BÁo cáo thị trưỜng mật ong eu


I. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Mục đích và phương pháp



tải về 474.42 Kb.
trang2/11
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích474.42 Kb.
#27385
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Mục đích và phương pháp


Báo cáo do Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) – Bộ Công Thương và Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu (EU-MUTRAP) phối hợp thực hiện nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng mật ong Việt Nam mong muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Châu Âu (EU).
Nội dung báo cáo tập trung:

- Đánh giá tình hình sản xuất, xuất khẩu mật ong của Việt Nam sang thị trường EU;

- Cung cấp thông tin cụ thể về đặc điểm và xu hướng thị trường, tình hình tiêu thụ, tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu, tình hình cạnh tranh, kênh phân phối và các quy định đối với mật ong của thị trường EU;

- Nhận định về cơ hội, tiềm năng phát triển thị trường EU đối với mật ong Việt Nam và một số phân đoạn thị trường tiềm năng.


Ngoài Phần I Giới thiệu chung, báo cáo có thêm 5 phần nội dung chính. Phần II sẽ đánh giá tình hình sản xuất, xuất khẩu mật ong của Việt Nam sang thị trường EU. Tiếp theo, Phần III sẽ nêu lên các đặc điểm thị trường mật ong EU bao gồm đặc điểm và xu hướng thị trường, tình hình tiêu thụ, tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu, tình hình cạnh tranh, kênh phân phối… Phần IV tóm tắt về các quy định thị trường như thuế suất nhập khẩu mật ong, quy định pháp lý, tiêu chuẩn tự nguyện, quy định về xuất xứ, các chứng nhận về mật ong và các quy định khác. Phần V đánh giá các phân đoạn thị trường mật ong tiềm năng trên thị trường EU. Phần VI sẽ cung cấp những nguồn thông tin hữu ích, danh sách một số nhà nhập khẩu mật ong tại EU và các sự kiện xúc tiến thương mại trong ngành tại EU để các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể tham khảo.
Phương pháp thực hiện báo cáo chủ yếu là thu thập, xử lý các nguồn thông tin đáng tin cậy của các tổ chức kinh tế, các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam và quốc tế như: Các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại EU, Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), Trung tâm hỗ trợ nhập khẩu từ các nước đang phát triển Hà Lan (CBI), Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE), Tổng cục Hải quan Việt Nam, Hội Nuôi ong Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... Đặc biệt, các kết quả trong báo cáo được đưa ra trên cơ sở sử dụng phần mềm công cụ nghiên cứu thị trường của cổng thông tin “Bản đồ thương mại – Trade Map” của ITC, tham khảo kết quả nghiên cứu của CBI và VIETRADE về tiếm năng xuất khẩu mặt hàng mật ong Việt Nam sang EU, có kết hợp với việc thu thập thông tin, ý kiến từ các chuyên gia và các doanh nghiệp thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm xúc tiến thương mại.

1.2 Nhóm sản phẩm nghiên cứu


Hầu hết mật ong của Việt Nam là mật đa hoa. Việt Nam cũng có một số loại mật đơn hoa như mật ong cà phê, mật ong nhãn, mật táo, mật vải, mật ong bạc hà, mật ong cao su, mật ong điều..., tuy nhiên số lượng rất hạn chế. Màu sắc của mật ong phụ thuộc vào nguồn mật và tuổi của sản phẩm. Nói chung, màu sắc của mật ong Việt Nam đa dạng từ màu hổ phách rất nhạt đến màu hổ phách, màu sắc phổ biến nhất là màu hổ phách nhạt. Nước mật sâu (có nguồn gốc ong lấy mật từ lá cao su và cây keo) thường có màu đậm hơn mật ong từ mật hoa. Màu sắc của mật ong keo dao động từ màu hổ phách nhạt đến màu hổ phách đậm. Mật ong từ cây keo ở khu vực miền Nam Việt Nam có màu sắc từ nhạt đến hổ phách. Nói chung, màu sắc của mật ong keo đậm nhanh hơn các loại mật khác.
Các nhà sản xuất thường trộn lẫn từ nhiều nguồn khác nhau để có được loại mật đúng màu sắc và khối lượng yêu cầu. Độ ẩm là một trong những vấn đề về chất lượng lớn nhất đối với mật ong Việt Nam (thường dao động trong khoảng từ 22% đến 28%), do độ ẩm của thời tiết. Tỷ lệ chất glucose và fructose trong mật ong Việt Nam rất đa dạng, tùy thuộc vào loại mật. Thông thường, tỷ lệ này lớn hơn 1,1 với hàm lượng glucose và fructose chiếm từ 65% đến 70% tổng lượng đường trong mật.
Trong khuôn khổ của báo cáo này, các mặt hàng mật ong được đề cập đến bao gồm:
Bảng 1.1: Các mặt hàng mật ong đề cập trong Báo cáo


Phân loại mật ong

Mô tả

Mật ong hổ phách đậm

Mật ong đa hoa này có thể được bán dưới dạng “mật ong rừng” được làm từ nước mật sâu hoặc trộn với các loại mật ong nhẹ hơn khác

Mật ong hổ phách

Trộn lẫn mật ong đa hoa từ các nhà nuôi ong/ các vùng khác nhau với màu hổ phách

Mật ong hổ phách nhạt

Mật ong hạt điều, cao su và trộn lẫn mật ong đa hoa từ các nhà nuôi ong/ các vùng khác nhau với màu hổ phách nhạt

Mật ong nhãn

Mật ong đơn hoa lấy mật từ cây nhãn, phổ biến trên thị trường nội địa

Mật ong cà phê

Mật ong đơn hoa do ong hút mật từ cây cà phê

Mật ong bạc hà (có thể bao gồm cả các loại mật ong khác)

Mật ong đơn hoa từ cây nguồn mật bạc hà

II. SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU MẬT ONG VIỆT NAM SANG EU




2.1.Tình hình sản xuất trong nước

Việt Nam là quốc gia có truyền thống nuôi ong, kể từ thế kỷ 17, trong đó có 5 loài ong mật bản địa. Trong những năm 1930, một số loài ong đã được người Pháp đưa sang nuôi thử nghiệm nhưng không thành công. Trong thập niên những năm 1960, ong mật được nhập khẩu từ Hồng Kong đã thích nghi với điều kiện khí hậu ở miền Nam Việt Nam. Sau đó, ong mật được nhập khẩu từ Châu Âu gồm Nga, Bulgaria, Cuba, Áo, Đức, Italia, New Zealand để đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nuôi ong. Ngày nay mật ong được sản xuất từ 1,1 triệu đàn ong có nguồn gốc từ Châu Âu, 400 ngàn đàn ong có nguồn gốc Châu Á.

Theo số liệu ước tính năm 2013, Việt Nam có khoảng 1,5 triệu đàn ong được chăm sóc bởi 33.000 người nuôi ong. Sản lượng mật ong năm 2013 là 42.000 tấn, xuất khẩu 38.000 tấn (chiếm 90% sản lượng), tiêu thụ nội địa khoảng 4.000 tấn.


Hiện tại mật ong của Việt Nam được khai thác dưới hai hình thức là khai thác từ các tổ ong thiên nhiên và nuôi ong mật. Khai thác mật ong ở môi trường thiên nhiên (hay còn gọi là săn mật ong) là hình thức phổ biến ở nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Trong suốt những năm từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, mật ong tự nhiên được lấy chủ yếu từ các tổ ong khổng lồ trong rừng ngập mặn tại các tỉnh phía Nam Việt Nam. Hiện nay hình thức khai thác này vẫn còn tồn tại nhưng ít hơn so với thời gian trước do các quy định về cải thiện, bảo vệ rừng và bảo vệ đàn ong. Mặc dù năng suất thấp ở mức 2- 4kg/tổ/năm nhưng được tiêu thụ rất tốt ở thị trường nội địa.
Hầu hết tất cả các sản phẩm mật ong được sản xuất với mục đích thương mại đều được khai thác từ các tổ ong nhân tạo (top-bar) với phần khung có thể tháo rời. Tổ ong có thể làm bằng nhựa hoặc gỗ, tuy nhiên tổ ong bằng gỗ được ưa chuộng hơn. Chất liệu gỗ giữ được môi trường tự nhiên cho đàn ong đồng thời có khả năng làm mát và giúp cho đàn ong có sức khỏe tốt và chất lượng mật cũng tốt hơn.
Phần lớn mật ong của Việt Nam là mật ong đa hoa (ong hút mật từ nhiều loại hoa khác nhau). Ngoài ra, còn có nhiều loại mật ong đơn hoa khác như mật ong cà phê, nhãn, táo, vải, bạc hà, cao su, hạt điều… Tuy nhiên, những sản phẩm này chỉ có số lượng nhỏ. Màu sắc của mật ong phụ thuộc vào nguồn gốc và độ tuổi của sản phẩm. Nhìn chung, màu sắc của mật ong Việt Nam dao động từ màu hổ phách nhạt đến màu hổ phách thường, nhưng phổ biến nhất là mật ong có màu hổ phách nhạt. Thông thường mật ong cao su và keo (là các loại mật được lấy từ loài ong hút mật hoa của cây cao su và cây keo) có màu sắc đậm hơn so với các sản phẩm mật ong hoa thông thường. Màu sắc của mật ong keo dao động từ màu hổ phách nhạt cho đến màu hổ phách đậm. Mật ong keo của các tỉnh phía Bắc Việt Nam thường có màu hổ phách nhạt. Màu sắc của mật ong keo thường đậm hơn các loại mật ong khác.
Các nhà sản xuất thường pha trộn nhiều nguồn mật ong khác nhau để có được màu sắc và khối lượng cần thiết. Độ ẩm cũng là một trong những vấn đề lớn đối với chất lượng sản phẩm mật ong Việt Nam (thường dao động từ 22% đến 28%) do khí hậu Việt Nam có độ ẩm cao. Tỷ lệ chất glucose và fructose trong mật ong Việt Nam rất đa dạng, tùy thuộc vào loại mật. Thông thường, tỷ lệ này lớn hơn 1,1 với hàm lượng glucose và fructose chiếm từ 65% đến 70% tổng lượng đường trong mật.
Biểu đồ 2.1: Các loại mật ong ở Việt Nam

canvas 32

Nguồn: CBI & VIETRADE
Các loại mật ong đơn hoa (ong chỉ hút mật từ một loại hoa duy nhất), đặc biệt là mật ong bạc hà và mật ong nhãn được các chuyên gia đánh giá là những loại mật ong tốt nhất nhờ vào mùi hương của chúng. Mật ong bạc hà có nguồn gốc từ Hà Giang (phía Bắc Việt Nam). Ngoài mật ong bạc hà, không có số liệu cụ thể nào nói về tính vật lý và hóa học của các loại mật ong đơn hoa của Việt Nam, ngay cả đối với sản phẩm mật ong nhãn.
Hiện tại chưa có số liệu về tổng sản lượng mật ong đơn hoa Việt Nam. Tuy nhiên, các chuyên gia ước tính mật ong bạc hà được sản xuất với số lượng rất nhỏ (thậm chí người tiêu dùng trong nước cũng khó có thể tìm thấy loại mật ong này ở Việt Nam). Mật ong nhãn và mật ong cà phê, cùng với một số loại mật ong khác được sản xuất với số lượng lớn hơn. Mật ong nhãn là loại mật ong đơn hoa khá phổ biến đối với người tiêu dùng Việt Nam. Các nhà xuất khẩu thường trộn lẫn mật ong nhãn với các sản phẩm mật ong khác có chất lượng thấp hơn nhằm phù hợp với các yêu cầu của các nhà nhập khẩu.
Các chuyên gia nhận định, sản lượng mật ong Việt Nam có thể tăng từ 54.000 tấn trong năm 2014 lên 60.000 tấn trong 5 năm tới.
Nhìn chung, các nhà nuôi ong và đàn ong nằm rải rác khắp cả nước, nhưng tập trung chủ yếu ở Nam Trung bộ. Quy mô của các trang trại ong ở phía Bắc nhỏ hơn nhiều so với khu vực miền Nam Trung bộ. Tuy nhiên, người nuôi ong có thể di chuyển đàn ong từ vùng này sang vùng khác tùy vào nguồn mật hoa.
Hiện tại tỉnh Đắc Lắc là địa phương có sản lượng mật ong và xuất khẩu lớn nhất cả nước (thương hiệu Dak Honey).Điều kiện tự nhiên của Đắc Lắc có nhiều thuận lợi cho phát triển ngành chăn nuôi ong mật. Đắc Lắc là một trong những tỉnh có tính đa dạng và độ che phủ thảm thực vật cao, kể cả thảm tự nhiên và nhân tác. Vị trí địa lý đặc thù, sự phân cắt của địa hình và điều kiện khí hậu phân hóa rõ rệt theo mùa đã làm cho Đắc Lắc không những nổi tiếng về sự phong phú đa dạng về tài nguyên rừng mà còn là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều cây công nghiệp quý giá. Đắc Lắc không chỉ có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất nước mà còn có hàng trăm ngàn ha cà phê, cao su, điều bạt ngàn. Đây là nguồn thức ăn dồi dào, ổn định theo mùa để phát triển ngành chăn nuôi ong với năng suất và chất lượng cao trên cơ sở các nguồn thức ăn thiên nhiên. Với diện tích rừng và cây công nghiệp lớn, quy mô đàn ong có thể tăng lên đến gần 300.000 đàn ong.
Đồng Nai cũng là một trong những địa phương có nghề nuôi ong phát triển với hơn 800 trại nuôi, tổng 200.000 đàn ong. Sản lượng bình quân hàng năm lên đến 6.000 tấn mật ong.
Ngoài ra còn một số địa phương khác nuôi ong như Gia Lai, Bình Phước, vùng Tây Nam Bộ và Bắc Giang. Nguồn mật hoa lớn nhất có ở các tỉnh Đông Nam bộ như: Lâm Đồng (cây cà phê), Đồng Nai (cà phê, cao su và chôm chôm), Bình Phước (hạt điều, cao su), Đắc Lắc (cà phê, điều, cao su), Hưng Yên (nhãn, keo).
Chuỗi cung ứng mật ong ở Việt Nam bao gồm nhà sản xuất mật ong, nhà thu gom mật ong, các công ty chế biến, nhà xuất khẩu/bán lẻ và nhà nhập khẩu/ người tiêu dùng. Các nhà xuất khẩu cho rằng, các công ty tư nhân hoặc các công ty cổ phần đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam vì họ cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật, vốn và có được hợp đồng từ các nhà sản xuất mật ong.
Hiện có hơn 30 doanh nghiệp xuất khẩu mật ong ở Việt Nam. Các công ty này thường mua mật ong từ các thương nhân trong nước và người nuôi ong. Một số công ty có trang trại nuôi ong riêng với số lượng đàn ong lớn. Người nuôi ong chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Các nhà xuất khẩu thường làm việc trực tiếp với người nuôi ong để đưa ra các yêu cầu về chất lượng sản phẩm và hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm phù hợp để hướng đến xuất khẩu. Lượng tiêu thụ trong nước thấp và số lượng các nhà xuất khẩu ở Việt Nam ít đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng mật ong của các nhà xuất khẩu. Các công ty nhỏ thường kiểm soát chất lượng tốt hơn các công ty lớn do sản lượng thấp.
Hội Nuôi ong Việt Nam (VBA) gồm khoảng 29 nhà sản xuất mật ong/ nhà xuất khẩu, 10 tổ chức địa phương và khoảng 6.000 người nuôi ong cá nhân. VBA cung cấp thông tin về thị trường mật ong, chất lượng và sản xuất, các xu hương, đào tạo và các dịch vụ xúc tiến thương mại cho các thành viên. Hiện tại Hiệp hội cũng hoạt động như một cơ quan kiểm soát chất lượng cho một số nhà nhập khẩu nhất định.

Каталог: Uploaded -> ThuHai -> 2016 05 20
Uploaded -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
Uploaded -> BỘ TÀi chính số: 57 /2014 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Tiểu sử 10 Công dân Ưu tú Thủ đô năm 2011 Nhà báo, nhà nghiên cứu Giang Quân
Uploaded -> THỐng kê ĐIỂm trung bình kỳ thi tuyển sinh đẠi học khối a,A1,B,C,D
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2016 05 20 -> BÁo cáo thị trưỜng rau quả nhật bảN

tải về 474.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương