Cao Đăng Nguyên, Hồ Trung Thông 1 Protein và vai trò sinh học của chúng



tải về 1.88 Mb.
trang6/21
Chuyển đổi dữ liệu28.04.2018
Kích1.88 Mb.
#37522
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21
2.3.2   cAMP (AMP vòng)

Adenosine monophosphate vòng được hình thành từ ATP. cAMP chỉ tìm thấy ở tế bào động vật và vi khuẩn, nó thường liên kết với màng bào tương của tế bào và tham gia nhiều quá trình chuyển hoá. cAMP có thể được sinh ra nhờ một số hormone hoạt hoá adenylcyclase. Ngoài cAMP, một số nucleotide khác cũng tham gia vào các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, ví dụ cGMP và ppGpp.

2.3.3 UDP và UTP

UDP (uridine diphosphate) và UTP (uridine triphosphate) đều là những dẫn xuất của uracil. Chúng đều là những chất quan trọng trong các phản ứng trung gian chuyển hoá glucose và galactose. Ngoài ra, chúng còn tham gia trong quá trình hình thành những hợp chất phosphate giàu năng lượng.

2.3.4 CDP và CTP



CDP (cytidine diphosphate) và CTP (cytidine triphosphate) là những dẫn xuất của cytidine. CTP cũng là hợp chất giàu năng lượng và có thể tham gia nhiều phản ứng khác nhau như: phosphoryl hoá ethanolamine để dẫn đến sự sinh tổng hợp cephaline hoặc phản ứng với phosphate choline để hình thành cytidine diphosphate-choline (CDP-choline).

 

2.3.5 Các coenzyme nucleotide



Hiện nay người ta biết được một số nucleotide tham gia cấu tạo nên một số coenzyme quan trọng như coenzyme A (CoA hoặc CoA-SH), flavin adenine dinucleotide (FAD), nicotinamide adenine dinucleotide (NAD+), nicotinamide adenine dinucleotide phosphate (NADP+), ... Để tạo thành các coenzyme này cần có các vitamin như vitamin B5 (pantothenic acid) trong cấu trúc của CoA, vitamin B2 (riboflavine) trong cấu trúc của FAD, vitamin PP (nicotinic acid) trong cấu trúc của NAD+ và NADP+.



 

2.4 Phân loại cấu hình và cấu trúc của nucleic acid



2.4.1 Deoxyribonucleic acid (DNA) 

Phân tử DNA là một chuỗi xoắn kép gồm hai sợi đơn. Mỗi sợi đơn là một chuỗi polynucleotide. Mỗi nucleotide gồm ba thành phần: nhóm phosphate, đường desoxyribose và một trong bốn base và thường được ký hiệu bằng chữ cái đầu tiên của các base đó (A: adenine, C: cytosine, G: guanine và T: thymine). Hai sợi đơn kết hợp với nhau nhờ các liên kết hydrogen hình thành giữa các base bổ sung nằm trên hai sợi: A bổ sung cho T và C bổ sung cho G. Mỗi sợi đơn có một trình tự định hướng với một đầu 5’phosphate tự do, đầu kia là 3’ hydroxyl tự do (quy ước là 5’  3’). Hướng của hai sợi đơn trong chuỗi xoắn kép ngược nhau, cho nên được gọi là hai sợi đối song. Những phân tích cấu trúc hiện đại đã cho thấy cấu trúc của DNA không phải luôn luôn tương ứng với dạng được gọi là B mà Watson và Crick đã đưa ra. Do sự tác động của các hợp chất có trọng lượng nhỏ hoặc protein, dạng B có thể chuyển sang dạng A (nén nhiều hơn) hoặc là dạng Z (xoắn trái). Chúng có thể tự gấp lại (DNA) hoặc xoắn mạnh, ví dụ một sợi kép DNA có độ dài là 20 cm được nén trong một chromosome có kích thước là 5 m.

Phân tử DNA trong nhiễm sắc thể của sinh vật eukaryote ở dạng thẳng, còn ở phần lớn tế bào prokaryote (vi khuẩn) phân tử DNA có dạng vòng. Dù ở dạng nào thì các phân tử DNA đều tồn tại dưới dạng cuộn chặt. Trong tế bào eukaryote, DNA kết hợp chặt chẽ với các protein là histone.

DNA eukaryote có kích thước rất lớn (ví dụ DNA ở người có thể dài đến 1 m) cho nên câu hỏi đặt ra là phân tử này phải được nén như thế nào vào thể tích rất hạn chế của nhân. Việc nén được thực hiện ở nhiều mức độ, mức độ thấp nhất là nucleosome và mức độ cao nhất là cấu trúc nhiễm sắc chất.






tải về 1.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương