CÁc từ, CỤm từ viết tắT 4



tải về 1.18 Mb.
trang17/18
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.18 Mb.
#1939
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

KẾT LUẬN


1. Vùng cát ven biển Quảng Bình là nơi tập trung đông dân cư và là trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh. Về điều kiện tự nhiên, nó được coi là vùng đặc thù của dải ven biển miền Trung, với đất cát chiếm trên 90% diện tích tự nhiên, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Tuy nhiên, Quảng Bình có nguồn tài nguyên dồi dào, trong đó nước dưới đất là nguồn khoáng sản đặc biệt chiếm ưu thế và cũng là đối tượng đang được sử dụng phục vụ nhu cầu cấp cho dân sinh; trồng trọt, nuôi thủy hải sản và du lịch - dịch vụ.

2. Sự hình thành NDĐ trong các trầm tích Đệ tứ vùng cát ven biển Quảng Bình chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố tự nhiên và nhân tạo, trong đó, các điều kiện địa hình, địa chất, địa chất thủy văn quyết định dạng tồn tại với hai lớp chứa nước chính là Holocen (qh) gồm các thành tạo trầm tích nguồn gốc biển gió (mvQIV3), sông biển (aQIV3, am,mQIV1-2) và Pleistocen (qp) nguồn gốc sông biển (amQII-III), các nhân tố khí hậu, thủy văn, hải văn, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật và các nhân tố nhân tạo góp phần làm biến đổi trữ lượng và chất lượng NDĐ.

3. Các tầng chứa nước phân bố hầu khắp trên diện tích vùng nghiên cứu với chiều dày không lớn. Mức độ hạ thấp mực nước trong năm thay đổi không nhiều, thường từ 0,5m (trong tầng qp) và 0,8m (trong tầng qh). Tùy theo đặc điểm thạch học, các hệ tầng có mức độ chứa nước khác nhau cả theo chiều sâu và mặt bằng. Tỷ lưu lượng tại các công trình thí nghiệm trong tầng qh đạt từ 0,10 - 6,50 l/s.m và trong tầng qp đạt từ 1,10 - 2,43 l/s.m. Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng tầng qh đạt 263.235,43 m3/ngày và tầng qp đạt 244.017,10m3/ngày.

4. Trên toàn vùng, NDĐ thuộc ba loại hình hóa học chính, đó là loại hình Clorua, phân bố chủ yếu dọc cửa sông và vùng giáp biển thuộc các trầm tích nguồn gốc sông và sông biển (aQIV3, amQIV1-2), nước có tính kiềm yếu; loại hình Bicacbonat, phân bố ở các vùng trũng có các trầm tích sông biển (amQIV1-2) , anion chủ yếu là HCO3-, các cation đại diện là (Na + K)+, Ca2+, Mg2+; loại hình hỗn hợp, có diện phân bố lớn nhất trong vùng, thuộc các trầm tích sông, biển, gió (mvQIV3, amQIV1-2, mQIV1-2, amQII-III), thành phần cation chủ yếu là Natri, Calci, nước thuộc loại trung tính.

5. Nguồn gốc hình thành của NDĐ chủ yếu từ nước mưa theo hình thức thấm, rửa lũa, một diện tích nhỏ vùng cửa sông nước có nguồn gốc biển. Nước trong tầng qh, nhất là tầng mvQIV1-2 có thành phần hoá học ít thay đổi theo mùa, nước thuộc loại siêu nhạt đến nhạt, hàm lượng kim loại nặng trong nước rất thấp. Một số khu vực tập trung dân cư và phát triển các ngành công nghiệp, NDĐ có biểu hiện ô nhiễm hợp chất Nitơ và vi sinh vật. Nhìn chung, nước có chất lượng đảm bảo có thể sử dụng để cấp nước cho mục đích sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.



6. Kết hợp các kết quả đánh giá tài nguyên NDĐ và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các nhóm giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên NDĐ đã được đề xuất, đó là: nhóm giải pháp quản lý và điều tra, nhằm bổ sung nguồn thông tin khoa học về các tầng chứa nước để có điều kiện quản lý PTBV tài nguyên nước; nhóm giải pháp kỹ thuật khai thác NDĐ bằng các công trình khai thác nước phù hợp với vùng cát ven biển; nhóm giải pháp quy hoạch sử dụng nước, trên cơ sở phân chia phạm vi nghiên cứu thành 4 vùng với 16 tiểu vùng đặc trưng. Ngoài ra, đề tài đã đề xuất các giải pháp bảo vệ và phòng chống suy thoái nguồn nước bằng việc gia tăng nguồn bổ sung cho NDĐ, quản lý nguồn phát sinh chất thải trên bề mặt, áp dụng các mô hình kỹ thuật sinh thái và điều chế lưu lượng khai thác NDĐ phù hợp theo thời gian và không gian có kết hợp với sử dụng nguồn nước mặt.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN





  1. Nguyễn Văn Bình, Vũ Minh Quân, Lê Quang Thành, Phan Văn Trường, Dương Văn Nam, Nguyễn Thị Hồng (2005), “Đánh giá sự ô nhiễm (kim loại nặng) nước sông suối khu vực mỏ do khai thác và chế biến khoáng sản - vấn đề giảm thiểu và phòng chống”, Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội Nghị Môi trường toàn quốc, tr….

  2. Nguyễn Xuân Tặng, Phan Văn Trường (2008), “Khai thác sử dụng sa khoáng titan ven biển miền Trung và bảo vệ môi trường mỏ”, Tạp chí Công nghiệp mỏ (3), tr 19-22.

  3. Phan Văn Trường (2005), “Thực trạng và áp lực đối với môi trường của việc khai thác nước dưới đất để nuôi tôm trên cát ở miền Trung”, Tuyển tập Báo cáo Hội thảo Khoa học các nhà Địa lý trẻ lần thứ nhất, tr.

  4. Phan Văn Trường (2006), “Trữ lượng nước dưới đất trong địa bàn tỉnh Nghệ An, định hướng quy hoạch khai thác và sử dụng hợp lý”, Tạp chí Địa chất (297), tr 51 – 56.

  5. Phan Văn Trường (2007), “Hiện trạng môi trường trong các điểm mỏ titan sa khoáng ven biển từ Quảng Nam đến Bình Thuận”, Tuyển tập Báo cáo Hội Nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ II, Hà Nội.

  6. Phan Văn Trường (2007), “Đặc điểm các nguồn nước và vai trò của chúng đối với môi trường sinh thái vùng cát ven biển Nam Quảng Bình”, Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, Tập 29 (2), tr 133 – 138.

  7. Phan Văn Trường, Vũ Thị Kim Tuyến (2007), “Nước ngầm vùng cát ven biển miền Trung - Hiện trạng môi trường và giải pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý”, Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo môi trường nông thôn ven biển miền Trung, tr.

  8. Phan Văn Trường (2007), “Hiện trạng và giải pháp bảo vệ môi trường nước dưới đất vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình”, Tuyển tập báo cáo HNKH “Công nghệ môi trường -Nghiên cứu và ứng dụng”, tr.

  9. Phan Văn Trường, Nguyễn Xuân Tặng (2008), “Tiềm năng nước ngầm vùng cát ven biển miền Trung và định hướng quản lý, phát triển bền vững”, Tuyển tập Báo cáo HNKH Địa lý toàn quốc lần thứ III, tr.

  10. Phan Văn Trường, Nguyễn Cao Huần, Nguyễn Đức Núi (2008), “Thực trạng xâm nhập mặn và  ô nhiễm các nguồn nước vùng ven biển Quảng Bình”, Tuyển tập Báo cáo Hội Nghị Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.




tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương