ĐẶc san tuyên truyền pháp luật số: 09/2013 chủ ĐỀ


VIII. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU



tải về 0.54 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.54 Mb.
#20442
1   2   3   4   5   6

VIII. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU

Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng lao động, có rất nhiều yếu tố tác động làm cho hợp đồng lao động có thể bị vô hiệu. hợp đồng lao động vô hiệu có thể hiểu là trường hợp các thỏa thuận trong hợp đồng lao động không có giá trị pháp lý và do đó không làm phát sinh hay ràng buộc nghĩa vụ của các bên. Pháp luật hiện hành có quy định: trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu. Bộ luật Lao động quy định về hai cấp độ vô hiệu của hợp đồng lao động, đó là vô hiệu toàn bộ và vô hiệu từng phần.



1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ

Hợp đồng lao động vô hiệu toàn phần là hợp đồng có toàn bộ các điều khoản hay toàn bộ nội dung của hợp đồng vi phạm pháp luật hoặc những người giao kết hợp đồng lao động không thuộc đối tượng được pháp luật cho phép giao kết hợp đồng, hay các công việc mà hai bên thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật. Ngoài các trường hợp vừa nêu, hợp đồng lao động còn bị vô hiệu trong trường hợp các quy định của hợp đồng ngăn cản hoặc hạn chế người lao động tham gia vào hoạt động công đoàn. Cụ thể, Điều 50 Bộ luật Lao động quy định “hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:



  • Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật;

  • Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền;

  • Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm;

  • Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.”

Như vậy, khi giao kết trong các trường hợp vừa nêu ở trên, hợp đồng lao động bị coi là vô hiệu toàn phần và không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của hai bên giao kết kể từ khi xác lập. Do hợp đồng lao động bị vô hiệu toàn bộ nên tất cả các thỏa thuận về lao động giữa hai bên không còn bất cứ giá trị pháp lý gì.

2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần

Có đôi chút khác biệt so với hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ, hợp đồng lao động vô hiệu từng phần là hợp đồng lao động chỉ có một một phần vi phạm pháp luật nhưng không làm ảnh hưởng đến các phần khác của hợp đồng. Nói cách khác, loại hợp đồng lao động này bao gồm hai phần: phần vi phạm bị coi vô hiệu và phần tuân thủ quy định của pháp luật và giao kết hợp pháp vẫn đương nhiên có giá trị pháp lý và không vô hiệu.

Ví dụ: một hợp đồng lao động quy định thời gian làm việc thông thường trong ngày là 12 tiếng/giờ (vi phạm quy định của Bộ luật Lao động với thời gian làm việc tiêu chuẩn 8 tiếng/ngày) trong khi các quy định khác về lương, thưởng, chế độ làm việc, quyền và nghĩa vụ của các bên đều tuân thủ quy định của pháp luật lao động thì hợp đồng lao động này chỉ vô hiệu một phần: đó là phần quy định về thời giờ làm việc của người lao động trong khi các điều khoản khác của hợp đồng này vẫn có hiệu lực.

3. Thẩm quyền tuyên hợp đồng lao động vô hiệu

Khác với các quy định về thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, Bộ luật Lao động hiện hành công nhận thẩm quyền không chỉ của tòa án mà còn của thanh tra lao động trong tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Cụ thể, Điều 51 của Bộ luật Lao động quy định: “Thanh tra lao động, Toà án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.” Tuy nhiên, Bộ luật Lao động chưa quy định cụ thể thanh tra lao động ở cấp nào thì có thể tuyên bố một hợp đồng lao động vô hiệu và nếu có tuyên hợp đồng lao động vô hiệu thì thực hiện theo trình tự và thủ tục như thế nào.

Để làm rõ vấn đề này, Điều 8 Nghị định 44 quy định “Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.” Ngoài việc quy định về thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu của thanh tra lao động, Nghị định 44 cũng quy định về trình tự, thủ tục để thanh tra lao động có thể tuyên hợp đồng lao động vô hiệu như sau:


  • Trong quá trình thanh tra hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động, nếu phát hiện nội dung hợp đồng lao động vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 50 của Bộ luật Lao động (các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu, bất kể vô hiệu toàn bộ hay từng phần), Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên lao động độc lập hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành lập biên bản về trường hợp vi phạm và đề nghị người sử dụng lao động, người lao động tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động vi phạm.

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản về trường hợp vi phạm, người sử dụng lao động và người lao động phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động vi phạm.

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động vi phạm mà hai bên chưa sửa đổi, bổ sung thì Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên lao động độc lập hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành gửi biên bản kèm theo bản sao hợp đồng lao động vi phạm cho Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản về trường hợp vi phạm, Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, ban hành quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

  • Quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu phải gửi đến người sử dụng lao động và từng người lao động có liên quan trong hợp đồng lao động vô hiệu, tổ chức đại diện tập thể lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

4. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu

Khi hợp đồng lao động bị vô hiệu, các quyền và nghĩa vụ của hai bên giao kết sẽ không phát sinh và ràng buộc các bên. Tuy nhiên, hậu quả pháp lý của hợp đồng lao động vô hiệu là việc các bên giao kết phải cùng nhau xử lý mối quan hệ lao động và các thỏa thuận về lao động trước đó bị tuyên vô hiệu.

Khi hợp đồng lao động bị tuyên vô hiệu từng phần thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động (Điều 52.1 Bộ luật Lao động). Để cụ thể hóa chế định xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần trong Bộ luật Lao động, Điều 10 Nghị định 44 quy định cách thức xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần như sau:



  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật.

  • Trong thời gian từ khi tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần đến khi hai bên sửa đổi, bổ sung phần nội dung bị tuyên bố vô hiệu thì quyền và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và quy định của pháp luật về lao động. Hợp đồng lao động vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên thỏa thuận lại theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với tiền lương trong hợp đồng lao động vô hiệu theo thời gian thực tế làm việc của người lao động nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Khi hợp đồng lao động bị tuyên vô hiệu toàn bộ do các bên giao kết hợp đồng lao động ký sai thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về lao động sẽ hướng dẫn các bên ký lại hợp đồng để đảm bảo hợp đồng lao động được giao kết với những người có đầy đủ năng lực và thẩm quyền ký kết, từ đó làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Trong các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khác, “Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật” (Điều 51.2). Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 44, hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ sẽ được xử lý như sau:

  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có trách nhiệm hướng dẫn các bên ký lại hợp đồng lao động .

  • Hợp đồng lao động có toàn bộ nội dung của hợp đồng trái pháp luật bị hủy bỏ khi có quyết định tuyên hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật về lao động.

  • Trong thời gian từ khi tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ đến khi hai bên giao kết hợp đồng lao động mới thì quyền và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và quy định của pháp luật về lao động. hợp đồng lao động vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên thỏa thuận lại. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với tiền lương trong hợp đồng lao động vô hiệu theo thời gian thực tế làm việc của người lao động nhưng tối đa không quá 12 tháng..

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật về lao động.

  • Trường hợp không giao kết được hợp đồng lao động mới thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cho người lao động một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất cứ mỗi năm làm việc bằng một tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố tại thời điểm có quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật về lao động.

Trường hợp không đồng ý với quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu thì người sử dụng lao động hoặc người lao động có thể tiến hành khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

1 Nguyễn Ngọc Khánh, “Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam,” NXB Tư pháp, 2007.

2 Nguyễn Ngọc Đào, “Luật La Mã”, ĐHQG Hà Nội, H. 1994

3 Viện sử học Việt Nam, Bộ Quốc triều Hình luật, NXB Khoa học pháp lý, H. 1991.

4 Vũ Văn Mẫu, Cổ luật Việt Nam thông khảo, NXB Đại học Luật khoa, Sài Gòn, H. 1971.

5 Bộ Dân luật Bắc 1931, Điều 664, Điều 91, Điều 680.

6 Bộ Dân luật Sài Gòn 1972, Điều 613, NXB Thần Chung, Sài Gòn, 1973.

7 Nguyễn Ngọc Khánh, Hợp đồng: Thuật ngữ và khái niệm, Nhà nước và Pháp luật, Số 8 (220)/2006, Trang 38 – 43.

8 Lê Minh Hùng, “Hiệu lực của Hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Luận án tiến sỹ luật học, 2010

9 Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế năm 1989 đã hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006.

10 Xem PGS. TS Thái Vĩnh Thắng, Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại – lý luận và thực tiễn, Nxb. Tư pháp, 2008.

11 Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 được sửa đổi bởi Nghị định 43/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009.


Каталог: tl-pbgdpl -> Lists -> DacSan -> Attachments
Attachments -> HỘI ĐỒng phối hợp phổ biếN, giáo dục pháp luật trung ưƠng đẶc san tuyên truyền pháp luật số: 06/2013 chủ ĐỀ quyền con ngưỜI
Attachments -> Công ưỚc liên hợp quốc về chống tham nhũng và VẤN ĐỀ hoàn thiện pháp luật việt nam
Attachments -> ChuyêN ĐỀ thông tin về diễN ĐÀn hợp tác kinh tế châU Á-thái bình dưƠng (apec)
Attachments -> ĐẶc san tuyên truyền pháp luật số: 10 chủ ĐỀ CÔng nghiệp quốc phòNG
Attachments -> HỘI ĐỒng phối hợP
Attachments -> HỘI ĐỒng phối hợp phổ biếN, giáo dục pháp luật trung ưƠng đẶc san tuyên truyền pháp luật số: 08 /2013 chủ ĐỀ pháp luậT ĐIỆn lựC

tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương