CÁc từ, CỤm từ viết tắT 4


Định hướng quy hoạch khai thác, sử dụng NDĐ



tải về 1.18 Mb.
trang15/18
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.18 Mb.
#1939
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

4.3 Định hướng quy hoạch khai thác, sử dụng NDĐ

4.3.1 Các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên NDĐ vùng cát ven biển Quảng Bình


        • Các giải pháp quản lý và điều tra:

Để quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên NDĐ ngày càng được tốt hơn, trong thời gian tới cần triển khai trên địa bàn các nhiệm vụ điều tra, nghiên cứu sau:

1. Tiếp tục điều tra nguồn nước ngầm và thành lập bản đồ ĐCTV tỉ lệ lớn (1:50.000 - 1:10.000) đối với các thị xã, thị trấn, các khu đô thị mới qui hoạch.

2. Tiến hành tìm kiếm, thăm dò kết hợp cấp nước cho sinh hoạt, đánh giá sự nhiễm bẩn, nhiễm mặn nguồn NDĐ tại các tiểu vùng ven biển, các khu kinh tế, khu phát triển dân cư và các khu công nghiệp, trong đó chú trọng các phương pháp hiện đại được áp dụng tại các nước tiên tiến và một số quốc gia đang phát triển.

3. Xây dựng mạng quan trắc động thái NDĐ ở vùng ven biển nhằm theo dõi sự biến đổi trữ lượng và chất lượng của NDĐ, phục vụ cho khai thác sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên này.

4. Triển khai những đề án nghiên cứu khả năng bổ sung nhân tạo cho các tầng chứa nước ven biển như đã thực hiện ở một số vùng khô hạn trong nước.


        • Giải pháp kỹ thuật công nghệ khai thác:

1. Tùy theo mức độ chứa nước của mỗi khu vực mà sử dụng các công trình cấp nước như giếng khơi và giếng khoan nông đối với tầng chứa nước mỏng và lượng nước yêu cầu ở quy mô hộ gia đình. Kết hợp với các phương thức khai thác khác như các công trình khai thác nằm ngang kiểu hành lang thu nước, hệ thống giếng tia khai thác nước trong phạm vi 100 - 200m, lưu lượng nước thu được thường đạt 50 - 100m3/h cho mỗi đoạn hào dài 30 - 40m [Ngọc, Lâm].

2. Xây dựng các bãi giếng dọc theo các con sông, hút nước tập trung vào công trình xử lí nước, sau đó dẫn theo đường ống về nơi sử dụng (có thể kết hợp với các công trình dẫn nước mặt).

Cơ sở để lựa chọn các đặc tính kỹ thuật của công trình khai thác nước đảm bảo độ an toàn trong khai thác nước bằng các công trình lỗ khoan tránh hiện tượng hạ thấp mực nước quá mức cho phép hoặc xâm nhập mặn, có thể xác định bán kính ảnh hưởng (R), đây là thông số quan trọng để xác định phạm vi ảnh hưởng của phễu hạ thấp mực nước khi khai thác với một lưu lượng nước nhất định. R được xác định theo công thức:

Với lưu lượng lỗ khoan trung bình 815m3/ngày thì sau thời gian 2 ngày, R đạt 101 m (LKQT08) hay lưu lượng 82,94m3/ngày, R là 10,8 (LKQT06) và với lưu lượng 202 m3/ngày, tại LK607, thì sau 3 ngày R là 106m [BC Quảng Trạch, Đồng Hới, Hồ Xá]. Như vậy, có thể căn cứ vào R để bố trí các công trình, nhất là đối với khu vực ven biển hoặc cách các biên của tầng chứa nước hẹp.

3. Xây dựng đập chắn trữ nước kết hợp các công trình thủy lợi tại các lưu vực nhỏ trên vùng đồi cát, bãi cát và các lỗ khoan ở chân đập. Mùa mưa nước được tích vào hồ, chúng được thấm vào các tầng cát. Mùa khô hút nước từ các lỗ khoan ở chân đập đưa về nơi sử dụng. Đã có khá nhiều công trình bổ sung nhân tạo kiểu này được xây dựng thành công ở các nước Trung Đông, Irăc, Úc v.v.

4. Khai thác nước lợ ở đồng bằng ven biển và xử lý bằng phương pháp điện phân để tạo thành nước nhạt.

5. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng nhằm nhận thức đầy đủ về vai trò của tài nguyên nước đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

(a) (b)


Hình 12: Khai thác NDĐ bằng giếng nông đường kính lớn (a) và hào thu nước tại chân cồn cát (b)

4.3.2 Định hướng quy hoạch khai thác sử dụng


Trên cơ sở tích hợp các nhân tố tự nhiên và nhân tạo, đặc điểm phân bố, tiềm năng trữ lượng khai thác và chất lượng của NDĐ theo các tiểu vùng phân chia, định hướng quy hoạch khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên NDĐ vùng cát ven biển Quảng Bình theo từng tiểu vùng như sau:

Tiểu vùng I.1: Bao gồm toàn bộ diện phân bố của trầm tích mvQIV3 dưới dạng các cồn đụn cát ven biển. Do có chiều dày mỏng nhưng mức độ chứa nước tương đối tốt, tỷ lưu lượng các lỗ khoan và giếng khai thác nước ở mức trung bình, nên có thể bố trí các công trình khai thác phù hợp cấp nước cho hộ gia đình dạng giếng đơn hoặc dạng tuyến dọc bờ biển 2 - 3 lỗ khoan, đường kính mỗi lỗ khoan từ 41 - 110mm, chiều sâu lỗ khoan đến mái lớp cách nước thứ nhất. Lưu lượng tối đa là 200 - 300m3/ngày cho mỗi cụm khai thác. Khoảng cách an toàn đến bờ biển là 200m.

Ngoài việc khai thác NDĐ, có thể kết hợp xây dựng các đập chắn và chứa nước phía thượng lưu thôn Vĩnh Sơn có chiều dài khoảng 1.161,80m (có thể chia thành 2 đập nhỏ). Cao trình chứa nước từ 8,5 - 15m. Lượng nước tối đa có thể khai thác từ hồ chứa là 6.801m3/ngày.



  • Tiểu vùng I.2: Có diện phân bố dạng dải kéo dài dọc theo bờ biển, chiều dày mỏng, nhưng có chất lượng nước tốt có thể khai thác cấp nước ở quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình. Các bãi biển thuộc xã Quảng Phúc, Quảng Thọ có thể phát triển thành bãi tắm, khu du lịch nghỉ dưỡng, nguồn nước có thể khai thác tại chỗ với quy mô 100 - 200m3/ngày. Các công trình khai thác là các dãy lỗ khoan nông cách nhau 200m và cách biển 200m, chiều sâu khoảng 10m đến mái tầng cách nước thứ nhất, đường kính lỗ khoan từ 41 - 110mm, lưu lượng khai thác trung bình 50m3/ngày cho mỗi lỗ khoan và 150 m3/ngày cho mỗi cụm công trình.

  • Tiểu vùng I.3: Đây là vùng đã được điều tra đánh giá trữ lượng NDĐ phần nước nhạt thuộc vùng giàu nước, chất lượng đảm bảo, độ khoáng hóa thấp (0,33 g/l), lưu lượng lỗ khoan trung bình đạt trên 7 l/s, môđun trữ lượng đạt 11 l/s.km2 nên có thể khai thác cấp nước cho công nghiệp, đô thị và cụm dân cư. Các công trình khai thác là giếng lớn với lưu lượng 3.270m3/ngày. Nếu cấp nước sinh hoạt cần phải xử lý sắt.

  • Tiểu vùng I.4: là vùng hữu ngạn sông Gianh, giới hạn trong phạm vi sông Gianh và khối đá gốc Devon. Diện phân bố khoảng 21 km2 theo dải hẹp hướng đông tây dọc chân núi, bao gồm các tầng chứa nước mvQIV3, amQIV1-2 và QII-III. Lưu lượng được xác định kém hơn so với tiểu vùng I.3 do chiều dày các tầng chứa nước mỏng, khả năng cấp nước quy mô nhỏ. Các công trình thu nước có thể bố trí gồm giếng đào có chiều sâu 5 - 8m, giếng khoan nông đường kính nhỏ (41 - 110mm), nên bố trí dọc chân núi tránh hiện tượng khi khai thác kéo theo nước mặn vào. Lưu lượng thường lớn trong mùa mưa do được cấp bởi nước mưa trên diện tích sườn núi của khối đá gốc. Nước có chất lượng đảm bảo cấp cho sinh hoạt, du lịch và nông nghiệp.

  • Tiểu vùng I.5: các tầng chứa nước trong tiểu vùng này đã bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của thủy triều. Để bảo vệ các tầng chứa nước lân cận và ngăn mặn, không nên bố trí các công trình khai thác nước tại đây. Có thể khai thác tại chỗ nguồn nước mặt để phát triển nuôi thủy hải sản.

Ngoài đặc trưng là nhiều cồn cát ven biển, Quảng Bình còn có một loại địa hình khác đó là các cồn bãi giữa sông, phân bố ở xã Quảng Trường, Quảng Trạch, là một dạng đặc biệt khó khăn về cấp nước sinh hoạt. Do trữ lượng NDĐ trong các tầng nông không có khả năng khai thác, vào mùa khô nước mặt bị nhiễm mặn, giếng đào bị nhiễm phèn vì vậy người dân chỉ trông chờ vào nguồn nước mưa. Giải pháp cấp nước duy nhất cho các vùng này là xây dựng các bể để chứa giữ nước mưa. Nhiều bể chứa hình ống tròn được Unicef đầu tư xây dựng đã có mặt ở khắp vùng cồn bãi này.

  • Tiểu vùng II.1: Nước trong cồn cát có chất lượng tốt, khả năng cấp nước tập trung cho cụm dân cư hoặc hộ gia đình.

Khu du lịch Đá Nhảy có nhu cầu dùng nước mỗi ngày khoảng 200m3, nhà máy chế biến thực phẩm tại xã Thanh Trạch sử dụng 230 m3 cũng có thể khai thác nguồn nước ngầm tại chỗ.

Các công trình khai thác thích hợp là các tuyến lỗ khoan nông 5 - 10m dọc theo bờ biển, đặc biệt nên dùng các giếng tia với 3 - 5 tia hoặc hào rãnh thu nước dọc chân cồn cát, bố trí trong phạm vi 300 - 500m, cách biển 300m, lưu lượng trung bình từ 100 - 200 m3/ngày cho mỗi cụm lỗ khoan.



  • Tiểu vùng II.2: Trải khắp diện tích huyện Bố Trạch, có mặt đầy đủ các trầm tích Đệ tứ trong vùng, các tầng chứa nước được đánh giá có triển vọng tốt, tỷ lưu lượng lỗ khoan trung bình đạt 1,5 l/s.m. Chất lượng nước nhạt đảm bảo cấp nước quy mô công nghiệp và đô thị. Các công trình dạng bãi giếng khai thác chùm và giếng đơn đường kính lớn sâu khoảng 15 - 18m trong tầng am,mQIV1-2 và 20 - 25m trong tầng amQII-III, lưu lượng cho mỗi giếng lớn khoảng từ 700 - 1.000m3/ngày trên phạm vi 10.000m2, mỗi giếng đơn khoảng 70- 150m3/ngày. Một số lỗ khoan đã được quy hoạch khai thác nước như HL1, lưu lượng đạt 2,0 l/s, lấy nước ở độ sâu 25m; LK238, lưu lượng 0,67 l/s, độ sâu khai thác từ 7 - 25m; các giếng khoan nông cũng đạt được lưu lượng 0,3 - 0,5 l/s. Khi có mặt các giếng lớn trong vùng nên hạn chế giếng đào hoặc các lỗ khoan nông.

  • Tiểu vùng II.3:­ là diện tích có nước bị nhiễm mặn cả tầng trên và dưới, chỉ có thể bố trí công trình khai thác nước ở các tầng sâu thuộc các thành tạo khác. Nên sử dụng nước mặt tại chỗ để nuôi trồng thủy sản.

  • Tiểu vùng III.1: Là vùng phát triển đô thị thuộc thành phố Đồng Hới có nhu cầu về cấp nước rất lớn. Nước tồn tại trong cồn đụn cát ven biển có chất lượng đảm bảo, nhưng chiều dày tầng chứa nước mỏng, không có khả năng cấp nước công nghiệp hay cấp nước tập trung, phù hợp cấp nước sinh hoạt, du lịch - dịch vụ với việc bố trí giếng đào, lỗ khoan nông chiều sâu từ 5 - 11m hoặc các tuyến lỗ khoan dọc bờ biển. Đối với vùng cát thuộc xã Bảo Ninh có thể bố trí thêm hệ thống giếng tia, rãnh thu lấy nước phục vụ tưới, nuôi tôm trên cát,… Phạm vi khai thác từ 200 - 300m cho mỗi cụm công trình. Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng đạt trên 4.468 m3/ngày. Với khối lượng nước này không đủ đáp ứng nhu cầu hiện tại, khu vực cần phải bổ sung nước mặt từ hồ Bàu Tró và lân cận hoặc từ các tầng chứa nước khác.

  • Tiểu vùng III.2: Cũng nhu đối với tiểu vùng III.1, vùng này có nhu cầu sử dụng nước cho đô thị, nông nghiệp và công nghiệp tương đối lớn. Tuy nhiên, tiềm năng khai thác NDĐ tại đây không lớn, tổng trữ lượng QKTTN trong khoảng 10.000 m3/ngày, chiều dày mỏng chỉ phù hợp với công trình khai thác nước là các lỗ khoan nông có chiều sâu từ 5 - 8m đối với tầng trên và 10 - 16m đối với tầng dưới, đường kính lỗ khoan bé (41 - 110mm), lưu lượng cho mỗi lỗ khoan từ 50 - 80 m3/ngày. Hạn chế xây dựng các giếng khoan hộ gia đình, khuyến khích nhân dân sử dụng nước tập trung.

Khu vực phía tây, tiếp giáp với các trầm tích Ordovic - Silua nên lựa chọn biện pháp khai thác bằng hệ thống lỗ khoan dạng tuyến dọc theo phương tây bắc - đông nam hoặc đơn lẻ để thu nước từ các sườn hứng nước. Khoảng cách giữa các lỗ khoan gần nhất từ 300 - 800m, lưu lượng tối đa cho mỗi cụm giếng (3 - 6 lỗ khoan) từ 300 - 500 m3/ngày.

  • Tiểu vùng III.3: gồm diện tích các bãi, cồn cát ven biển và đất đá nứt nẻ Neogen. Phía giáp biển chỉ có thể khai thác nước phục vụ sinh hoạt, một phần cho du lịch do tầng chứa nước mỏng, trữ lượng khai thác nhỏ. Chỉ nên khai thác nước bằng các giếng khoan đường kính bé (41 - 65mm), lấy nước ở độ sâu 5 - 7m, phạm vi trong khoảng 200 m và cách biển 100 - 200m.

Nước trong trầm tích Neogen có trữ lượng khai thác tiềm năng ở mức trung bình, có nhiều lỗ khoan thăm dò đánh giá tài nguyên nước như LK219, LK225, LK222 cho thấy, lưu lượng nước từ 0,3 - 2,42 l/s, tỷ lưu lượng đạt từ 0,23 - 2,4 l/s.m. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu cấp nước quy mô lớn hơn, cần kết hợp khai thác trong tầng này với công trình chủ đạo là các giếng khoan đường kính lớn (128 - 219mm), sâu 30 - 50m. Tổng lưu lượng khai thác tiềm năng có thể đạt trên 44.100 m3/ngày [BC Đồng Hới].

  • Tiểu vùng III.4: là diện tích có nước bị nhiễm mặn cả tầng trên và dưới do ảnh hưởng lớn của thủy triều. Thời điểm triều cường, nước sông Nhật Lệ có thể xâm nhập sâu vào phía thượng lưu đến 15km gây ảnh hưởng cho các tầng chứa nước như aQIV3, amQIV1-2 và amQII-III phân bố dọc hai bên bờ sông. Diện tích bị nhiễm mặn trên 35 km2, nên không thể khai thác nước ngầm. Hiện nay nhân dân trong vùng đang sử dụng nước tại chỗ để nuôi trồng thủy sản. Để tránh hiện tượng gia tăng xâm nhập mặn cũng như nhiễm bẩn nên không được bố trí các công trình khai thác nước trong khu vực. Nếu khai thác nước tầng sâu (tầng Devon) cần được điều tra đánh giá ở mức độ tỷ mỉ hơn.

  • Tiểu vùng IV.1:­ Diện phân bố lớn, chiều dày trung bình đạt 16.43m, tỷ lưu lượng trung bình 6,5 l/s.m, là vùng có triển vọng cấp nước khá lớn. Tuy nhiên, do phân bố sát bờ biển nên phạm vi khai thác bị hạn chế, chỉ khai thác nước ở quy mô nhỏ để sinh hoạt, nuôi thủy sản và tưới. Cũng như các tiểu vùng ven biển khác, chỉ phù hợp với dạng công trình là giếng khoan nông đường kính bé, bố trí theo tuyến dọc bờ biển hoặc khai thác đơn. Ngoài ra, có thể áp dụng mô hình giếng tia (một giếng lớn với 3 - 5 tia) trong phạm vi 200 - 300m, các giếng cách nhau từ 500 - 800m, cách mép nước biển tối thiểu 300m. Phía chân đồi cát có thể xây dựng các hào rãnh dài từ 20 - 50m để thu nước thoát ra từ cồn cát.

  • Tiểu vùng IV.2: Chiều dày thạch học tương đối lớn so với toàn vùng, 26.41m tầng trên và 28 ở tầng dưới. Tầng trên là các trầm tích amQIV1-2 mức độ chứa nước kém do hàm lượng sét chiếm đến 80% thể tích đất đá, ít có triển vọng cấp nước, tầng dưới trùng với thể địa chất amQII-III tỷ lưu lượng lỗ khoan từ 0,47 - 1,13 l/s.m (LK607) và từ 0,3 - 2,0 l/s.m (LK233), lưu lượng đạt từ 1,6 - 1,9 l/s, có thể coi đây là vùng có triển vọng nhất so với toàn diện tích nghiên cứu. Theo kết quả đánh giá trữ lượng tại lỗ khoan LK607 cho thấy rằng, lưu lượng có thể khai thác đạt 202,26m3/ngày với bán kính ảnh hưởng là 107m. Do vậy có thể bố trí các giếng khai thác đơn hoặc khai thác chùm đường kính lỗ khoan  = 128 - 219mm. Đối tượng cấp nước là sinh hoạt quy mô cụm dân cư và công nghiệp. Chiều sâu lấy nước từ 12 - 25m. Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng đạt 20.264 m3/ngày.

  • Tiểu vùng IV.3: Với đặc điểm chứa nước như tiểu vùng IV.2 nhưng vùng này có địa hình thấp trũng, thường bị ngập nước, một phần diện tích đất của huyện Quảng Ninh bị chua phèn trên 1.110 ha [canh tác trên đất nhiễm chua…]. Khu vực này còn là nơi lưu trữ nguồn nước mưa và nước cồn cát tiêu thoát đến. Chính vì vậy, nó được coi như một công trình bổ sung tự nhiên cho NDĐ và thau rửa chua phèn cho đất, tránh lãng phí một khối lượng lớn nước do thoát ra sông Kiến Giang và Nhật Lệ. Cùng với việc giữ nước, có thể bố trí các công trình dạng tuyến các lỗ khoan hoặc các hào rãnh xung quanh thu nước phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt nên sử dụng tại chỗ để phát triển nông nghiệp và nuôi thủy sản.

Đối với khu vực Quán Hàu (huyện Quảng Ninh), sử dụng tiếp các lỗ khoan sẵn có (LK232) - đã khai thác trên 10 năm nay và bổ sung một số giếng nữa để nâng trữ lượng khai thác lên 2.000 m3/ngày.

Để hạn chế việc đầu tư hệ thống xử lý và xây dựng đường ống dẫn nước mặt cấp cho khu vực Đồng Hới và Quán Hàu nên cần khai thác một lượng NDĐ tại chỗ với mức vừa phải khoảng 3.000 - 5.000 m3/ngày kết hợp với sử dụng nước mặt đảm bảo hạn chế xâm nhập mặn.

Các thể địa chất lân cận nằm lót đáy cho các tầng chứa nước này là đất đá tuổi O3-S1 ở phía tây của vùng, phần trung tâm là đá phiến tuổi D1. Chúng có mức độ chứa nước kém đến cách nước, ít có khả năng cấp nước quy mô công nghiệp.


  • Tiểu vùng IV.4: Với một thể tích tương đối lớn nằm chuyển tiếp với địa hình đồi núi ở phía tây, thành phần thạch học gồm cát, sét, sỏi, tảng lăn và sạn laterit, chiều dày khoảng 11m được coi như là bể tích giữ nước mưa và nước mặt trên các sườn núi. Trữ lượng tĩnh đạt 250.000m3 và trữ lượng tiềm năng đạt 15.838m3/ngày, có thể khai thác cấp nước cho một bộ phận dân cư trong vùng và phục vụ cho trồng lúa và trồng rừng.

Nội dung quy hoạch và các giải pháp sử dụng nước vùng cát ven biển Quảng Bình được thể hiện trên hình 13.

Hình 13: Bản đồ Quy hoạch khai thác, sử dụng nước dưới đất vùng cát ven biển Quảng Bình




tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương