CÁc từ, CỤm từ viết tắT 4


Xâm nhập mặn tầng chứa nước



tải về 1.18 Mb.
trang13/18
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.18 Mb.
#1939
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

3.6 Xâm nhập mặn tầng chứa nước:


Hiện tượng nhiễm mặn ở vùng ven biển xảy ra khi cột thuỷ áp của nước dưới đất hạ thấp xuống dưới mực nước biển. Thường là do thay đổi về điều kiện cân bằng giữa khối NDĐ với các áp lực thủy tĩnh xung quanh khi mực nước thay đổi. Cơ chế diễn ra theo hai chiều, khi mực NDĐ hạ thấp dẫn đến sự dịch chuyển của biên mặn về phía đất liền và ngược lại, mực nước tăng cao sẽ đẩy lùi biên mặn về phía biển (hình 1)[2].

NDĐ trong các tầng chứa nước dọc theo các cửa sông thường bị nhiễm mặn. Tùy theo khu vực, mức độ nhiễm mặn diễn ra cả trong tầng qh và qp (hình 11).


3.6.1 Đặc điểm nhiễm mặn trong tầng qh:


Theo diện phân bố các tầng chứa nước có thể phân ra các khu vực bị ảnh hưởng của nước biển như sau:

Vùng cồn cát ven biển: khu vực bị nhiễm mặn trong đối tượng này chỉ xảy ra phía biển, mức độ nhiễm mặn không lớn với biên độ dao động biên mặn (M=1g/l) giữa mùa mưa và mùa khô khoảng 10 - 30m.

Phần tả ngạn sông Ròn thuộc địa phận các xã Quảng Đông, Quảng Phú, hữu ngạn sông Gianh có các xã Quảng Văn, Quảng Hòa, Quảng Minh, Quảng Lộc (huyện Quảng Trạch) và dọc hai bên bờ sông Nhật Lệ đến đập Hà Trung. Tổng khoáng hóa của nước đạt từ 0,8 đến 2,4 g/l.

3.6.2 Đặc điểm nhiễm mặn trong tầng qp:


Mức độ nhiễm mặn tầng qp phân bố khác nhau theo từng khu vực. Căn cứ vào kết quả phân tích độ tổng khoáng hóa trong từng lỗ khoan cho thấy:

+ Nước bị nhiễm mặn xuất hiện dọc theo hai bên bờ sông Gianh và phía tây nam huyện Quảng Trạch. Độ khoáng hóa tại các mẫu đều > 1g/l, điển hình nước trong LKQT03 có M = 4g/l.

+ Phía tây nam thành phố Đồng Hới và hữu ngạn sông Nhật Lệ với chiều dài trên 8km, chiều rộng đến 5km, độ khoáng hóa đạt từ 0,9mg/l (LK230) đến 3,5g/l (LK228) và 5,5g/l (LK223a). Chiều sâu nhiễm mặn đến tầng đá gốc Devon.

+ Phần diện tích phía biển của tầng qp khoảng 184 km2 đã bị nhiễm mặn do bị tác động bởi lực cân bằng thủy tĩnh. Biên mặn phía đất liền dao đông từ 0,2km địa phận xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch đến 7,3 km thuộc xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh. Các nơi khác, khoảng cách này trung bình 0,6km.

Do một số thành tạo nằm lót đáy của tầng chứa nước như phần dưới của trầm tích nứt nẻ Neogen khu vực bắc Đồng Hới, đứt gãy trong trầm tích hệ tầng Đồng Trầu (T2ađt) khu vực xã Quảng Động đều bị nhiễm mặn dẫn đến nước mặn xâm nhập vào các tầng chứa nước phía trên.

Đặc điểm chất lượng NDĐ của khu vực được thể hiện trên hình 11.

Hình 11: Bản đồ chất lượng nước dưới đất vùng cát ven biển Quảng Bình
Kết luận chương 3:

Nguồn tài nguyên NDĐ vùng cát ven biển Quảng Bình tồn tại chủ yếu trong các trầm tích Đệ tứ tuổi Holocen và Pleistocen. Loại hình hóa học của nước chủ yếu là Bicacbonat Natri, canxi, Magie. Nguồn gốc thành tạo chính từ nước mưa theo hình thức thấm, rửa lũa. Một diện tích nhỏ thuộc tầng chứa nước qp tiểu vùng Quảng Trạch, Đồng Hới nơi các cửa sông, nước có nguồn gốc biển.

Các tầng chứa nước phân bố hầu khắp trên diện tích vùng nghiên cứu với chiều dày không lớn. Mức độ hạ thấp mực nước trong năm thay đổi không nhiều, thường từ 0,5m (trong tầng qp) và 0,8m (trong tầng qh). Tùy theo đặc điểm thạch học, các hệ tầng có mức độ chứa nước khác nhau cả theo chiều sâu và mặt bằng. Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng của các tầng chứa nước đạt 338109.11m3/ngày.

Nước ngầm tầng qh, nhất là tầng mvQIV1-2 có thành phần hoá học ít thay đổi theo mùa, nước thuộc loại siêu nhạt đến nhạt. Một diện tích nhỏ phía giáp biển bị nhiễm mặn, độ tổng khoáng hóa của nước >1g/l. Hàm lượng các kim loại nặng trong nước rất thấp. Một số khu vực tập trung dân cư và phát triển các ngành công nghiệp, NDĐ có biểu hiện ô nhiễm vi sinh vật.

Nước ngầm trong cồn cát ven biển và nước hồ có quan hệ cả về đặc tính thủy lực và chất lượng. Kết quả phân tích cho thấy, các số chỉ tiêu trong nước ngầm và nước hồ có sự chênh lệch không lớn.

Nhìn chung nguồn tài nguyên nước nhạt vùng cát ven biển Quảng Bình nước có chất lượng đảm bảo, trừ phần bị nhiễm mặn có thể sử dụng để cấp nước cho mục đích sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.


CHƯƠNG 4

ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN

NƯỚC DƯỚI ĐẤT


4.1 Hiện trạng khai thác sử dụng NDĐ trong vùng nghiên cứu

4.1.1 Quy mô khai thác:


Quảng Bình đang từng bước đẩy mạnh phát triển đồng bộ các ngành nghề kinh tế - xã hội trên cơ sở khai thác các nguồn lợi của tự nhiên và tiềm lực của các địa phương. Những đối tượng chính gồm có nông nghiệp - ưu tiên trồng lúa, công nghiệp - phát triển thế mạn về thủy sản, khai khoáng và công nghiệp chế biến (bảng 18).

Bảng 18: Quy mô phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển Quảng Bình



Đặc trưng

kinh tế - xã hội



Đơn vị tính

Quảng Trạch

Bố Trạch

Đồng Hới

Quảng Ninh

Lệ Thủy

Dân số

người

205.187

174.984

122.197

92.315

146.576

Nông nghiệp

Vụ Đông xuân

ha

5.532

4.836

1.179

4.724

9.095

Vụ Hè thu

ha

4.756

3.520

1.082

2.486

4.170

Chăn nuôi



















Nuôi gia súc, gia cầm

con

425.000

111.000

450.000

280.000

810.000

Nuôi trồng thủy sản

ha

695

815,5

353

520,77

1052

Công nghiệp

Chế biến thủy sản

tấn

11.465

10.800

5.183

2.141

2.887

Quặng

tấn

885

-

16.132

-

-

Xi măng

tấn

130.000

-

-

82.000

-

Nước mắm

1000 lít

185

1.120

-

36

-

Rượu

1000lít

169

-

-

585

-

Nước đá

tấn

16.800

19.571

-

-

7.606

Gạch tuynel

1000v

11.645

13.120

-

403

18.750

Thương mại - du lịch - dịch vụ

người

7.327

6.190

580.000

2.484

4.363

Nguồn: [Niên giám thống kê]

Đối với vùng ven biển của Quảng Bình, việc sử dụng và bảo vệ các nguồn nước chủ yếu do thói quen và quan niệm địa phương hoặc ở mức tự phát. Trước đây, người dân nông thôn ít quan tâm đến chất lượng nước trong ăn uống sinh hoạt. Từ năm 1982, nhờ sự tài trợ của UNICEF, chương trình nước sạch nông thôn ra đời đã thay đổi cơ bản việc sử dụng NDĐ. Ngoài ra, một số khu dân cư đã được đầu tư xây dựng các trạm cấp nước tập trung quy mô vừa và nhỏ, góp phần tăng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch. Hiện nay trên địa bàn, phần lớn các hộ gia đình sử dụng nước ngầm qua giếng khoan, hạn chế loại hình khai thác nước bằng các giếng đào.

Trong những năm gần đây các cơ quan chức năng của tỉnh đã làm tốt công tác nước sạch và vệ sinh môi trường. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch tăng từ 40% (năm 2003) đến trên 60% (năm 2008). Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân sống ở vùng cồn bãi, ven sông, ven biển và miền núi điển hình có xã Ngư Hòa, Thanh Thủy, Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy) có tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch chỉ đạt từ 20 - 30% dân số. Do nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, nhiễm phèn hoặc khó khai thác nên họ vừa phải sử dụng nước từ sông, suối kém chất lượng vừa lại không được xử lý đúng kỹ thuật.

Do điều kiện địa hình bị phân cắt, đặc điểm phân bố tài nguyên NDĐ phức tạp, mặt khác, phân bố dân cư không tập trung, thường kéo dài dọc ven biển và điều kiện hạ tầng cơ sở còn chưa phát triển nên việc cấp nước còn gặp nhiều khó khăn.

Các mục đích sử dụng nước chủ yếu là cho sinh hoạt, phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch - dịch vụ và trồng rừng.

Mức độ cung cấp nước sạch phục vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt của vùng là không đồng đều và còn ở mức thấp. Với định mức dùng nước sinh hoạt đối với vùng nông thôn là 60 lít/người.ngày (theo chiến lược Quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn), số dân vùng nông thôn ven biển của khu vực nghiên cứu khoảng 540.000 người thì lượng nước sử dụng tại khu vực sẽ là 32.400 m3/ngày (cả năm khoảng trên 11 triệu m3 nước).

Nước phục vụ cho các hoạt động du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cũng rất đáng kể. Hàng năm với số lượng khách trung bình khoảng 1.100.000 người (năm 2007) tiêu tốn lượng nước 165.000 m3 (định mức sử dụng nước là 150 lít/người.ngày).

Khai thác NDĐ phục vụ cho việc tưới chiếm tỷ lệ thấp. Nhân dân thường đào giếng lấy nước ở độ sâu trung bình 3 - 5m hoặc khai thác ngay tại các mạch lộ để tưới cho lúa hoặc các loại cây trồng cạn trong thời kỳ hạn hán.

Theo tính toán cho sản xuất nông nghiệp thì vụ Đông xuân [,,,] cần lượng nước tưới từ 5.500 - 6.200m3/ha, vụ Hè thu cần từ 5.500 - 6.000m3/ha, hoa màu và cây lâu năm cần từ 1.700 - 2.500m3/ha. Trong khi vùng nghiên cứu có 57.552 ha lượt đất nông nghiệp trong năm, trong đó có 25.110 ha đất trồng vụ Đông xuân, 16.000 ha đất trồng vụ Hè thu và 16.442 ha trồng hoa màu và cây lâu năm [Theo “Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Bình, năm 2008”].

Như vậy, lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng năm sẽ cần từ 138.105.000 - 155.682.000m3 cho vụ Đông xuân, 88.000.000 - 96.000.000m3 cho vụ Hè thu và 27.951.400 - 41.105.000m3 cho hoa màu và cây lâu năm. Tổng lượng trung bình nước tiêu thụ theo ước tính khoảng từ 274.000.000m3 nước.

Vùng cát ven biển là điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án nuôi thủy hải sản. Ngành kinh tế này cần một lượng nước rất lớn, cả nước biển lẫn nước nhạt. Lượng nước nhạt cho 1ha nuôi trong mỗi vụ là từ 9.836 - 18.130m3 nước. Hiện tại, trên địa bàn diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy hải sản khoảng 2.354 ha, lượng nước nhạt cần thiết trung bình là 21.350m3.

Trong khoảng thời gian 2003 - 2008, vùng ven biển Quảng Bình là địa phương điển hình trong việc phát triển nuôi tôm trên cát. Chính vì thế, lượng NDĐ khai thác gia tăng đáng kể với hình thức khai thác bằng các giếng đơn hoặc giếng chùm lấy nước tại chỗ ngay tại các cồn đụn cát.

Ngoài ra, các hoạt động kinh tế - xã hội khác cũng đang ngày càng phát triển, đó là các dự án khu chế biến thủy hải sản, sản xuất xi măng, cảng biển,...có nhu cầu dùng nước lên tới hàng chục nghìn mét khối nước trong ngày.

Các dự án khai thác khoáng sản như sa khoáng titan ven biển, vật liệu xây dựng trên địa bàn chưa lớn, nhưng với công nghệ hiện nay, nước phục vụ tuyển quặng đều được khai thác tại chỗ, khối lượng nước ngầm hàng năm tiêu tốn trên 250.000 m3[NXTặng].


4.1.2 Những tồn tại trong khai thác và bảo vệ NDĐ:


Đối với các công trình khai thác thiếu quy hoạch, việc khai thác NDĐ không qua cấp phép, không theo các quy chuẩn kỹ thuật còn diễn ra phổ biến, chính vì vậy một số địa phương, nhất là vùng cửa sông ven biển (cách bờ biển khoảng 200 - 300m) làm hạ thấp mực nước ngầm quá mức, dẫn đến nguồn nước bị nhiễm bẩn và nhiễm mặn cục bộ, thường xảy ra vào thời kỳ khô hạn.

Phần lớn các công trình khai thác nước tập trung vùng ven biển không xây dựng đới phòng hộ vệ sinh. Vị trí công trình thường xen lẫn với khu dân cư hoặc các công trình công cộng khác.

NDĐ thường tiêu thoát nhanh vào mùa mưa lũ, trong khi không có các công trình lưu giữ hoặc các biện pháp sử dụng gây lãng phí tài nguyên nước để rồi mùa khô, nguồn nước lại bị cạn kiệt gây thiếu hụt cho nhiều nhu cầu sử dụng.

Tại những diện tích nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt đối với các dự án nuôi tôm trên cát vừa khai thác NDĐ với khối lượng lớn vừa không có biện pháp xử lý chất thải nên đã gây nên hiện tượng xâm nhập mặn và ô nhiễm tầng chứa nước qh. Điển hình ở khu vực dọc ven biển huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy.




tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương