BÁo cáo thị trưỜng mật ong eu



tải về 474.42 Kb.
trang9/11
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích474.42 Kb.
#27385
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

4.3. Tiêu chuẩn tự nguyện


Các công ty Châu Âu thường có các quy định bổ sung, ngoài các quy định về pháp lý. Các quy định không mang tính pháp lý bao gồm cả các vấn đề về chất lượng mật ong, các vấn đề môi trường và xã hội (lao động).
Quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm

Các nhà nhập khẩu Châu Âu thường có các quy định về chất lượng nghiêm ngặt hơn các quy định chung của Châu Âu. Ví dụ, các nhà nhập khẩu thường áp dụng hàm lượng tối đa HMF (hydroxymethylfurfural) khoảng 10 mg/kg đối với mật ong phi nhiệt đới, thay vì mức 40 mg như trong quy định pháp lý của EU. Hàm lượng HMF ban đầu thấp cho phép có thể tăng lên trong quá trình vận chuyển, chế biến và trong vòng đời của mật ong.


Bên cạnh hệ thống kiểm soát rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên HACCP, người mua hàng thường yêu cầu phải có giấy chứng nhận cho các hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt hơn. Các hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm quan trọng nhất tại EU xét theo tầm quan trọng gồm ISO 22000, BRC và IFS.
Tài liệu tham chiếu

Người mua hàng Châu Âu đánh giá cao các tài liệu tham chiếu chi tiết về sản phẩm mật ong và nhà cung cấp sản phẩm bao gồm các thông tin:

- Thông tin về sản phẩm (bao gồm chủng loại, đặc điểm chất lượng, chỉ số giá cả và bao gói)

- Thông tin về năng lực sản xuất (bao gồm doanh thu và số lượng nhân công)

- Thông tin về năng lực chế biến (bao gồm các giấy chứng nhận và quản lý chất lượng)

- Thông tin về công ty (lịch sử, tầm nhìn, trách nhiệm và hoạt động)


Ví dụ, khi cân nhắc làm việc với một nhà cung cấp mới, nhà nhập khẩu luôn luôn gửi mẫu tới một phòng thí nghiệm được công nhận tại EU để phân tích. Hầu hết các mẫu sản phẩm mật ong đều được xử lý bởi Itertek (Đức), QSI (Đức) và Minerva (Anh). Việc nhà cung cấp phân tích chất lượng không đảm bảo chứng nhận về chất lượng mật ong đối với nhà nhập khẩu. Vì thế, các nhà nhập khẩu mật ong Châu ÂU sẽ yêu cầu thực hiện phân tích chất lượng bởi một cơ quan phù hợp hơn, như các phòng thí nghiệm được liệt kê ở trên. Do đó, doanh nghiệp luôn cần phải gửi mẫu mật ong đại diện bạn có thể cung cấp tại thời điểm yêu cầu, với số lượng và chất lượng theo yêu cầu của người mua. Đầu tiên, bạn hãy gửi mẫu và đợi nhà nhập khẩu chấp nhận trước khi bạn chuyển hàng. Bạn sẽ cần cung cấp cho các đơn vị liên quan tại Châu Âu các tài liệu dưới đây cùng với kiện hàng: chứng nhận y tế, hóa đơn cho nhà nhập khẩu, hóa đơn thương mại cho hải quan, vận đơn, danh sách gửi hàng, chứng nhận xuất xứ.

4.4. Tiếp thị mật ong đơn hoa


Mật ong đơn hoa được sinh ra từ những con ong hút mật chủ yếu từ một loại hoa nhất định như cây keo. Phân tích phấn hoa tại một phòng thí nghiệm có thể được sử dụng để quyết định mật ong có thể tiếp thị trên thị trường là “mật ong đơn hoa” hay không. Trong nhiều trường hợp, phấn hoa từ nguồn hoa chính có thể chiếm khoảng 40% tổng hàm lượng phấn hoa nếu mật ong đấy được coi là mật ong đơn hoa. Tuy nhiên, hàm lượng phấn hoa tối thiểu từ nguồn hoa chính còn phụ thuộc vào loại hoa, do mỗi loại hoa khác nhau sẽ sản sinh ra hàm lượng phấn hoa khác nhau.
Nếu ong hút mật chủ yếu từ một loại hoa chính, bạn có thể cân nhắc tiếp thị sản phẩm của bạn là mật ong đơn hoa để có mức giá cao hơn. Doanh nghiệp cần thông báo cho người mua hàng biết về nguồn hoa cụ thể của mật ong và những đặc điểm của nguồn mật để phân loại mật ong của bạn là mật ong đơn hoa. Bạn cũng có thể liên hệ với một phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích phấn hoa, nhưng việc này cũng có thể không có tác dụng nhiều vì kết quả phân tích đôi khi không có kết luận rõ ràng.

4.5. Chứng nhận đối với mật ong


Bên cạnh các quy định bắt buộc mà doanh nghiệp phải tuân thủ để có thể tiếp cận thị trường mật ong Châu Âu thành công, việc tuân thủ theo các quy định và đạt được các chứng nhận dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp có thêm lợi thế cạnh tranh và dễ dàng tìm được người mua hàng hơn.
Chứng nhận không phải sản phẩm GMO

Thông thường người mua hàng Châu Âu không ưa chuộng các loại mật ong có chứa phấn hoa biến đổi gen. Họ thường yêu cầu phải có giấy chứng nhận không biến đổi gen là bằng chứng cho thấy sản phẩm mật ong của bạn không chứa phấn hoa biến đổi gen.


Để đảm bảo với người mua hàng của bạn rằng sản phẩm mật ong của bạn không có thành phần biến đổi gen, bạn có thể xin giấy chứng nhận không biến đổi gen. Nếu sản phẩm mật ong của bạn có chứng nhận hữu cơ, bạn sẽ không cần loại giấy chứng nhận này. Chứng nhận hữu cơ đã đảm bảo rằng sản phẩm của bạn không biến đổi gen.
Chứng nhận Halal và Kosher

Để đảm bảo rằng các nguyên liệu phù hợp sử dụng cho các sản phẩm Halal và Kosher, người mua hàng Châu Âu có thể sẽ yêu cầu thực hiện giám sát mang tính tôn giáo và có chứng nhận cho loại mật ong mà họ mua. Doanh nghiệp có thể tăng cơ hội tiếp cận thị trường EU, Hoa Kỳ và các thị trường Trung Đông bằng cách xin giấy chứng nhận Halal và Kosher. Những giấy chứng nhận này là yêu cầu hết sức quan trọng đối với các thị trường này.


Chứng nhận hữu cơ

Mật ong hữu cơ là một phân đoạn thị trường hết sức quan trọng trên thị trường mật ong Châu Âu. Các nhà nhập khẩu mật ong Châu Âu sẽ ngày càng có yêu cầu cao và đòi hỏi bằng chứng chứng nhận hữu cơ đối với mật ong của bạn. EU đã đưa ra các quy định bắt buộc phải tuân thủ nếu mật ong được quảng bá trên thị trường là “mật ong hữu cơ”. Những quy định này có trong Quy định của Ủy ban Châu Âu EC 384/2007. Các yêu cầu cơ bản của việc nuôi ong hữu cơ bao gồm:


- Tổ ong phải được đặt ở một vị trí, với bán kính 3 km xung quanh đó, không có chứa các loại hóa chất từ các nguồn như tổ hợp công nghiệp, sân bay hoặc đường giao thông chính.

- Các loại cây/ hoa mà ong hút mật không được phép xử lý hóa chất.

- Rơm lót tổ ong nhân tạo phải có chứng nhận hữu cơ.

- Khi nhiễm bệnh không được phép xử lý bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật, chỉ được phép xử lý bằng các loại chất hữu cơ đã được công nhận.

- Ong không được gây mê trong quá trình thu hoạch mật ong.

- Tổ ong phải được làm từ các loại vật liệu tự nhiên.


Doanh nghiệp có thể liên hệ với các đơn vị cấp chứng nhận để tìm hiểu về thủ tục xin cấp chứng nhận và các yêu cầu liên quan. Một số đơn vị được phép cấp chứng nhận hữu cơ bao gồm BCS, IMO, Ecocert và Demeter.
Chứng nhận thương mại công bằng (Fairtrade)

Người tiêu dùng Châu Âu ngày càng quan tâm nhiều tới các tác động do động thái tiêu dùng của họ ảnh hưởng tới điều kiện làm việc ở các cơ sở sản xuất và các cộng đồng. Do đó, mật ong có chứng nhận thương mại công bằng đang ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường EU. Khái niệm về thương mại công bằng bao gồm cả xác định giá công bằng và các điều kiện xã hội được nâng cao đối với người sản xuất mật ong và cộng đồng của họ. Tiêu chuẩn của Tổ chức chứng nhận thương mại công bằng (FLO) bao gồm các quy định như sau:

- Hợp đồng giữa người mua và nhà cung cấp phải quy định cơ chế trọng tài

- Tất cả các tài liệu đều có các điều khoản về truy xuất nguồn gốc

- Người mua hàng phải thiết lập các kế hoạch về mua hàng

- Người trả tiền thương mại công bằng phải cung cấp 60% giá trị hợp đồng cho nhà cung cấp như một khoản ứng tài chính trước

- Mức giá tối thiểu và mức giá cao cấp

- Phân biệt giữa mật ong chất lượng A và B (chất lượng tối thiểu dựa trên các quy định của EU và tương đồng với các tiêu chuẩn trong thương mại truyền thống).



Chứng nhận thương mại công bằng không cung cấp cho các nhà xuất khẩu mua mật ong từ các nhóm nuôi ong không có cơ cấu tổ chức chính thức.
Nếu bạn đang cân nhắc xin chứng nhận thương mại công bằng, bạn nên tham khảo trang web của FLO, trang web chính thức của tổ chức thương mại công bằng. Các yêu cầu về chứng nhận đều được đưa trên trang web FLOCert (http://www.flocert.net/). Doanh nghiệp cần lưu ý rằng có rất nhiều vấn đề về môi trường và bền vững xã hội cần được thực hiện ở nông trang (không nằm trong tầm kiểm soát của công ty bạn). Bạn cần nghĩ tới các cách để đảm bảo thực tiễn kinh doanh có trách nhiệm xét về phía nhà cung cấp của bạn. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu nhà cung cấp điền vào đơn tự đánh giá trang trại theo Sáng kiến nông nghiệp bền vững (Sustainable Agriculture Initiative – http://www.saiplatform.org/) để kiểm tra các hoạt động của họ đảm bảo tính bền vững như thế nào.


Каталог: Uploaded -> ThuHai -> 2016 05 20
Uploaded -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
Uploaded -> BỘ TÀi chính số: 57 /2014 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Tiểu sử 10 Công dân Ưu tú Thủ đô năm 2011 Nhà báo, nhà nghiên cứu Giang Quân
Uploaded -> THỐng kê ĐIỂm trung bình kỳ thi tuyển sinh đẠi học khối a,A1,B,C,D
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2016 05 20 -> BÁo cáo thị trưỜng rau quả nhật bảN

tải về 474.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương