nguyễn Đức Tâm và Đỗ Tuyết chủ biên (1994),...và một số đề tài nghiên cứu chuyên đề của Lê Đức An và nnk (1982, 1996) về sử dụng đất cát; Đặng Văn Bào, Nguyễn Vi Dân, Bùi Văn Nghĩa (1977, 1996) về địa mạo bờ biển, lịch sử phát triển đồng bằng; Nguyễn Đức Tâm (1982) và Trần Nghi (1996) về trầm tích cát, Nguyễn Tiến Hải và nnk (2001) về phân loại cát bề mặt,...

Những năm gần đây, việc nghiên cứu và đánh giá các hợp phần tài nguyên trong khu vực nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được tiến hành khá tỷ mỷ. Điển hình về đánh giá tổng thể sử dụng hợp lý dải cát ven biển miền Trung và bảo vệ môi trường đã được thể hiện trong nội dung của Đề tài cấp Nhà nước, mã số KC.08.07 (2003) và KC08-21 (2005) [Trần V.Ý và Trương Q. Học].

NDĐ là đối tượng đã được các tổ chức, cơ quan chuyên ngành trong nước nghiên cứu và đã đạt được những kết quả nhất định. Các công trình được triển khai trên hầu khắp lãnh thổ Việt Nam với nhiều vấn đề khác nhau, cụ thể về ĐCTV khu vực có các công trình của Nguyễn Thượng Hùng (1967), Nguyễn Văn Túc (1974), Nguyễn Kim Cương (1988 - 1995), Đặng Hữu Ơn (1995),...Về thủy địa hóa có Vũ Ngọc Kỷ (1975,1988,1992), Nguyễn Kim Ngọc (1983 - 1988),...

Giai đoạn 1976 - 1980 có nhiều chương trình cấp Nhà nước và đề tài nghiên cứu tổng hợp ĐCTV lãnh thổ ra đời. Đề tài “NDĐ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Vũ Ngọc Kỷ chủ biên mang mã số 44-04-01-01 đã tập hợp nhiều nhà ĐCTV trong nước tham gia, tổng hợp được hầu hết các tài liệu ĐCTV và NDĐ từ trước đến những năm đầu của thập kỷ 80. Đây là công trình được đánh giá cao trong ngành địa chất. Nó đã phản ánh khách quan điều kiện ĐCTV của đất nước và đã đánh giá đầy đủ các khía cạnh của lĩnh vực ĐCTV và NDĐ trong mấy chục năm qua.

Phân vùng cấu trúc ĐCTV khi nghiên cứu lãnh thổ là một vấn đề phức tạp, ngay cả trên thế giới cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Ở Việt Nam vấn đề đó từ trước tới nay mới chỉ có hai tác giả đề cập đến qua bản tóm tắt rất ngắn gọn trong báo cáo khoa học trình bày tại hội nghị KHKT địa chất lần thứ 2. Vũ Ngọc Kỷ đã tiến hành phân vùng ĐCTV miền Bắc Việt Nam trên cơ sở lập lại lịch sử ĐCTV, trong đó miền ĐCTV Trường Sơn, theo ông chưa đủ cơ sở phân chia. Còn Trần Hồng Phú khi lập bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1/500.000 đã xếp vùng nghiên cứu thuộc Rezecvoa (tương ứng với miền) cấp I có phạm vi từ Đèo Ngang tới giáp Biên Hòa, chiếm 2/5 diện tích cả nước.

Nhận định được tầm quan trọng của công tác điều tra và đánh giá tài nguyên NDĐ của Quốc gia, Cục địa chất đã thực hiện dự án “Quan trắc động thái NDĐ” ở đồng bằng Bắc Bộ, Nam bộ và Tây Nguyên. Kết quả đã mang lại hệ thống tài liệu quý giá phục vụ cho nhiều lĩnh vực khoa học.

Công tác điều tra cơ bản về hiện trạng môi trường tài nguyên nước ven biển miền Trung đã được tiến hành bởi Ngô Ngọc Cát (1999), Nguyễn Xuân Tặng (2008),...Kết quả đã đưa ra được bản chất cũng như những tác động chính đối với chất lượng tài nguyên, trong đó có NDĐ.

Để đáp ứng nhu cầu cấp nước cho các hoạt động sản xuất và đời sống, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước, công trình của Nguyễn Văn Thanh (2005) đã đánh giá tổng hợp hiện trạng chất lượng nước và khả năng cung cấp nước ở dải ven biển miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận.

Khu vực ven biển miền Trung đã có hàng loạt các công trình điều tra về ĐCTV - ĐCCT phục vụ cho công tác thành lập bản đồ chuyên đề. Đó là các công trình của Nguyễn Trường Giang (1992) - NDĐ các đồng bằng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ, Trần Hồng Phú (1988) - Báo cáo lập bản đồ ĐCTV Việt Nam tỷ lệ 1:500.000, Vũ Ngọc Kỷ (1986) - NDĐ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1.2.2 Kết quả nghiên cứu NDĐ vùng ven biển Quảng Bình:


Với đối tượng chính là NDĐ, gồm các dự án đã được tiến hành từ những năm 1978 đến 1995 có công trình tìm kiếm NDĐ của Nguyễn Trường Đỉu vùng Đồng Hới - Bình Trị Thiên và của Nguyễn Trường Giang và vùng Quảng Trạch – Quảng Bình. Kết quả đã xác lập và phân chia ra các phân vị địa tầng trầm tích Kainozoi theo nguồn gốc, thành phần thạch học và tuổi, phân chia các tầng chứa nước và tính toán trữ lượng khai thác dự báo cũng như chất lượng NDĐ.

Ngoài ra, công tác điều tra cấp nước phạm vi nhỏ thuộc các vùng ven biển Quảng Bình có công trình của Trần Văn Ý (2004), Lại Vĩnh Cẩm, Nguyễn Xuân Tặng (2007), Nguyễn Văn Canh (2009). Kết quả đã xác định được trữ lượng khai thác tiềm năng cũng như chất lượng NDĐ trong dải cát ven biển tuổi mvQIV3 và đã định hướng công tác khai thác sử dụng NDĐ phục vụ phát triển các mục đích kinh tế - xã hội của khu vực.

Đánh giá tổng hợp tài nguyên và môi trường nước vùng nam Quảng Bình đã được Phan Văn Trường (2007) chỉ ra những đặc điểm nổi bật đối với NDĐ và vai trò quan trọng của nó đối với môi trường sinh thái khu vực.



tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương