CÁc từ, CỤm từ viết tắT 4



tải về 1.18 Mb.
trang3/18
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.18 Mb.
#1939
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

8. Cơ sở tài liệu


Luận án được xây dựng trên cơ sở các nguồn tài liệu sau:

  • Các báo cáo điều tra ĐCTV trong nước từ trước tới nay, các đề tài, dự án nghiên cứu đánh giá tài nguyên NDĐ liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài, điển hình gồm các tài liệu của Khoa Địa lý, Viện Khoa học Vật liệu, Viện Địa lý, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Viện Khí tượng Thủy văn, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quảng Bình, Chi cục Đo lường, Tiêu chuẩn, Chất lượng Quảng Bình, Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình, các báo cáo điều tra tài nguyên nước của Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Bắc, Cục Quản lý tài nguyên nước;

  • Các công trình nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài dưới dạng tạp chí, báo cáo hội thảo - hội nghị chuyên ngành tài nguyên nước, địa lý, địa chất, ĐCTV, địa mạo, môi trường;

  • Các công trình nghiên cứu khoa học của tác giả về lĩnh vực liên quan được thể hiện dưới dạng các tạp chí, báo cáo hội nghị - hội thảo khoa học trong nước trong thời gian từ năm 2005 đến nay.

  • Tài liệu thực địa của tác giả từ năm 2004 đến nay gồm các số liệu đo đạc quan trắc động thái NDĐ, các thí nghiệm xác định các thông số tầng chứa nước, kết quả phân tích mẫu nước theo mùa khô và mùa mưa trong năm, các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu.

9. Cấu trúc luận án


Luận án gồm ... trang với ... hình vẽ, ... bảng biểu và ... tài liệu tham khảo. Cấu trúc của luận án như sau:

Mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu NDĐ.

Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến NDĐ vùng cát ven biển Quảng Bình

Chương 3: Đặc điểm NDĐ vùng nghiên cứu

Chương 4: Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên NDĐ vùng nghiên cứu

Kết luận

Tài liệu tham khảo

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

NƯỚC DƯỚI ĐẤT


1.1 Tổng quan về nước dưới đất


Tài nguyên nước bao gồm nước trên mặt và nước dưới đất (NDĐ) là các nguồn khoáng sản đặc biệt, có tính linh động cao và có khả năng tái tạo. Nước phân bố rất rộng trên Trái đất. Nước có mặt ở tất cả các quyển (khí quyển, thủy quyển, địa quyển và sinh quyển) và có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển tự nhiên và đời sống loài người và mọi sinh vật.

NDĐ là khái niệm để chỉ phần nước tồn tại dưới lòng đất trong các thể địa chất. Tùy theo thành phần thạch học mà chúng được phân thành các tầng chứa nước. Phần nước trong tầng chứa nước trên cùng sát với mặt đất có mặt thoáng tự do thường được gọi là nước ngầm. Ngoài ra, theo môi trường chứa nước và đặc điểm phân bố mà NDĐ còn được gọi là nước khe nứt, nước karst, nước actezi, nước khoáng,...


1.1.1 Những nhận định ban đầu về NDĐ:


Nước ngầm được biết đến và khai thác sử dụng từ thời cổ xưa. Cách đây khoảng 3.000 năm, người ta đã đào các giếng nằm ngang (qanats - theo cách gọi trong Kinh Cựu ước) để lấy nước ngầm. Các qanats tồn tại nhiều ở Châu Á, Bắc Phi và kéo dài từ Afghanistan đến Moroco, điển hình ở Iran có trên 22.000 qanats, cung cấp khoảng 75% tổng lượng nước dùng cho đất nước. Còn ở Trung Quốc, người ta đã đào được giếng sâu trên 1.000m để lấy nước mặn làm muối.

Song song với quá trình sử dụng NDĐ đã xuất hiện những giả thiết và những ý niệm đầu tiên về khoáng sản này.

Thales ở Mille (650 - 548 TrCN) cho rằng, NDĐ bắt nguồn từ nước đại dương đi lên theo các khe nứt của đá dưới áp lực bề mặt.

Platon (427 - 347 TrCN) thì cho rằng, nước trong các con sông, trong các mạch nước, hơi nước xuất hiện có liên quan đến hoạt động núi lửa và từ sâu trong lòng đất đi lên.

Aristotel (384 - 322 TrCN) cho rằng NDĐ hình thành do sự ngưng đọng của hơi nước từ khí quyển. Muộn hơn, Lucrexius Carus (98 - 53 TCN) lại chỉ ra rằng NDĐ do nước biển đi lên và nhạt hóa.

Đến thế kỷ I TrCN, nhà kiến trúc cổ đại Mareus Vitrucius Pollio đã giải thích NDĐ là do nước mưa ngấm xuống mà thành.

Những giả thuyết của các nhà triết học cổ đại đã bị lãng quyên trong suốt thời kỳ trung cổ và các hiểu biết về NDĐ trong suốt thời gian này tiến thêm không đáng kể cho mãi đến thời kỳ phục hưng.

Khởi đầu công tác nghiên cứu NDĐ phải kể đến công trình của Palissy B. (1580), Perault P. (1684) trên cơ sở quan trắc trực tiếp trên mặt và xác lập mối quan hệ về giới hạn mao dẫn của cát.

Bắt đầu từ những năm của thế kỷ 17, khoa học nghiên cứu NDĐ đã có chiều hướng phát triển nhiều hơn. Các nước đi đầu nghiên cứu và đặt nền móng cho ngành khoa học Địa chất thủy văn (ĐCTV) phải kể đến là Nga, Hà Lan, Pháp, Mỹ, Đức,...nổi bật có Lomonoxov M.V, Becnoulli D., Euler (1750), Jucovxki N.E.

1.1.2 Sự phân bố và vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên


a) Nước trong vỏ Quả đất:

Với mức độ nhiều hay ít, ở một độ sâu nhất định trong lòng Quả đất đều tồn tại NDĐ ở các dạng khác nhau. Nhìn chung, NDĐ có quan hệ mật thiết với nước mưa và nước trên mặt. Nước mưa và nước mặt cung cấp cho NDĐ qua cơ chế ngấm trọng lực. Sự thoát của NDĐ thường là tạo thành dòng mặt dưới dạng sông, suối và thoát ra biển. Ngoài ra, NDĐ có thể thoát do bốc thoát hơi nước qua đới thông khí và thảm thực vật.

Theo Ovtsinicov A.M., Xavarenxki F.P., Makarenko F.A., Karxev,...coi NDĐ nằm trong thủy quyển ngầm. Khối lượng nước trọng lực tự do (nước không áp) được nhiều tác giả tính toán và cho kết quả rất khác nhau từ 60.000.000 - 105.000.000 km3 hoặc chỉ 23.400.000 km3.

Khối lượng NDĐ so với lớp nước thủy quyển (thủy quyển mặt và thủy quyển ngầm) thì NDĐ chỉ chiếm một lượng nhỏ khoảng 4,12% (theo Lvovic M.I.) hoặc 13,06% (theo Plotnikov N.I.) (bảng 1).

Kết quả đối sánh tuy có phần sai khác nhau nhưng nhìn chung, NDĐ chiếm một khối lượng không lớn so với nước đại dương.

Bảng 1: Sự phân bố nước trên vỏ Trái đất



Các thành phần thủy quyển

Theo Lvovic M.I.

Theo Plotnikov N.I.

Thể tích nước 103m3

Tỷ lệ (%)

Thể tích nước 103m3

Tỷ lệ (%)

Đại dương

1.370.323

93,96

133.500,00

73.56

Nước dưới đất

64.000

4,12

23.700,00

13.06

Băng tuyết

24.000

1,65

24.064,00

13.26

Nước hồ

280

0,019

178,87

0.09

Hơi nước trong lớp thổ nhưỡng

85

0,006

16,50

0.0091

Hơi nước trong khí quyển

14

0,001

1,12

0.0006

Nước sông

1,2

0,0001

2,12

0.0012

Tổng

1.454.703

100

157.398,61

100

Karpinxki A.P. nhận định rằng, NDĐ chỉ chứa trong các bồn trầm tích dưới các đới chứa nước khác nhau. Ông coi lớp trên cùng là đới trao đổi nước mạnh, vận động của nước có tốc độ lớn; đới dưới cùng có dự trao đổi nước chậm chạp, mức độ vận động hầu như không đáng kể, hệ số trao đổi thường nhỏ hơn 10-6; xen giữa được coi là đới trung gian của hai đới trên.

b) Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên

Dưới tác dụng của năng lượng Mặt trời và trọng lực, nước trong tự nhiên không ngừng tuần hoàn. Nước trên mặt biển, đại dương, trên mặt sông, hồ, NDĐ,... bị đốt nóng không ngừng bốc hơi vào khí quyển và ngưng tụ thành mây. Sau đó lại rơi trở lại mặt đại dương, mặt biển và mặt đất. Một phần trong đó bay hơi lại khí quyển, một phần ngấm xuống đất rồi thoát ra sông suối và ra biển, một phần tạo thành dòng chảy trên mặt rồi lại đổ ra biển. Như vậy nước luôn biến chuyển từ Trái đất vào khí quyển, rồi lại rơi trở lại Trái đất, tạo nên một chu trình khép kín. Đó là vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.

Theo tính toán chung thì lượng hơi nước có trong khí quyển khoảng 12.900 km3, bằng 1/41 tổng lượng mưa rơi hàng năm trên toàn bộ Trái đất. Như vậy, có nghĩa là trong một năm diễn ra 41 vòng tuần hoàn hay 9 ngày là một vòng khép kín.

Khoa học nghiên cứu chu trình thủy văn khởi đầu từ nửa cuối thế kỷ 17, hình thành lý thuyết ngầm của nước trên cơ sở các số liệu thực nghiệm lượng mưa. Pierre Perrault (1611 - 1680) đã đo được lượng mưa rơi trong 3 năm và điều tra dòng chảy ở thượng lưu sông Seino (Pháp), ông công bố lượng mưa trên lưu vực lớn gấp 6 lần lượng nước sông; Nhà vật lý Edme Mariotte (1620 - 1684) đã kế thừa kết quả của Perrault và xuất bản phẩm về lý thuyết thấm; tiếp đến, nhà Thiên văn học người Anh Edmund Halley (1656 - 1742) đã công bố kết quả về nghiên cứu lượng bốc hơi trên biển đủ cung cấp nước trở lại cho tất cả sông suối.



Hình 1: Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên

1.1.3 Nguồn gốc và sự hình thành trữ lượng NDĐ:


Những nhân vật đã đóng góp ban đầu trong nghiên cứu nguồn gốc và sự hình thành NDĐ phải kể đến triết gia Seneca và Pliny, kiến trúc sư Vitruvius - người La Mã. Đó là những nhận định về sự hình thành NDĐ một phần từ nước mưa thông qua quá trình thấm từ bề mặt đất.

Một trong những học thuyết đầu tiên về quá trình hình thành NDĐ do Mark Vitruvi Polio đề xuất là thuyết ngấm. Sau đó được Perrp P.V., Mariolt E., Lomonoxov M.V.,v.v...ủng hộ, coi nó như một cơ sở khoa học về nghiên cứu NDĐ và trở nên đáng tin cậy. Bản chất của học thuyết này khẳng định sự cung cấp của NDĐ là bằng con đường ngấm sâu vào lòng đất của nước mưa, nước tuyết tan và các loại nước trên mặt đất.

Khám phá của Aristot - nhà triết học cổ Hy Lạp (thế kỷ thứ IV trước Công nguyên) về sự hình thành NDĐ do quá trình ngưng tụ hơi nước từ không khí trong nhiều lỗ hổng nguội lạnh của đất đá. Chúng được lý giải là do hơi nước trong không khí ngấm vào các lỗ hổng của lớp thổ nhưỡng và đất đá nằm phía dưới. Bề mặt các vật liệu dạng hạt lạnh hơn sẽ hút hết hơi ẩm hình thành nên dạng NDĐ. Đây được coi như là lý thuyết về ngưng tụ.

Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và quan trắc ngoài hiện trường (1907 - 1919) của nhà bác học Nga Lebedev A.E. đã chứng minh khả năng ngưng tụ hơi nước của không khí dưới dạng hiệu số đàn hồi của hơi nước trong không khí và trong đới thông khí. Sự dịch chuyển của hơi nước từ nơi có độ đàn hồi lớn đến nơi có độ đàn hồi bé. Khi độ ẩm không khí đạt 100% sẽ diễn ra quá trình ngưng tụ.

Trên một nghìn năm qua, lịch sử ghi lại kết quả đo mực nước từ mưa và tái hiện dấu vết lượng mưa từ vòng cây cối theo chiều rộng, đặc điểm trầm tích, lịch sử hình thành, quá trình phát triển thực vật và địa mạo học. Từ những năm 1846 - 1968, căn cứ vào chiều rộng lớn hay hẹp của vòng cây trong phạm vi của một lưu vực, nhiều nhà khoa học đã tìm ra mối quan hệ mật thiết với chu kỳ phát triển hoặc giảm lượng mưa trung bình.

Hiện nay, nhiều nhà khoa học cho rằng, bản chất thuyết ngưng tụ và thuyết ngấm được xem như một nguồn cung cấp có nguồn gốc khí quyển.

Một trong những kết quả nghiên cứu thực nghiệm tính toán khối lượng cung cấp cho NDĐ dựa trên đặc tính trơ của nguyên tố Clorua (Cl-) trong môi trường nước. Nhiều tác giả đánh giá lượng bổ cập của nước mưa cho NDĐ đã sử dụng phương pháp mặt cắt phân bố hàm lượng Cl- có trong nước ngầm và nước mưa, phương trình thực nghiệm có dạng:

Trong đó:

Re = tốc độ vận chuyển của nước bổ cập (mm/năm);

CGW = Hàm lượng Clo trung bình trong NDĐ (mg/l);

P = Lượng mưa trung bình trong năm (mm/năm);

CP = Hàm lượng Clo trong nước mưa (mg/l).

Phương pháp này được đề xuất và sử dụng bởi Allison và Hughes (1978), Edmunds và Walton (1980), Kitching (1980), Sharma và Hughes (1985), Edmunds và nnk (1988), Sukhija và nnk (1988), Cook và nnk (1989), Scanlon (1991), Edmunds và Gaye (1994), Kennet - Smith và nnk (1994), de Silva (1996), Sukhija và nnk (1996), và de Silva (1998).

Một phương pháp đánh giá khác về lượng cung cấp thấm từ nước mưa đã được Stamm (1967) tính toán dưới dạng giá trị phần trăm lượng nước mưa thấm theo chiều sâu lớp đất đá với khoảng giá trị từ 10 - 90% lượng mưa trên diện tích canh tác của các đồng bằng ven biển.

Một trong những hướng nghiên cứu nhằm xác định nguồn gốc và điều kiện thành tạo NDĐ đã được nhiều nhà nghiên cứu như Vinogradov A.P., Xulin V.A., Buneev A.N.,...trên cơ sở xác lập các tỷ số đặc trưng giữa hàm lượng các nguyên tố có mặt trong nước của các đại lượng thuộc chu trình thủy văn, sau đó so sánh với nước đại dương. Các tỷ số này có dạng rNa/rCl, Cl/Br, Br/I,...

Klotz và Moser (1974) đã nghiên cứu hơn 2000 thí nghiệm xác định thông số phân tán thấm trong môi trường tự nhiên và nhân tạo để xác định sự phụ thuộc của nó với môi trường chất lỏng và môi trường thấm. Kết quả cho thấy, thông số phân tán thấm phụ thuộc chủ yếu vào đường kính hữu hiệu thành phần hạt và hệ số đều hạt.


1.1.4 Sự vận động của NDĐ:


Trong thế kỷ 18, dựa trên cơ sở địa chất học, người ta đã có những hiểu biết đáng kể về sự xuất hiện và vận động của nước ngầm. Đến đầu thế kỷ 19, kỹ sư thủy lực người Pháp Henry Darcy (1803 - 1858) đã nghiên cứu sự vận động của nước trong đất cát, ông xây dựng mối quan hệ giữa tốc độ dòng thấm và tính chất môi trường thấm, gradient cột nước thành định luật thấm tuyến tính.

Trong nghiên cứu ĐCTV, biên giới với biển của các tầng chứa nước được xem là biên có mực nước không đổi và bằng mực nước biển trung bình. Mực nước ngầm tiếp xúc với bờ biển cao hơn mực nước biển thường được xem là kết quả của khả năng thấm thẳng đứng của nước mưa vào tầng chứa nước lớn và theo cơ chế thấm ngang của các dòng mặt thấp ra biển. Trong khi đó, các quá trình biển (sóng, thủy triều) lại có ảnh hưởng rất lớn đến các tầng nước ngầm, đặc biệt là các tầng chứa nước không áp. Turner I.L, Coates B.P. và Acworth R.I. đã tiến hành quan trắc trong thời gian 3 tháng liền trong mùa mưa tại khu vực tầng cát hẹp ven biển New South Wales, Australia cho thấy mực nước ngầm trung bình nằm cao hơn mực nước biển trung bình là 1,2 m và chúng giao động đồng pha với mực nước biển.

Ảnh hưởng đến động thái NDĐ còn có yếu tố hải văn mà đặc trưng là chế độ triều. Tác động của sóng là nguyên nhân làm thay đổi mực NDĐ trong các tầng chứa nước ven biển. Quá trình truyền động năng của sóng thông qua một tầng chứa nước, dưới dạng giao thoa tắt dần, nó làm giảm áp lực cột nước phía đất liền. Các kết quả quan sát cho thấy, ảnh hưởng của sóng có thể thác động tới mực nước ngầm cách xa trên 5.000 m (Longest - Higgins và Stewart - 1963, Carr và Van Der Kamp - 1969). Tuy nhiên, kết quả còn ở mức sơ sài. Phương pháp giải tích đối với nghiên cứu các tác động của thủy triều có một vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu NDĐ vùng ven biển. Nhiều công trình nghiên cứu thể hiện của Jacob (1950), Nielsen (1990), Li và Chen (1991) và Sun (1997) xuất phát từ nhiều giải pháp khác nhau để mô tả ảnh hưởng của triều tới NDĐ trong tầng chứa nước xác định vùng ven biển khi giả định đường bờ biển là thẳng: Jiao và Tang (1999), Li và Jiao (2001), Tang và Jiao (2001) bắt nguồn từ việc giải pháp giải tích đối với nghiên cứu hệ thống nhiều tầng chứa nước có các “cửa sổ” ĐCTV. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu trước đó đều giả định đường bờ biển là thẳng.

Nghiên cứu nguồn nước nhạt ven biển tiêu thoát ra biển đã được đề cập đến từ lâu chủ yếu bằng các nguyên lý thủy động lực. Trong vài thập kỷ gần đây mới được nghiên cứu chi tiết và tỷ mỷ trên cơ sở sử dụng phương pháp mô phỏng số. Công trình điển hình gồm có Buddemeier (1996), Wiliam Burnett C. (2001).

Trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển của các loài thực vật sống trong môi trường đất cát ven biển đã xác định được khả năng hấp thu nước và tác động đến chất lượng NDĐ (Oosting và Billings - 1982, Asprey và Loveless - 1958, Martin - 1959, Sauer -1975 và 1976).

Trong điều kiện sự ảnh hưởng ở dạng phi tuyến tính thì mức độ biến đổi mực nước ngầm theo chiều hướng tăng, đồng nghĩa với không có sự tiêu thoát của nước ngầm ra biển (Smiles và Stokes, 1976). Ảnh hưởng giữa triều vào mực NDĐ là đồng pha. Trước đây (Nielsen, 1990; Ataie-Ashtiani và nnk, 1999; Raubenheimer và nnk, 1999; Singh và Gupta, 1997) đã nhận diện được mức độ ảnh hưởng của thủy triều đến chất lượng NDĐ gồm các đặc trưng về độ pH, EC và DO.

Vài thập kỳ gần đây, đã có nhiều nghiên cứu dựa trên việc khảo sát chuỗi dữ liệu quan trắc nhiều năm theo diện phân bố thủy động lực của tầng chứa nước (Duffy và Gelhar, 1986). Mangin (1984), Padilla và Pulido-Bosch (1995) và Laroque và nnk (1998). Tác động đến mực nước ngầm của quá trình sóng rút có công trình của Nielsen (1989), Gourlay (1992), Turner (1997), Li (2004).

Khái niệm về mỏ nước nhạt lần đầu tiên vào những năm 30 thế kỳ 20 được Ovtchinikov A.M. đề cập đến, sau đó được Plotnikov N.J. làm rõ hơn đối với nước ngầm ven biển, đó là “Mỏ NDĐ là không gian được giới hạn bởi đường phân thủy, trong phạm vi đó dưới ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và nhân tạo đã hình thành điều kiện thuận lợi hơn so với xung quanh để khai thác và sử dụng hợp lý theo mục đích đề ra. Một phần của mỏ nước được tiến hành khai thác gọi là khu khai thác”. Định nghĩa trên sau này đã được Drovankhot N.I. chỉ ra ranh giới phân bố bao gồm ranh giới tĩnh và ranh giới động. Những kết quả này đã tạo nên bức tranh rõ nét về nguồn tài nguyên NDĐ, có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá trữ lượng và sự hình thành của chúng [Văn Nghĩa].


1.1.5 Phân loại NDĐ:


Phân loại NDĐ có ý nghĩa thực tiễn to lớn, đồng thời cũng có ý nghĩa lý luận sâu sắc. Về mặt thực tiễn, nó cho phép sử dụng hợp lý tài nguyên nước phục vụ cho các mục đích khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Về mặt lý luận khoa học, nó phản ảnh các quy luật phân bố, tồn tại và vận động NDĐ.

Từ trước đến nay đã có nhiều cách phân loại NDĐ, tuy nhiên theo mức độ thực tiễn cũng như ý nghĩa khoa học thì cách phân loại được chấp nhận nhiều hơn cả theo thiên hướng phản ánh quy luật phân bố của nước theo điều kiện thế nằm của môi trường chứa nước. Các kiểu phân loại điển hình gồm có:

- Liscov đã căn cứ vào mối quan hệ của NDĐ và gốc xâm thực chia thành hai loại: NDĐ nằm trong gốc xâm thực và nằm dưới gốc xâm thực.

- Năm 1939, Xavarenxki F.P, chia NDĐ thành nước thổ nhưỡng, nước lầy, nước thượng tầng, nước ngầm, nước khe nứt, nước kacstơ và nước actezi.

- Cách phân loại đã được hoàn thiện hơn bởi Ovtsinnicov A.M. (1948) theo điều kiện thế nằm, gồm ba kiều chính là nước thượng tầng, nước ngầm và nước actezi.

Cho đến khoảng thời gian 1967, Ovtsinnicov A.M. và Klimentov P.P lại đưa ra cách phân loại mới trên cơ sở điều kiện thế nằm, đặc điểm áp lực, động thái, nguồn gốc và khả năng sử dụng nước, gồm có nước trong đới thông khí, nước ngầm và nước actezi.

Theo điều kiện hình thành, tồn tại và biến đổi chất và lượng của NDĐ được V.X.Kovalepxki, A.A. Kônpliansev, I.K. Gavit, v.v... phân loại thành 4 nhóm: gồm nhóm vũ trụ, khí tượng, thủy văn và các hoạt động của con người [11,19].

Các yếu tố vũ trụ, trong đó có nhiệt năng và thủy triều có mức độ tác động đến NDĐ rất lớn, cả về không gian lẫn thời gian, cả gián tiếp và trực tiếp. Nhiệt năng của mặt trời không chỉ ảnh hưởng đến động thái NDĐ mà còn tác động đáng kể đối với chất lượng của chúng. Những đồng bằng giáp biển thường bị tác động bởi thủy triều tác động đến quá trình dao động mực nước và hình thành nên đới mặn - nhạt của tầng chứa nước, có thể xếp vào nhóm yếu tố thủy văn.


1.1.6 Nghiên cứu chất lượng NDĐ:


Việc nghiên cứu nguồn gốc và sự hình thành chất lượng NDĐ đã được các nhà triết học và nghiên cứu tự nhiên đề cập đến từ rất sớm. Sự ra đời của các học thuyết như thuyết ngấm, thuyết ngưng tụ, thuyết trầm tích, thuyết nguyên sinh đã đặt cơ sở khoa học nghiên cứu NDĐ sau này.

Đặt nền móng cho việc giải thích sự hình thành thành phần hóa học của NDĐ là Lomonoxov M.V. (1711 - 1765) trên cơ sở nghiên cứu quá trình hóa lý của NDĐ với đất đá hình thành nên độ tổng khoáng hóa trong nước. Ông cũng đã nêu lên bản chất và tính đa dạng của thành phần hóa học bởi sự hòa tan và rửa lũa của đất đá. Tiếp theo đó, nhiều nhà khoa học đã đi sâu giải quyết vấn đề này như Bunsen R. (1871), Fresenius, Clusius (1857), Than K. (1864) và Arrhenius S. (1887).

Chất lượng của NDĐ được hình thành từ tổng hợp của nhiều quá trình thành tạo của tầng chứa nước. Chúng luôn ở trạng thái biến đổi tiên tục và phụ thuộc vào điều kiện hình thành, quá trình vận động, thành phần và đặc tính hóa lý của môi trường thạch học cũng như các chất mà nó tiếp xúc. Vernatxki V.I. cho rằng sự hình thành thành phần hóa học NDĐ là kết quả của sự phá hủy trạng thái cân bằng của hệ thống đất đá - nước - khí - vật chất sống.

Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu quá trình thành phần hóa học NDĐ từ trước đến nay có thể được tổng hợp thành các nhóm chính như sau:

+ Quá trình thủy phân và rữa lũa các đất đá:

Quá trình thủy phân diễn ra dưới sự tác dụng của các phân tử nước với các pha rắn (khoáng vật) tạo thành màng mỏng bao quanh bề mặt khoáng vật hoặc xâm nhập vào các khe nứt của đá với tác nhân chính là các phân tử nước và nhóm (OH)-. Việc thủy phân phụ thuộc vào bản chất về thành phần hóa học cũng như cấu trúc tinh thể của khoáng vật và thời gian duy trì phản ứng. Nếu trong môi trường nước có mặt các axit (độ pH thấp) thì quá trình phân hủy khoáng vật diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ hơn so với môi trường khác.

Sau giai đoạn thủy phân là diễn ra quá trình rửa lũa, các vật chất hòa tan vận chuyển trong môi trường nước đến vị trí khác. Thông thường, trong NDĐ, các tác nhân phong hóa như hợp chất CO2, O2, Cl- có nhiều trong thành phần nước mưa, trong khi nước mưa là nguồn cung cấp chính cho NDĐ vùng ven biển đã đẩy nhanh tốc độ phá hủy các khoáng vật. Ngoài ra, sự chênh lệch nồng độ các thành phần vật chất trong nước và trong khoáng vật, quá trình vận động của NDĐ cũng là nhân tố làm tăng quá trình hòa tan, rửa lũa.

Sản phẩm của quá trình hòa tan, rửa lũa chủ yếu là nước có độ khoáng hóa thấp.

+ Quá trình hấp phụ và trao đổi ion:

Điển hình cho quá trình hấp phụ là các khoáng vật sét được hình thành trong quá trình hòa tan, rửa lũa cacbonic với thành phần hóa học của NDĐ. Các khoáng vật sét không những lấy từ nước các ion riêng biệt mà cả các phân tử cũng như phân tử keo.

Bản chất của quá trình hấp phụ rất đa dạng, trong đó, hấp phụ vật lý thể hiện dưới sức hút bề mặt của các hạt sét; hấp phụ hóa học là khi tác dụng hóa học của chất hút và các hạt sét; hấp phụ sinh học là sự hút các vật chất hữu cơ do các hạt sét.

Một dạng của quá trình hấp phụ chiếm vị trí chủ yếu trong mối tương tác giữa nước và các tác nhân hấp phụ là quá trình trao đổi ion. Bản chất của quá trình này là sự hấp thụ và thay thế các ion trong nước và các ion nằm trong các cấu trúc hạt sét.

+ Quá trình khuếch tán:

Điều kiện diễn ra khi có sự chênh lệch nồng độ trong môi trường. Hướng di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Quá trình này xảy ra mạnh ở những nơi có sự chênh lêch nồng độ lớn và sự vận động của nước kém.

+ Quá trình pha trộn:

Khi có mặt nhiều loại nước sẽ diễn ra quá trình pha trộn, trong đó có các phản hứng hóa học tạo nên một loại nước có chất lượng khác so với các thành phần ban đầu.

+ Quá trình bốc hơi:

Bốc hơi thường diễn ra thông qua đới thông khí và thảm thực vật dưới tác dụng của việc tăng nhiệt độ trong môi trường nước và gây nên hiện tượng tăng nồng độ các thành phần trong nước.

Ở vùng vùng nghiên cứu do có chế độ mùa mưa và mùa khô rõ rệt, quá trình bốc hơi tạo nên sự dao động theo mùa của một số ion như Clorua, bicacbonat và một số chỉ tiêu ô nhiễm khác.

+ Quá trình sinh vật:

Dưới tác dụng của các vi sinh vật đã làm phân hủy các chất hữu cơ có mặt trong môi trường nước cũng như ở trên bề mặt đất, tạo nên các hợp chất hữu cơ, điển hình gồm hợp chất của Nitơ, Phosphat,…làm gia tăng hàm lượng các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước. Công trình của Vernatxki V.I, Polunov B.B, Gruevits M.S., Kunexov S.I., Ovtsinnicov A.M.,…cho thấy dưới hoạt động của các vi sinh vật mà thành phần khí, muối của nước bị biến đổi.

1.1.7 Phát triển bền vững tài nguyên nước


a) Phát triển bền vững tài nguyên nước:

Phát triển bền vững (PTBV) là một thuật ngữ mới, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1987, trong một báo cáo của Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) nhan đề “Tương lai chung của chúng ta”. “Phát triển bền vững” được định nghĩa một cách khái quát “là sự phát triển đáp ứng những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.

Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thử thách to lớn về nhiệm vụ, nguy cơ tụt hậu, kéo dài khoảng cách giữa nước ta và các nước trong khu vực. Trong khi đó, tình hình suy thoái tài nguyên và tác động ô nhiễm môi trường nói chung không chỉ còn giới hạn ở các khu công nghiệp tập trung, các đô thị lớn, các điểm khai thác khoáng sản,… mà ngay ở các vùng nông thôn trong đó vùng cát ven biển là một trong những khu vực điển hình. Mức độ ảnh hưởng đó đang có chiều hướng gia tăng khi tốc độ tăng dân số, quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp và du lịch - dịch vụ không ngừng tăng [Ng T. Hùng].

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên nước nói chung có một vị trí đặc biệt, nó là nhân tố quan trọng để duy trì cuộc sống của con người, chúng đóng vai trò của hai chức năng tài nguyên và môi trường. Chính vì vậy mà nhiệm vụ phát triển tài nguyên nước của Quốc gia là vô cùng quan trọng. Hay nói cách khác, phát triển tài nguyên nước trên cơ sở phát triển bền vững.

Những nguyên tắc cơ bản về phát triển tài nguyên nước nhạt bền vững đã được đưa ra tại Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển ở Dublin (Ailen - 1992) gồm có:

- Quản lý và phát triển tài nguyên nước cần dựa vào sự tham gia từ đối tượng sử dụng, người lập kế hoạch và các nhà quyết định chính sách ở tất cả các cấp với sự quyết định ở mức thích hợp nhất.

- Tài nguyên nước có giá trị kinh tế trong mọi loại sử dụng và cần được xem như một loại hàng hóa.

- Vai trò của con người, trong đó phụ nữ là trung tâm quan trọng đối với việc quy hoạch và quyết định cho chương trình cấp nước và vệ sinh, họ có trách nhiệm đầu tiên trong việc quản lý. Phụ nữ và trẻ em thường phải gánh chịu các hậu quả do việc cấp nước và vệ sinh không đầy đủ, họ nên được ưu tiên tiếp nhận các nhiệm vụ mở mang và bảo dưỡng dịch vụ này.

Từ những nhận định đó, để PTBV tài nguyên nước ở nước ta trong hoàn cảnh hiện nay, trước hết cần thực hiện các mục tiêu và giải pháp chính sau:

- Xây dựng chiến lược quốc gia về tài nguyên nước trong việc quy hoạch khai thác và sử dụng;

- Ban hành và thực hiện luật về nước và các văn bản dưới luật một cách cụ thể, hợp lý, tránh chồng chéo;

- Huy động các nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước;

- Xây dựng hệ thống thông tin chuẩn về tài nguyên nước và thực hiện công tác đồng bộ việc quan trắc các nhân tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước nhằm kiểm soát và quản lý một cách có hiệu quả;

- Xây dựng các chương trình đào tạo và phổ biến kiến thức cho các đối tượng quản lý tài nguyên nước ở các cấp;

- Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên và môi trường nước.

b) Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên NDĐ:

Trong thế kỷ 20, NDĐ nói chung và nước vùng cát ven biển nói riêng đã bước vào thời kỳ phát triển cao, các tác giả nổi tiếng như Dachler R., Imbeause E., Keilhak K., Koehne W., Them G.,... Họ đã không những đóng góp về mặt lý thuyết, mà còn tìm ra các biện pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý hơn tài nguyên NDĐ từ phạm vi và quy mô nghiên cứu riêng lẻ sang nghiên cứu và quản lý tổng hợp. Các công trình nghiên cứu góp phần đảm bảo tính bền vững trong sử dụng tài nguyên, tránh bị cạn kiệt và ô nhiễm môi trường NDĐ.

Nhằm có được những phương pháp luận đúng đắn và các giải pháp sử dụng NDĐ trong cát ven biển cũng như các biện pháp tăng cường nguồn nước nhạt này một cách có hiệu quả, quá trình nghiên cứu sự hình thành và tồn tại của nước cồn cát, yếu tố biên giới mặn nhạt nằm giữa nước biển và nước nhạt, tốc độ cũng như quy luật dịch chuyển của nó đã được George P.J. tiến hành nghiên cứu từ năm 1912 - 1985 trên cơ sở nghiên cứu điều kiện tự nhiên của thảm thực vật từ trạng thái ổn định cũng như khi bị xáo trộn. Lưu lượng cung cấp và thoát ở điều kiện tự nhiên và canh tác nông nghiệp được xác định bằng phương pháp cân bằng nước, cân bằng lượng Clorua và các phương pháp tỷ lưu lượng.

Khu vực Châu Phi, việc tìm kiếm và khai thác nước ngầm cũng bắt đầu từ rất sớm (năm 1896), với điển hình là hình thức khai thác bằng các lỗ khoan nông (chiều sâu khoảng 20m). Và đến những năm đầu thế kỷ 20 (1906 - 1928), nhà địa chất Alex du Toit đã mô tả và đánh giá cơ bản về NDĐ. Đối với nước ngầm trong cát vùng bán khô hạn Nam Phi, Boocock và Van Straten (1962) nghiên cứu đánh giá ở mức độ chi tiết hơn nhằm phục vụ khai thác cấp nước cho sinh hoạt và phát triển nông nghiệp.

Nghiên cứu sự tác động của việc thay đổi khí hậu đến tài nguyên nước nói chung được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và tiến hành nghiên cứu và đạt nhiều kết quả quan trọng. Các nhân tố khí hậu được chú trọng nhiều nhất là lượng mưa bổ cập cho nước ngầm và quá trình tăng nhiệt độ kèm theo sự dâng cao mực nước biển xâm nhập vào đất liền. Ở Mỹ, Australia, các dự án điều tra đánh giá tài nguyên nước được kết hợp với nhiều lĩnh vực khác và được đánh giá một cách tổng thể về giá trị tiềm năng và độ ô nhiễm).

Ở Canada, hầu kết những nghiên cứu về tác động tiềm tàng của sự thay đổi khí hậu tới chu trình thủy văn được dự báo trực tiếp đối với các nước mặt, đặc biệt, mối quan hệ giữa dòng chảy ngầm và thoát của sông (Whitfield và Taylor, 1998; Leith và Whitfield, 1998). Một số ít những nghiên cứu đã chính xác hóa độ nhạy cảm của các tầng chứa nước khi có sự thay đổi của khí hậu: lượng mưa và nhiệt độ. Trên bình diện quốc tế, chỉ một vài nghiên cứu, thể hiện dưới dạng các báo cáo thường năm về tác động của dự thay đổi khí hậu (cơ bản là dự báo) tới tài nguyên NDĐ (Vaccaro, 1992; Rosenberg, 1999; McLaren và Sudicky, 1993). Một trong những nghiên cứu quan trọng nữa là việc xác định định lượng các quá trình và liên kết dưới dạng các mô hình dự báo và tính toán (York và nnk, 2002).

Chất lượng nước đối với đời sống con người và phát triển kinh tế luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia, trong khi, những vùng đồng bằng kể cả vùng ven biển là địa thế thuận lợi cho dân cư tập trung đông đúc và có nhu cầu sử dụng nước rất lớn. Khởi đầu nghiên cứu thành phần nước nhạt trong cát ven biển phải kể đến các nước Scotland, Hà Lan, Australia, Trung Quốc, Slilanka,...tiêu điểm là nghiên cứu chất lượng nước tầng nông, có ảnh hưởng mạnh mẽ của nước biển, đối tượng chính là hàm lượng sắt, độ kiềm, canxi (Ranwell, 1972; Gibble và Hall, 1985; Pettijohn, 1987; Paterson, 1997).

Sự phân tán của nước mặn gia tăng tuyến tính với việc tăng vận tốc dòng chảy, quyết định bởi hệ số thấm K; độ lỗ hổng và gradient thủy lực (Fetter, 1993). Sự dao động và tạo áp lực của thủy triều cũng gây nên quá trình pha lẫn của chúng (Cooper, 1959), và dấu hiệu nổi bật của triều dễ nhận biết hơn qua hệ số thấm K cao hay thấp.

Những đụn cát có diện tích rộng lớn nhất phải kể đến sa mạc Sahara (Angeria). Trên diện tích 15.000 km2 phần đông bắc đã được điều tra nghiên cứu tỉ mỷ. Phần lớn, các dải cát ở đây có nguồn gốc hiện đại thuộc các trầm tích biển gió và sông biển. Những khảo sát đầu tiên được Dervieux bắt đầu từ thời kỳ năm 1953 đến 1956. Vấn đề được quan tâm lớn là nghiên cứu thành phần hóa học NDĐ bằng phương pháp thủy văn đồng vị, điển hình có công trình của Guendouz (1985), Guendouz và nnk (1992, 1993); Anrh (1993); Bneder (1992); Moulla và nnk (1992, 1995, 1996). Ngoài ra, các khảo sát khác về mặt thủy động lực như mô hình hóa có công trình của Levassor (1978), Cote (1993), Bonard và Gảdel (1998). Ngày nay, nhiều dự án và công trình khoa học đã được thực hiện trên nhiều khu vực ven biển nhằm nghiên cứu nguồn gốc hình thành NDĐ, xác định diện thay đổi mực nước, xác định nguồn gốc và đánh giá mức độ nhiễm mặn NDĐ, xác định mối quan hệ tuổi của NDĐ và khảo sát về mặt thời gian của quá trình biến đổi trữ lượng và nguồn gốc của chúng.

Từ rất sớm, việc nghiên cứu mặt ranh giới mặn - nhạt trong các tầng chứa nước ven biển đã có nhiều nhà khoa học quan tâm như DuCommun J. (1828), Baydon W. - Ghyben (1888 - 1998) và Herzberg A. (1901). Kết quả nghiên cứu của họ đã tạo tiền đề cho các công trình khoa học sau này về nghiên cứu quá trình xâm nhập mặn của nước biển, quá trình tiêu thoát NDĐ ra biển,...Nổi bật phải kể đến công trình nghiên cứu dòng thấm đới chứa nước ven biển của Cooper (1959). Ông đã chỉ ra rằng, dòng thấm xảy ra trong cả vùng nước nhạt và nước mặn, nước nhạt thấm ngược lên để tiêu thoát ở gần bờ biển và có một dòng tuần hoàn trong nước mặn gần mặt ranh giới. Tiếp đến là công trình của Bredehoeft và Pinder (1973), Segol, Pinder và Grey (1975) về quá trình phân tán thấm và vận chuyển khối của nước nhạt ven biển với nước biển. Các tác giả này cho thấy vùng phân tán thường mỏng so với toàn bộ chiều dày của các thấu kính nước nhạt, mặt khác chúng hình thành và vận chuyển theo nhiều quá trình phức tạp, nghiên cứu chúng đòi hỏi phải có chuỗi thời gian quan trắc lâu dài và tốn nhiều công sức.

Chất lượng nước khi thoát ra biển từ đất liền tại các vùng đất cát ven biển đã được Anderson và nnk khảo sát tại vùng biển Wadden - Đan Mạch bằng việc quan sát hàm lượng Nitrat tự do trong nước nhạt.




tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương