BÁo cáo thị trưỜng mật ong eu



tải về 474.42 Kb.
trang6/11
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích474.42 Kb.
#27385
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

3.2. Tình hình tiêu thụ


Bao nhiêu mật ong được tiêu thụ ở Châu Âu?

Thị trường EU hiện tại vẫn là khách hàng lớn nhất toàn cầu về mật ong, chiếm 22% tổng tiêu thụ toàn cầu. Bên cạnh đó là các thị trường tiêu thụ mật ong lớn khác như Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ. Lượng mật ong tiêu thụ tại EU vẫn ổn định từ năm 2009 đến năm 2013, mặc dù mật ong tăng giá trên các thị trường toàn cầu. Lượng tiêu thụ chỉ dao động nhẹ, đạt gần 362.000 tấn trong năm 2013. Sau khi mức tiêu thụ tăng từ năm 2009 -2011, mức tiêu thụ mật ong lại giảm nhẹ từ năm 2011-2013.


Đức là thị trường tiêu thụ hàng đầu về mật ong, chiếm 23% tổng số mật ong tiêu thụ ở Châu Âu (khoảng 85.000 tấn). Thị trường tiêu dùng mật ong lớn khác tại EU là Anh (chiếm 12% tổng mức tiêu thụ mật ong EU), Pháp (10% tổng mức tiêu thụ mật ong EU), Tây Ban Nha (8% tổng mức tiêu thụ mật ong EU) và Ba Lan (7% tổng mức tiêu thụ mật ong của EU).
Theo các số liệu về tỷ lệ tăng trưởng tiêu thụ mật ong, Ireland tăng 26% mỗi năm, Latvia tăng 22% mỗi năm, Romania tăng 15% mỗi năm, Croatia tăng 14% mỗi năm, Estonia tăng 11% mỗi năm và Malta tăng 11% mỗi năm. Đây là những thị trường có tỷ lệ tăng trưởng tiêu thụ mật ong nhanh nhất trong giai đoạn 2009-2013. Mức tiêu thụ mật ong dự kiến sẽ còn tăng cao trong các năm tới.

Biểu đồ 3.1: Các nước tiêu thụ mật ong chính ở Châu Âu

Đvt: Tấn


Nguồn: Eurostat (2015), FAOSTAT (2015)

Ghi chú:

Lượng tiêu thụ đã được tính toán bằng cách sử dụng công thức:

Lượng tiêu thụ = sản xuất + nhập khẩu - xuất khẩu.

Dữ liệu sản xuất được trích xuất từ FAOSTAT cho giai đoạn 2009-2013. Số liệu nhập khẩu và xuất khẩu được trích xuất từ Eurostat cho giai đoạn 2009-2013


Biểu đồ 3.2: Mức tiêu thụ mật ong trên đầu người tại các thị trường chính của EU

Đvt: Kg/người



Nguồn: CBI

3.3. Tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu

3.3.1. Tình hình sản xuất


Ngành nghề nuôi ong tại EU ngày càng thu hẹp

Sản xuất mật ong Châu Âu trong năm 2013 đạt 209.000 tấn, gần như tương đương với năm 2009. Sự sụt giảm trong sản xuất mật ong tại Châu Âu từ năm 2011 và năm 2013 chủ yếu là do sản lượng ở Đức và Tây Ban Nha thấp hơn. Sản lượng ở các nước sản xuất mật ong lớn của Châu Âu khác như Romania, Hungary và Ba Lan cũng bị suy giảm. Sự sụt giảm trong sản xuất Châu Âu chủ yếu là do sự suy giảm trong đàn ong, mà phần lớn là do các dịch bệnh ong và việc sử dụng hóa chất nông nghiệp thâm canh có thể làm ong chết. Sự sụt giảm trong sản xuất mật ong tại EU sẽ mang nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển.


Biểu đồ 3.3: Các nước sản xuất mật ong chính của EU

Đvt: Nghìn tấn



Nguồn: FAOSTAT (2015)

3.3.2. Tình hình xuất khẩu


Xuất khẩu mật ong của Châu Âu liên tục tăng

Xuất khẩu mật ong của EU từ năm 2010 đến năm 2014 tăng trung bình hàng năm là 5,6%, với hơn 152.000 tấn trong năm 2014. Thị trường chính của xuất khẩu mật ong EU là các thị trường phát triển khác ở Châu Âu, chủ yếu là ở Tây Âu. Cụ thể hơn, các thị trường xuất khẩu quan trọng nhất trong năm 2014 là Pháp, chiếm 19% tổng xuất khẩu mật ong của Châu Âu. Khối lượng mật ong Pháp nhập khẩu chủ yếu để tái xuất, còn lượng mật ong tiêu thụ được sản xuất trong nước. Tiếp theo là Đức, Italia, Ba Lan và Vương quốc Anh.


Biểu đồ 3.4: Các nước xuất khẩu mật ong tự nhiên của EU

Đvt: Nghìn tấn



Nguồn: Eurostat (2015)

3.3.3. Tình hình nhập khẩu


Nhu cầu của thị trường Châu Âu về mật ong vẫn còn rất cao và các nhà nhập khẩu mật ong vẫn tiếp tục tìm kiếm những nhà cung cấp mới. Hiện nay, cầu đang vượt quá cung. Các nhà sản xuất mật ong ở EU đang suy giảm, tạo cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu mật ong ở các nước đang phát triển xuất khẩu sang thị trường Châu Âu.
Nhập khẩu Châu Âu gia tăng

EU là nhà sản xuất lớn thứ hai trên thế giới về mật ong. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu mật ong lại chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ các nước khác. Trong thực tế, khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ của Châu Âu được đáp ứng thông qua nhập khẩu mật ong.


Biểu đồ 3.5: Nhập khẩu mật ong thiên nhiên của thị trường EU

Đvt: Nghìn tấn



Nguồn: Eurostat (2015)

Nhập khẩu mật ong của thị trường EU tăng lên đáng kể từ năm 2010 đến năm 2014, đạt hơn 315.000 tấn (861 triệu Euro) trong năm 2014. Sự gia tăng liên tục trong nhập khẩu mật ong của thị trường EU chủ yếu là do sự sụt giảm của ngành nuôi ong Châu Âu.


Đức là nước nhập khẩu mật ong lớn nhất Châu Âu, chiếm 26% tổng khối lượng nhập khẩu mật ong của Châu Âu, và đạt 83.000 tấn vào năm 2014. Vương quốc Anh chiếm 12% tổng nhập khẩu, Pháp chiếm 11% tổng nhập khẩu, Bỉ chiếm 9% tổng nhập khẩu và Tây Ban Nha chiếm 8% tổng nhập khẩu mật ong của thị trường EU. Mật ong được nhập khẩu được chế biến và tiêu dùng trong nước và bán lại sang các nước khác trong khu vực.
Nhập khẩu mật ong được dự kiến sẽ tăng hơn nữa trong năm năm tiếp theo để bù đắp cho sự suy giảm liên tục trong ngành sản xuất mật ong của Châu Âu. Đây là cơ hội lớn đối với các nhà xuất khẩu mật ong ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Các nước xuất khẩu mật ong chính sang thị trường EU

Đức, Pháp, Vương quốc Anh chiếm 50% tổng nhập khẩu mật ong của Châu Âu trong đó Đức là thị trường lớn nhất, chiếm 26% tổng khối lượng nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu Châu Âu ngày càng quan tâm đến các nước ở Trung và Đông Âu. Sự thay đổi phát triển này chủ yếu do sự thay đổi xuất khẩu từ Ukraina và từ Nga sang EU. Trước tình hình phức tạp giữa Liên bang Nga và Ukraina, EU nhập khẩu 5 nghìn tấn mật ong của Ukraina trên cơ sở miễn thuế. Do vị trí về địa lý nên mật ong của Ukraina chủ yếu xuất khẩu sang các nước như Ba Lan, Romania và Bulgaria. Thị trường mật ong ở các nước Đông Âu (như Ba Lan và Romania) tuy nhỏ nhưng nhanh chóng phát triển, mở rộng cơ hội cho các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu đó đều phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà xuất khẩu mật ong ở thị trường chính thức.


Biểu đồ 3.6: Các nước xuất khẩu mật ong chủ yếu sang EU

Đvt: Nghìn tấn



*DCs: Các nước đang phát triển

Nguồn: Eurostat (2015)
Biểu đồ 3.7: Nhập khẩu mật ong của EU từ các nước đang phát triển

Đvt: Nghìn tấn



Nguồn: Eurostat (2015)
Cơ hội xuất khẩu mật ong sang EU cho các nhà cung cấp mới

Xu hướng này được thể hiện rõ ràng qua khối lượng nhập khẩu mật ong từ các nước đang phát triển. Khối lượng nhập khẩu mật ong từ các nước đang phát triển tăng lên đáng kể từ năm 2010 đến năm 2014, lên mức 178.000 tấn (357 triệu Euro), tương đương với 48% tổng nhập khẩu mật ong trực tiếp của EU.


Nhà cung cấp mật ong lớn nhất sang thị trường Châu Âu là Trung Quốc, với khối lượng nhập khẩu lên tới hơn 83.000 tấn. Nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 26% tổng nhập khẩu mật ong trực tiếp của EU. Nguồn cung cấp mật ong từ Trung Quốc ổn định và đầy đủ, trong khi giá của mật ong thấp, do chi phí lao động thấp. Mặc dù có một số vấn đề về chất lượng với mật ong Trung Quốc (chủ yếu là liên quan đến tồn dư thuốc bảo vệ thực vật), Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp mật ong lớn nhất của EU. Các nhà cung cấp mật ong lớn khác như Mexico, Argentina và Thái Lan lần lượt chiếm 8%, 3% và 2% khối lượng nhập khẩu mật ong. Gần đây, Argentina đi đầu trong việc cung cấp mật ong vào thị trường EU, và đến năm 2010, Argentina đã trở thành nhà cung cấp mật ong lớn thứ hai của thị trường EU. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu và biến đổi gen (GMO) phấn hoa trong mật ong của Argentina đã làm sụt giảm nguồn cung cấp mật ong cho thị trường EU.


Каталог: Uploaded -> ThuHai -> 2016 05 20
Uploaded -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
Uploaded -> BỘ TÀi chính số: 57 /2014 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Tiểu sử 10 Công dân Ưu tú Thủ đô năm 2011 Nhà báo, nhà nghiên cứu Giang Quân
Uploaded -> THỐng kê ĐIỂm trung bình kỳ thi tuyển sinh đẠi học khối a,A1,B,C,D
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2016 05 20 -> BÁo cáo thị trưỜng rau quả nhật bảN

tải về 474.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương