CÁc từ, CỤm từ viết tắT 4


Các giải pháp nhằm bảo vệ và phòng chống suy thoái nguồn nước



tải về 1.18 Mb.
trang16/18
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.18 Mb.
#1939
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

4.4 Các giải pháp nhằm bảo vệ và phòng chống suy thoái nguồn nước

4.4.1 Giải pháp kiểm soát tại nguồn:


  • Quy hoạch đới phòng hộ ven biển: vùng cồn cát ven biển là nơi nhạy cảm với tầng chứa nước trên cùng, dễ bị nhiễm bẩn, tiêu thoát nước nhanh nên cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Biện pháp phát triển rừng phòng hộ, tăng diện tích thảm thực vật vừa chống hiện tượng cát bay, cát chảy, xâm thực của nước biển, hạn chế quá trình bốc hơi nước qua đới thông khí vừa làm gia tăng lượng mưa cung cấp, bổ sung phục hồi nguồn nước nhạt cho tầng chứa nước ven biển.

  • Bảo vệ miền cung cấp thấm: Trong quy hoạch sử dụng NDĐ không thể thiếu các biện pháp bảo vệ chất lượng nước của các tầng chứa nước. Có khá nhiều các nguồn ô nhiễm từ hoạt động của con người gây nên làm ảnh hưởng đến chất lượng nước. Các nguồn này là các khu vực chôn rác thải, các bể chứa và xử lý nước thải, các vùng cảng biển, các khu nghĩa trang, các khu mỏ, các vùng nuôi thủy sản, vùng canh tác cây nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu).v.v...

NDĐ vùng nghiên cứu phần lớn được bổ cập ngay tại miền phân bố, mực nước ngầm nằm sát bề mặt đất, là điều kiện để chất bẩn dễ dàng xâm nhập vào tầng chứa nước. Vì vậy, việc bảo vệ bề mặt thấm sẽ đảm bảo chất lượng nước khỏi bị ô nhiễm và suy thoái.

4.4.2 Giải pháp kiểm soát trên khu vực:


+ Chắn lọc sinh học: Dọc theo chân cồn cát là nơi thoát nước ngầm nên phát triển lớp chắn thực vật có diện tích mặt bằng thích hợp từ 2 - 5ha để xử lý dòng chảy tràn trên bề mặt, lớp thực vật này có chức năng làm giảm tốc độ của dòng chảy, cho phép lắng trầm tích và các loại ô nhiễm khác. Nước mưa có thể thấm qua lớp lọc phía bên dưới, không những tăng khả năng xử lý ô nhiễm phân tán cao, mà còn là khoảng không gian xanh và tươi mát cho cộng đồng dân cư.

+ Kênh phủ thực vật: Là kênh chảy chậm, được phủ lớp thực vật 2 bên bờ cũng như dưới đáy, được thiết kế để loại bỏ ô nhiễm như chất rắn lơ lững, kim loại, tăng khả năng thấm, giảm tốc độ dòng chảy tràn, có thể thay thế cho một hệ thống vận chuyển nước mưa.

+ Mương thấm lọc thực vật: Là mương đào cạn, được lắp đầy bởi đá, sỏi để tạo kho chứa có độ rỗng cao bên dưới. Dòng chảy tràn sẽ được lọc qua lớp sỏi, đá trong kênh và có thể thấm vào đất qua đáy và bờ kênh.

+ Lớp bề mặt thấm: Phần lớn diện tích mặt bằng khu vực phát triển đô thị đều bị bê tông hóa, giảm diện tích thấm của dòng mặt cấp cho NDĐ. Vì vậy, những vị trí như vỉa hè, bãi đỗ xe, taluy đường,v.v...nên được sử dụng làm bề mặt thấm tạo kho chứa nước tạm thời và cho nước thấm qua và thoát đến miền bổ cập.

Một số phương pháp phổ biến được ứng dụng để giảm diện tích bề mặt không thấm trong đô thị như:



  • Giảm chiều dài và chiều rộng không cần thiết của đường giao thông.

  • Thiết kế hợp lý lối đi bộ, ưu tiên sử dụng các vật liệu thấm.

  • Giảm bớt diện tích, không bêtông hóa khoảng sân trước nhà, v.v…

+ Ao lưu nước tạm thời: Giống như trũng thực vật, hầu như là khô, nhưng sẽ tích nước khi mưa, được sử dụng để làm giảm tối đa tốc độ dòng chảy tràn bề mặt và gia tăng lượng nước thấm cho tầng chứa nước.

4.4.3 Giải pháp kiểm soát trên toàn vùng:


Có thể áp dụng các giải pháp kỹ thuật sinh thái (KTST), gồm ao thấm lọc thực vật, vùng đất ngập nước, vỉa hè thấm, kênh thấm lọc,…nhằm tích trữ nước mưa, hạn chế quá trình bốc hơi, tăng khả năng bổ cập cho nước ngầm.

Theo đặc tính của từng tiểu vùng phân bố NDĐ mà có thể áp dụng thích hợp các giải pháp KTST, tính phù hợp của từng giải pháp được nêu trong bảng 22. Ngoài tính năng bổ sung cho nước ngầm về lượng, các giải pháp này còn có hiệu quả làm sạch hơn chất lượng nước (bảng 23).



Bảng 22: Các giải pháp Kỹ thuật sinh thái và khả năng ứng dụng

Stt

Giải pháp kỹ thuật

Khả năng áp dụng cho các đối tượng quy hoạch

Mật độ xây dựng thấp

Khu dân cư

Đường phố và xa lộ

Mật độ xây dựng cao

1

Mương thấm lọc thực vật

V

š

š

š

2

Trũng lưu giữ nước

V

š

V

V

3

Lớp lọc cát bề mặt

˜

V

š

š

4

Lớp lọc cát ngầm

˜

˜

V

š

5

Kênh phủ thực vật

š

V

š

V

6

Chắn lọc sinh học

š

š

š

š

7

Đất ngập nước

š

š

V

V

8

Bể lọc sinh học

š

V

V

V

9

Kho chứa nước mưa

š

š

š

š

10

Bề mặt thấm

V

š

š

š

Ghi chú: š: Rất thích hợp

V: Tùy thuộc vào điều kiện mặt bằng cụ thể.

˜: Rất ít sử dụng.
Bảng 23: Tiềm năng xử lý ô nhiễm của các kỹ thuật sinh thái


Giải pháp

Hiệu suất loại bỏ ô nhiễm (%)

TSS

P

N

Nitrate-Nitrit

Kim loại

Ao thấm lọc, kết hợp thực vật

75

55

30

40

50

Kênh thấm lọc

75

65

55

-

85

Vỉa hè thấm

85

65

80

-

95

Chắn lọc sinh học

80

70

49

16

70

Hệ thống lọc cát

83

35

45

15

55

Vùng đất ngập nước

70

56

20

54

35

Mương thực vật

38

21

30

22

30

Bẫy lọc thực vật

70

25

20

15

40

(Nguồn: USEPA, 2006)

Ngoài ra, với điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu, có thể áp dụng một số biện pháp tổng hợp giữa phát triển bền vững kinh tế và bảo vệ tài nguyên như sau:



Các mô hình quy mô nhỏ (gia đình)

Đây là loại mô hình phổ biến trên vùng cát, gắn liền với kinh tế của hộ gia đình. Phương thức trồng trọt và chăn nuôi mang tính kinh nghiệm hoặc truyền thống. Giá trị kinh tế không cao nhưng thể hiện tính bền vững. Số lượng các vườn chuyên canh đạt hiệu suất kinh tế cao không nhiều nhưng ở khu vực nào cũng có. Tuy nhiên, sự phát triển rộng rãi các mô hình này cũng cần thận trọng vì các sản phẩm chỉ có giá trị trong khu vực nhỏ hẹp, có thể dẫn đến thừa ứ. Các mô hình thường gặp như: Vườn nhà truyền thống; vườn nhà chuyên canh một vài loài cây có thế mạnh như: rau, hoa, cây cảnh, cây công nghiệp (hạt tiêu, điều), cây ăn quả; vườn du lịch, nghỉ dưỡng.



Mô hình làng sinh thái - du lịch

Các mô hình làng sinh thái - du lịch hay sinh thái cộng đồng là dạng mô hình nông - lâm kết hợp, được hình thành trong quá trình giãn dân ra vùng cát, có sự hỗ trợ kinh tế và kỹ thuật của Nhà nước hoặc các dự án nước ngoài, có quy hoạch chung. Có những vườn chuyên cây cảnh, với các mô hình thành lập trên 10 năm, hoặc mô hình mới thành lập có sự ổn định về môi trường, tạo độ che phủ trong khu vực, nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao. Một số địa phương đã thực hiện co hiệu quả tốt như xã Thanh Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ.



Các mô hình quy mô trang trại

Gồm các mô hình có diện tích từ vài hecta đến vài chục hecta. Kết hợp các biện pháp khoa học kỹ thuật với kinh nghiệm sản xuất lâu đời của chính cư dân bản địa. Các mô hình này có cấu trúc hợp lý gồm các dạng như trang trại kết hợp nông - lâm - ngư, chuyên cây công nghiệp (cây điều), chuyên cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi.



Các mô hình quy mô khu vực

- Mô hình trồng cây nông nghiệp, công nghiệp gồm có: Mô hình phối hợp cây lương thực - thực phẩm - công nghiệp ngắn ngày; chuyên canh cây nông nghiệp; chuyên canh cây công nghiệp (điều, mía, dứa sợi). Vùng nước lợ cửa sông phát triển cây đay, cói; trên cát và cát lẫn phù sa phát triển các loại cây như lô hội, cây ăn quả (dưa hấu - dưa gang, dừa, xoài, nho, thanh long, nhãn ghép); các cây khác như cây bụp giấm và một số cây có nguồn gốc bản địa (trôm hôi),...



  • Các mô hình trồng cây lâm nghiệp: cùng với đới phòng hộ ven biển, nên phát triển diện tích trồng cây lâm nghiệp ở những vùng chuyển tiếp từ địa hình miền núi đến địa hình đồng bằng, vùng ngập mặn, vùng cửa sông cũng là một giải pháp hữu hiệu ổn định môi trường sinh thái, tạo nên các khu vực an toàn cho người dân cư trú và phát triển sản xuất.

  • Các mô hình trồng cỏ, chăn nuôi: Mô hình này thường phục vụ chăn nuôi quy mô hộ gia đình, tuy có giá trị kinh tế nhỏ nhưng đem lại lợi ích đáng kể và ổn định. Ở quy mô trang trại, số lượng vật nuôi lớn hơn, cần có kỹ thuật, kinh nghiệm và nguồn vốn lớn. Trong vùng đã xuất hiện hàng loạt trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm, chim cút, bò, dê, cừu và kết hợp với cải tạo đất trồng cỏ. Mô hình chăn nuôi kết hợp trồng cỏ cao sản phát triển ở các khu vực thiếu đất canh tác, không có đồng cỏ tự nhiên hay đồng cỏ tự nhiên có chất lượng kém. [Trần văn Ý].

  • Các mô hình nuôi thủy hải sản: Vùng cát ven biển Quảng Bình có một diện tích lớn đất trũng ngập nước, đây là lợi thế cho phát triển các khu nuôi tôm, cua, cá, ba ba. Tận dụng vùng cửa sông để phát triển nuôi tôm cao triều theo phương thức bán thâm canh, thâm canh hoặc nuôi công nghiệp.

Kết luận chương 4:

Vùng cát ven biển Quảng Bình là một khu kinh tế đặc thù của miền Trung. Các loại hình phát triển kinh tế - xã hội rất đa dạng, tuy nhiên, nổi bật vẫn là nông nghiệp, công nghiệp và nuôi thủy hải sản. Hàng năm, lượng nước phục vụ cho dân sinh và phát triển các ngành kinh tế là rất lớn, khoảng 307,6 triệu m3, tuy tổng lượng tài nguyên nước trong khu vực là tương đối dồi dào, tổng lượng nước sông nhạt đạt 41.703.553 m3/ngày, nước hồ là 431,868 m3, nhưng vừa do những tác động của các yếu tố tự nhiên vừa không có các giải pháp kỹ thuật khai thác sử dụng hợp lý nên vẫn bị thiếu hụt một lượng nước đáng kể so với nhu cầu sử dụng.

Kết hợp các mục tiêu đánh giá tài nguyên NDĐ và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực nghiên cứu được chia thành 4 vùng với 16 tiểu vùng đặc trưng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên NDĐ, gồm có:


  • Giải pháp quản lý và điều tra: nhằm bổ sung nguồn thông tin khoa học về các tầng chứa nước để có điều kiện quản lý PTBV tài nguyên nước;

  • Giải pháp kỹ thuật khai thác NDĐ, gồm có: các công trình khai thác nước phù hợp với vùng cát ven biển là giếng khoan nông - đường kính lớn, giếng tia, hào rãnh thu nước tại các chân cồn cát và các giếng khoan đường kính lớn khai thác nước tầng sâu;

  • Giải pháp quy hoạch sử dụng nước: trên cơ sở kết hợp hài hòa các biện pháp khai thác sử dụng NDĐ và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của 4 vùng đặc trưng trong khu vực.

  • Giải pháp bảo vệ và phòng chống suy thoái nguồn nước: gồm biện pháp lưu trữ nước mưa, gia tăng nguồn bổ sung cho NDĐ, quản lý nguồn phát sinh chất thải trên bề mặt, áp dụng các mô hình kỹ thuật sinh thái và điều chế lưu lượng khai thác NDĐ phù hợp theo thời gian và không gian có kết hợp với sử dụng nguồn nước mặt.



tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương