BÁo cáo thị trưỜng mật ong eu



tải về 474.42 Kb.
trang4/11
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích474.42 Kb.
#27385
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

2.4. Xuất khẩu sang EU


Xu hướng tiêu dùng tại các quốc gia phát triển của thị trường Châu Âu đó là ưa chuộng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Các sản phẩm không chỉ có tác dụng tốt với sức khỏe mà quá trình sản xuất còn thân thiện với môi trường. Mật ong là sản phẩm duy nhất đạt được cả hai tiêu chí trên do đó luôn có sản lượng tiêu thụ lớn tại thị trường Châu Âu. Do chị phí lao động tại Châu Âu cao và hiện tượng suy giảm số lượng đàn ong tại Châu Âu, cùng với xu hướng sử dụng các loại thục phẩm tự nhiên tăng khiến Châu Âu trở thành thị trường đầy hứa hẹn đối với mật ong từ các nước đang phát triển. Mặc dù trong những năm gần đây, nền kinh tế Châu Âu có dấu hiệu sụt giảm, tuy nhiên mặt hàng mật ong vẫn được tiêu thụ với khối lượng lớn, khoảng 247.700 tấn. Giá mật ong xuất khẩu sang thị trường Châu Âu cạnh tranh hơn so với thị trường nhập khẩu khác như Bắc Mỹ hay Nhật Bản, tuy nhiên các nhu cầu về chất lượng khắt khe hơn so với những thị trường khác.
Khoảng 25 năm trước, Việt Nam là nhà cung cấp mật ong lớn cho thị trường Châu Âu với các thị trường mật ong chính là Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan với khối lượng khoảng 3.000 tấn mỗi năm. Tuy nhiên đến năm 2007, các nhà chính sách Châu Âu quyết định cấm nhập khẩu mật ong từ Việt Nam do không đạt yêu cầu và không tuân thủ theo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, sản lượng nhập khẩu mật ong từ Việt Nam đã giảm nhanh từ 1.805 tấn năm 2005 xuống còn 346 tấn trong năm 2007 và cuối cùng là 14 tấn vào năm 2009. Sau khi lệnh cấm nhập khẩu được xóa bỏ vào năm 2013, sản lượng mật ong nhập khẩu vào thị trường Châu Âu đã được cải thiện đáng kể, từ 1 tấn trong năm 2011, Châu Âu đã nhập khẩu 280 tấn mật ong Việt Nam trong năm 2013. Mặc dù sản lượng còn nhỏ nhưng xu hướng này dự kiến sẽ thay đổi nhanh chóng trong thời gian tới.
Cho đến năm 2007, thị trường xuất khẩu chủ yếu của mật ong Việt Nam tại thị trường Châu Âu là Đức và Pháp. Trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2007, thị trường lớn của mật ong Việt Nam là Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Italia và Hà Lan.
Theo Eurostat năm 2014, khối lượng mật ong nhận khẩu đã tăng từ 280 tấn năm 2013 lên gần 900 tấn năm 2014. Cũng giống như thời gian trước khi bị cấm nhập khẩu vào Châu Âu, các thị trường chủ yếu của mật ong Việt Nam vẫn là Đức, Pháp, Anh và Tây Ban Nha.

2.5. Quản lý chất lượng và chứng nhận


Đa số các nhà xuất khẩu mật ong Việt Nam đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn về hệ thống truy xuất nguồn gốc và chứng nhận HACCP. Ngoài ra họ còn phải tuân theo những yêu cầu cụ thể do thị trường nhập khẩu hoặc các nhà nhập khẩu đưa ra, ví dụ như chứng nhận Kosher và Halal, các yêu cầu về phạm vi mầu sắc, độ ẩm, chất diastaza, độ dẫn điện, chỉ số HMF, không pha trộn giả mạo (thông qua kiểm qua C13), không thuốc kháng sinh… Trong các yêu cầu trên, yêu cầu không pha trộn giả mạo là mối quan tâm lớn nhất đối với các nhà nhập khẩu, các sản phẩm mật ong Việt Nam thường sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên theo các nhà xuất khẩu thì chứng nhận HACCP là yêu cầu khó đạt chuẩn nhất.
Trước đây một số nhà xuất khẩu đã được cấp chứng nhận thương mại công bằng.Tuy nhiên hiện nay chưa có thêm nhà xuất khẩu nào được cấp chứng nhận này.Ngoài ra hầu hết các công ty mật ong Việt Nam không được cấp chứng nhận BRC kể từ khi tham gia vào hoạt động kinh doanh bán buôn và không kết nối với các thị trường bán lẻ nước ngoài. Các công ty mật ong Việt Nam cũng chưa áp dụng các quy định của ISO22000.
Về yêu cầu an toàn thực phẩm của EU, mật ong Việt Nam thường xuyên gặp các vấn đề liên quan đến quy định về mức glycerine, chỉ số HMF, các tạp chất (đặc biệt là dư lượng carbendazim), và các hóa chất biến đổi gen. Hàm lượng chất glycerine thường được tìm thấy trong những sản phẩm mật ong được thu hoạch sớm. Đây là một trong những vấn đề rất phổ biến. Các vấn đề liên quan đến chỉ số HMF có nguyên nhân từ thời tiết có độ ẩm cao của Việt Nam. Chất biến đổi gen có trong mật ong chủ yếu là mật hoa nhân tạo thông qua việc bổ sung nguồn thức ăn cho ong trong thời gian trái mùa. Mật hoa nhân tạo phổ biến nhất tại Việt Nam là các sản phẩm được làm từ đậu tương biến đổi gen.
Vào giữa năm 2007, sau hai lần đưa ra cảnh báo vào năm 2003 và 2005, Châu Âu đã cấm nhập khẩu mật ong từ Việt Nam do thiếu các quy định và không tuân thủ theo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến năm 2013, sau một số đánh giá, các nhà chức trách Châu Âu đã chấp nhận các kế hoạch giám sát dư lượng có trong mật ong của Việt Nam và tiếp tục cấp giấy chứng nhận cho phép nhập khẩu các sản phẩm mật ong từ Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu mật ong lại chuyển sang thị trường Hoa Kỳ là thị trường ít nghiêm ngặt hơn về chất lượng sản phẩm. Chính lệnh cấm này đã có tác dụng tích cực khiến các nhà xuất khẩu có nhận thức tốt hơn về vấn đề chất lượng cho các sản phẩm mật ong Việt Nam. Các công ty Việt Nam ngày càng quan tâm nhiều hơn đến hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh các tiêu chuẩn quốc tế của ngành công nghiệp mật ong, hiện nay còn có tiêu chuẩn quốc gia về việc giám sát kiểm định dư lượng trong các sản phẩm mật ong. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã ban hành một số văn bản quy định và hướng dẫn về việc quản lý chất lượng mật ong. Các khóa đào tạo về kỹ thuật cho người nuôi ong đã được thực hiện trong một vài năm qua. Các công ty mật ong chỉ được tiếp thị sản phẩm sau khi đăng ký chất lượng sản phẩm với Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế. Các văn bản quy định nhằm đảm bảo truy xuất nguồn gốc, vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm, bao gồm:
- Phải có hệ thống sổ sách ghi chép vận chuyển ong mật, sản phẩm mật ong để truy xuất nguồn gốc thông qua việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển để kiểm soát ong mật, mật ong từ cơ sở nuôi ong đến cơ sở thu gom, chế biến;

- Các đàn ong, cơ sở nuôi ong, chế biến mật ong phải có mã số để quản lý;

- Phải tổ chức giám sát bệnh ong;

- Khi chẩn đoán, điều trị cho ong phải có cán bộ thú y kê đơn thuốc;

- Phải có nhà máy sản xuất thuốc thú y cho ong;

- Phải có cửa hàng chuyên bán thuốc thú y cho ong;

- Mật ong phải được giám sát gần 50 chỉ tiêu chất tồn dư như thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và nhiều chỉ tiêu vệ sinh thú y khác, với tần suất 2 lần/năm bằng các thiết bị xét nghiệm hiện đại trị giá hàng chục tỷ đồng;

- Mật ong khi phát hiện có chất tồn dư kháng sinh phải tiêu hủy hoặc chuyển mục đích sử dụng làm thức ăn chăn nuôi;

- Phải tổ chức tập huấn cho người nuôi ong, cơ sở thu gom, sản xuất, chế biến mật ong…
Cụ thể, hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật của Bộ NNPTNT đã được rà soát, tổng hợp hoặc ban hành mới để gửi cho phía EU như: Quyết định số 47/2005/QĐ-BNN-TY ngày 25/7/2005 quy định về việc phải kiểm dịch ong mật và mật ong khi vận chuyển ra khỏi huyện,với mục đích để truy xuất nguồn gốc; Thông tư số 23/2009/TT-BNN ngày 29/4/2009 quy định về kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với sản xuất, kinh doanh mật ong; Thông tư số 52/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 quy định về Danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc thú y được phép sử dụng trong chăn nuôi ong và nhiều văn bản hướng dẫn bổ sung liên quan đến sản xuất, chế biến, xử lý mật ong không đạt yêu cầu… theo yêu cầu của phía EU.
Đồng thời Cục Thú y đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất mật ong tổ chức thực hiện các nội dung theo quy định.


Каталог: Uploaded -> ThuHai -> 2016 05 20
Uploaded -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
Uploaded -> BỘ TÀi chính số: 57 /2014 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Tiểu sử 10 Công dân Ưu tú Thủ đô năm 2011 Nhà báo, nhà nghiên cứu Giang Quân
Uploaded -> THỐng kê ĐIỂm trung bình kỳ thi tuyển sinh đẠi học khối a,A1,B,C,D
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2016 05 20 -> BÁo cáo thị trưỜng rau quả nhật bảN

tải về 474.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương