CÁc từ, CỤm từ viết tắT 4


CHƯƠNG 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH



tải về 1.18 Mb.
trang6/18
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.18 Mb.
#1939
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

CHƯƠNG 2

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH

NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG CÁT VEN BIỂN QUẢNG BÌNH




2.1 Vị trí địa lý vùng nghiên cứu


Vùng nghiên cứu thuộc phạm vi đồng bằng ven biển Quảng Bình, trải từ kinh tuyến 17010’ đến 17043’ độ kinh đông và từ vĩ tuyến 106030’ đến 106050’ độ vĩ bắc, phía bắc bị chắn bởi dãy núi cao Trường Sơn (Đèo Ngang), phía đông tiếp giáp với biển Đông với đường bờ biển dài 116km, phía tây là phần diện tích vùng trung du và phía nam giới hạn bởi đồng bằng ven biển Quảng Trị.

Diện tích tự nhiên của miền đồng bằng là 1.237,84 km2, trong đó vùng cát chiếm 390 km2, chúng bị phân cắt bởi các cửa sông và các dãy núi cao nhô ra biển.

Vùng cát ven biển Quảng Bình là một trong những khu vực trọng yếu của miền Trung, nơi tập trung khá đông dân cư, cơ sở kinh tế, văn hóa và du lịch - dịch vụ. Đây cũng là nơi mà điều kiện tự nhiên có nhiều khắc nghiệt, hàng năm xảy ra nhiều hiểm họa về lũ lụt, xói lở đường bờ biển, xâm nhập mặn, cát bay, cát chảy,...gây ra nhiều thiệt hại cho con người và môi trường tự nhiên.

2.2 Các nhân tố tự nhiên

2.2.1 Cấu trúc địa chất:


Sự thay đổi của cấu trúc địa chất được tính bằng chu kỳ địa chất và những ảnh hưởng đến NDĐ rất khó có thể ghi lại. Tuy nhiên, những vùng có hoạt động tân kiến tạo mạnh hay núi lửa như Kamtratka (Liên bang Nga), Nhật Bản, Indonesia, Philipin,v.v...thì sự ảnh hưởng của các yếu tố này thể hiện rất rõ, đặc biệt trong các đặc điểm động thái và sự hình thành NDĐ. Do vậy, chúng được xem là một trong các yếu tố ảnh hưởng chính đến sự hình thành và tồn tại của NDĐ.

- Kiến tạo

Vùng Mahaxay - Đồng Hới nằm trên hai đới cấu trúc Long Đại và Hoàng Sơn, thuộc miền uốn nếp Lào Việt. Chúng được cấu thành bởi đầy đủ các phức hệ thạch kiến tạo Paleozoi, Mesozoi và Kainozoi.

Khu vực nghiên cứu có mặt phức hệ Kainozoi, diện phân bố hầu khắp vùng ven biển, bao gồm thành tạo lục địa chứa than tuổi Neogen, nằm trên là các thành tạo bở rời Đệ tứ. Chúng phản ảnh các hoạt động tân kiến tạo khá mạnh [Tờ Mahaxay].

- Thành phần thạch học

Đặc điểm thạch học có ảnh hưởng quyết định đến dạng tồn tại, mức độ chứa nước cũng như sự hình thành trữ lượng và thành phần hóa học của NDĐ. Các trầm tích thường tạo nên các tầng chứa nước liên tục với mức độ tàng trữ nước khác nhau. Đặc điểm thạch học được mô tả theo các đơn vị thành tạo địa chất như sau:



  • Trầm tích Đệ tứ (Q)

Nước vận động trong môi trường lỗ hổng của các trầm tích Đệ tứ mang đặc điểm thủy lực của nước chảy tầng và phần lớn hình thành những tầng chứa nước không có áp lực (tầng trên) và có áp (tầng dưới) tạo nên một hệ thống thủy lực ngầm liên tục trong toàn vùng. Đó là một thực thể bất đồng nhất, bao gồm những vật liệu thấm và cách nước xen kẽ nhau, có động thái của nước lỗ hổng biến đổi theo mùa. Mực NDĐ dao động theo mùa rất rõ rệt và các cực trị của mực nước đạt chậm hơn so với nước mưa và nước trên mặt.

Các thành tạo Đệ tứ có mặt trên đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Bình bao gồm những phân vị địa tầng sau:



- Trầm tích tàn tích, sườn tích (edQI-II): phân bố thành dải ven rìa đồng bằng ven biển dưới dạng các đồi thoải kéo dài theo phương tây bắc - đông nam. trong vùng nghiên cứu, chúng lộ ra trên diện tích khoảng 107 km2 ở Lệ Thủy. Là sản phẩm phong hóa của đá gốc, có thành phần thạch học gồm cát, sét, sỏi, tảng lăn và sạn laterit. Chiều dày khoảng 11m.

- Trầm tích sông - biển, hệ tầng Tú Loan (amQIIItl): phân bố rộng, bị phủ bởi các trầm tích Holocen. Mặt cắt tại Tú Loan - huyện Quảng Trạch cho thấy, thành phần thạch học gồm bột, cát màu xám vàng, bị laterit hóa, lớp laterit có chỗ dày tới 1m. Phần lộ trên mặt thường phân bố ở ven rìa phía tây đông bằng, nơi tiếp giáp với vùng đồi, trên độ cao tuyệt đối 15 - 25 m, thành phần chủ yếu là cát, sét lẫn sạn sỏi, có nhiều kết vón laterit. Chiều dày trung bình của hệ tầng khoảng 12 - 13 m.

- Trầm tích nguồn gốc sông - biển (amQIV2): phân bố rộng khắp vùng nghiên cứu, trong đó phần giáp biển phía đông bị phủ bởi trầm tích trẻ hơn. Phía tây - ven Quốc lộ 1A, hệ tầng lộ ra và kéo dài tận vào vùng đồi núi. Độ cao tuyệt đối thường từ 4 - 5 m. Thành phần trầm tích gồm bột sét, ít cát màu vàng, xanh xám, xám đen xen lẫn mùn thực vật và vỏ Trùng lỗ. Chiều dày trung bình khoảng 25  40m.

- Trầm tích nguồn gốc biển - gió (mvQIV3): phân bố dưới dạng các dải cát trải dài dọc theo bờ biển, chiều rộng trung bình khoảng 2,7km, diện tích khoảng 350 km2 và lộ ra trên mặt ở phía đông của vùng nghiên cứu. Thành phần thạch học chủ yếu là cát: phần dưới là cát màu trắng hạt nhỏ, phần giữa là cát hạt vừa, màu vàng lẫn cát xám đen, phần trên cùng là cát thạch anh hạt mịn màu xám trắng, có nhiều vảy muscovit, mảnh vỏ sò, ốc biển. Có thể xếp các thành tạo cát bề mặt và cận kề thuộc nhóm cát biển - gió (mv): cát nâu nhạt, cát trắng thuộc tướng cát ven bờ; cát vàng hệ cồn - tướng cát cồn, đụn ngầm; cát nâu đen, cát vàng đụn sát biển - tướng đê cát ven bờ; cát xám trắng - tướng cát bãi biển. Chúng phát triển trong môi trường lục địa, chịu sự tác động của gió và mưa (trong đó cát vàng bị biến động mạnh nhất - chúng bị tái phân dị vật liệu và thay đổi địa hình phân bố). Chiều dày tăng dần từ phía tây sang đông, trung bình khoảng 15m.

- Trầm tích nguồn gốc sông (aQIV3): phân bố thành dải hẹp dọc thung lũng các sông suối dưới dạng các bãi bồi ven bờ hoặc cù lao giữa sông. Theo từng khu vực thường có thành phần khác nhau: ở các cửa sông, bãi bồi gồm cát, bột, sét; các vùng cao hơn thì có cát, cuội, sạn. Chiều dày thay đổi từ 2 - 8m.

Ngoài các trầm tích Đệ tứ, trong vùng còn có các thành tạo điển hình khác như trầm tích Devon - hệ tầng Đông Thọ, Triat - hệ tầng Đồng Trầu, Neogen - hệ tầng Đồng Hới vừa bao quanh khu vực vừa nằm lót đáy có đặc điểm phân bố và thành phần thạch học như sau:



  • Hệ tầng Đông Thọ (D3frdt)

Hệ tầng Đông Thọ phân bố ở khu vực Đông Trạch, Hải Trạch của huyện Bố Trạch, theo hướng Tây Đông và cắm ra biển tại điểm Đá Nhảy. Phần giáp biển của hệ tầng này bị phủ bởi các trầm tích Đệ tứ. Thành phần thạch học gồm cát kết thạch anh hạt vừa, sáng màu, phân lớp mỏng, xen kẹp lớp bột kết, đá phiến sét. Qua mặt cắt tại Lý Hòa cho thấy có cát kết hạt nhỏ phân lớp xiên chứa hóa thạch thực vật dạng vảy, hóa thạch cá,...Bề dày chung của hệ tầng đạt 220 m.

  • Hệ tầng Tân Lâm (D1tl), hệ tầng Rào Chan (D1rc)

Thành phần thạch học chủ yếu là các trầm tích lục nguyên tuổi Devon. Phân bố chủ yếu ở phía tây huyện Lệ Ninh thuộc tờ bản đồ Mỹ Đức và một ít ở phía Bắc tờ bản đồ Kiến Giang. Riêng hệ tầng Rào Chan phân bố thành dải ở phía Đông Bắc tờ bản đồ Thôn 4 và phía tây tờ Quyết Thắng. Thành phần đất đá chủ yếu là bột kết, cát kết màu xám nâu. Đá cứng chắc phong hoá nứt nẻ ít, khả năng thấm và lưu thông nước kém.

  • Hệ tầng Đồng Trầu (T2adt)

Hệ tầng Đồng Trầu có diện tích phân bố khá rộng ở phía bắc của vùng. Ở khu vực Minh Sơn, Quảng Đông của huyện Quảng Trạch, hệ tầng phần lớn bị phủ bởi trầm tích Đệ tứ, chỉ xuất lộ dưới dạng các khối núi ở Đèo Ngang và núi Thọ. Thành phần gồm cuội kết, cát kết, bột kết xen lớp mỏng đá phiến sét và cát kết dạng quăczit, ryolit porphyr, porphyr thạch anh bị ép. Tổng chiều dày của hệ tầng đạt tới 1.500 - 1.700 m.

  • Hệ tầng Đồng Hới (Nđh)

Hệ tầng này phân bố chủ yếu ở phía tây bắc của thành phố Đồng Hới. Thành phần thạch học có thể chia ra thành hai phần:

    • Phần dưới chủ yếu là trầm tích hạt thô, thành phần gồm cuội tảng kết, sét chứa cuội, sỏi, cát, gắn kết yếu, caolin, cuội, sỏi. Tổng bề dày của phần dưới khoảng 212 m.

    • Phần trên là các trầm tích hạt mịn gồm có bột, cát kết, sạn kết, sét kết, cát bột kết, lẫn ít sạn sỏi, cuội, sỏi kết. Phần trên có tổng chiều dày khoảng 71 m.

Hình 3: Bản đồ Địa chất vùng ven biển Quảng Bình

2.2.2 Đặc điểm địa hình


Địa hình quyết định điều kiện vận động, trao đổi nước dẫn đến biến đổi độ khoáng hóa, thành phần hóa học của NDĐ. Địa hình phân cắt càng mạnh, độ dốc càng lớn là điều kiện thuận lợi để hình thành nước NDĐ.

Khu vực nghiên cứu thuộc địa hình cồn đụn cát chạy dọc ven biển có độ cao phổ biến từ 10 - 15m. Độ dốc nghiêng nhanh về phía biển nên các dòng chảy bề mặt thoát nhanh.



Căn cứ vào đặc điểm phân bố và quá trình thành tạo cát ven biển có thể chia thành ba nhóm dạng địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành NDĐ tại khu vực như sau:

    1. Nhóm dạng địa hình nguồn gốc biển

    • Thềm tích tụ bậc II cao 10 - 15m tuổi Holoxen sớm (QIV1): Thềm tích tụ cao 10 - 15m là bậc địa hình chuyển tiếp giữa các bậc thềm biển cao 20 - 30m với các bậc thềm thấp cao 4 - 6m và các bề mặt tích tụ vũng vịnh, tích tụ sông - biển nằm thấp hơn. Thềm có diện phân bố rộng kéo thành dải chạy song song với đường bờ hiện tại với bề rộng từ vài trăm mét đến 5km, chiều dài hàng chục km. Về hình thái, bề mặt thềm phủ gối vào chân thềm của thềm mài mòn - tích tụ cao 20 - 30m. Vật liệu cấu tạo thềm là sét, bột sét loang lổ, nhiều nơi cấu tạo bởi trầm tích cát có màu vàng, vàng đỏ đôi chỗ bị kết vón.

    • Thềm biển tích tụ bậc I cao 4 - 6m, tuổi Holocen giữa (QIV2): Đây là các thành tạo cát trắng được thành tạo trong giai đoạn biển tiến Holoxen trung (Flandrian) hiện tồn tại ở độ cao 4 - 6m. Trong phạm vi đồng bằng khu vực Quảng Bình bắt gặp chúng được bảo tồn dưới dạng dải kéo dài nổi cao từ Quảng Tiến xuống Quảng Long (Quảng Trạch), từ Thanh Trạch xuống Phú Trạch và từ Đức Trạch xuống Trung Trạch (Bố Trạch). Bề mặt thềm biển tương đối bằng phằng nghiêng về phía biển với dấu vết là những val bờ cổ và các dải trũng giữa val. Cấu tạo nên chúng là cát sét có màu xám đen, độ mài tròn tốt với thành phần thạch anh chiếm 60%, còn 40% là các thành phần khác. Ngoài ra trong thành phần trầm tích còn có chứa ít sạn, sỏi thạch anh. Trong thành tạo cát sét này có chứa phức hệ bào tử phấn hoa được xác định tuổi Holoxen.

    • Bãi biển tích tụ cao 0 - 2m, tuổi Holocen muộn (QIV3): Phân bố thành dải hẹp chạy dọc theo đường bờ biển hiện đại, rộng khoảng 20 - 30m, nhiều chỗ rộng đến 100m, nghiêng thoải về phía biển được cấu tạo bởi cát có kích thước hạt trung và nhỏ mài tròn chọn lọc tốt. Ở khu vực cửa sông cấu tạo nên bãi tích tụ ngoài cát ra còn có lẫn bùn sét. Các bãi này thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển.

    • Bãi biển mài mòn cao 0 - 2m, tuổi Holocen muộn (QIV3): Phân bố chủ yếu ở nơi có các mỏm đá các mũi đá nhô ra phía biển, tập trung chủ yếu ở đoạn bờ phía bắc Quảng Bình, bao gồm các đoạn bờ khu vực bãi Đá Nhảy - Bố Trạch, các đoạn bờ biển chân Đèo Ngang của các xã Quảng Đông, Quảng Phú (Quảng Trạch). Hoạt động của sóng và triều đã tác động mài mòn nên các bờ đá gốc này, tạo ra các bãi mài mòn với bề mặt lởm chởm đá gốc.

    1. Nhóm dạng địa hình nguồn gốc hỗn hợp sông - biển - đầm lầy - đầm phá

Bề mặt tích tụ sông - biển cao 4 - 6m tuổi Holoxen sớm - giữa (QIV1-2): Cùng với các thành tạo biển thềm bậc I, trong giai đoạn Holoxen giữa còn gặp các thành tạo sông-biển tạo nên bề mặt địa hình nguồn gốc sông - biển cao 4 - 6m. Các bề mặt này gặp chủ yếu ở vùng cửa sông Gianh, sông Dinh, nằm tiếp giáp với thềm biển bậc II. Về độ cao tuyệt đối, bề mặt tích tụ sông - biển này tương đương với thềm tích tụ biển bậc I, song nguồn gốc thành tạo vật chất có sự kết hợp giữa vật chất của quá trình biển và sông. Cấu tạo nên bề mặt tích tụ sông-biển này gồm có bột sét, ít cát màu vàng, xám xanh, xám đen chứa mùn thực vật tuổi Holoxen sớm - giữa (QIV1-2) với bề dày trầm tích từ 5 - 7m. Hiện tại trên bề mặt dạng địa hình này nhân dân xây dựng các điểm quần cư, canh tác nông nghiệp (trồng lúa và hoa màu). Tuổi địa hình được xếp vào Holoxen sớm - giữa (QIV1-2) tương ứng với tuổi trầm tích cấu tạo nên chúng.

Bề mặt tích tụ sông-biển cao 1 - 3m tuổi Holocen giữa - muộn (QIV2-3): Bề mặt tích tụ sông - biển này cũng phân bố với diện tích khá rộng ở khu vực cửa sông Gianh, sông Dinh, sông Nhật Lệ. Bề mặt tương đối bằng phẳng, độ chênh cao địa hình 0,5 - 1m hơi nghiêng về phía xa dần thung lũng sông. Cấu tạo nên bề mặt này là tập trầm tích cát bột lẫn mùn bã thực vật màu đen. Hiện tại địa hình này được sử dụng canh tác nông nghiệp là chủ yếu.

Bề mặt tích tụ biển - đầm phá cao 2 - 4m tuổi hiện đại (QIV3): Phân bố thành dải hẹp kéo dài dọc theo phía trong dải cồn cát ven biển Quảng Ninh - Lệ Thuỷ, tiếp giáp với chúng là bề mặt tích tụ sông biển rộng lớn phân bố ở phía trong. Về nguồn gốc, bề mặt này nguyên trước đây là các lạch trũng thoát triều, đầm phá ven biển sau bị các cồn cát ven biển chặn lại ở phía ngoài khiến cho chúng không thông được với biển. Các lạch trũng này sau bị thoái hoá và được lấp đầy bởi vật liệu do hoạt động của biển tạo nên bề mặt tích tụ biển - đầm phá như ngày nay. Vật liệu cấu tạo nên bề mặt này là cát màu xám, dưới sâu có bùn sét với bề dày 2 - 5m. Hiện nay dạng địa hình này được nhân dân khai thác để trồng hoa màu và lập các khu dân cư.

Hồ nguồn gốc đầm phá cũ tuổi hiện đại (QIV3): Điển hình có hồ Bàu Tró - hồ nước nhạt nằm ven biển ở phía đông bắc Đồng Hới với dung tích khoảng 9 triệu m3, sâu đến 12m (mùa lũ) và 6 - 8 m (mùa khô). Hồ có giá trị cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất, trong đó phục vụ sinh hoạt cho thành phố Đồng Hới khoảng 4.500 m3/ngày với chất lượng nước đảm bảo. Ngoài ra đây cũng là nơi có thể khai thác du lịch sinh thái. Về nguồn gốc, hồ này là vũng bàu cổ bị nhạt hóa dần sau khi cách ly khỏi biển do quá trình bồi tụ của các doi cát chắn phía ngoài hoặc cũng có thể là vùng trũng giữa đụn cát cổ ứ nước mà thành. Tuy nhiên các hồ này đang có nguy cơ bị vùi lấp và bị cạn dần.



    1. Nhóm dạng địa hình nguồn gốc do gió

- Đụn cát di động cao 5 - 20m tuổi hiện đại (QIV3): Bao gồm các cồn cát chắn ven biển di động và các đụn cát ngang, đụn cát dọc di động phân bố trong dải cồn cát ven biển Quảng Bình. Cồn cát chắn ven biển phân bố thành một dải hẹp nằm giáp biển kéo dài dọc theo đường bờ với chiều rộng từ 20 - 30m. Độ cao của các cồn cát di động này ở từng khu vực khác nhau, trung bình 8 - 10m. Càng vào sâu phía nam Quảng Bình, độ cao tăng dần lên 15 - 20m. Về hình thái cho thấy sườn đón gió của cồn cát chắn ven biển di động này do chịu ảnh hưởng hoạt động mạnh của gió nên vách dốc và lở. Phần sườn khuất gió dốc hơn so với sườn đón gió, đạt tới độ dốc 600. Hình thái có đụn tròn, đụn dài phát triển theo hướng Đông bắc – Tây nam do chịu ảnh hưởng của cả 2 hướng gió chính Đông bắc và Tây nam. Thực vật tự nhiên trên các cồn cát này chủ yếu là cỏ gai, cỏ lông chông ưa hạn mọc ở sườn khuất gió. Cấu tạo nên các cồn cát này là cát thô rời rác có màu vàng nhạt hoặc trắng không gắn kết bị di động do tác dụng của gió. Do nằm vuông góc với hướng gió nên các cồn cát ngang này bị di chuyển dần vào trong nội địa và thấp đi về độ cao. Vào mùa mưa cát ở cồn này bị nước mưa đưa xuống các trũng thấp tích nước trong cồn sau đó chảy theo các khe suối đổ vào đồng ruộng gây ra hiện tượng cát lấp ảnh hưởng tới giao thông và sản xuất nông nghiệp.

- Máng trũng thổi mòn giữa cồn cát tuổi hiện đại (QIV3): Phân bố rải rác trên bề mặt dải cát khu vực. Về hình thái nó là các hố lõm dạng dải, kéo dài vuông góc với đường bờ với kích thước từ vài trăm đến vài km2 và thấp hơn xung quanh từ 3 - 4m. Dạng địa hình cho phép tích nước vào mùa mưa và giữ được độ ẩm lâu dài nên nhân dân thường lợi dụng các hố trũng này để sản xuất và canh tác nông nghiệp. Vào mùa khô các máng trũng thổi mòn này bị khô cạn và quá trình thổi mòn do gió vẫn tiếp tục diễn ra.

- Bề mặt tích tụ cát biển do gió, tuổi Holocen giữa - muộn (QIV2-3): Dạng địa hình này mấp mô lượn sóng thoải chiếm một diện tích lớn trên toàn dải cát ven biển Quảng Bình. Về hình thái khó tách ra các cồn cát hay các trũng thấp nên chúng tôi xếp chung vào là bề mặt tích tụ cát biển tái trầm tích do gió. Dạng địa hình này chịu ảnh hưởng hoạt động của gió ĐB vận chuyển cát vào sâu bên trong tạo ra các cồn cát di động. Hạn chế quá trình di động của cát trên bề mặt dạng địa hình này sẽ hạn chế quá trình tạo nên các cồn cát di động ở sâu trong nội địa. Do dạng địa hình này thấp, cấu tạo cát rời rạc, lớp phủ thực vật là các loại cỏ quăn xanh chịu hạn mọc thưa thớt nên cát dễ dàng di chuyển trên bề mặt khi có gió. Chính vì vậy đây là dạng địa hình cát bán di động cần được trồng rừng bảo vệ.

- Địa hình cát lấp tuổi hiện đại (QIV3): Dạng địa hình này phát triển sâu trong nội địa. Hình thái chung của dạng địa hình này là có dạng nan quạt, còn quy mô thì phụ thuộc vào lưu vực chứa nước trong cồn cát phía ngoài. Cát được vận chuyển vào trong nội đồng chủ yếu là cát từ các cồn cát cao nằm ở phía đông. Động lực chính để đưa cát lấp vào đồng ruộng là do nước mưa đưa cát theo các dòng chảy vào. Do cát kết cấu kém kèm theo lượng nước mưa lớn tập trung nên lượng cát cuốn trôi theo rất lớn và hàng năm địa hình cát lấp đều được mở rộng diện tích. Kích thước của dạng địa hình này đạt tới chiều dài 2m, rộng 1km, với tầng dày cát phủ 1,5 - 2m. Hoạt động cát chảy, cát lấp đã làm thu hẹp diện tích canh tác, làm nâng cao đáy dòng chảy thoát nước, lấp cầu cống, đường giao thông gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất cũng như thiệt hại kinh tế của người dân nơi đây.

Địa hình toàn vùng mang tính chất chung của địa hình đồng bằng ven biển là hẹp và dốc nghiêng dần từ tây sang đông. Phía tây là dãy núi Trường Sơn, kế tiếp là vùng gò đồi đến đồng bằng, tiếp đến là dải cát chạy dài ven bờ biển từ bắc vào nam.

Khu vực nghiên cứu với chiều rộng bình quân khoảng 4,5km, dạng gò đồi lượn sóng, có đỉnh cao tới 40m. Đây là kiểu địa hình khá nhạy cảm về mặt môi trường, biểu hiện qua các hiện tượng cát chảy, cát bay, tạo nên hình dáng địa hình không ổn định.

Với các yếu tố độ dốc và chiều cao của địa hình, chúng có mối tương quan tuyến tính với gradient thủy lực NDĐ (hình 4).




Hình 4: Mối quan hệ giữa độ dốc địa hình và độ dốc thủy lực tại sân cân bằng

2.2.3 Đặc điểm vỏ phong hóa và thổ nhưỡng


Nước mưa và nước mặt bổ sung cho NDĐ đều phải vận động qua lớp vỏ phong hóa và thổ nhưỡng. Đặc điểm thổ nhưỡng của vùng gồm các các loại sau:

  • Cồn cát trắng vàng điển hình có mặt trên các vùng dọc ven biển Quảng Bình, rộng nhất ở phần nam từ cửa Nhật Lệ tới Lệ Thủy, chúng chiếm trên 60% diện tích khu vực nghiên cứu.

  • Đất cát biển trung tính ít chua điển hình phân bố dọc ven đường Quốc lộ 1A thuộc địa phận các xã Hồng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy, Hưng Thủy và Sen Thủy của huyện Lệ Thủy.

  • Đất cát biển trung tính ít chua glây nông phân bố ở xã Hưng Thủy.

  • Đất cát biển trung tính ít chua glây sâu phân bố chủ yếu ở các xã Võ Ninh và Gia Ninh của huyện Quảng Ninh.

  • Ngoài ra còn một số loại đất khác phân bố rải rác trong vùng nghiên cứu.

Thổ nhưỡng là một trong những môi trường tự nhiên quan trọng góp phần quyết định hình thành trữ lượng và thành phần hóa học NDĐ trong các tầng chứa nước không áp. Có mặt trong lớp thổ nhưỡng là các ion, sự vận động ngấm của nước mưa sẽ diễn ra quá trình trao đổi cation. Sự làm giàu hay nghèo đi các hàm lượng vật chất phụ thuộc và khả năng và điều kiện trao đổi cation, loại cation hay thành phần khoáng vật trong lớp thổ nhưỡng.

Thổ nhưỡng là môi trường phát triển sinh vật. Các vi sinh vật phân hủy các vật chất trầm tích cả hữu cơ lẫn vô cơ thành các hợp chất đơn giản hơn và hình thành nên một số hợp chất của sắt, asen, nitơ,...mỗi khi môi trường bị thay đổi.


2.2.4 Đặc điểm khí hậu


Sự thay đổi các yếu tố khí hậu như lượng bức xạ Mặt trời, số giờ nắng, nhiệt độ, tốc độ gió, lượng bốc hơi, độ ẩm, chỉ số ẩm ướt và lượng mưa là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự hình thành nên trữ lượng NDĐ cũng như chất lượng của chúng.

Mức độ giao động trữ lượng và biển đổi chất lượng NDĐ thể hiện rõ qua sự quan trắc động thái và phân tích chất lượng nước. Chiều sâu bề mặt NDĐ biến đổi theo mùa. Mùa mưa nước ngầm dâng cao do được bổ cập của mưa, đồng thời do lượng thoát hơi nước bị hạn chế do nhiệt độ trên bề mặt và trong đới thông khí giảm. Ngược lại mùa khô, thiếu mưa, nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn đã làm giảm mực nước ngầm. Kết quả quan trắc trong các sân cân bằng cho thấy:



  • Chế độ mưa:

Quảng Bình có lượng mưa khá dồi dào và phân bố trên lãnh thổ phụ thuộc vào điều kiện địa hình, cụ thể vào sự phân bố của các dãy núi so với hướng hoàn lưu chung của khu vực. Tổng lượng mưa năm dao động trong khoảng 1.600-2.800mm (bảng 2); song đại bộ phận lãnh thổ có lượng mưa năm đạt 2.000 - 2.700mm.

Lượng mưa phân bố không đều trong năm, phân hóa ra hai mùa mưa và ít mưa. Kiểu mùa mưa kéo dài liên tục từ hè sang đông và kiểu mùa mưa bị ngắt quãng vào giữa hè do ảnh hưởng của hiệu ứng phơn đối với gió mùa tây nam.

Ngược lại với mùa mưa, mùa ít mưa trên đại bộ phận lãnh thổ kéo dài 4 - 5 tháng; ở một số nơi là những vùng thấp ven biển như Roòn, Quảng Phú, Quảng Lưu, Ba Đồn (huyện Quảng Trạch) và Đồng Hới kéo dài tới 6 - 7 tháng. Trong mùa ít mưa có một thời kỳ khô dài 3 - 4 tháng (từ tháng I - IV) ở khu vực ven biển phía đông, bằng hoặc dưới 2 tháng (từ tháng II - III) ở các khu vực còn lại. Trong thời kỳ khô, chỉ ở khu vực vùng thấp của huyện Quảng Trạch là Roòn và Quảng Phú có từ 1 - 2 tháng (từ tháng II - III) có lượng mưa dưới 25mm.

Lượng mưa phân bố không đều trong mùa mưa cũng như trong năm. Trên toàn lãnh thổ của tỉnh lượng mưa mùa mưa chiếm tới 80 - 93% tổng lượng mưa năm. Thời kỳ mưa lớn trong năm là mùa mưa chính ở Quảng Bình. Thời kỳ mưa lớn thường kéo dài 4 tháng (từ tháng VIII - XI); riêng ở khu vực ven biển phía nam của tỉnh là các tháng từ IX - XII. Lượng mưa của thời kỳ mưa lớn nhất chiếm 64 - 75% tổng lượng mưa năm và chiếm khoảng 75 - 93% lượng mưa của mùa mưa. Hai tháng mưa lớn nhất trong năm là các tháng IX và X, trừ một số nơi ở khu vực ven biển phía nam của tỉnh là hai tháng X, XI.



Bảng 2: Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)

Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Roòn

37.6

22.9

23.8

42.3

95.2

110.2

76.0

208.0

400.5

571.6

245.0

65.1

1898.2

Quảng Phú

31.0

33.3

23.6

58.0

104.8

86.0

76.5

195.8

408.6

410.0

155.1

100.2

1682.9

Quảng Lưu

27.5

35.7

38.2

56.4

118.9

81.0

102.7

223.8

409.7

521.2

189.9

86.9

1891.7

Ba Đồn

50.0

36.0

38.3

46.4

108.4

94.8

70.6

170.4

415.4

633.7

276.3

103.7

2044.1

Quảng Tiến

38.6

40.6

39.8

55.2

144.7

108.0

123.6

128.3

579.1

576.4

215.2

82.8

2132.3

Tân Mỹ

61.1

40.3

40.2

54.9

121.6

104.7

64.5

183.1

401.4

673.5

326.8

111.4

2183.5

Đồng Hới

57.1

43.4

42.8

53.2

118.8

83.5

71.8

167.4

463.2

665.4

351.8

124.5

2242.8

Nguồn: theo tài liệu của TT Dự báo KT-TV Quảng Bình]

Lượng mưa ngày lớn nhất trong mùa mưa (từ tháng V - XI hoặc tháng XII) đều lớn hơn 100 mm; thậm trí đạt 300 - 400mm vào thời kỳ mưa lớn trong năm. Cường độ mưa lớn xuất hiện vào thời kỳ cuối hè đến giữa đông, thường do hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới,... kết hợp với gió mùa đông bắc gây ra.

Vào thời kỳ gió khô nóng hoạt động (từ tháng IV-VIII) có ít ngày mưa nhất, đạt 6-10 ngày ở vùng thấp ven biển phía đông, đạt 8 - 12 ngày ở các khu vực còn lại. Trên toàn lãnh thổ thời kỳ có nhiều ngày mưa nhất là ba tháng IX-XI, với khoảng 14-20 ngày mưa/tháng.

Bảng 3: Số ngày mưa trung bình tháng và năm (ngày)



Trạm


I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Ba Đồn

9.3

9.3

10.2

7.2

8.6

8.2

6.5

10.1

14.5

18.0

16.9

11.0

129.8

Đồng Hới

11.0

10.2

9.9

7.9

8.8

7.0

7.0

9.5

15.4

17.7

16.5

12.6

133.5

Nguồn: theo tài liệu của TT Dự báo KT-TV Quảng Bình]
Qua phân tích các biểu đồ quan hệ giữa lượng mưa và mực NDĐ tại các lỗ khoan trong vùng nghiên cứu ta thấy giữa chúng có quan hệ tỷ lệ thuận. Sự tương quan tuyến tính giữa chúng là vừa phải, tuỳ thuộc vào chiều sâu mực NDĐ, điều kiện địa hình và lớp phủ thực vật. Khi lượng mưa tăng thì mực NDĐ dâng cao và chúng cùng pha. Thông thường, vào thời kỳ đầu của quá trình dâng, đường cong biểu diễn mực nước tương đối thoải và trở nên dốc dần ở các tháng đạt cực đại, điều này liên quan đến sự tăng lượng mưa và giảm dần bề dày đới thông khí. Trong mùa mưa mực NDĐ dâng cao làm tăng đáng kể trữ lượng động của NDĐ, ngược lại, mùa khô mực NDĐ hạ thấp làm giảm trữ lượng động của NDĐ. Mặt khác, NDĐ trong vùng có dạng thấu kính, thành phần hoá học chịu tác động mạnh của quá trình khuếch tán nước mặn từ biển, nên lượng cung cấp nước mưa cho NDĐ tăng, tốc độ thấm sẽ lớn hơn tốc độ khuếch tán của nước mặn dẫn đến sự giảm độ tổng khoáng hoá của NDĐ. Điều này cho thấy lượng mưa là nguồn cung cấp và là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng của NDĐ tại vùng nghiên cứu.

  • Lượng bốc hơi

Các số liệu quan trắc cho thấy lượng bốc hơi trung bình năm của vùng nghiên cứu biến đổi khá lớn, từ 900 đến 1.009mm/năm, bằng 30 - 40% tổng lượng mưa năm. Biến trình năm của bốc hơi ngược với biến trình năm của lượng mưa, thời kỳ mưa ít nhất có lượng bốc hơi cao nhất và thời kỳ mưa nhiều nhất có lượng bốc hơi đạt cực tiểu. Nhìn chung, khả năng bốc hơi lớn, mưa ít, nhiệt độ cao đó gây ra thời tiết khô hạn ở dải ven biển từ tháng III đến tháng VIII, trong đó các tháng cuối có lượng bốc hơi lớn nhất.

Bốc hơi là một trong những nguyên nhân làm hao hụt lượng nước, vì vậy nó được xem là một thành phần quan trọng của cán cân cân bằng nước, ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng của NDĐ. Nếu như giữa lượng mưa và biên độ dao động mực NDĐ tại vùng nghiên cứu trong mùa mưa có mối tương quan tỷ lệ thuận, thì trong mùa khô giữa lượng bốc hơi và biên độ dao động mực NDĐ có mối tương quan tỷ lệ nghịch. Sự tương quan giữa chúng khá chặt chẽ, tuỳ thuộc vào chiều sâu mực NDĐ và lớp phủ thực vật. Hệ số tương quan biến đổi r = 0,72 - 0,87. Trong mùa khô, do tác động của yếu tố bốc hơi, trữ lượng NDĐ giảm đáng kể do bề dày tầng NDĐ giảm. Mặc khác, lượng bốc hơi tăng làm cho tốc độ thấm nhỏ hơn tốc độ khuếch tán của nước mặn (từ biển) đó dẫn đến tăng độ tổng khoáng hoá của NDĐ.



  • Lượng bốc thoát hơi tiềm năng PET

Lượng bốc thoát hơi tiềm năng PET - là lượng nước lớn nhất có thể bốc thoát qua thảm thực vật dày và đều trong điều kiện cung cấp nước đầy đủ. Kết quả tính toán (bảng 4) cho thấy, lượng bốc thoát hơi tiềm năng PET ở Quảng Bình khá cao. Trị số trung bình năm ở khu vực ven biển phía đông dao động trong khoảng 1.150 - 1.250mm.

Lượng bốc thoát hơi tiềm năng PET biến động khá mạnh trong năm. Thời kỳ có lượng bốc hơi PET lớn nhất trong năm là thời kỳ đầu và giữa mùa hè (từ tháng V-VIII). Lượng bốc thoát hơi trung bình tháng đạt 125 - 165mm. Đây là thời kỳ có lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiều nắng, nhiệt độ cao và độ ẩm thấp nhất trong năm. Thời kỳ giữa mùa đông (từ tháng XI - II) lượng bốc thoát hơi tiềm năng đạt giá trị thấp nhất trong năm, dao động trong khoảng 45 - 71mm/tháng.

Bảng 4: Lượng bốc thoát hơi tiềm năng PET (mm)


Trạm


I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Ba Đồn

57.7

53.5

77.8

102.6

144.2

144.7

160.8

138.9

107.0

89.6

64.5

57.5

1199.0

Đồng Hới

62.8

53.3

82.4

102.0

142.2

150.9

159.9

137.9

111.7

91.9

71.0

56.1

1222.2

Nguồn: theo tài liệu của TT Dự báo KT-TV Quảng Bình

  • Chế độ nhiệt

Nhiệt độ của NDĐ biến đổi theo thời gian, chúng dao động mạnh mẽ nhất đối với lớp nước nằm gần mặt đất, nước cồn cát là một trường hợp điển hình. Thông thường khi nhiệt độ tăng lên thì tốc độ khuếch tán và mức độ hòa tan của các muối cũng tăng lên. Độ hòa tan của các khí trong NDĐ cũng phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ, độ hòa tan khí tỷ lệ nghịch với sự tăng nhiệt độ.

Quảng Bình có nền nhiệt khá cao. Ở những vùng thấp, nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 24,0 - 24,6C, tương ứng với tổng nhiệt năm trong khoảng 8.700 - 9.000C và có xu thế tăng từ Bắc vào Nam (bảng 5). Do ảnh hưởng của độ cao địa hình, nhiệt độ trung bình năm giảm từ vùng ven biển lên vùng núi.

Không phụ thuộc vào độ cao địa hình, trên toàn lãnh thổ của tỉnh Quảng Bình biến trình năm của nhiệt độ có dạng một cực đại và một cực tiểu. Cực đại vào tháng VII, cực tiểu vào tháng I. Vùng ven biển, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất đạt khoảng 29 - 30C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất đạt 18 - 19C.

Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc cũng như độ cao địa hình chế độ nhiệt phân hoá rừ rệt theo mùa. ở những vùng thấp mùa nóng dài 5 tháng, từ tháng V đến tháng IX. Độ dài mùa nóng cũng giảm theo độ cao địa lý, đến độ cao khoảng 800 - 900m mùa nóng hầu như không còn nữa. Ở những vùng thấp ven biển có một thời kỳ mùa đông không lạnh (nhiệt độ trung bình tháng < 20C, nhưng vẫn >18C).

Ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đến Quảng Bình vẫn còn tương đối đáng kể nên chênh lệch nhiệt độ trong năm (giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất) khá lớn. Trị số biên độ nhiệt năm đạt trên dưới 11C.

Chênh lệch nhiệt độ trong ngày nhìn chung không lớn. Giá trị biên độ ngày trung bình năm của nhiệt độ dao động trong khoảng 6,1 - 7,1C và có xu thế tăng từ vùng ven biển vào phía lục địa. Khác với Bắc Bộ, ở Quảng Bình trị số biên độ ngày trung bình của nhiệt độ lớn nhất (7,2 - 9,4C) vào thời kỳ từ đầu đến giữa mùa hè (V hoặc tháng IV đến tháng VIII) là thời kỳ gió khô nóng hoạt động mạnh; thấp nhất (4,7 - 5,8C) vào giữa mùa đông, từ tháng XI đến tháng II (hình 5).










Nguồn: Theo tài liệu khí tượng trạm Đồng Hới, quan trắc từ 14/6/2007 đến 30/12/2008.

Hình 5: Mối quan hệ giữa mực NDĐ tại lỗ khoan TR03 và các yếu tố khí hậu: lượng mưa, lượng bốc hơi và nhiệt độ không khí

Bảng 5: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (C)



Trạm


I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Ba Đồn

18.6

19.2

21.6

24.7

27.9

29.4

29.6

28.8

27.0

24.7

21.9

19.4

24.4

Đồng Hới

18.9

19.3

21.6

24.7

27.9

29.6

29.7

28.9

27.0

24.8

22.4

19.7

24.6


Bảng 6: Biên độ ngày trung bình tháng và năm của nhiệt độ không khí (C)

Trạm


I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Ba Đồn

5.2

4.7

5.2

6.3

7.2

7.5

7.7

7.2

6.5

5.7

5.3

5.3

6.1

Đồng Hới

5.3

4.7

5.2

6.3

7.6

7.3

7.6

7.2

6.7

5.7

5.3

5.3

6.2

Vùng nghiên cứu có nhiệt độ tối cao trung bình năm đạt trên dưới 28C; còn tối thấp trung bình năm dao động trong khoảng 21 - 22C. Trong mùa nóng nhiệt độ tối cao trung bình đều lớn hơn 30C, đạt giá trị cao nhất vào tháng VII, xấp xỉ 34C. Trong mùa đông (từ tháng XII - II) nhiệt độ tối thấp trung bình đều nhỏ hơn 18C, đạt giá trị thấp nhất vào tháng I trong khoảng 15,1 - 16,5C. Cả nhiệt độ tối cao và tối thấp trung bình đều giảm theo độ cao địa lý tương tự như nhiệt độ trung bình.

Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió khô nóng, trong khoảng thời gian từ tháng II đến tháng X nhiệt độ tối cao tuyệt đối đều lớn hơn 35C. Đại lượng này có thể lớn hơn 40C vào các tháng IV đến tháng IX ở Đồng Hới. Giá trị nhiệt độ tối cao tuyệt đối quan trắc được ở Đồng Hới là 42,2C vào tháng V.

Trong mùa đông (từ tháng XII-II) nhiệt độ tối thấp tuyệt đối của Quảng Bình đều nhỏ hơn 10C, nhưng vẫn lớn hơn 5C. Như vậy ở những vùng thấp không có khả năng xảy ra sương muối.


2.2.5 Chế độ thủy văn


Chu trình thủy văn sẽ điều tiết về mặt thời gian, trữ lượng và thành phần hóa học của nước nhạt và khả năng lắng động các trầm tích tới các hệ sinh thái ven biển. Chu trình đó bị chi phối bởi sự thay đổi khí hậu, tác nhân chính là lượng mưa.

Quảng Bình có mạng lưới thuỷ văn khá dày, mật độ sông suối có xu hướng giảm dần từ Tây sang Đông, vùng ven biển có mật độ từ 0,45 - 0,5km/km2. Tính từ Bắc xuống Nam có các lưu vực: Sông Ròn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Trong đó, sông lớn nhất là sông Gianh có chiều dài 158 km, diện tích lưu vực 4.680 km2. Riêng dải ven biển có diện tích mặt nước trên 3.200 ha.

NDĐ và nước sông trong vùng nghiên cứu có mối quan hệ hầu như một chiều. Do điều kiện phân bố của tầng chứa nước là nằm nông, địa hình cao hơn so với mực nước sông, phần lớn NDĐ cung cấp cho hệ thống thủy văn khu vực, điều dễ nhận thấy dòng chảy một số sông suối nhỏ cắt qua khu vực thường bị cạn nước trong thời gian dài tương ứng với mùa khô, và nhiều nước vào mùa mưa. Chế độ dòng chảy trên đất cát rất khó xác định do chúng thường xuyên bị mất nước qua cơ chế thấm liên tục trong môi trường cát, một mặt, chúng xuất lộ trên diện rộng ở những địa hình thấp hơn mực NDĐ.

Hệ thống bàu, hồ

Vùng nghiên cứu tồn tại nhiều bàu, hồ, điển hình là Bàu Sen, Bàu Dung, Bàu Bàng Chống, Bàu Bàng và Bàu Tró. Quá trình thành tạo nước hồ có liên hệ chặt chẽ với NDĐ, phần lớn nước hồ được cung cấp bởi NDĐ vào mùa mưa và ngược lại, mùa khô, nước hồ bổ sung cho NDĐ qua cơ chế thấm.



Các sông suối nhỏ

Theo bề mặt địa hình, những vùng bị phân tách giữa các cồn đụn cát, xuất hiện các dòng suối nhỏ lưu lượng từ 0,1 – 2,4 l/s. Chế độ dòng chảy các suối tùy thuộc vào độ cao mặt địa hình và theo mùa. Nhiều tài liệu gọi đó là dòng chảy tạm thời, hay là những dòng nhiều nước và chảy mạnh vào mùa mưa và mùa khô chúng bị cạn nước không duy trì được dòng chảy.

Có thể thấy, mối quan hệ giữa NDĐ và nước mặt tương đối rõ rệt, về mùa khô NDĐ ở địa hình cao thường cấp nước cho các bàu, hồ, ở phần thấp hơn lại được nước hồ cung cấp cho NDĐ theo cơ chế giảm gradient thủy lực. Có thể nói, các bàu hồ trên các dải cồn cát ven biển nói chung, trong đó có Quảng Bình, là yếu tố đóng vai trò trung gian giữa nước mặt và NDĐ.

2.2.6 Chế độ hải văn


Thủy triều đặc trưng cho đặc điểm hải văn của khu vực là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến dao động mực NDĐ vùng ven biển. Chính thủy triều đã hình thành nên những chu kỳ dao động mực nước khác nhau.

Chế độ triều vùng biển Quảng Bình chủ yếu là chế độ bán nhật triều và nhật triều không đều. Hàng ngày xuất hiện từ 1 đến 2 đỉnh triều, số ngày nhật triều chiếm 15 - 20 ngày, thời gian triều dâng lâu hơn triều rút, độ lớn con triều khoảng từ 1,2 - 1,8m, giữa kỳ nước lớn và nước kém biên độ chênh lệch triều không đáng kể, thời kỳ triều kém chỉ lên xuống khoảng 0,5 - 0,7m.

Hướng sóng thịnh hành Đông Bắc tập trung trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, sóng có độ cao trung bình 0,8 - 0,9m, cực đại đạt 3,5m. Từ tháng 4 đến tháng 8, hướng sóng thường xuyên là Đông Nam, độ cao sóng 0,6 - 0,7m, cực đại đạt 3,5m.

Ảnh hưởng xâm nhập triều phụ thuộc rất lớn vào chế độ triều, địa hình, chế độ dòng chảy nhạt trên các sông suối. Sự xâm nhập của triều vào NDĐ chủ yếu vào các tháng mùa cạn, lúc này lượng dòng chảy trên các sông đang ở mức thấp, lượng bổ cập cho NDĐ bị hạn chế và lưu lượng khai thác nước nhiều hơn. Trường hợp gặp thời kỳ triều cường, nước biển còn vào xa hơn nữa gây ra hiện tượng nhiễm mặn nghiêm trọng ở các vùng cửa sông ven biển.

Nước biển ảnh hưởng đến NDĐ qua sự truyền áp và tác động qua đới phân cách mặn - nhạt. Kết quả quan trắc mực nước trong giếng khoan cho thấy, mối tương quan giữa mực NDĐ và nước biển là tuyến tính, dao động đồng pha và cùng chu kỳ.



Hình 6: Mối quan hệ giữa mực triều và mực NDĐ

2.2.7 Đặc điểm thảm thực vật:


Các nghiên cứu mới nhất đã cho thấy, với chiều dày từ 5 - 10m của đới thông khí, thảm thực vật trên cát có thể làm chậm quá trình bốc hơi nước so với bề mặt cát biến động không có cây cối phát triển từ 12 - 21 ngày, muối có mặt trong lớp đất khi từ phía dưới lên khi hơi nước mặn sau khi sử dụng nước ngầm tưới cho cây trồng trong khối ống mà ban đầu nước không có muối. Quá trình hình thành muối trong đất cát dễ phát triển mà không có tác động của hệ thống rễ cây phía trên. Các kết quả thử nghiệm chỉ ra rằng, nước ngầm dùng tưới cây có hàm lượng muối trên 9 dS/m thì sau 3 tuần tưới, bộ rễ ở độ sâu 0 - 0.3 m đã bị ảnh hưởng, cho dù mực nước ngầm ở độ sâu 0.4 m. Lượng muối này có thể bị rửa trôi bởi nước nhạt, hoặc nước mưa. Đối với đất nông nghiệp, nếu vào cuối mùa vụ vẫn còn hàm lượng muối cao không thích hợp cho cây trồng, có thể sử dụng lượng nước ngầm tại chỗ để rửa bớt, hay pha loãng độ mặn của đất.

Trên các bãi triều hầu như không có các thực vật phát triển mà chỉ một diện tích nhỏ gồm các cây muống biển, chúng mọc ven mép triều và bò rộng ra bãi biển. Sát với đụn cát là các cây cỏ chông, dứa trổ.

Thảm thực vật trồng chủ yếu là phi lao, keo lá tràm, bạch đàn. Cấu trúc rừng phi lao thay đổi theo độ tuổi, với loại cây cao 10 - 15 m (khoảng 15 năm tuổi) có độ che phủ kín. Phi lao là loại cây chịu được đất cát khô, nghèo dinh dưỡng, rễ cây có các nốt sần chứa các vi khuẩn cố định đạm nên rừng phi lao có giá trị lớn về khả năng cải tạo môi trường vùng cát. Đất cát có cấu trúc không bền, lớp cây phủ bị mất thì lớp đất mặt giàu mùn bị mất đi nhanh chóng dưới tác dụng của nước mưa. Các chất ở bề mặt vì thế dễ xâm nhập vào phía sâu, trong đó các nguyên tố hình thành nên thành phần hóa học NDĐ. Khả năng tái tạo của các cây bụi, cây gỗ trên mặt đất cát rất khó khăn và phải mất một thời gian dài, vì thế việc bảo vệ duy trì các mảng cây bụi có diện tích nhỏ hiện còn là công việc hết sức cần thiết. Từ các mảng cây bụi này, điều kiện sinh thái dần được cải thiện tạo thuận lợi cho một trảng cây bụi cao kín, rồi tiếp đó là rừng xuất hiện trên các đụn cát.

Cây bụi phát triển rải rác trên đất cát dưới dạng các trảng cây. Thành phần cây bụi phức tạp, ngoài những cây thân gỗ thấp, có lá nhỏ còn có các loại dây leo, cỏ tạo thành một cấu trúc lộn xộn.

Thực vật phát triển ở khu vực dân cư gồm các cây lấy gỗ hay tạo bóng mát như tre, bàng và một số cây ăn quả. Tại đây thảm thực vật tự nhiên hầu như được thay thế bởi các thảm thực vật trồng.



tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương